Download Luận án Tài chính ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – Vai trò của phát triển tài chính
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
LA được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu tác động của tình trạng HCTC đến HVĐT của các DN tại khu vực Châu Á. Bên cạnh đó, LA còn nghiên cứu vai trò của PTTC thông qua HCTC và lựa chọn nguồn tài trợ tác động đến hành vi đầu tư của các DN thuộc các QG trong mẫu. Với mục tiêu nghiên cứu như trên, LA tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
– Thứ nhất, nghiên cứu tác động của Hạn chế tài chính đến hành vi đầu tư của các DN hoạt động tại các QG thuộc Châu Á.
– Thứ hai, nghiên cứu vai trò của phát triển tài chính thông qua HCTC tác động đến hành vi đầu tư của các DN hoạt động tại các QG thuộc Châu Á.
– Thứ ba, nghiên cứu vai trò của PTTC thông qua lựa chọn nguồn tài trợ tác động đến hành vi đầu tư của các DN hoạt động tại các QG thuộc Châu Á.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, LA lần lượt trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Với mục tiêu thứ nhất, câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
– Câu hỏi nghiên cứu 1: HCTC có ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của các DN thuộc Châu Á hay không?
– Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của HCTC đến hành vi đầu tư có sự khác biệt giữa các TT khác nhau thuộc Châu Á hay không và tác động này trầm trọng nhất ở nhóm TT nào trong ba nhóm TT: TTPT, TTMN và TTCB?
Với mục tiêu thứ hai, câu hỏi nghiên cứu như sau:
– Câu hỏi nghiên cứu 3: PTTC có tác động đến HVĐT của các DN thuộc các QG tại Châu Á thông qua HCTC hay không?
Với mục tiêu thứ ba, câu hỏi nghiên cứu như sau:
– Câu hỏi nghiên cứu 4: PTTC có tác động đến thứ tự ưu tiên khi lựa chọn nguồn tài trợ để thực hiện QĐĐT của các DN thuộc các QG tại Châu Á hay không?
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Refinitive Eikon, bao gồm các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của các DN, giá chứng khoán và số lượng cổ phần lưu hành hàng năm. Ngoài ra, dữ liệu đo lường PTTC được tác giả thu thập từ IMF. Qua quá trình xử lý, bộ dữ liệu được tác giả sử dụng trong LA gồm 196.133 quan sát DN – năm của 18.837 DN phi tài chính niêm yết tại 14 QG Nhật Bản, Singapore, HongKong, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh và VN hoạt động liên tục trong giai đoạn 2008 – 2020.
Nhằm khắc phục nhược điểm của các phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, LA tiến hành kiểm định thông qua tiếp cận mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn dạng bảng Panel Smooth Transition Regression (PSTR) được đề xuất bởi González & cộng sự (2017) để thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
1.6. Đóng góp của Luận án
• Về mặt lý luận:
Theo hiểu biết của tác giả, LA là công trình nghiên cứu đầu tiên ở VN hệ thống hoá khá đầy đủ cơ sở lý thuyết về HCTC bao gồm các quan điểm về HCTC, các nguyên nhân của HCTC và thước đo HCTC. Bên cạnh đó, LA cũng trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến PTTC và các thước đo PTTC để làm cơ sở xây dựng mô hình và đo lường biến trong nghiên cứu thực nghiệm.
Thêm vào đó, có hai khiếm khuyết quan trọng của TT làm gia tăng tình trạng HCTC cho các DN nhưng LTTTPH lại bỏ qua đó là tác động bất lợi của TTBCXTT trong TT nợ và lý thuyết này cho rằng, QĐTT chỉ phụ thuộc vào nhu cầu huy động vốn của DN. Trong khi thực tế lại không đúng như vậy và LA đã cung cấp được bằng chứng cho thấy khiếm khuyết thứ hai của lý thuyết này khi phát hiện những xung đột từ phía cung ứng vốn thông qua mức độ PTTC có thể giải thích cho sự khiếm khuyết của LTTTPH. Đây có thể là một đóng góp của LA về cơ sở lý luận liên quan đến LTTTPH.
• Về mặt học thuật:
Thứ nhất, LA bổ sung bằng chứng thực nghiệm về vai trò của PTTC ở khía cạnh vi mô tại các DN, và cụ thể là vai trò của PTTC ảnh hưởng đến HĐĐT của các DN, từ đó đóng góp bằng chứng vào dòng nghiên cứu về chủ đề này. Liên quan đến chủ đề PTTC, hầu như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ mới tập trung vào vai trò vĩ mô của PTTC đối với tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, theo tìm hiểu chủ quan của tác giả, hiện có khá ít nghiên cứu đánh giá vai trò của PTTC đối với các hoạt động cũng như các quyết định tài chính của DN. Việc LA phát hiện được vai trò của PTTC trong việc giảm thiểu HCTC thông qua kiểm soát các vấn đề đại diện, TTBCXTT, … giúp quá trình truyền dẫn vốn trở nên hiệu quả hơn, từ đó giúp các DN dễ dàng huy động nguồn tài trợ từ TT, đã khẳng định PTTC không chỉ có vai trò đối với tăng trưởng kinh tế mà còn giúp làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của HCTC đến đầu tư ở cấp độ DN. Đây là một trong những đóng góp quan trọng về mặt học thuật của chủ đề này.
Thứ hai, LA bổ sung bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của HCTC và PTTC đến sự phá vỡ trật tự phân hạng khi thực hiện QĐTT của các DN hoạt động tại ba nhóm TT với mức độ phát triển khác nhau, bao gồm nhóm TTPT, nhóm TTMN và nhóm TTCB tại Châu Á.
Thứ ba, LA bổ sung bằng chứng vào chuỗi các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề ảnh hưởng của HCTC đến HĐĐT của các DN dựa trên mẫu lớn gồm 18.837 DN của 14 QG Châu Á. Trong bối cảnh các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề này ở các QG phát triển hoặc một nhóm nhỏ các QG Châu Á, thì với mẫu nghiên cứu của LA đã tạo ra sự khác biệt cũng như điểm mới về phạm vi nghiên cứu. Với mẫu có quy mô lớn như vậy, tác giả kỳ vọng sẽ giúp cho việc thông đạt kết quả về sự tồn tại của tình trạng HCTC ở các DN hoạt động tại các QG Châu Á đảm bảo được tính đại diện cao và gia tăng độ tin cậy nhiều hơn cho kết quả nghiên cứu.
• Về mặt thực tiễn:
LA đã tìm thấy bằng chứng về sự khác nhau trong HVĐT của các DN dưới tác động của HCTC thuộc các QG Châu Á trong đó có VN. Bằng chứng này có những ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn như giúp các DN hiểu rõ hơn ảnh hưởng của HCTC đến HVĐT của các DN, giúp ban quản trị DN có thể xây dựng cho mình những chiến lược quản trị tài chính phù hợp, nhằm tối đa hoá giá trị DN. Kết quả nghiên cứu cũng kỳ vọng sẽ trợ giúp các nhà hoạch định chính sách VN trong việc thiết kế một khung chính sách hoàn chỉnh, cho phép các NH có thể cho vay có đảm bảo nhằm khuyến khích cấp tín dụng và hỗ trợ phát triển TTTC trong nước cũng như cải thiện tính cạnh tranh giữa các DN. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách VN xây dựng một khung chính sách pháp lý vững vàng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo lập, thừa nhận và cưỡng chế trái quyền của chủ nợ đối với các động sản và bất động sản vì hình thức cho vay đảm bảo bằng tài sản cố định (TSCĐ) mang lại nhiều lợi ích về kinh tế – xã hội như làm tăng lượng tín dụng và giảm nhu cầu của chủ nợ trong việc khởi động trình tự, thủ tục phá sản để thu hồi các khoản thanh toán. Vì các DN bị HCTC có thể không sở hữu nhiều TSCĐ để thế chấp nhằm có thể huy động được NVBN từ các chủ nợ, những biện pháp cải tiến tài chính như chứng khoán hoá khoản phải thu nên được khuyến khích ở các nước Châu Á.
Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu, đề tài còn cung cấp thêm những bằng chứng về ảnh hưởng của HCTC đến HVĐT của các DN ở các QG Châu Á. Khác với các nghiên cứu trước đây, LA thực hiện phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn dạng bảng Panel Smooth Transition Regression – PSTR được phát triển bởi Gonzalez, Terasvirta, Dijk (2005) là một trường hợp tổng quát của mô hình hồi quy ngưỡng dạng bảng Panel Threshold Regression – PTR được phát triển bởi Hansen (1999) để kiểm định ảnh hưởng của HCTC đến HVĐT của các DN thuộc các QG Châu Á. Do đó, LA kỳ vọng sẽ cung cấp cho các học giả, các nhà hoạch định chính sách một cách thức tiếp cận mới để phân tích ảnh hưởng của HCTC đến HVĐT của các DN.
• Những điểm mới của Luận án:
LA cung cấp một số điểm mới như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy có sự không đồng nhất về mức độ tác động của HCTC đến HĐĐT của DN tại các QG thuộc các nhóm TTPT khác nhau ở Châu Á thông qua việc phân tích chi tiết hơn trên từng nhóm TT khác nhau, cùng với các đặc điểm riêng của từng DN (mức độ ĐBTC, CHĐT). Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy HCTC tồn tại và nghiêm trọng nhất ở các DN thuộc TTCB. Dưới tác động của HCTC, các DN sẽ phải cắt giảm đầu tư để trang trải chi phí hoạt động (CPHĐ) vì DN khó có thể tiếp cận với các NVBN. Chính vì vậy, việc nhận biết sự tồn tại của HCTC có ý nghĩa quan trọng trong việc ra và thực hiện các quyết định tài chính ở góc độ DN, đặc biệt là đối với các DN có dòng tiền nội bộ thấp và ĐBTC cao. Khi nhận thấy độ nhạy cảm quá mức của đầu tư với dòng tiền biểu hiện cho tình trạng HCTC trong tương lai, các DN cần cẩn trọng khi thực hiện QĐĐT.
Thứ hai, LA cung cấp kết quả nghiên cứu mới khi cho thấy phát triển TCTC và phát triển TTTC phát huy vai trò với mức độ khác nhau đối với HCTC ở các nhóm TT khác nhau tại Châu Á. Đối với TTCB, kết quả nghiên cứu cho thấy, so với phát triển TCTC thì phát triển TTTC sẽ giữ vai trò quan trọng hơn trong việc làm giảm bớt ảnh hưởng của HCTC đến HĐĐT của các DN. Kết quả này hàm ý rằng, đối với các QG thuộc TTCB, nếu TTTC phát triển, chính việc thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài đã giúp làm giảm tình trạng HCTC của các DN trong nước. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài còn có thể hỗ trợ quản trị DN trong nước tốt hơn, điều này có thể gián tiếp làm giảm chênh lệch giữa chi phí sử dụng NVNB và chi phí sử dụng NVBN, từ đó, một lần nữa làm giảm thiểu tình trạng HCTC cho các DN trong nước.
Thứ ba, LA cung cấp kết quả nghiên cứu mới thông qua việc tìm thấy hai nguyên nhân làm phá vỡ sự tuân thủ trật tự phân hạng khi ra QĐTT đó là do tình trạng HCTC của các DN và mức độ PTTC của QG. Cụ thể như sau:
(i) Ở nhóm TTCB, HCTC là nguyên nhân phá vỡ trật tự phân hạng khi ra QĐTT. Các DN thuộc nhóm TT này vì đối mặt với HCTC nghiêm trọng, buộc phải phát hành VCP vì họ không tiếp cận được với TT nợ. Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của phát triển TTTC trong việc cung cấp thêm một kênh huy động vốn hiệu quả cho các DN khi phải đối mặt với HCTC.
(ii) Ở nhóm TTPT, PTTC đã làm phá vỡ nguyên tắc trật tự phân hạng khi ra QĐTT của các DN. Đối với các DN có mức độ ĐBTC còn thấp, thay vì sử dụng NVNB, các DN lại huy động nguồn nợ vay bên ngoài để tài trợ cho các CHĐT nhằm tận dụng các lợi thế từ việc vay nợ. Tuy nhiên, khi mức độ nợ vượt ngưỡng, các DN sẽ giảm mức độ ĐBTC nhằm cân bằng lợi ích và chi phí khi vay nợ và phụ thuộc nhiều hơn vào NVNB.
Cuối cùng, với những hạn chế trong phương pháp hiện tại (Pooled-OLS, FEM, REM, GLS, GMM), điểm mới tiếp theo của LA thể hiện ở phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên mẫu lớn các QG Châu Á. LA sử dụng phương pháp PSTR được phát triển bởi González & cộng sự (2017) đã khắc phục nhược điểm của các phương pháp trên bằng cách cho hệ số hồi quy biến đổi theo một hàm liên tục được xác định dựa trên biến chuyển tiếp. Vì biến chuyển tiếp được xác định theo từng đối tượng và thời gian cụ thể, nên phương pháp này cho phép xác định các hệ số hồi quy riêng theo đối tượng và theo thời gian. Phương pháp này vừa đảm bảo kết quả hồi quy phản ánh chính xác hơn khi dữ liệu có sự thay đổi về mức độ HCTC của các quan sát trong mẫu, đồng thời thực hiện được mục tiêu nghiên cứu phân tích chi tiết cho từng nhóm TT, từng QG và thậm chí từng DN trong mẫu nghiên cứu.
1.7. Bố cục của Luận án
Kết cấu của LA gồm:
− Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này, LA giới thiệu chung về sự cần thiết của nghiên cứu, từ đó cho thấy khoảng trống nghiên cứu về HCTC và PTTC liên quan đến QĐĐT và QĐTT của các DN thuộc Châu Á. Bên cạnh đó, nội dung chương còn trình bày mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của LA.
− Chương 2: Khung lý thuyết – Tổng quan các nghiên cứu trước và xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Chương này của LA trình bày hai nội dung chính. Thứ nhất, trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến QĐĐT, HCTC, PTTC. Thứ hai, trình bày các bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến HCTC, PTTC, QĐĐT và QĐTT.
− Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, LA tập trung xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả biến, đồng thời trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
− Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, LA trình bày và thảo luận về các kết quả của nghiên cứu.
− Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Chương này trình bày kết luận về các kết quả nghiên cứu đạt được, những hạn chế của LA và hướng nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, còn trình bày một số khuyến nghị chính sách dựa trên những kết quả của LA.
LA02.350_Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – Vai trò của phát triển tài chính