Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

100.000 VNĐ

Download Luận án Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Mã: LA16.026 Danh mục: , Thẻ: , , Chuyên Ngành: Kinh tế nông nghiệpLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNăm: 2022Nơi xuất bản: Đại học Huế, Trường Đại học Kinh Tế HuếTên tác giả: Nguyễn Văn Lạc
Số trang: 165

Download Luận án Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

         Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Luận giải và góp phần bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn.

– Đánh giá thực trạng phát triển về quy mô, hình thức sản xuất, liên kết, chất lượng và hiệu quả sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn.

Đối tượng thu thập thông tin bao gồm các hộ sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN), doanh nghiệp, các đơn vị cung cấp đầu vào, người thu gom, người tiêu dùng, các nhà quản lý và các tác nhân liên quan đến sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Về không gian

Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung tại các vùng sản xuất rau chính là huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang.

3.2.2. Về thời gian

Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2016 – 2020. Số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2020. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa gắn liền với quy hoạch và chiến lược phát triển RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2.3. Về nội dung

Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung đánh giá về phát triển quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết, chất lượng và hiệu quả sản xuất RAT; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RAT; Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, tác nhân hộ sản xuất là nhân tố then chốt trong phát triển sản xuất RAT. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung phân tích sâu ở góc độ người sản xuất.

Phần I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Rau là một trong những thực phẩm quan trọng không thể thiếu được trong sản phẩm tiêu dùng của người dân, nó không chỉ cung cấp các vitamin, chất xơ, chất khoáng, chất vi lượng thiết yếu mà còn là nguồn dược liệu quý góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người. Tuy nhiên thực tế hiện nay, việc dùng rau trong mỗi bữa ăn hàng ngày đang gây ra nhiều lo lắng bởi tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tượng rau không an toàn do thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên mức cho phép; các kim loại nặng, vi sinh vật tồn tại trong rau chưa được kiểm soát chặt chẽ đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tập quán sản xuất không an toàn đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên đất, nước, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
Trước thực tế trên, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững là một xu hướng tất yếu, được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Bởi vì, nó không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn tăng giá trị, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Việc áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất rau quả an toàn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu cũng như các chuỗi sản phẩm rau quả đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng chiếm lĩnh được thị trường.
Ở nước ta, chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu đang là vấn đề được được Đảng và Nhà nước quan tâm. Để thực hiện chủ trương trên, Bộ NN&PTNT đã ban hành quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho các ngành sản xuất nông nghiệp, trong đó có quy trình về sản xuất và quản lý sản xuất rau, quả an toàn. Đây là tiêu chuẩn mà người sản xuất phải thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng và an toàn với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế là một trong sáu tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ có nhiều tiềm năng lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng. Năm 2020, diện tích sản xuất rau là 4.917 ha chiếm 11,8% tổng diện tích trồng cây hàng năm. Hoạt động sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai từ năm 2009, đến nay đã hình thành nhiều vùng sản xuất RAT tại các huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà, thành phố Huế,… đã xây dựng được thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm RAT như rau má Quảng Thọ, hành lá Hương An, vùng rau Quảng Thành, mướp đắng Hương Thủy,… Trải qua nhiều năm phát triển, RAT đã khẳng định được hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn so với sản xuất rau truyền thống. Việc áp dụng sản xuất RAT đã đem lại hiệu quả cao hơn từ 5 – 7%, lượng thuốc BVTV giảm 10 – 15%, lượng phân đạm giảm 10% so với rau truyền thống và hiệu quả cao hơn 2 đến 3 lần so với sản xuất lúa. Tuy nhiên, đến nay diện tích sản xuất RAT còn chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2020 là 120,4 ha, chiếm 2,5% tổng diện tích sản xuất rau toàn tỉnh. Sản xuất RAT chủ yếu phát triển ở hình thức hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi giá trị và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ còn rời rạc. Việc tiêu thụ RAT còn gặp nhiều khó khăn, có đến 93% sản lượng RAT chưa có tem, nhãn hiệu được tiêu thụ ở các chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu dân cư,…với sản lượng khoảng 40 nghìn tấn/năm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn lo ngại về chất lượng RAT cũng tác động không nhỏ đến phát triển sản xuất RAT.
Nhận thức được những vấn đề đã và đang diễn ra trong quá trình phát triển sản xuất RAT, trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất và phát triển RAT. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở những địa phương có nhiều lợi thế sản xuất rau như nghiên cứu của Đào Duy Tâm, Lưu Thái Bình, Nguyễn Anh Minh, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Văn Cường. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiều nghiên cứu về RAT như: về kỹ thuật sản xuất của Nguyễn Đăng Giáng Châu, về hiệu quả sản xuất của Lê Thị Hoa Sen, Nguyễn Quang Phục, về chuỗi cung ứng của Phan Văn Hòa. Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế đều mới chỉ tập trung làm rõ một số khía cạnh cụ thể mà chưa có nghiên cứu tổng thể nào về phát triển sản xuất RAT, chưa trả lời được câu hỏi thực trạng phát triển sản xuất RAT như thế nào? Các giải pháp nào cần thực hiện để thúc đẩy phát triển sản xuất RAT trong thời gian tới.
Xuất phát từ thực tế đó, việc chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế” là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Luận giải và góp phần bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn.
– Đánh giá thực trạng phát triển về quy mô, hình thức sản xuất, liên kết, chất lượng và hiệu quả sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn.
Đối tượng thu thập thông tin bao gồm các hộ sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN), doanh nghiệp, các đơn vị cung cấp đầu vào, người thu gom, người tiêu dùng, các nhà quản lý và các tác nhân liên quan đến sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian
Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung tại các vùng sản xuất rau chính là huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang.
3.2.2. Về thời gian
Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2016 – 2020. Số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2020. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa gắn liền với quy hoạch và chiến lược phát triển RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.3. Về nội dung
Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung đánh giá về phát triển quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết, chất lượng và hiệu quả sản xuất RAT; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RAT; Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong bối cảnh chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, tác nhân hộ sản xuất là nhân tố then chốt trong phát triển sản xuất RAT. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung phân tích sâu ở góc độ người sản xuất.
4. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt khoa học: Luận án luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận trong nghiên cứu phát triển sản xuất RAT. Đã làm rõ được khái niệm RAT, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RAT. Từ đó, luận án đã xây dựng được mô hình Logit để lượng hóa ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sản xuất RAT của hộ. Những kết quả này có giá trị tham khảo tốt cho các nghiên cứu về phát triển ngành hàng trong nông nghiệp, cũng như hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định chính sách.
Về mặt thực tiễn: Luận án vận dụng nội dung lý luận để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện thực trạng phát triển sản xuất RAT ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016 -2020. Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng đúng quy trình sản xuất rau theo hướng RAT đã giúp ổn định và nâng cao năng suất, chất lượng so với sản xuất rau thường do đó đã nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế. Mặc dù vậy, việc phát triển sản xuất RAT về quy mô và sản lượng tại tỉnh Thừa Thiên Huế còn chậm. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này, quan trọng nhất là yếu tố thị trường và quy mô sản xuất nhỏ. Bên cạnh đó, các nhân tố như tham gia tập huấn, mức độ hiểu biết và nhận thức về RAT, các hỗ trợ từ chính quyền địa phương có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn sản xuất RAT của hộ. Từ đó, luận án đã đề xuất định hướng và sáu nhóm giải pháp phát triển sản xuất RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Đây là những căn cứ khoa học giúp cho các cấp chính quyền địa phương tham khảo trong quá trình hoạch định và đề ra chính sách phù hợp nhằm phát triển sản xuất RAT.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tổng quan tài liệu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn
Chương 2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RAT ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 4. Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.1.1. Khái niệm phát triển sản xuất rau an toàn
1.1.1.1. Phát triển
1.1.1.2. Rau an toàn
Khái niệm RAT hiện nay được thể chế hóa tại Điều 2 Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ngày 09/11/2012 quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn: “Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế, chế biến phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được Sở NN&PTNT phê duyệt hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu chuẩn GAP khác và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định”.
1.1.1.3. Phát triển sản xuất rau an toàn
1.1.2. Sự cần thiết phát triển sản xuất rau an toàn
1.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất rau an toàn
1.1.3.1. Điều kiện sản xuất rau an toàn
1.1.3.2. Đặc điểm phát triển sản xuất rau an toàn
1.1.4. Nội dung phát triển rau an toàn
1.1.4.1. Phát triển quy mô sản xuất rau an toàn
Phát triển quy mô sản xuất RAT là sự gia tăng về diện tích sản xuất và gia tăng số hộ sản xuất.
1.1.4.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất rau an toàn
Các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp hiện nay là hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp.
1.1.4.3. Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn
* Phát triển liên kết sản xuất
* Tiêu thụ rau an toàn
1.1.4.4. Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm rau an toàn
1.1.4.5. Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất rau an toàn
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn
1.1.5.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể sản xuất: Các nguồn lực sản xuất, đặc điểm của hộ, năng lực tiếp cận và mức độ hiểu biết của hộ.
1.1.5.2. Các yếu tố thuộc về điều kiện khách quan
a. Điều kiện tự nhiên
b. Cơ sở hạ tầng
c. Thị trường
d. Tiến bộ khoa học kỹ thuật
e. Quy hoạch sản xuất và hệ thống các chính sách
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN
1.2.1. Sản xuất rau an toàn ở một số nước trên thế giới
1.2.2. Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
1.2.2.1. Các chủ trương, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
1.2.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
1.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau an toàn của một số địa phương
1.2.3. Bài học rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3. Khái quát ĐKTN, KTXH ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RAT
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp tiếp cận
2.2.1.1. Tiếp cận có sự tham gia
2.2.1.2. Tiếp cận theo chuỗi giá trị
2.2.1.3. Tiếp cận theo nội dung quy trình sản xuất rau an toàn
2.2.2. Khung phân tích

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích phát triển sản xuất rau an toàn

2.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và thu thập dữ liệu
2.2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu: 3 địa bàn nghiên cứu được chọn là huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang.
2.2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông tin dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Sở NN&PTNT, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng NN&PTNT các huyện được chọn làm địa điểm nghiên cứu, các văn bản, quyết định của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các nghiên cứu trước có liên quan.
b, Thu thập dữ liệu sơ cấp: Thông tin dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra, khảo sát các cơ sở sản xuất rau và RAT, các tác nhân cung cấp đầu vào và người thu gom, cán bộ quản lý, nhà khoa học và người tiêu dùng.
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
2.2.4.1. Phương pháp xử lý dữ liệu
2.2.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
a) Phương pháp thống kê mô tả
b) Phương pháp thống kê so sánh
c) Phương pháp hạch toán kinh tế
d) Phương pháp phân tích chuỗi giá trị
e) Phương pháp cho điểm và xếp hạng theo thang đo Likert
f) Phương pháp phân tích ma trận SWOT
g) Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA
h) Phương pháp hồi quy Binary Logit
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá phát triển sản xuất rau an toàn theo quy mô
2.2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá sản xuất rau theo tiêu chuẩn rau an toàn
2.2.5.3. Chỉ tiêu đánh giá phát triển hình thức tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất
2.2.5.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn

Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
3.1.1. Phát triển về quy mô sản xuất rau an toàn
3.1.1.1. Phát triển về quy mô diện tích sản xuất rau an toàn
Sự phát triển quy mô diện tích sản xuất rau và RAT của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện qua Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diện tích rau và RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 -2020
Năm Tổng diện tích sản xuất rau(1) (Ha) Diện tích sản xuất RAT(2) (Ha) Tỷ trọng RAT/diện tích rau (%)
2016 4.339 78,8 1,8
2017 4.311 92,5 2,2
2018 4.682 101,4 2,2
2019 4.729 110,1 2,3
2020 4.917 120,4 2,5
Tốc độ phát triển bình quân (%) 103,2 111,2
(Nguồn: (1) Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế 2021
(2) Tổng hợp từ Báo cáo của các huyện)
Diện tích sản xuất rau của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020 có sự biến động tăng qua các năm. Hiện nay, các huyện, thị xã và thành phố Huế đều tham gia sản xuất rau, trong đó tập trung chủ yếu ở năm địa phương là huyện Phú Vang, thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy và huyện Phong Điền, chiếm 79,4% tổng diện tích sản xuất rau toàn tỉnh.
Cũng như diện tích sản xuất rau, diện tích RAT giai đoạn 2016 – 2020 tăng lên qua các năm, từ 78,8 ha năm 2016 tăng lên 120,4 ha năm 2020, tăng 41,6 ha, tương đương tăng 52,9%. Tốc độ phát triển bình quân là 11,2%/năm. Mặc dù diện tích RAT có sự gia tăng, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2002, diện tích RAT chiếm 2,5% trong tổng diện tích rau. Hoạt động sản xuất RAT chủ yếu tập trung ở một số địa phương có thế mạnh về điều kiện tự nhiên và truyền thống sản xuất rau như huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà.
3.1.1.2. Phát triển về sản lượng rau an toàn
Sản lượng RAT có sự gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong giai đoạn 2016 – 2020. Năm 2016, sản lượng RAT đạt 803 tấn, chiếm 1,8% tổng sản lượng rau toàn tỉnh. Năm 2020, sản lượng RAT đạt 1.180 tấn, chiếm 2,4% tổng sản lượng. So với năm 2016, năm 2020 sản lượng RAT tăng 377 tấn/năm, tương đương tăng 46,9%. Tốc độ phát triển trung bình là 110,1%/năm, đây là một dấu hiệu tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau sạch ngày càng cao của người dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận.
3.1.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất rau an toàn
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động sản xuất RAT được tổ chức sản xuất ở quy mô hộ gia đình. Trong đó, hộ sản xuất RAT dưới dạng hộ đơn lẻ chiếm 23,4% và hộ là thành viên của hợp tác xã nông nghiệp chiếm 76,4%.
3.1.3. Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
3.1.3.1. Liên kết trong sản xuất rau an toàn
* Liên kết giữa các hộ sản xuất rau an toàn: Mối liên kết giữa các hộ tham gia vào HTX cũng như liên kết giữa các hộ sản xuất đơn lẻ chủ yếu dừng ở mức độ trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin.
* Liên kết giữa hộ sản xuất với tác nhân khác: hộ sản xuất RAT còn liên kết với các tác nhân khác. Mức độ liên kết của hộ sản xuất với các tác nhân trong chuỗi cung RAT được thể hiện qua Biểu đồ 3.5.

(Ghi chú: Mức độ liên kết 1: Rất kém, 2: Kém, 3: Trung bình, 4: Tốt; 5: Rất tốt)
3.1.3.2. Tình hình tiêu thụ rau an toàn
Sản phẩm RAT được cung cấp cho thị trường trong tỉnh Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,…thông qua bán sản phẩm cho người thu gom, HTXNN, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh RAT, người bán lẻ,….Tình hình tiêu thụ RAT được thể hiện qua Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1.4. Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm rau an toàn
3.1.4.1. Năng suất và chất lượng rau an toàn
Trong giai đoạn 2016 – 2020, năng suất rau có sự biến động, trung bình đạt 102,04 tạ/ha đối với rau thường và 101,48 tạ/ha đối với RAT.
Bảng 3.7. Biến động năng suất RAT giai đoạn 2016 – 2020
Loại rau Năng suất (tạ/ha/năm) TĐPTBQ (%)
2016 2017 2018 2019 2020
1. RAT 101,9 102,5 102,6 102,4 98,0 99,0
2. Rau thường 104,5 102,9 101,9 102,4 98,5 98,5
Bình quân 104,4 102,8 101,9 102,4 98,5 98,6
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Niên giám thống kê và Chi cục trồng trọt)
So sánh năng suất của RAT và rau thường cho thấy, RAT có năng suất ổn định hơn so với rau thường. Riêng năm 2020 do điều kiện thời tiết tại tỉnh Thừa Thiên Huế không thuận lợi đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng. Vì vậy, cả năng suất rau và RAT đều giảm sút so với các năm trước.
Bên cạnh nâng cao năng suất, chất lượng RAT được nâng lên so với rau thông thường. Theo các hộ sản xuất, sự khác biệt về chất lượng RAT và rau thường được thể hiện qua các chỉ tiêu về mẫu mã, thời gian bảo quản của sản phẩm và mùi vị sản phẩm. Các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng đối với việc quyết định lựa chọn sản phẩm rau của người tiêu dùng.
3.1.4.2. Tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn trong sản xuất rau an toàn
a, Về giống: Các hộ sản xuất RAT coi trọng khâu chọn và xử lý giống trong quá trình sản xuất.
b, Về phân bón: Cách thức và liều lượng sử dụng có sự khác nhau, các hộ sản xuất RAT tuân thủ quy trình sử dụng phân bón về liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly tốt hơn hộ sản xuất rau thường.
c, Về thuốc BVTV: Tất cả các hộ sản xuất rau đều sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng có sự khác nhau về số lượng, tần suất sử dụng và thời gian cách ly giữa hai nhóm hộ.
d, Về nước tưới: Tỷ lệ các hộ sử dụng nguồn nước tưới cho rau không có sự khác biệt giữa hộ sản xuất RAT và hộ sản xuất rau thường.
e) Về thu hoạch và sơ chế rau sau thu hoạch: Việc thu hoạch thường được thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc cuối buổi chiều tùy thuộc vào từng loại rau và cách thức bán. Tại các vùng sản xuất RAT không có khu vực sơ chế, bảo quản rau riêng.
f) Tình hình thực hiện quy trình về truy xuất nguồn gốc: Trong quá trình sản xuất RAT, vấn đề truy suất nguồn gốc chưa được các hộ thực hiện một cách đầy đủ.
g) Về Đăng ký và cấp giấy chứng nhận: Việc đăng ký giấy chứng nhận đang là một khó khăn đối với các hộ sản xuất RAT do chi phí cao.

3.1.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau an toàn
3.1.5.1. Rau má
Mức đầu tư và lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất rau má an toàn và rau má thường có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. Tổng chi phí sản xuất bình quân của rau má an toàn là 2.735,9 đồng/kg và rau má thường là 2.727 đồng/kg. Mức đầu tư chi phí các yếu tố đầu vào và chi phí lao động có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ. Giá bán rau má thường và rau má an toàn có sự chênh lệch nhau, so với sản xuất rau má thường, rau má an toàn có giá bán trung bình cao hơn từ 500 đến 1.000 đồng/kg nên lợi nhuân sản xuất rau má an toàn thu được cao hơn rau má thường.
Bảng 3.16. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau má an toàn
(Tính bình quân/kg)
Chỉ tiêu ĐVT Rau an toàn Rau thường So sánh RAT/Rau thường
1. Giá bán Đồng 7.000,0 6.500,0 500,0
2. Tổng chi phí Đồng 2.735,9 2.727,0 8,9 **
Chi phí đầu vào Đồng 836,8 1.064,9 -228,2 ***
Chi phí lao động Đồng 1.857,2 1.623,8 233,4 ***
Khấu hao Đồng 42,0 38,3 3,7 **
3. Thu nhập hỗn hợp Đồng 6.034,9 5.314,9 720,0 ***
4. Lợi nhuận Đồng 4.264,1 3.773,0 491,1 ***
5. GO/TC Lần 2,6 2,4 0,2
6. LN/TC Lần 1,6 1,4 0,2
(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2020)
Ghi chú: *, ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.
So sánh các chỉ tiêu đo lường hiệu quả cho thấy các chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối (AE), hiệu quả chi phí (CE) và hiệu quả quy mô (SE) của hộ sản xuất rau má an toàn đều cao hơn so với hộ sản xuất rau má thường.
3.1.5.2. Hành lá
Cũng như rau má, mức đầu tư và lợi nhuận của hoạt động sản xuất hành lá an toàn và hành lá thường có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Với mức giá bán trung bình năm 2020, so với hành lá thường, sản xuất hành lá an toàn đạt được mức thu nhập hỗn hợp cao hơn 1.131 đồng/kg và lợi nhuận cao hơn 503 đồng/kg. Điều này cho thấy, mặc dù các hộ sản xuất hành lá an toàn có năng suất thấp hơn hành lá thường nhưng việc sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý và giá bán cao hơn đã giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả chi phí và hiệu quả quy mô chỉ ra hộ sản xuất hành lá an toàn có mức hiệu quả đạt được cao hơn và mức biến động hiệu quả thấp hơn. Điều này chứng tỏ rằng việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong sử dụng các yếu tố đầu vào đã đem lại hiệu quả kỹ thuật cao hơn cho hoạt động sản xuất hành lá an toàn.
Bảng 3.18. Kết quả và hiệu quả sản xuất hành lá
(Tính bình quân/kg)
Chỉ tiêu ĐVT Rau an toàn Rau thường So sánh
RAT/Rau thường
1. Giá bán Đồng 14.749,3 14.000,0 749,3
2. Tổng chi phí Đồng 7.996,7 7.750,6 246,1 **
Chi phí đầu vào Đồng 2.807,8 3.101,2 -293,5 ***
Chi phí lao động Đồng 5.005,8 4.470,2 535,6 ***
Khấu hao Đồng 183,1 179,2 3,9
3. Thu nhập hỗn hợp Đồng 11.354,5 10.222,7 1.131,7 ***
4. Lợi nhuận Đồng 6.752,6 6.249,4 503,2 **
5. GO/TC Lần 1,8 1,8 0,0
6. LN/TC Lần 0,8 0,8 0,0
(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2020)
Ghi chú: ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 5% và 1%.
3.1.5.3. Rau cải
Mức đầu tư và lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất rau cải an toàn và rau cải thường có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. Tổng chi phí sản xuất bình quân của rau cải an toàn là 5.583,9 đồng/kg, gấp 1,2 lần chi phí sản xuất rau cải thường. So với sản xuất rau cải thường, sản xuất rau cải an toàn có mức đầu tư phân bón hữu cơ, nước tưới, làm đất và chi phí lao động cao hơn trong khi chi phí phân bón vô cơ và thuốc BVTV lại thấp hơn nhiều.
Bảng 3.20. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau cải
(Tính bình quân/kg)
Chỉ tiêu ĐVT Rau an toàn Rau thường So sánh
RAT/Rau thường
1. Giá bán Đồng 8.000,0 7.000,0 1.000,0
2. Tổng chi phí Đồng 5.583,9 4.717,1 866,8 ***
Chi phí đầu vào Đồng 1.325,8 1.319,1 6,8 ***
Chi phí lao động Đồng 4.197,8 3.348,4 849,4 ***
Khấu hao Đồng 60,2 49,6 10,6 **
3. Thu nhập hỗn hợp Đồng 6.674,2 5.680,9 993,2 ***
4. Lợi nhuận Đồng 2.416,1 2.282,9 133,2 **
5. GO/TC Lần 1,43 1,48
6. LN/TC Lần 0,43 0,48
(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2020)
Ghi chú: ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 5% và 1%.
Mặc dù rau cải an toàn có tổng chi phí cao hơn nhưng giá bán cũng cao hơn, trung bình cao hơn 1.000 đồng/kg, nên thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận thu được từ sản xuất rau cải an toàn cao hơn so với sản xuất rau cải thông thường. Với giá bán hiện nay là 8.000 đồng/kg rau cải an toàn, hộ sản xuất thu được thu nhập hỗn hợp là 6.674,2 đồng/kg và lợi nhuận là 2.416,1 đồng/kg cao, gấp 1,2 lần thu nhập hỗn hợp và 1,1 lần lợi nhuận của hoạt động sản xuất rau cải thường.
Cũng như hoạt động sản xuất rau má và hành lá, các chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả chi phí và hiệu quả quy mô của hộ sản xuất rau cải an toàn đều cao hơn so với rau cải thường.
3.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAT
3.2.1. Quy hoạch và hệ thống chính sách
Năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt quy hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Theo Quyết định số 795/QĐ–UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 21/04/2016 diện tích RAT từ 190 ha năm 2015, đến năm 2020 tăng lên và đạt 600 ha. Tuy nhiên, đến năm 2020 diện tích RAT toàn tỉnh mới đạt 120,41 ha, đạt 20,01% so với diện tích quy hoạch. Một số vùng sản xuất RAT đã hình thành, phát triển nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu theo ý kiến đánh giá của hộ sản xuất, việc quy hoạch sản xuất RAT chưa được cụ thể dẫn đến các vùng sản xuất không được xây dựng tập trung, xen kẽ giữa các hộ sản xuất RAT là hộ sản xuất rau thường khiến cho các hộ sản xuất RAT gặp khó khăn trong việc đảm bảm an toàn thực phẩm cho sản phẩm rau. Việc quy hoạch phát triển sản xuất RAT mới dừng ở quy hoạch vùng sản xuất tập trung, các quy hoạch đi kèm như quy hoạch môi trường, quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch hệ thống sơ chế, hệ thống tiêu thụ và phân phối sản phẩm chưa được thực hiện. Điều này sẽ gây ra những khó khăn trong việc định hướng phát triển sản xuất RAT theo quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa.
3.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Về hệ thống thủy lợi: Hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua bị xuống cấp, không đảm bảo việc cung ứng nước cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng. Hạ tầng thủy lợi được đánh giá ở mức trung bình 2,6 điểm. Hiện nay nguồn nước tưới cho các vùng sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là nước giếng khoan và nước từ hệ thống sông Bồ, Sông Hương.
Về giao thông: hệ thống giao thông nội đồng trong các vùng sản xuất rau chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, hiện nhiều vùng sản xuất rau còn khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển vật tư cũng như sản phẩm sau thu hoạch.
Về hệ thống chợ đầu mối: Hệ thống chợ đầu mối được hộ sản xuất đánh giá ở mức tương đối tốt.
3.2.3. Yếu tố thị trường
3.2.3.1. Thị trường đầu vào
Hiện nay, thị trường các yếu tố đầu vào đặc biệt là phân bón, giống và thuốc BVTV ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang rất khó để kiểm soát. Các loại phân bón, thuốc BVTV chủ yếu được cung cấp thông qua cửa hàng hay hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại địa phương. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng các loại vật tư nông nghiệp.
3.2.3.2. Thị trường đầu ra
Hầu hết sản phẩm RAT được cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam. Lượng sản phẩm RAT được tiêu thụ thông qua HTXNN, doanh nghiệp để cung cấp cho siêu thị, nhà hàng, trường học hoặc các cửa hàng kinh doanh RAT có giá bán cao hơn nhưng cũng ràng buộc về tuân thủ quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo kênh này chưa nhiều, một khối lượng lớn RAT vẫn được tiêu thụ tại các chợ thông qua hệ thống thương lái. Điều này cho thấy, thị trường đầu ra cho sản phẩm RAT vẫn là thị trường thông thường, chưa hình thành thị trường và kênh tiêu thụ riêng cho sản phẩm RAT. Chính vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán sản phẩm. Giá bán trung bình một số loại rau chính theo hai hình thức sản xuất được thể hiện qua số liệu Bảng 3.21.
Bảng 3.21. Giá rau an toàn và rau thường tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Đvt: Đồng/kg
Loại rau Rau an toàn Rau thường RAT/rau thường (Lần)
1. Rau cải 8.000 7.000 1,14
2. Rau má 7.000 6.500 1,08
3. Hành lá 14.800 14.000 1,05
4. Mướp đắng 18.000 15.000 1,27
5. Mồng tơi 9.000 8.000 1,13
(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)
Giá bán rau và RAT biến động theo các thời điểm trong năm. Giá bán RAT trung bình cao hơn giá rau thường từ 10 – 15% tương đương cao hơn từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đ/kg tùy theo loại rau.
3.2.3.3. Nhận thức và hành vi của người tiêu dùng về rau an toàn
Kết quả khảo sát cho thấy, 78,3% người tiêu dùng cho rằng khó và không phân biệt được RAT và rau thường. Theo ý kiến của người tiêu dùng được phỏng vấn, họ biết đó là sản phẩm RAT hay rau thường thông qua thương hiệu từ nơi mua sản phẩm như siêu thị, cửa hàng kinh doanh RAT và do người bán cung cấp thông tin. Hầu hết các sản phẩm RAT chưa thể hiện thông tin cơ sở sản xuất trên bao bì sản phẩm. Bên cạnh đó, giá RAT cũng là yếu tố được người tiêu dùng quan tâm. 67,5% hộ khảo sát cho rằng giá RAT cao hơn nhiều so với giá rau thường và 55,8% cho rằng mặc dù giá rau thường rẻ hơn nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng. 36,7% cho rằng các hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền về RAT cho người tiêu dùng hiện nay trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Vì vậy, họ thường chọn mua RAT dựa trên niềm tin và từ sự giới thiệu cảu người quen. Đây cũng là lý do có đến 45,8% người được khảo sát cho răng họ chưa thật sự tin tưởng vào RAT.
3.2.4. Điều kiện năng lực của hộ sản xuất rau an toàn
3.2.4.1. Năng lực sản xuất của hộ
Năng lực sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định và hiệu quả hoạt động sản xuất của hộ. Diện tích sản xuất rau trung bình của hộ sản xuất RAT là 1.334 m2 cao hơn 1,6 lần hộ sản xuất rau thường và số lao động tham gia sản xuất RAT là 1,6 lao động, cao hơn 1,1 lần hộ sản xuất rau thường. Như vậy, có thể thấy những hộ sản xuất rau có quy mô diện tích lớn thường có xu hướng lựa chọn hình thức sản xuất RAT nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
Trung bình các hộ được khảo sát tham gia tập huấn 3 lần, số hộ tham gia tập huấn sản xuất rau nhiều nhất là 6 lần. Hộ sản xuất RAT tham gia trung bình 3,5 lớp tập huấn cao hơn 1,4 lần so với hộ sản xuất rau thường. Điều này cho thấy các hộ sản xuất RAT đã có ý thức hơn về việc nắm bắt thông tin về sản xuất RAT nên đã tích cực hơn trong việc tham gia tập huấn.
3.2.4.2. Trình độ nhận thức của hộ về sản xuất rau an toàn
Kết quả khảo sát cho thấy nguồn tiếp cận kiến thức sản xuất RAT khá đa dạng và có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ. Trong đó, tập huấn là kênh thông tin chủ yếu về tiếp cận kiến thức sản xuất RAT (chiếm 81,3% số hộ sản xuất RAT và 66,5% số hộ sản xuất rau thường), chia sẻ kinh nghiệm, thông tin từ các hộ sản xuất trong vùng (64,7% hộ sản xuất RAT và 52,5% hộ sản xuất rau thường) và tự học thông qua ti vi, sách báo (chiếm 68,0% hộ sản xuất RAT và 44,5% hộ sản xuất rau thường).
Bảng 3.23. Mức hiểu biết về rau an toàn của hộ sản xuất
ĐVT: %
Mức hiểu biết về RAT Hộ sản xuất RAT Hộ sản xuất rau thường BQC
1. Hoàn toàn không biết 0,0 0,0 0,0
2. Chỉ biết ít 0,0 29,0 16,6
3. Biết nhưng không hiểu rõ 0,7 55,5 32,0
4. Biết và hiểu tương đối rõ 72,7 15,5 40,0
5. Biết rõ và đầy đủ 26,7 0,0 11,4
(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ sản xuất năm 2020)
Hầu hết các hộ sản xuất RAT đều hiểu biết rõ và đầy đủ về RAT hơn so với các hộ sản xuất rau thường, cụ thể 72,7% hộ sản xuất RAT biết và hiểu tương đối rõ về nội dung sản xuất RAT, 26,7% hộ biết rõ và đầy đủ về nội dung sản xuất RAT trong khi tỷ lệ này là 15,5% ở các hộ sản xuất rau thường. Có 84,5% hộ sản xuất rau thường có biết nhưng chưa hiểu rõ về sản xuất RAT. Như vậy, mức hiểu biết về RAT có ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức sản xuất của hộ.
3.2.4.3. Định hướng và nhu cầu phát triển sản xuất rau an toàn của hộ
Khảo sát định hướng sản xuất của hộ, 87,4% hộ được phỏng vấn cho biết vẫn tiếp tục sản xuất rau, trong đó hộ sản xuất RAT là 92,7% và hộ sản xuất rau thường là 83,5%. Theo hộ sản xuất, sản xuất rau cho thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác và là nguồn thu thập thường xuyên nên có thể trang trải cho các khoản chi phí sinh hoạt của gia đình. 100% hộ sản xuất RAT được khảo sát cho rằng họ vẫn tiếp tục sản xuất RAT, 32,5% hộ sản xuất rau thường có dự định chuyển sang sản xuất RAT, 67,5% hộ sản xuất rau thường chưa có ý định chuyển sang sản xuất RAT. Các hộ sản xuất rau thường dự định chuyển sang sản xuất RAT do sản phẩm RAT thường dễ bán và giá ổn định hơn giá rau thường nên cho thu nhập cao và ổn định hơn, đồng thời khi sản xuất theo hướng RAT thì sức khỏe của người sản xuất được đảm bảo do hạn chế tiếp xúc với thuốc BVTV.
Bảng 3.24. Định hướng sản xuất rau của hộ
Đvt: %
Định hướng của hộ sản xuất Hộ sản xuất RAT Hộ sản xuất
rau thường BQC
1. Định hướng sản xuất
– Tiếp tục sản xuất rau 92, 7 83,5 87,4
– Chưa quyết định 6,7 11,5 9,4
– Không sản xuất 0,7 5,0 3,1
2. Loại hình sản xuất rau
– Chuyển sang sản xuất RAT 100,0 32,5 61,4
– Tiếp tục sản xuất rau thường – 67,5 38,6
(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)
3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau an toàn của hộ
Mô hình hồi quy Logit được sử dụng để phân tích tác động của các yếu tố đến quyết định sản xuất rau theo hướng RAT ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Các biến sử dụng trong mô hình lựa chọn như sau:
1. Biến phụ thuộc: Quyết định tham gia sản xuất RAT của hộ. (1: Hộ sản xuất RAT và 0: Hộ sản xuất rau thường).
2. Biến độc lập: Các biến độc lập sử dụng trong mô hình bao gồm giới tính của chủ hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, tuổi chủ hộ, lao động, kinh nghiệm sản xuất rau, diện tích sản xuất rau, thu nhập từ sản xuất rau, số lần tham gia tập huấn, mức độ hiểu biết về RAT, nhận thức về lợi ích RAT và hỗ trợ.
Kết quả ước lượng mô hình được thể hiện qua số liệu Bảng 3.27.
Kết quả ước lượng cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp và có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 99%. Hệ số Pseudo R2 = 0,8422 cho thấy các biến đưa vào mô hình giải thích được 84,22% quyết định sản xuất RAT của hộ. Trong 11 biến độc lập đưa vào mô hình, có 6 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất RAT bao gồm: Diện tích sản xuất rau, kinh nghiệm, tập huấn, mức độ hiểu biết về RAT, nhận thức về lợi ích RAT và hỗ trợ.
Bảng 3.27. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất
rau an toàn của hộ sản xuất
Biến Coeficient Marginal effect
1. Giới tính chủ hộ -0,595 ns -0,053 ns
2. Tuổi chủ hộ 0,082 ns 0,007 ns
3. Trình độ văn hóa 0,256 ns 0,022 ns
4. Lao động -0,883 ns -0,078 ns
5. Diện tích 0,002 * 0,0002 *
6. Kinh nghiệm -0,170 * -0,015 *
7. Thu nhập từ sản xuất rau 0,003 ns -0,001 ns
8. Tập huấn 1,424 *** 0,127 **
9. Mức độ hiểu biết về RAT 6,458 *** 0,575 **
10. Nhận thức về lợi ích RAT 1,712 *** 0,152 **
11. Hỗ trợ 1,745 * 0,155 **
Hệ số tự do -56,706 ***
Số quan sát 350
LR chi2 402,61
Log Likelihood -37,715
Prob > chi2 0,000
Hệ số R2 0,8422
(Nguồn: số liệu điều tra và tính toán của tác giả)
Ghi chú: ***,**,* tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%; ns là không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả phân tích mô hình Logit cho thấy quy mô diện tích sản xuất rau, số lần tham gia tập huấn, mức độ hiểu biết về sản xuất RAT, nhận thức về lợi ích sản xuất RAT và hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sản xuất RAT của hộ. Do đó, để phát triển sản xuất RAT trong thời gian tới vấn đề mở rộng quy mô sản xuất cũng như tăng cường công tác tập huấn và các hoạt động hỗ trợ sản xuất nhằm nâng cao kiến thức về sản xuất RAT là những vấn đề cần được quan tâm thực hiện.
Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1.1. Quan điểm phát triển sản xuất rau an toàn
4.1.2. Phương hướng phát triển sản xuất rau an toàn
4.1.2. Căn cứ đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn
4.1.2.1. Các chủ trương chính sách phát triển sản xuất rau an toàn
4.1.2.2. Nhu cầu về sản phẩm rau an toàn
4.1.2.3. Phân tích SWOT sản xuất rau an toàn
4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
4.2.1. Giải pháp về thị trường: Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ RAT, tổ chức và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm RAT, xây dựng, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm RAT
4.2.2. Nâng cao sự hiểu biết và trình độ cho hộ sản xuất: Nâng cao nhận thức về lợi ích của sản xuất RAT, ý thức, trách nhiệm đối với xã hội, môi trường và chính bản thân, kiến thức cho hộ sản xuất RAT.
4.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông: Đẩy mạnh việc áp dụng quy trình sản xuất RAT trong quá trình sản xuất, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông và giám sát hoạt động sản xuất RAT.
4.2.4. Phát triển các loại hình sản xuất, kinh doanh rau an toàn: Phát triển các mô hình nông hộ sản xuất RAT kết hợp với tham quan du lịch, xây dựng các mô hình HTX, tổ hợp sản xuất RAT theo chuỗi giá trị, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ RAT.
4.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng: Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ tạo điều kiện kỹ thuật vào hoạt động sản xuất RAT theo hướng tập trung, nâng cao năng suất và hiệu quả.
4.2.6. Tổ chức và quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn: Tổ chức lại các vùng sản xuất RAT tập trung, đặc biệt là các vùng sản xuất RAT chủ lực.

Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
1) Phát triển sản xuất RAT thực chất là quá trình vận động ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn trong hoạt động sản xuất. Phát triển sản xuất RAT bao gồm các nội dung: Phát triển về quy mô sản xuất RAT, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất RAT, phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT, nâng cao năng suất và chất lượng RAT, nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất RAT.
2) Trong giai đoạn 2016 – 2020, hoạt động sản xuất RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế có sự tăng trưởng và phát triển. Song, diện tích sản xuất RAT tăng chậm và chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng diện tích sản xuất rau. Năm 2020, diện tích sản xuất RAT là 120,4 ha, chiếm 2,5% tổng diện tích rau của tỉnh. Hoạt động sản xuất RAT chủ yếu tập trung ở một số huyện có thế mạnh về điều kiện tự nhiên và truyền thống sản xuất rau như huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà. Chủng loại RAT chưa đa dạng, chủ yếu bao gồm một số loại như rau má, hành lá, rau cải, mướp đắng, rau dền,… Trong đó, rau má và hành lá đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh, các loại rau khác được sản xuất trên cùng một diện tích và thay đổi chủng loại theo mùa vụ.
Hình thức tổ chức sản xuất RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn là hộ gia đình với quy mô nhỏ, theo hai hình thức hộ sản xuất đơn lẻ hoặc tham gia vào HTXNN. Các hình thức sản xuất với quy mô trang trại và doanh nghiệp chưa phát triển. Liên kết giữa hộ sản xuất với HTX, DN, cửa hàng kinh doanh nông sản đã hình thành, tuy nhiên số hộ tham gia liên kết chưa nhiều và tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ theo hình thức này còn thấp. Sản phẩm được tiêu thụ thông qua thương lái vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Hộ sản xuất RAT đã có ý thức trong việc tuân thủ quy trình sản xuất RAT, tuy nhiên vẫn còn một số hộ và một số nội dung chưa được thực hiện tốt nhất là về ghi chép và lưu trữ hồ sơ. So với sản xuất rau thường, hộ sản xuất RAT tuân thủ các quy trình sản xuất tốt hơn cũng như sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý hơn. Kết quả phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế giữa RAT và rau thường của ba loại rau chính là rau má, hành lá và rau cải cho thấy, mặc dù năng suất RAT thấp hơn nhưng các chỉ tiêu lợi nhuận cũng như chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu quả kinh tế của RAT đều cao hơn so với rau thường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RAT bao gồm quy hoạch và hệ thống chính sách, hệ thống cơ sở hạ tầng, thị trường, điều kiện năng lực của hộ sản xuất. Kết quả phân tích mô hình Logit cho thấy, quy mô diện tích sản xuất, tham gia tập huấn, mức độ hiểu biết về RAT, nhận thức về lợi ích của sản xuất RAT và chính sách hỗ trợ có tác động tích cực đến quyết định sản xuất RAT của hộ.
3) Để thúc đẩy phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới cần thực hiện 6 nhóm giải pháp: (i) Giái pháp về thị trường (ii) Nâng cao sự hiểu biết và trình độ cho hộ sản xuất; (iii) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông; (iv) Phát triển các loại hình sản xuất và kinh doanh RAT; (v) Xây dựng cơ sở hạ tầng; và (vi) Tổ chức và quy hoạch vùng sản xuất RAT.
II. KIẾN NGHỊ
1) Đối với Bộ NN&PTNT
– Ban hành những chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho người nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học trong nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn.
– Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị RAT.
2) Đối với sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
– Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất RAT cho phù hợp với điều kiện thực tế và lợi thế của từng địa phương. Xây dựng các vùng sản xuất RAT chuyên canh, tập trung.
– Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý VSATTP và phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát để đảm bảo VSATTP.
3) Đối với người sản xuất
– Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất RAT, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo tồn và tái tạo các nguồn lực sản xuất.
– Có ý thức và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội, môi trường, người tiêu dùng và bản thân trong sản xuất và tiêu thụ RAT.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bài báo khoa học
1. Phạm Thị Thanh Xuân và Nguyễn Văn Lạc (2017), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm rau má huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Số 03, tr 117 – 128.
2. Nguyễn Văn Lạc và Phạm Thị Thanh Xuân (2019), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hành lá tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Kinh tế và Phát triển, Đại học Huế, Tập 128, Số 5D, tr 33 – 50.
3. Nguyễn Văn Lạc và Phạm Thị Thanh Xuân (2020), Phát triển sản xuất rau má VietGAP tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 15, tr 16 – 19.
4. Nguyễn Văn Lạc và Bùi Đức Tính (2021), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản xuất rau an toàn của nông hộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Kinh tế và Phát triển, Đại học Huế, Tập 130, Số 5C, tr 99 – 116.
5. Nguyễn Văn Lạc, Phạm Thị Thanh Xuân và Hồ Đăng Khoa (2021), Phân tích hiệu quả chi phí và hiệu quả quy mô của hộ sản xuất hành lá an toàn tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Số 20.
2. Sách chuyên khảo
1. Bùi Đức Tính, Phạm Thị Thanh Xuân, Lê Nữ Minh Phương, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Lạc, Nguyễn Lê Hiệp, Trần Tự Lực (2018), Liên kết thị trường và chuỗi cung nông sản vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam. NXB Lao động – Xã hội.

LA16.026_Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

,

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế