Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính ngân hàng (Công cụ và thị trường tài chính): Nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (ThS02.171)

Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính ngân hàng (Công cụ và thị trường tài chính): Nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (ThS02.171)

Khả năng thanh khoản (KNTK) là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện sức mạnh và năng lực tài chính của một ngân hàng. Ngân hàng có KNTK cao thì năng lực tài chính mạnh và ngược lại.

Do đó, bài nghiên cứu muốn tìm hiểu và đánh giá được KNTK tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và KNTK chịu tác động bởi những yếu tố nào, qua đó đưa ra những giải pháp để nâng cao KNTK của ngân hàng.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2008 – 2018 từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, từ Ngân hàng Thế giới. Dựa vào phương pháp nghiên cứu định lượng, áp dụng mô hình hồi quy, nghiên cứu chỉ ra rằng KNTK của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín có mối tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngắn hạn.

Các yếu tố khác được đưa vào mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê trong mô hình là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát. Từ kết quả hồi quy mô hình, bài nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

ThS02.171_Nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................................1 1.1 Lý do chọn đề tài...............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ...........................................................................4 1.7 Kết cấu luận văn................................................................................................4 CHƯƠNG 2: THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN..........................................................................5 2.1 Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.................5 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................5 2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu................................................................6 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.......................................................................6 2.2 Những biểu hiện về thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín…..........................................................................................9 2.2.1 Tồn đọng nợ xấu, trái phiếu đặc biệt Công ty Quản lý tài sản, các khoản lãi dự thu .........................................................................................................9 2.2.2 Lãi suất huy động vốn tăng cao ................................................................... 14 2.2.3 Giá cổ phiếu biến động bất thường.............................................................. 16 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 17 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................... 19 3.1 Thanh khoản tại ngân hàng thương mại...................................................... 19 3.1.1 Khả năng thanh khoản ................................................................................ 19 3.1.2 Cung thanh khoản, cầu thanh khoản, trạng thái thanh khoản ....................... 20 3.1.3 Đo lường khả năng thanh khoản.................................................................. 22 3.1.4 Biểu hiện mất khả năng thanh khoản........................................................... 23 3.1.5 Nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh khoản........................................ 24 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại ................................................................................................................. 26 3.2.1 Yếu tố vĩ mô ............................................................................................... 26 3.2.2 Yếu tố nội tại ngân hàng ............................................................................. 27 3.3 Các nghiên cứu trước đây về thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...... 29 3.3.1 Nghiên cứu của Aspachs và cộng sự (2005) ................................................ 29 3.3.2 Nghiên cứu của Lucchetta (2007) ............................................................... 30 3.3.3 Nghiên cứu của C.Rauch và cộng sự (2010)................................................ 30 3.3.4 Nghiên cứu của Vodova (2011) .................................................................. 31 3.3.5 Nghiên cứu của Ionica Munteanu (2012) .................................................... 31 3.3.6 Nghiên cứu của Doriana Cucinelli (2013) ................................................... 31 3.3.7 Nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Thanh Dung (2016) ... 32 3.3.8 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016).............................................. 32 3.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 33 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 34 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ..................................... 35 4.1 Các hình thức đáp ứng thanh khoản trong kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ................................................... 35 4.2 Thực trạng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.................................................................................................... 36 4.2.1 Tỷ số trạng thái tiền mặt ............................................................................. 36 4.2.2 Tỷ số cơ cấu tiền gửi................................................................................... 37 4.2.3 Tỷ số năng lực cho vay ............................................................................... 39 4.2.4 Tỷ số tổng dư nợ trên tiền gửi khách hàng .................................................. 40 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ................................................... 41 4.3.1 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết ............................................................... 42 4.3.2 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................................... 45 4.3.3 Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................... 46 4.3.4 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 46 4.4 Đánh giá khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ........................................................................................... 52 Kết luận chương 4 ............................................................................................... 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯỜNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ....................................................................................................................... 57 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 57 5.2 Giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ............................................................................ 57 5.2.1 Quản lý và xử lý nợ xấu nghiêm ngặt.......................................................... 57 5.2.2 Đảm bảo tỷ suất sinh lợi của ngân hàng ở mức hợp lý................................. 58 5.2.3 Cân đối chênh lệch lãi suất cho vay với lãi suất huy động hợp lý ................ 59 5.2.4 Linh động kinh doanh theo tốc độ tăng trưởng kinh tế ................................ 60 5.3 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ............................. 60 Kết luận chương 5 ............................................................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt đầy đủ ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ALCO Ủy ban quản lý tài sản Nợ và tài sản Có GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung Ương ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Southernbank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần VIETCOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2008-2018.......7 Bảng 2.2: Thang xếp hạng tín dụng Moody’s……………………………….........10 Bảng 2.3: Nợ xấu, trái phiếu đặc biệt VAMC, các khoản lãi dự thu tại Sacombank giai đoạn 2008-2018………………………………………………………………11 Bảng 2.4: Nợ xấu, trái phiếu đặc biệt VAMC, các khoản lãi dự thu tại MB giai đoạn 2008-2018 …………………………………………………………………………12 Bảng 2.5: Nợ xấu, trái phiếu đặc biệt VAMC, các khoản lãi dự thu tại VIETCOMBANK giai đoạn 2008-2018…………………………………………..13 Bảng 2.6: Lãi suất huy động bình quân ngắn hạn của Sacombank giai đoạn 2008 - 2018…………………………………………..……………………………………14 Bảng 2.7: Lãi suất huy động bình quân ngắn hạn của MB và VIETCOMBANK giai đoạn 2008 - 2018…………………………………………..……………………...15 Bảng 2.8: Thị giá cổ phiếu của Sacombank giai đoạn 2008-2018 ………………...16 Bảng 2.9: Thị giá cổ phiếu của MB và VIETCOMBANK giai đoạn 2008 – 2018..17 Bảng 4.1: Tỷ số trạng thái tiền mặt Sacombank giai đoạn 2008-2018……...……..36 Bảng 4.2: Tỷ số cơ cấu tiền gửi tại Sacombank giai đoạn 2008-2018……………..37 Bảng 4.3: Tỷ số năng lực cho vay Sacombank giai đoạn 2008-2018………....…...39 Bảng 4.4: Tỷ số tổng dư nợ trên tiền gửi khách hàng tại Sacombank giai đoạn 2008- 2018………………………………………………………………………………...40 Bảng 4.5: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu……………………………....45 Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến phụ thuộc và biến độc lập….………………..……46 Bảng 4.7: Hệ số tương quan giữa L1 và các biến độc lập…..……………….……..47 Bảng 4.8: Hệ số tương quan giữa L2 và các biến độc lập………………………….48 Bảng 4.9: Hệ số tương quan giữa L3 và các biến độc lập………………………….48 Bảng 4.10: Hệ số tương quan giữa L4 và các biến độc lập………………………..48 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy giữa biến phụ thuộc L1 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP………………………………………………………………………….49 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy giữa biến phụ thuộc L2 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP………………………………………………………………………….49 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy giữa biến phụ thuộc L3 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP………………………………………………………………………….50 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy giữa biến phụ thuộc L4 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP………………………………………………………………………….50 Bảng 4.15: Sự phù hợp của mô hình hồi quy biến L1, L2, L3, L4….……………..51 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tỷ số trạng thái tiền mặt tại Sacombank giai đoạn 2008-2018………37 Biểu đồ 4.2: Tỷ số cơ cấu tiền gửi tại Sacomankbank giai đoạn 2008-2018……....38 Biểu đồ 4.3: Tỷ số năng lực cho vay tại Sacombank giai đoạn 2008-2018………..40 Biểu đồ 4.4: Tỷ số tổng dư nợ trên tiền gửi khách hàng tại Sacombank giai đoạn 2008-2018…………………………………………………………………………41 TÓM TẮT Khả năng thanh khoản là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện sức mạnh và năng lực tài chính của một ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản cao thì năng lực tài chính mạnh và ngược lại. Do đó, bài nghiên cứu muốn tìm hiểu và đánh giá được khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín và khả năng thanh khoản chịu tác động bởi những yếu tố nào, qua đó đưa ra những giải pháp để nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2008 - 2018 từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, từ Ngân hàng Thế giới. Dựa vào phương pháp nghiên cứu định lượng, áp dụng mô hình hồi quy, nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín có mối tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngắn hạn. Các yếu tố khác được đưa vào mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê trong mô hình là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát. Từ kết quả hồi quy mô hình, bài nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Từ khóa: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng, thanh khoản ngân hàng, yếu tố ảnh hưởng. ABSTRACT Liquidity is a very important factor in demonstrating the strength and financial capacity of a bank. Banks with high liquidity have strong financial capacity and vice versa. Therefore, the study wants to find out and assess the liquidity at Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank and which factors are affected by liquidity, thereby making solutions to improve bank liquidity. Research data was collected in the period of 2008-2018 from financial reports, annual reports of Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank, from the World Bank. Based on the quantitative research method, applying regression model, the study shows that the liquidity of Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank has the opposite effect with the bad debt ratio, speed economic growth, return on equity, interest rate spread and short-term deposit rates.... Other factors included in the research model as not statistically significant in the model are the ratio of equity to total assets, inflation rate. Based on the results of model regression, the study proposed practical solutions to improve bank liquidity. Key words: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank, Banking, Bank liquidity, factors affecting. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, cần có ba yếu tố tiên quyết đó là: an toàn - sinh lợi - thanh khoản, ba yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng và có mối liên quan mật thiết với nhau. Trong đó, yếu tố thanh khoản đóng vai trò cực kỳ quan trọng thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng, cung ứng được các nguồn vốn cho các nghĩa vụ khi được yêu cầu hoặc tài trợ cho khoản tăng lên của tài sản và cũng là yếu tố nhạy cảm nhất với hoạt động của một ngân hàng. Khi khả năng thanh khoản của ngân hàng kém, ngân hàng có nguy cơ sẽ phải đối mặt với việc phá sản và làm mất đi tính ổn định chung trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Năm 2008, cả thế giới đối mặt với tình hình khủng hoảng chung trong nền kinh tế, các ngân hàng lớn tại Mỹ tuyên bố phá sản vì mất khả năng thanh khoản như Ngân hàng Washington Mutual phá sản do tình trạng thua lỗ nặng nề ở danh mục cho vay cầm cố địa ốc và các khách hàng gửi tiết kiệm đã rút tiền hàng loạt; Ngân hàng Bear Stearns phá sản khi thực hiện nhiều khoản đầu tư vào các khoản thế chấp, cho vay khi người đi vay không đạt chuẩn bên cạnh đó còn có khả năng trả nợ kém, Ngân hàng Bear Stearns đã mua lại các khoản nợ địa ốc để phát hành trái phiếu, khi giá nhà đất sụt giảm, giá cổ phiếu đã tụt dốc theo, khách hàng hoảng sợ và phản ứng bằng cách nhanh chóng rút hết tiền ra khỏi ngân hàng này, cuối cùng Ngân hàng Bear Stearns cũng rơi vào tình trạng hết tiền mặt và tuyên bố phá sản. Cùng với những tình hình khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào những năm 2011-2015, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản, ngân hàng tăng nợ xấu đe dọa khả năng thanh khoản của hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã hết sức nỗ lực và phối hợp với Chính phủ để khắc phục những khó khăn do mất cân bằng thanh khoản của các ngân hàng, và đã có hàng loạt các ngân hàng trong diện phải cơ cấu lại, Ngân hàng Nhà Nước thực hiện kế hoạch mua lại với giá không đồng. Điều đó làm dấy lên trong từng nhà quản trị chiến lược của các ngân hàng tìm 2 ra các nguyên nhân, biện pháp giúp các ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín giảm nguy cơ đối mặt với yếu kém thanh khoản. Ngày 13 tháng 06 năm 2017, một trong ba Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế lớn nhất thế giới - Moody's Investors Service thông báo cắt giảm điểm tín nhiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Theo đó, mức độ tín nhiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín được đánh giá là tiêu cực và nguy cơ phải đối mặt với những các vấn đề thanh khoản rất lớn. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng khả năng thanh khoản tại ngân hàng dựa trên một khu vực hoặc một nhóm các quốc gia hoặc một quốc gia cụ thể. Các nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản gồm nhóm các yếu tố bên ngoài như tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, và nhóm những yếu tố nội tại như tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận của ngân hàng, chênh lệch lãi suất,… tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại không đồng nhất về xu hưởng tác động của các yếu tố đến khả năng thanh khoản. Dựa vào những vấn đề liên quan trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín” cho luận văn thạc sĩ kinh tế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, xác định được yếu tố tác động, từ đó đưa ra giải pháp giúp nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. - Mục tiêu cụ thể: + Phân tích thực trạng khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. + Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. 3 + Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ tiến hành giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín như thế nào? - Những yếu tố nào tác động đến khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín? - Giải pháp nào góp phần nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng thanh khoản thông qua tỷ số trạng thái tiền mặt, tỷ số cơ cấu tiền gửi, tỷ số năng lực cho vay, tỷ số tổng dư nợ trên tổng tài sản. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2008-2018, giai đoạn có nhiều biến động trong nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, trong đó có những năm phát triển và những năm đối mặt với khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Đây là giai đoạn mà các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín nói riêng có nhiều biến động về thanh khoản. 1.5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh: dùng các số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính phân tích, đánh giá thực trạng khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong giai đoạn 2008-2018. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: dùng phương pháp hồi quy dữ liệu để hồi quy các biến phụ thuộc đo lường các yếu tố tác động thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín bằng phần mềm Eviews 8.1, các kiểm 4 định được thể hiện như kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F, kiểm định hiện tượng tự tương quan thông qua phương pháp Durbin Watson, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập thông qua hệ số tương quan. Về mặt kỹ thuật, trong phân tích hồi quy các biến không có tính chất đối xứng, biến phụ thuộc là biến ngẫu nhiên, các biến giải thích giá trị của chúng đã được xác định. 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Đề tài đã phân tích được thực trạng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, bên cạnh đó phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Các giải pháp giúp cho các nhà quản trị ngân hàng vận dụng vào thực tiễn nhận diện ra các yếu tố tác động khả năng thanh khoản nhằm nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. 1.7 Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về thanh khoản tại ngân hàng thương mại Chương 4: Phân tích khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. 5 CHƯƠNG 2: THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 2.1 Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, có tên giao dịch Tiếng Anh là “Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank”, tên viết tắt là Sacombank, trụ sở chính của Sacombank đặt tại số 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM. Tính đến 31/12/2018, vốn điều lệ của Sacombank là 18.852.157.160.000 đ, hoạt động theo giấy phép thành lập số: 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TPHCM, giấy phép hoạt động: 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Thống đốc NHNN, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 03011033908. Ngày 21/12/1991, thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín dựa trên sự hợp nhất giữa Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp, Hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Hợp tác xã tín dụng Thành Công và Hợp tác xã tín dụng Lữ Gia, đây là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Tp.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Năm 1996, Sacombank là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn. Sacombank tiếp nhận vốn góp từ cổ đông nước ngoài: Tập đoàn tài chính Dragon Financial Holding (Anh Quốc) năm 2001, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) năm 2002 và Ngân hàng ANZ năm 2005. Đến năm 2006, Sacombank là Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Năm 2008, Sacombank đã khai trương chi nhánh tại Lào và thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia năm 2011. Cùng năm 2011, Sacombank vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì có những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 2413/QĐ-CTN ngày 15/12/2011. Năm 2015, chi nhánh Sacombank tại Lào được chuyển thành ngân hàng có vốn nước ngoài 100%, sự kiện 6 này được xem như là cột mốc cho sự phát triển Sacombank tại Lào nói riêng, khu vực Đông Dương nói chung. Cuối năm 2015, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam dựa theo Đề án sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông bất thường tháng 7 năm 2015, phù hợp với định hướng cơ cấu các TCTD được nêu tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ tướng Chính Phủ tháng 3 năm 2012. Sau sáp nhập, Sacombank vươn lên thuộc một trong năm ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam dựa trên quy mô vốn, mạng lưới hoạt động và đội ngũ nhân sự. Các công ty con trực thuộc: Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank – SBA; Công ty Kiều hối Sacombank-SBR; Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL: Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS. 2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu Sacombank cung cấp các dịch vụ chính như: Huy động và nhận các nguồn vốn ngắn - trung - dài hạn từ các tổ chức, cá nhân dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Cho vay ngắn – trung – dài hạn các tổ chức và cá nhân; Góp vốn và liên doanh theo quy định pháp luật; Chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; Kinh doanh ngoại hối; Mua bán ngoại tệ; Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, nước ngoài; Thanh toán quốc tế; Bao thanh toán; Chi trả kiều hối; Các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế; Dịch vụ quản lý tiền mặt, bảo quản tài sản, cho thuê ngăn tủ sắt; Hoạt động ngân hàng điện tử; Hoạt động thẻ; Đại lý bảo hiểm; và các hoạt động khác được phép theo khuôn khổ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Sau khi bước ra từ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính vào năm 2008, Sacombank đã có các kết quả hoạt động kinh doanh khá an toàn, cụ thể như sau: Giai đoạn 2015 - 2016 là giai đoạn khó khăn nhưng mặt khác Sacmbank cũng có thêm nhiều cơ hội khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam vào 7 cuối năm 2015. Sự sáp nhập làm tổng tài sản, vốn chủ sở hữu tăng đáng kể và mở rộng mạng lưới hoạt động của Sacombank. Tuy nhiên, sau sáp nhập tăng đột biến từ mức 1.523 tỷ đồng năm 2014 lên mức 10.778 tỷ đồng năm 2015. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2008 - 2018 ĐVT: tỷ đồng Năm Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế ROE (%) ROA (%) 2008 68.439 7.759 955 12,22 1,40 2009 104.019 10.547 1.671 15,84 1,61 2010 152.387 14.018 1.910 13,72 1,25 2011 141.469 14.547 1.996 13,63 1,41 2012 152.119 13.699 1.002 7,27 0,66 2013 161.378 17.064 2.229 13,06 1,38 2014 189.803 18.063 2.206 12,31 1,16 2015 292.033 22.080 648 7,32 0,22 2016 332.023 22.192 89 0,40 0,03 2017 368.469 23.236 1.182 5,08 0,32 2018 406.041 24.632 1.790 2,93 0,44 (Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank giai đoạn 2008-2018) - Về tổng tài sản: Tổng tài sản của Sacombank tăng nhanh những năm 2009- 2010, năm 2009 đạt 104.019 tỷ đồng tăng 52% so với năm 2008 với mức 68.439 tỷ đồng, năm 2010 đạt 152.387 tỷ đồng tăng 46,5% so với năm 2009. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam vào năm 2011, môi trường kinh doanh có nhiều rủi ro, tổng tài sản đã giảm 7,16% so với năm 2010, chỉ còn 141.469 tỷ đồng. Những năm sau đó từ 2012 - 2013, nền kinh tế Việt Nam ổn định dần, tổng tài sản của Sacombank tăng nhưng tốc độ tăng không cao cụ thể năm 2012 tốc độ tăng trưởng là 7,53%, năm 2013 tốc độ tăng trưởng là 6,09%, năm 2014 tổng tài sản tăng lên mức 189.803 tỷ đồng tức tăng 17,61% so với năm 2013, đặc biệt riêng năm 2015, do hậu sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam, tổng 8 tài sản Sacombank tăng lên nhanh chóng đạt 292.033 tỷ đồng tăng 54% so với năm 2014 với 189.806 tỷ đồng, năm 2018 tổng tài sản là 406.041 tỷ đồng. - Về vốn chủ sở hữu: Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu trên 30% những năm 2009 - 2010, năm 2011 đạt 14.547 tỷ đồng tăng 4% so với năm 2010 đạt 14.018 tỷ đồng, năm 2012 đạt 13.699 tỷ đồng giảm 6% so với năm 2011, năm 2013 đạt 17.064 tỷ đồng, tức tăng 25% so với năm 2012, đạt 18.063 tỷ đồng ở năm 2014, tức tăng nhẹ 6% so với năm 2013, cuối năm 2015 Sacombank sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam làm vốn chủ sở hữu tăng mạnh 22% so với năm 2014 đạt 22.080 tỷ đồng, sau đó tăng rất ít 0,5% vào năm 2016 với mức vốn chủ sở hữu 22.192 tỷ đồng, sau đó tăng dần đều cho đến năm 2018, vốn chủ sở hữu đạt 24.632 tỷ đồng. - Về lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2009 khá cao với 1.671 tỷ đồng, tăng 75% so với năm 2008, năm 2010 đạt 1.910 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 14% so với năm 2009, tiếp tục tăng nhẹ vào năm 2011 đạt 1.996 tỷ đồng, năm 2012 đánh dấu bước khó khăn trong giai đoạn hoạt động do ảnh hưởng khó khăn của nền kinh tế nên lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1.002 tỷ đồng, giảm 50% so với năm 2011, năm 2013 đạt mức 2.229 tỷ đồng tăng đột biến 122% so với năm 2012, rồi giảm nhẹ 1% vào năm 2014 với mức 2.206 tỷ đồng, năm 2015 đột ngột giảm mạnh chỉ còn 648 tỷ đồng, giảm 70% so với lợi nhuận sau thuế năm 2014, và giảm xuống mức lợi nhuận thấp nhất trong lịch sử hoạt động của Sacombank chỉ còn 89 tỷ đồng tại năm 2016, và dấu hiệu đáng mừng trong năm 2017, lợi nhuận sau thuế tăng vọt lên 1.182 tỷ đồng, tăng 1.233% so với lợi nhuận sau thuế năm 2016, năm 2018 lợi nhuận sau thuế đạt mức 1.790 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2017. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế không đều trong giai đoạn 2008-2018 trong đó có thời kỳ lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể do hậu sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam. - Về tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tăng trưởng không đồng đều trong giai đoạn 2008 – 2018, năm 2008 đạt 1,4% có nghĩa là khi đầu tư 1 đồng tài sản sẽ mang về 1.4 đồng lợi nhuận. Năm 2009, ROA đạt mức 1,61% tăng 15,12% so với năm 2008, năm 2010 ROA đạt 1,25% giảm 21,94%
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Định dạng file

ThS02.171_Nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín