khả năng thanh khoản

Khái niệm khả năng thanh khoản

Thanh khoản là thuật ngữ tài chính nhằm để chỉ khả năng có thể nhanh chóng chuyển đổi từ một tài sản thành tiền nhanh nhất mà chi phí thấp nhất và thời gian ngắn nhất. Theo định nghĩa của Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank of international Settlements, 2008), thanh khoản là khả năng của ngân hàng nhanh chóng huy động vốn và đáp ứng được các nhu cầu đến hạn mà không phải chịu bất cứ tổn thất nào

Trong khi đó, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng định nghĩa KNTK của ngân hàng là khả năng của ngân hàng có thể làm tài sản tăng nhiều hơn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán mà không bị thiệt hại quá mức.

Đối với quan điểm của PGS – TS Nguyễn Thị Mùi, 2006 định nghĩa rằng “trong ngắn hạn, khả năng thanh khoản là khả năng ngân hàng có thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán ngay thời điểm chúng phát sinh, còn trong dài hạn KNTK là khả năng vay đủ vốn dài hạn với lãi suất hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng tài sản”.

Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính ngân hàng (Công cụ và thị trường tài chính): Nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (ThS02.171)

Một định nghĩa khác, PGS – TS Trần Huy Hoàng (2010, trang 185) cho rằng KNTK là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Theo Peter S.Rose (1998, trang 413), thanh khoản là khả năng đáp ứng dòng tiền mặt rút ra khỏi một ngân hàng, nếu một ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng dược các dòng tiền mặt rút ra khỏi ngân hàng thì ngân hàng đó có tính thanh khoản cao trong hoạt động và ngược lại.

Như vậy, khi một ngân hàng có khả năng đáp ứng được các nhu cầu rút tiền, thanh toán các nghiệp vụ phát sinh kịp thời với mức chi phí hợp lý bất cứ khi nào có nhu cầu từ khách hàng thì ngân hàng đó có KNTK tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *