Download Luận án tiến sĩ ngành tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (LA02.291)
3. Mục đích nghiên cứu
– Làm rõ thêm lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế của lĩnh vực TTQT, đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
– Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của các NHTMNN ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
– Đề xuất các giải pháp định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của các NHTMVN thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTQT của các NHTM
– Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan của bốn NHTM lớn nhất ở Việt Nam là: NH Đầu tư và phát triển Việt Nam, NH Ngoại thương Việt Nam, NH Công thương Việt Nam, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
– Mốc thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến năm 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, đặc biệt là kết hợp phương pháp định lượng và phương pháp định tính trong nghiên cứu lý luận cũng như trong đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp. Tư duy độc lập trong vận dụng các quan điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, và tiếp cận các trường phái lý thuyết tân cổ điển và các kết quả nghiên cứu của các tác giả luận án và đề tài nghiên cứu ở Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của Luận án
– Về mặt lý luận: Luận án thực hiện vai trò độc lập của mình trong tiếp cận, hệ thống hoá, góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về lĩnh vực hoạt động quốc tế của NHTM là TTQT. Trong đó đặc biệt chú trọng làm rõ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT về phương diện định lượng và định tính.
– Về mặt nghiên cứu thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động TTQT của NHTMVN thời gian qua, luận án đã chỉ ra rằng mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song những mặt hạn chế cũng không phải là ít và để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO thì không còn con đường nào khác là các NHTMVN phải chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NH mình.
– Về tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu vào thực tiễn: Đề tài đã tổng kết hoạt động thực tiễn, đưa ra những phân tích, nhận định tổng quát về những thành công, tiềm năng, xu thế phát triển hoạt động TTQT của NHTMVN, đồng thời làm rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân ảnh hưởng. Từ cơ sở này có thể tạo cơ hội thuận lợi cho việc vận dụng vào thực tiễn của các NHTMVN và góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong hoạt động nghiên cứu hiện tại ở các NHTMVN.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đã gặp phải một số những thuận lợi cũng như khó khăn nhất định đó là:
+ Thuận lợi: Tác giả là người làm việc lâu năm trong lĩnh vực NH, nên có điều kiện tìm hiểu một cách sâu sắc và kỹ càng về các mặt hoạt động của NH nói chung, về hoạt động TTQT của NH nói riêng, để từ đó có thể đưa ra những nghiên cứu và kiến nghị thiết thực đối với các NHTM.
+ Khó khăn: Đó là việc thu thập số liệu từ các NHTM, bởi vì hoạt động TTQT là hoạt động hết sức mới mẻ đối với các NHTMVN (trừ NHNTVN đã có hoạt động TTQT từ lâu, còn các NHTM khác chỉ có hoạt động TTQT từ sau năm 1990), số liệu của các NH thường không đồng nhất, không cụ thể và không chi tiết nên rất khó khai thác và so sánh.
7. Kết cấu nội dung luận án
Tên luận án: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Bố cục luận án: Ngoài Phần mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
LA02.291_Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Phần mở đầu
MỤC LỤC
Trang
1
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại
1.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
của ngân hàng thương mại
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam
Kết luận Chương 1
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1. Tổng quan tình hình kinh tế Việt nam từ năm 2001 đến năm 2007
2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam
Kết luận chương 2
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam
3.2. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam
3.3. Quan điểm để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam
6
6
31
44
52
53
53
57
74
104
105
105
108
109
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam
3.5. Một số kiến nghị
3.5.1. Kiến nghị với Nhà nước
3.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.5.3. Kiến nghị với Bộ Công - Thương
3.5.4. Kiến nghị với khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khấu của
Việt Nam
Kết luận Chương 3
Kết luận
110
130
130
139
142
147
147
149
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thanh Bình (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ hống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tài liệu Hội thảo khoa học về Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt nam, tháng 1/2006, Hà Nội.
2. Bộ ngoại giao (2002), Việt nam hội nhập kinh tế trong xu hướng toàn cầu hoá vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc Gia.
3. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
4. Lê Vinh Danh (1996), Tiền và hoạt động Ngân hàng, NXB Chính trị Quốc
Gia.
5. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc Gia.
6. Tô Xuân Dân, Vũ Chí Lộc (1997), Quan hệ kinh tế Quốc Tế, NXB Hà Nội.
7. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê.
8. Feredric S. Minskin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật.
9. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê.
10. Đỗ Linh Hiệp (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, NXB Thống kê.
11. Hongkongbank (1996), Cẩm nang thanh toán quốc tế, NXB Khoa học xã hội.
12. Nguyễn Thị Phương Lan (1995), Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
13. Luật các Tổ chức tín dụng (1997), Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
14. Luật Ngân hàng nhà nước (1997), NXB Chính trị Quốc Gia.
15. Vũ Thị Thuý Nga (2003), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học Viện Ngân Hàng.
16. Trần Hoàng Ngân (2001), Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê.
17. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm (2001-
2007).
18. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm
(2001-2007).
19. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2000), Quyết định số 488/2000/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
20. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
21. Ngân hàng Nhà nước (2005), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB Phương Đông.
22. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2003), Tài liệu hội thảo Những thách thức của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
23. Ngân hàng Nhà nước (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB Phương Đông.
24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Ngân hàng Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển, NXB Chính trị Quốc Gia.
25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Pháp luật về Ngân hàng Trung
Ương và Ngân hàng thương mại một số nước, NXB Thế Giới.
26. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm (2001-2007).
27. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm (2001-
2007).
28. Lê Xuân Nghĩa, Một số vấn đề về chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Tài liệu hội thảo khoa học, tháng 1/2006 – Hà nội.
29. Đỗ Tất Ngọc, Đổi mới tổ chức hoạt động của Ngân hàng Việt Nam để phát triển và hội nhập quốc tế, Tài liệu hội thảo khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, 9/2003.
30. Đỗ Tất Ngọc, Giải pháp hoàn thiện môi trường luật pháp trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, mã số: KNH.03.06.
31. Tô Kim Ngọc (2004)- Tuân thủ yêu cầu của Basel 1 tiêu chuẩn đo lường khả
năng hội nhập của hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 11/2004.
32. Phạm Chí Quang, Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng giai đoạn hiện nay, Tạp chí Ngân hàng, số 6/2000.
33. Hoàng Xuân Quế (2002), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương, NXB Thống kê.
34. Nguyễn Thị Quy (2003), Thanh toán quốc tế bằng L/C – Các tranh chấp thường phát sinh và cách giải quyết, NXB Chính trị Quốc Gia.
35. Lại Ngọc Quý (2000), Những vấn đề cơ bản nhằm hoàn thiện các nghiệp vụ
thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học Viện Ngân hàng.
36. Lê Văn Tề (2000), Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thống kê.
37. Nguyễn Văn Tiến ( 2003), Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê.
38. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thương, NXB
Thống kê.
39. Nguyễn Trọng Thuỳ (2003), Toàn tập UCP – Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, NXB Thống kê.
40. Võ Thanh Thu, PGS .TS Đoàn Thị Hồng Vân (2002), Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms 2000 tại Việt Nam, NXB Thống kê.
41. Vũ Duy Tín, Một số vấn đề về xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 18/2006.
42. Lê Văn Tư (2000), Tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Thống kê.
43. Nguyễn Hữu Tửu (2002), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục.
44. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục.
45. E.W Reed & E.K Gill (1993), Ngân hàng thương mại, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh.
46. Peter Rose (1999), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB bản Tài chính.
47. Tạp chí ngân hàng số 3 (tháng 3/2004); số 4 (tháng 2/2006); số 7 (tháng
4/2006); số 16 (tháng 8/2006); số 17 (tháng 9/2006); số 18 (tháng
9/2006).
48. Thị trường tài chính tiền tệ số 11 (1/6/2002); số 22 (15/11/2006); số 21 (1/11/2006); số 12 (15/6/2005); số 22 (15/11/2005); số 9 (1/5/2005); số
20 (15/10/2005); số 6 (15/3/2005); số 6 (15/3/2005); số 18 (15/9/2005);
số 6 (15/3/2006); số 5 (1/3/2006); số 17 (11/4/2006).
TIẾNG ANH
49. Frederic S.Miskin, The Economics of Money, Banking, and Financial and
Market. New York – 1992.
50. The ICC Uniform Rules for Demand Guarantees.
51. UCP 500, ICC’s Rules on Documentary Credits.
52. UCP 600, ICC’s New Rules on Documentary Credits
Websites:
53. http://www.sbv.gov.vn/vn/home/htTCTD.jsp
54. http://www-wds.worldbank.org/external/default/wdscontentserver/wdsp/IB
55. http://web.worldbank.org/wbsite/external/countries/eastasiapacificext/vietna minvietnameseextn/
56. http://wwwmof.gov.vn/default.aspx?tabid=5991&itemid=50580
57. http://vneconomy.vn/home/20080910011153464poc5/viet-nam-tut-5-bac-ve- moi-truong-kinh-doanh.htm
58. http://vnexpress.net/gl/kinhdoanh/2008/09/3ba064ee/
59. http://www.agribank/ecommon/downloads.aspx?doctypeid=2
60. http://www.bidv.com.vn/report_bidv.asp
61. http://www.icb.com.vn/?annua=l
62. http://www.vietcombank.com.vn/annualreports/
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngày 7/11/2006, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu một mốc son lịch sử trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thời cơ và thách thức của quá trình hội nhập đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó TTQT, một mắt xích của quá trình phát triển thương mại quốc tế cũng đang đặt ra những vấn đề phải giải quyết hiện nay cũng như trong những năm tới.
Đối với các NHTMVN, trong đó NHTMNN là một khu vực lớn, giữ vai trò chi phối, thì hoạt động TTQT đang trở thành một lĩnh vực mũi nhọn để phục vụ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và đặc biệt là để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.
Thanh toán quốc tế của các NHTMNN trong thời gian vừa qua đã đạt được những bước phát triển quan trọng góp phần mở rộng tầm hoạt động, hội nhập cộng đồng ngân hàng quốc tế và đưa lại những lợi ích to lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động TTQT của NHTMVN hiện nay cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là tính an toàn, hiệu quả thấp, uy tín trong cộng đồng quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn.
Để góp phần tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề trên, luận án đã lựa chọn tiêu đề: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMVN đã có một số Luận án tiến sĩ hay những công trình nghiên cứu khoa học được công bố dưới dạng đề tài khoa học cấp Bộ, ngành và việc nghiên cứu này được tiếp cận ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Những kết quả nghiên cứu ở các công trình này cũng phần nào được các NHTMVN áp dụng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TQTT của NHTM trong tiến
- 2 -
trình hội nhập. Có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực TQTT thời gian qua là: Nghiên cứu về vấn đề rủi ro của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan(1995) [5] - tác giả đã trình bày một cách tổng quan về những dạng rủi ro mà các NHTM có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế bớt những rủi ro của ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường; Nghiên cứu tổng thể TTQT của tác giả Lại Ngọc Quý(2000) [11] - tác giả đã trình bày một cách tổng quan về những nghiệp vụ TTQT, những tồn tại trong hoạt động TTQT của các NHTMVN, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các nghiệp vụ TTQT của hệ thống NHTMVN; Nghiên cứu môi trường pháp luật trong TTQT của PGS.TS Đỗ Tất Ngọc và một nhóm tác giả (2004) [9] - nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề pháp chế nội địa trong nước và quốc tế có liên quan tới hoạt động TTQT, phân tích thực trạng hoạt động TTQT và môi trường pháp lý cho hoạt động này ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện môi trường luật pháp trong nghiệp vụ TTQT của NHTMVN; Riêng về lĩnh vực nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTQT đã có luận án của tác giả Vũ Thị Thuý Nga (2003) [7] đề cập. Tuy nhiên luận án của tác giả Vũ Thị Thuý Nga mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và mới chỉ đến thời điểm là năm 2003. Trong khi đó thì khối lượng TTQT của NHTMVN lại tập trung phần lớn vào các NHTMNN và đặc biệt là từ năm 2004 đến nay thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập. Vì vậy, trong luận án này tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quát về hoạt động TTQT của NHTM, các nghiệp vụ TTQT, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, các nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, các dạng rủi ro thường gặp trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT của NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMVN thời gian qua và trên cơ sở xem xét, kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMVN thời gian tới.
- 3 -
Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tổng quát về vấn đề hiệu quả TTQT của NHTMVN, do vậy đề tài không bị trùng lắp với các công trình đã công bố trước đó.
3. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thêm lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế của lĩnh vực TTQT, đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
- Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của các NHTMNN ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT
của các NHTMVN thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTQT của các
NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan của bốn NHTM lớn nhất ở Việt Nam là: NH Đầu tư và phát triển Việt Nam, NH Ngoại thương Việt Nam, NH Công thương Việt Nam, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Mốc thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến năm 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, đặc biệt là kết hợp phương pháp định lượng và phương pháp định tính trong nghiên cứu lý luận cũng như trong đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp. Tư duy độc lập trong vận dụng các quan điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, và tiếp cận các trường phái lý thuyết tân cổ điển và các kết quả nghiên cứu của các tác giả luận án và đề tài nghiên cứu ở Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của Luận án
- Về mặt lý luận: Luận án thực hiện vai trò độc lập của mình trong tiếp cận, hệ
thống hoá, góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về lĩnh vực hoạt động
- 4 -
quốc tế của NHTM là TTQT. Trong đó đặc biệt chú trọng làm rõ tiêu chí
đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT về phương diện định lượng và định tính.
- Về mặt nghiên cứu thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động TTQT của NHTMVN thời gian qua, luận án đã chỉ ra rằng mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song những mặt hạn chế cũng không phải là ít và để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO thì không còn con đường nào khác là các NHTMVN phải chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NH mình.
- Về tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu vào thực tiễn: Đề tài đã tổng kết hoạt động thực tiễn, đưa ra những phân tích, nhận định tổng quát về những thành công, tiềm năng, xu thế phát triển hoạt động TTQT của NHTMVN, đồng thời làm rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân ảnh hưởng. Từ cơ sở này có thể tạo cơ hội thuận lợi cho việc vận dụng vào thực tiễn của các NHTMVN và góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong hoạt động nghiên cứu hiện tại ở các NHTMVN.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đã gặp phải một số
những thuận lợi cũng như khó khăn nhất định đó là:
+ Thuận lợi: Tác giả là người làm việc lâu năm trong lĩnh vực NH, nên có điều kiện tìm hiểu một cách sâu sắc và kỹ càng về các mặt hoạt động của NH nói chung, về hoạt động TTQT của NH nói riêng, để từ đó có thể đưa ra những nghiên cứu và kiến nghị thiết thực đối với các NHTM.
+ Khó khăn: Đó là việc thu thập số liệu từ các NHTM, bởi vì hoạt động TTQT là hoạt động hết sức mới mẻ đối với các NHTMVN (trừ NHNTVN đã có hoạt động TTQT từ lâu, còn các NHTM khác chỉ có hoạt động TTQT từ sau năm 1990), số liệu của các NH thường không đồng nhất, không cụ thể và không chi tiết nên rất khó khai thác và so sánh.
7. Kết cấu nội dung luận án
- 5 -
Tên luận án: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Bố cục luận án: Ngoài Phần mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
- 6 -
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM
1.1.1. Khái niệm TTQT
Hoạt động XNK đã có từ ngàn xưa và gắn liền với việc sử dụng các đồng tiền quốc gia khác nhau, nên có liên quan đến vấn đề TTQT. Hình thức thanh toán XNK sơ đẳng nhất là hàng đổi hàng (barter). Khi hai bên đối tác tự thoả thuận về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa trong một giao dịch mua và bán đồng thời. Tiến thêm một mức, mới có NH xuất hiện làm trung gian, chuyển hoá loại tiền này sang loại tiền khác, đại diện cho bên mua thanh toán cho bên bán.
Khi kỹ thuật nghiệp vụ và mạng lưới hoạt động phát triển hơn, NH có thể đại diện cho bên bán yêu cầu bên mua phải trả tiền – giá trị của món hàng đã mua. Đến đây vai trò của NH còn giới hạn ở mức làm dịch vụ giúp hai đối tác không can thiệp vào quyết định mua bán và thanh toán của họ. Là tác nhân chính, hai bên mua bán phải hiểu rõ và tín nhiệm lẫn nhau.
Ngoại thương phát triển, tạo ra khả năng để các đối tác dù chưa hiểu kỹ nhau lắm có thể mua bán với nhau để tạo thị trường và tăng lợi nhuận. Bằng các nghiệp vụ của mình, NH trở thành gạch nối giữa hai bên mua và bán cách xa nhau về mặt địa lý, những hàng rào ngôn ngữ, phong tục tập quán, chưa hiểu rõ nhau, làm ăn sòng phẳng với nhau. NH cung cấp thêm dịch vụ mới: dịch vụ cho mượn uy tín, giúp các đối tác kinh doanh XNK thanh toán mau chóng, thuận lợi, an toàn.
Nghiệp vụ TTQT của NHTM giúp cho đồng vốn chu chuyển liên tục trên phạm vi toàn cầu, qua đó hỗ trợ ngoại thương phát triển không ngừng. Đằng sau các luồng dịch chuyển tài chính đối ứng ngược chiều với luồng dịch chuyển hàng hoá, dịch vụ là sự chuyển động của hệ thống NH luân chuyển
- 7 -
vốn bằng ngoại tệ nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán khách hàng. Phương thức cùng các công cụ thanh toán chỉ là các sản phẩm tài chính để khách hàng tuỳ chọn phù hợp từng nhu cầu cụ thể thoả mãn các tiêu chí: nhanh, gọn, an toàn, rẻ. Trong thực tế khó xác định phương thức thanh toán nào tốt hay quan trọng hơn phương thức nào vì mỗi phương thức đều có ưu, nhược điểm và phương thức ra đời sau tuy có khắc phục bớt nhược điểm nhưng không hề phủ định phương thức trước đó.
TTQT là chức năng NH quốc tế của NHTM. Nó được hình thành và phát triển trên cơ sở sự phát triển ngoại thương của một nước và NHTM được NN giao cho độc quyền làm công tác thanh toán này. Do vậy các giao dịch thanh toán trong ngoại thương đều phải thông qua NH. Đây là nghiệp vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn, ứng dụng công nghệ NH, tạo sự hoà nhập hệ thống NH nội địa vào hệ thống NHTM thế giới, an toàn và hiệu quả đối với NHTM. TTQT làm tăng tính thanh khoản cho NH; thúc đẩy tăng cường quan hệ KT đối ngoại.
TTQT tồn tại là cần thiết, khách quan trong vai trò thúc đẩy giao lưu hàng hoá, tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Nghiên cứu về TTQT thì có rất nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn:
Có quan điểm cho rằng: “TTQT là việc thanh toán giữa các nước với nhau về những khoản tiền nợ lẫn nhau, phát sinh từ các quan hệ giao dịch về KT, tài chính, chính trị, văn hoá..., chủ thể trong TTQT có thể là pháp nhân hoặc Chính phủ các nước”.
Theo Tác giả Lại Ngọc Quý – Luận án tiến sĩ KT (2000), thì: “TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ KT, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức KT quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực KT đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng”[11].
- 8 -
Còn theo Tác giả Vũ Thị Thuý Nga - Luận án tiến sĩ KT (2003), thì: “TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động KT và phi KT giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một Quốc gia vớimột tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan” [7].
Còn theo quan điểm của tác giả thì: “TTQT là việc thực hiện các nghiệp vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ KT, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức KT, giữa các công ty, các cá nhân của các nước với các đối tác của mình trên thế giới để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực KT đôí ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng của các nước có liên quan”.
Một hoạt động thanh toán được coi là TTQT khi có sự di chuyển qua lại các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra, giữa người cư trú và phi cư trú mà kết quả của nó sẽ làm tăng hoặc giảm dự trữ ngoại hối của một nước thì được coi là hoạt động TTQT. Những hướng tiền tệ như vậy gồm các yếu tố đầu vào như: bán hàng hoá ra nước ngoài bằng ngoại tệ; đầu tư vốn ngoại quốc vào trong nước; nước ngoài trả nợ hay lãi phát sinh từ các nghiệp vụ đầu tư ra nước ngoài; vận tải phí, bảo hiểm phí, NH hoặc chi phí hoa hồng khác được trả bằng ngoại tệ; bán tài sản ở nước ngoài, bồi thường chiến tranh và các khoản thanh toán khác của Chính phủ; du lịch, các nghiệp vụ khác nhau về phi mậu dịch. Và các yếu tố đầu ra như: NK bằng tiền nước ngoài; đầu tư vốn vào nước khác bằng ngoại tệ; trả nợ vay và lãi bằng ngoại tệ cho nước vay; thanh toán các loại chi phí về vận tải, bảo hiểm, NH, bồi thường chiến tranh, chuyển tiền cho nước ngoài phát sinh do họ bán tài sản của họ ở nước mình; chi phí về du lịch và phi mậu dịch.
Khác với thanh toán trong nước, TTQT thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền quốc gia này lấy đồng tiền quốc gia khác. Khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, các bên phải đàm phán và thống nhất về ngoại tệ sử dụng trong giao dịch: là đồng tiền của nước người bán, người mua hoặc đồng
- 9 -
tiền của một nước thứ ba. Tiền tệ trong TTQT thường không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới hình thức là các phương tiện thanh toán như điện chuyển tiền, hối phiếu, séc ngoại tệ.
Cơ sở kỹ thuật để thực hiện TTQT là mạng TTQT giữa các thành viên tham gia ở các quốc gia riêng biệt. Hiện nay, phần lớn việc chi trả trong TTQT được thực hiện thông qua mạng SWIFT (chiếm hơn 90% các giao dịch tài chính tiền tệ quốc tế hàng ngày) và các mạng thanh toán khác như chuyển tiền, thanh toán bù trừ châu lục và toàn cầu.
Chứng từ cũng là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong TTQT. Chứng từ là cơ sở để người thụ hưởng có quyền được đòi tiền và là căn cứ để chấp nhận nợ hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ chi trả của mình [11].
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động TTQT
Trong TTQT, hành vi mua bán hay trao đổi hàng hoá và dịch vụ diễn ra giữa các quốc gia khác nhau, do đó nó chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với thanh toán nội địa. Những rủi ro mà thanh toán nội địa thường gặp phải như: lừa đảo, mất khả năng thanh toán… cũng luôn tiềm ẩn trong hoạt động TTQT, nhưng với quy mô và mức độ nguy hiểm hơn nhiều lần. Mặt khác, trong TTQT còn phát sinh một số loại rủi ro khác mà thanh toán nội địa không có như: rủi ro chính trị, rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá… lại càng làm cho hoạt động TTQT trở nên rủi ro hơn. Do những đặc thù riêng này mà hoạt động TTQT bị chi phối bởi nhiều nhân tố:
1.1.2.1. Hoạt động TTQT chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế
Các chủ thể tham gia hoạt động TTQT là các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau. Do có sự khác biệt về địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, luật pháp… nên dễ dẫn đến việc các bên không thống nhất cách hiểu và khả năng xảy ra tranh chấp và rủi ro là rất lớn. Vì vậy, hoạt động TTQT chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau như: Luật quốc tế, tiêu chuẩn pháp lý của nước đối tác... Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc tế. Trong trường hợp xảy ra tranh
- 10 -
chấp, không thể xử lý đơn giản như trong nước mà phải dựa vào những quy định pháp lý chung. Các đối tác tham gia hoạt động TTQT cần thoả thuận với nhau những quy định rõ ràng và bao quát trong phạm vi có hiệu lực pháp lý, nếu muốn, ngay từ đầu nên loại trừ những vấn đề nan giải. Thêm vào đó, một vài nước có những quy định rất đặc biệt về các điều kiện thanh toán và khả năng cung ứng những chứng từ cần thiết, do đó NH và các DN XNK phải tìm hiểu và xem xét kỹ càng, đầy đủ mọi yếu tố để thực thi trôi chảy các nghiệp vụ ngoại thương.
1.1.2.2. Hoạt động TTQT chịu rủi ro cao
Hoạt động TTQT của NH là một trong những hoạt động KT có nhiều rủi ro hơn hết. Một hệ thống NH hoạt động tốt có thể làm giảm bớt tới mức tối thiểu tất cả những rủi ro, ngoại trừ những rủi ro về tai hoạ (như động đất...), những đợt suy thoái lớn về KT trên thế giới... Việc nghiên cứu những rủi ro này không thể tách rời với việc nghiên cứu luật lệ NH, vì mục đích chính của luật lệ NH là bắt buộc các NH phải có thái độ thận trọng đối với các rủi ro. Các rủi ro trong hoạt động TTQT gồm:
* Rủi ro do không hoàn trả tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động NH. Cho vay bao giờ cũng bao gồm rủi ro và xảy ra mất mát. Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như các hoạt động bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại... Rủi ro tín dụng là vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉ ở phạm vi các NH mà cả trong toàn bộ nền KT.
* Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ
Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ là những rủi ro hình thành do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thanh toán, như sự khác biệt giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung L/C, hay việc các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán hoặc trái với điều khoản của UCP500.
- 11 -
- Rủi ro đối với NH mở thư tín dụng (Issuing bank): đó là những rủi ro về tỷ giá, rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản, rủi ro do nhà XK có hành vi lừa đảo, rủi ro do NH mở không hành động đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu...
- Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (Advising bank): đó là rủi ro khi NH thông báo quyết định thông báo nhầm phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì, thì theo thông lệ quốc tế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với bên liên quan.
- Rủi ro đối với NH xác nhận (Confirming bank): đó là khi NH xác nhận không nắm được năng lực tài chính của NH mở mà vội đi xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi cuối cùng NH xác nhận phải nhận trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở do NH mở thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản.
- Rủi ro đối với NH chiết khấu chứng từ (Negotiating bank): đó là rủi ro xảy ra do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà NK từ chối thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà NK từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP.
* Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh
Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.
* Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị thường gặp khi môi trường pháp lý, nền KT của một nước chưa ổn định, thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Trong thực tế những thay đổi này thường khiến các NH và các bên XNK không thể thực hiện được cam kết của mình, làm cho quá trình thanh toán bị ngưng trệ thậm chí bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên.
* Rủi ro lãi suất
- 12 -
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà NH phải chịu khi có các khoản cho vay hoặc nợ theo lãi suất cố định, do diễn biến lãi suất về sau gây ra.
* Rủi ro hối đoái
Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của KT và chính trị của một đất nước.
* Rủi ro mất khả năng thanh toán
Rủi ro mất khả năng thanh toán là rủi ro riêng có của NH và liên quan đến sự sống còn của NH. Nó thường là hậu quả của một hay nhiều rủi ro nói trên xảy ra mà NH không lường trước được. Mặc dù khó nhận ra một cách chính xác được nguyên nhân của những vụ phá sản NH, song lịch sử của hàng loạt các vụ phá sản NH lại cho thấy các điều kiện mất khả năng thanh toán của NH cũng là một trong số những nguyên nhân góp phần rất quan trọng. Một NH hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán tức là đáp ứng được các nhu cầu thanh toán hiện tại, đột xuất khi có vấn đề nảy sinh và đáp ứng được khả năng thanh toán trong tương lai. Khi NH thiếu khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết một cách kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Khi NH thừa khả năng thanh toán sẽ dẫn đến đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của NH giảm.
* Rủi ro uy tín
Là rủi ro dư luận đánh giá xấu về NH, gây khó khăn nghiêm trọng cho
NH trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ NH.
Ngoài những rủi ro cơ bản nêu trên, trong hoạt động của NH còn chịu những rủi ro do biến động của thiên nhiên mang lại như: thiên tai, hoả hoạn, động đất hoặc các rủi ro như lừa đảo, trộm cắp, tham nhũng… làm thiệt hại hay phá huỷ các tài sản của NH. Các rủi ro này xảy ra cũng gây mất mát, thiệt hại không nhỏ cho NH.
Tóm lại, trong hoạt động TTQT có nhiều yếu tố có thể gây bất lợi cho cả NH và DN. Đó là sự biến động của các yếu tố trong sản xuất, trong thương
- 13 -
mại, các yếu tố về con người, phong tục, tập quán, biến động về chính trị... Tổng những thiệt hại này vượt xa số vốn dành cho một khoản đầu tư nào đó do hậu quả tài chính của nợ. Những rủi ro này sẽ đưa DN đến chỗ khó khăn thậm chí dẫn đến phá sản. Khi đó sẽ kéo theo những khó khăn cho NH cung cấp tín dụng cho DN. Nghiên cứu các loại rủi ro NH sẽ giúp đưa ra những biện pháp nhằm hạ thấp rủi ro. Một hệ thống NH hoạt động tốt có thể làm giảm bớt tới mức tối thiểu tất cả những khả năng rủi ro, ngoại trừ những rủi ro về tai hoạ như động đất, những đợt suy thoái lớn về KT trên thế giới...
1.1.2.3. Hầu hết các giao dịch TTQT đều tách rời giữa khâu thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá
Trong các giao dịch TTQT, việc thanh toán tiền không diễn ra đồng thời với việc giao hàng.
1.1.2.4. Đồng tiền sử dụng trong thanh toán có thể là nội tệ hay ngoại tệ
Trong quan hệ TTQT, các bên đối tác cùng quan tâm đến những vấn đề có lợi nhất cho mình, bởi vậy các bên phải tiến hành đàm phán về những vấn đề như: điều kiện tiền tệ, điều kiện đảm bảo hối đoái, điều kiện về thời gian thanh toán. Khác với thanh toán nội địa, TTQT thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động của tiền tệ, sự bất ổn chính trị của một quốc gia, do vị trí địa lý của các bên tham gia cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng thanh toán của con nợ. Do vậy, các nghiệp vụ đảm bảo, bảo lãnh của NH, hoạt động tín dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế ra đời như là một yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ cho hoạt động TTQT.
1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.3.1. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
Trên thế giới mỗi quốc gia đều có những đặc điểm tự nhiên, KT, xã hội riêng biệt. Do vậy, mỗi nước có những lợi thế riêng để sản xuất ra những hàng hoá mà các nước khác không thể sản xuất ra được hoặc sản xuất ra với chi phí sản xuất cao hơn. Trên cơ sở đó phân công lao động quốc tế được hình thành và ngày càng phát triển, các hoạt động buôn bán trao đổi giữa các quốc
- 14 -
gia ngày càng đa dạng phong phú. Hơn thế nữa, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận các luồng tư bản từ nước này sang nước khác đan xen chồng chéo lên nhau với một tốc độ dày đặc. Quá trình tiến hành các hoạt động trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Dẫn đến nhu cầu thực hiện các hoạt động TTQT.
TTQT là một khâu rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương. Thông qua hoạt động TTQT, các luồng hàng hoá và dịch vụ được chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác và kéo theo nó là sự di chuyển luồng tiền giữa các quốc gia. TTQT đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
TTQT là điều kiện để thúc đẩy hàng hoá phát triển. Thông qua hoạt động TTQT, các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hoá, dịch vụ. Điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, lưu thông hàng hoá dịch vụ được thông suốt. Vì vậy, không có hoạt động TTQT phát triển thì sản xuất và lưu thông hàng hoá không thể phát triển được.
Thông qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, TTQT có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và DN, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành của nền KTQD.
TTQT là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ KT đối ngoại của đất nước. Hoạt động TTQT đã khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối đa cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành KT mũi nhọn, nâng cao NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy các nhân tố phát triển theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền KTQD.
Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nên mạng lưới TTQT ngày càng được mở rộng, đồng thời