Ảnh hưởng của đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam (LA05.029)
Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những luận điểm mới như sau:
Một là, kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý khai thác cảng, các nhà đầu tư khai thác cảng container có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về đặc tính cảng tác động đến hiệu quả khai thác cảng container. Từ đó giúp các doanh nghiệp kinh doanh cảng container nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu vững chắc trong tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng như giúp các nhà đầu tư vào lĩnh vực cảng biển container thành công hơn khi quyết định đầu tư. Đây là một đóng góp mới về mặt học thuật vì hầu như các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chỉ tập trung đánh giá dựa trên thực trạng và quy hoạch cảng biển của Chính Phủ.
Hai là, kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung và làm rõ thêm khung nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu về hiệu quả khai thác cảng container từ các nghiên cứu trước đó (Vương Toàn Thuyên, 1994; Liu, 2009; Notteboom, 2011; Joana Coeloho, 2013; Vitor, 2012, 2014).
Ba là, kết quả nghiên cứu khẳng định nhóm yếu tố thuộc đặc tính cảng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng contianer cụ thể là yếu tố Vị trí cảng (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Notteboom, 2011; Chou, 2010; Onut, 2011; Murphy và công sự, 1991; Cheo, 2007; Hung, 2010; Tongzon và cộng sự, 1995, 2007, 2009; Joana Coeloho và cộng sự, 2013; Vitor, 2012, 2014; ChienChang Chou, 2009; Raimonds Aronietis và cộng sự, 2010) cơ sở vật chất hạ tầng (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Tongzon & Heng, 2002, 2005; Gordon Wilmsmeier và cộng sự, 2006; Raimonds Aronietis và cộng sự, 2010; Notteboom, 2011; Gordon Wilmsmeier và công sự, 2006; Joana Coeloho và cộng sự, 2013) khả năng kết nối nội địa (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Yap & Notteboom, 2000, 2011); Juang và Roe, 2010; Tongzon, 2002; Wiegmans, 2003; Gordon Wilmsmeier và công sự, 2006; Vitor, 2014; Woo et al., 2011; Bichou e Gray, 2004; Joana Coeloho và cộng sự, 2013) tính năng động của cảng (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Van Der Horst and De Langen, 2008; Vitor Caldeirinha, 2012; Gordon Wilmsmeier và công sự, 2006; J. Augusto Felicio, 2011.) khả năng thu hút (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Wang and Cullinane, 2006; Gordon Wilmsmeier và công sự, 2006; J. Augusto Felicio, 2011; Song e Yeo, 2004; Vitor, 2012, 2014.) tổ chức hoạt động và dịch vụ logistics cảng (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Carbone and De Martino, 2003; Panayedes and Song, 2009; Cachon and Fisher, 2000; Zhao et al., 2002; Liu et al, 2009; Bichou e Gray, 2004; Robinson, 2002; Vitor, 2014; Tongzon & Heng, 2005; Chien Chang Chou, 2009; Raimonds Aronietis, 2010.)
Bốn là, kết quả nghiên cứu còn khẳng định và phát triển thêm thang đo hiệu quả khai thác cảng container cho khai thác cảng container Việt Nam như hài lòng khách hàng (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Robinson, 2002); Tongzon, 2008; Liu, 2009; Chang Y &at al, 2008; Gordon Wilmsmeier và công sự, 2006; Vitor Caldeirinha, 2014; Soner Esmer, 2008.) năng suất và hiệu suất cảng ( kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu Vương Toàn Thuyên, 1997; Nguyễn Văn Khoảng, 2012; Jose L. Tongzon, 1994; Raimonds Aronietis và cộng sự, 2010; Chien Chang Chou, 2010; Acochrane, 2008; Turner, 2004; Tongzon, 2009; Vitor, 2014; Notteboom, 2000.)
Năm là, kết quả nghiên cứu thảo luận và đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác cảng container, chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khai thác cảng và giúp các nhà đầu tư cảng có một chiến lược đúng đắn khi đầu tư khai thác và kinh doanh dịch vụ cảng container.
Sáu là, bổ sung và làm giàu kiến thức mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố thuộc đặc tính của cảng container và hiệu quả khai thác cảng container. Hệ thống kiến thức này sẽ phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từ đó có thể vận dụng vào đầu tư, kinh doanh dịch vụ cảng container ở Việt Nam.
Bảy là, luận án đã đưa ra các hàm ý quản trị và khả thi giúp các nhà quản trị lập kế hoạch đầu tư, khai thác cảng container hiệu quả tại Việt Nam và hoạch định quy hoạch cảng container trong giai đoạn mới.
LA05.029_Ảnh hưởng của đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam
i
Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn
MỤC LỤC
Mục lục ........................................................................................................................i Danh mục chữ viết tắt..............................................................................................vi Danh mục bảng ...................................................................................................... viii Danh mục hình...........................................................................................................x Tóm tắt ......................................................................................................................xi Abstract ....................................................................................................................xii Trang thông tin về những đóng góp mới của luận án ........................................ xiii Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1
1.1 Vấn đề nghiên cứu.................................................................................................1
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu...........................................................................................1
1.1.2 Lý do nghiên cứu ...............................................................................................3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án ..........................................................................5
1.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................10
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................10
1.4.2 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................10
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................10
1.5 Ý nghĩa đóng góp mới của luận án .....................................................................10
1.5.1 Ý nghĩa về mặt lý luận .....................................................................................10
1.5.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn ..................................................................................11
1.6 Kết cấu của nghiên cứu .......................................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................13
2.1 Tổng quan cảng container ...................................................................................13
2.1.1 Khái niệm cảng container.................................................................................13
ii
2.1.2 Phân loại...........................................................................................................14
2.1.3 Cấu trúc của cảng container .............................................................................15
2.2 Đặc tính cảng container ......................................................................................17
2.2.1 Khái niệm đặc tính cảng...................................................................................17
2.2.2 Các công trình nghiên cứu đặc tính cảng .........................................................19
2.2.3 Các thành phần đặc tính cảng...........................................................................22
2.3 Hiệu quả khai thác cảng container ......................................................................30
2.3.1 Khái niệm .........................................................................................................30
2.3.2 Các công trình nghiên cứu hiệu quả khai thác cảng ........................................31
2.4 Mối quan hệ giữa đặc tính cảng và hiệu quả khai thác cảng container ..............39
2.5 Mô hình lý thuyết đề xuất nghiên cứu ................................................................42
2.5.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ......................................................................42
2.5.2 Cơ sở vật chất hạ tầng cảng..............................................................................42
2.5.3 Vị trí cảng container.........................................................................................44
2.5.4 Khả năng kết nối nội địa ..................................................................................45
2.5.5 Tính năng động ................................................................................................47
2.5.6 Khả năng thu hút ..............................................................................................48
2.5.7 Tổ chức hoạt động và dịch vụ logistics............................................................49
2.5.8 Hiệu quả khai thác cảng container ...................................................................50
2.5.9 Sự hài lòng khách hàng cảng container............................................................51
2.5.10 Năng suất và hiệu suất cảng ...........................................................................52
2.5.11 Hoạt động khai thác cảng...............................................................................53
2.5.12 Mô hình nghiên cứu đề xuất...........................................................................54
2.6 Kết luận chương: .................................................................................................61
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................63
3.1 Quy trình nghiên cứu và kế hoạch thực hiện ......................................................63
3.1.1 Quy trình phát triển thang đo các thành phần khái niệm .................................63
3.1.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................................66
3.2 Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................69
iii
3.2.1 Nghiên cứu định tính để phát triển các thang đo .............................................69
3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ để đánh giá các thang đo ..................................71
3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức...................................................................72
3.3 Thang đo các khái niệm ......................................................................................73
3.3.1 Nghiên cứu tài liệu xác định thang đo các khái niệm ......................................73
3.3.1.1 Cơ sở vật chất hạ tầng ...................................................................................74
3.3.1.2 Vị trí cảng......................................................................................................75
3.3.1.3 Năng lực kết nối nội địa ................................................................................76
3.3.1.4 Tính năng động của cảng ..............................................................................77
3.3.1.5 Khả năng thu hút ...........................................................................................77
3.3.1.6 Tổ chức hoạt động và dịch vụ logistics.........................................................78
3.3.1.7 Hiệu quả khai thác cảng container ................................................................79
3.3.1.8 Sự hài lòng khách hàng cảng container ........................................................81
3.3.1.9 Năng suất và hiệu suất cảng ..........................................................................81
3.3.1.10 Hoạt động khai thác cảng ............................................................................82
3.3.2 Nghiên cứu định tính phát triển thang đo ........................................................83
3.3.3 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ để đánh giá thang đo............................84
3.3.3.1 Mô tả nghiên cứu định lượng sơ bộ ..............................................................84
3.3.3.2 Mô tả mẫu cho định lượng sơ bộ ..................................................................86
3.3.3.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo............................................................87
3.3.3.4 Kết quả EFA cho từng thành phần giá trị thang đo ......................................89
3.3.3.5 Kết quả đánh giá giá trị thang đo chung cho các thành phần .......................91
3.4 Kết luận chương .................................................................................................96
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................97
4.1 Phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................97
4.1.1 Chọn mẫu nghiên cứu ......................................................................................97
4.1.2 Mô tả mẫu cho định lượng chính thức .............................................................98
4.2 Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu......................................................98
4.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha ...............100
iv
4.4 Đánh giá thang đo các khái niệm bằng phương pháp phân tích EFA...............102
4.5 Kiểm định thang đo các khái niệm bằng CFA ..................................................109
4.5.1 Thang đo tổ chức hoạt động dịch vụ Logistics cảng container......................109
4.5.2 Thang đo khả năng thu hút của cảng container..............................................110
4.5.3 Thang đo vị trí cảng container .......................................................................111
4.5.4 Thang đo cơ sở vật chất hạ tầng cảng container ............................................111
4.5.5 Thang đo tính năng động cảng container .......................................................113
4.5.6 Thang đo hài lòng khách hàng cảng container...............................................113
4.5.7 Thang đo hoạt động khai thác cảng container................................................114
4.5.8 Thang đo năng suất hiệu suất cảng container ................................................114
4.6 Kiểm định mô hình đo lường tới hạn ................................................................114
4.6.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................... 115
4.6.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo.......................................................................... 115
4.6.3 Kiểm định giá trị hội tụ ..................................................................................116
4.6.4 Tính đơn nguyên ............................................................................................ 118
4.6.5 Giá trị phân biệt.............................................................................................. 119
4.7 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................122
4.7.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu......................................................................122
4.7.2 Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap ..............................124
4.7.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ...................................................................125
4.8 Phân tích kết quả định tính chính thức..............................................................129
4.8.1 Mẫu đặc trưng đáp ứng viên chuyên gia ........................................................129
4.8.2 Đối với kết quả nghiên cứu định tính chính thức được chấp nhận ................129
4.8.3 Đối với kết quả nghiên cứu định tính chính thức bị bác bỏ ...........................131
4.9 Kết luận chương ................................................................................................131
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ..........................................133
5.1 Kết luận nghiên cứu ..........................................................................................133
5.1.1 Kết quả xây dựng và phát triển thang đo khái niệm ......................................133
5.1.2 Kết quả đề xuất mô hình lý thuyết .................................................................139
v
5.2 Hàm ý quản trị đối với các nhà quản lý kinh doanh dịch vụ cảng container ....140
5.2.1 Lựa chọn đặc tính vị trí để đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác cảng
container nhằm đạt được hiệu quả khai thác, nâng cao năng lực cạnh tranh..........140
5.2.2 Xây dựng các chính sách để tăng đặc tính tính năng động của cảng nhằm tăng hiệu quả khai thác cảng. ..........................................................................................143
5.2.3 Có chính sách đầu tư xây dựng, mở rộng đẩy mạnh đặc tính khả năng kết nối nội địa của cảng.......................................................................................................144
5.2.4 Đầu tư xây dựng và phát triển đặc tính hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cảng
container ..................................................................................................................146
5.2.5 Quan tâm phát triển đặc tính khả năng thu hút của cảng ...............................147
5.2.6 Xây dựng chính sách và kế hoạch nhằm nâng cao đặc tính tổ chức tốt hoạt
động dịch vụ logistics của cảng ..............................................................................149
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. ..........................................................151
Kết luận chung .......................................................................................................152
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .....................154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................155
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải Ý nghĩa
AMOS Analysis Moment of Structures Phân tích cấu trúc mô măng ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long Đồng Bằng Sông Cửu Long CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CMIT Cai Mep International Terminal Cảng container quốc tế Cái Mép CFS Container Freight Station Trạm gửi hàng lẻ
CFI Comparatrive Fit Index Chỉ số thích hợp so sánh
Dactinh Đặc tính Đặc tính
DEA Data Envelopment Analysis Phương pháp mô hình bao số liệu
ĐH GTVT TP.HCM
Trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
Trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
DWT Dead Weight Tonnage Tấn trọng tải chết
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GDP Gross Domestics Product Tổng sản phẩm quốc nội GRT Gross Register Tonnage Tổng trọng tải đăng kiểm
GFI Goodness of Fit Index Chỉ số thống kê trong phân tích
HS Hiệu suất Hiệu suất Hatang Hạ tầng Hạ tầng HL Hài lòng Hài lòng HD Hoạt động Hoạt động Hieuqua Hiệu quả Hiệu quả
ICD Inland Clearance Depot Điểm thông quan nội địa
KMO Kaiser-Meyer-Olkin Chỉ số kiểm định KNTH Khả năng thu hút Khả năng thu hút LOG Logistics Logistics
NRT Net Register Tonnage Trọng tải đăng kiểm tịnh
Nangdong Năng động Năng động
NS Năng suất Năng suất
NSHS Năng suất hiệu suất Năng suất hiệu suất
Noidia Nội địa Nội địa
MTMM Multitrait –. Multimethod Đa khái niệm đa phương pháp ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PAF Principal Axis Factoring Phương pháp trích nhân tố PCA Principal Component Analysis Phân tích thành phần chính SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính
vii
SE Standard error Sai lệch chuẩn
SFA Stochastic Frontier Analysis Phương pháp biên ngẫu nhiên
SPSS Statistical Package for the Social
Sciences
RMSEA Root Mean Square Erro
Approximation
Phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê
Chỉ số trong phân tích đánh giá
CFA
TCIT Tan Cang International Terminal Cảng container quốc tế Tân Cảng
TOD Terminal of Origin Destination Cảng đầu mối
TEU Twenty Equipvalent Unit Đơn vị đo lường = 1 container 20
TLI Tucker and Levis Index Chỉ số phù hợp mô hình
TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh Thành Phố Hồ Chí Minh
UNCTAD United Nations Conference On
Trade And Development
Hội nghị Liên Hiệp Quốc
VLA Vietnam Logistics Association Hiệp Hội Dịch Vụ Logistics Việt
Nam
VLR Vietnam Logistics Review Tạp chí logistics Việt Nam
VLI Vietnam Logistics institute Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam
VPA Vietnam Port Association Hiệp hội cảng biển VN
Vitri Vị trí Vị trí
VICT Vietnam International Container
Terminal
Cảng container quốc tế Việt Nam
VN Việt Nam Việt Nam
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tổng hợp một số mô hình đặc tính cảng ...................................................27
Bảng 2.2 Tổng hợp một số mô hình hiệu quả khai thác cảng ...................................37
Bảng 2.3 Thang đo khái niệm cơ sở vật chất hạ tầng cảng.......................................43
Bảng 2.4 Thang đo khái niệm vị trí cảng ..................................................................45
Bảng 2.5 Thang đo khái niệm khả năng kết nối nội địa............................................46
Bảng 2.6 Thang đo khái niệm tính năng động của cảng ...........................................47
Bảng 2.7 Thang đo khái niệm khả năng thu hút của cảng ........................................48
Bảng 2.8 Thang đo khái niệm tổ chức hoạt động và dịch vụ logistics cảng.............49
Bảng 2.9 Thang đo khái niệm sự hài lòng khách hàng của cảng..............................52
Bảng 2.10 Thang đo khái niệm năng suất và hiệu suất của cảng..............................53
Bảng 2.11 Thang đo khái niệm hoạt động khai thác cảng ........................................54
Bảng 2.12 Tổng kết lý thuyết nghiên cứu .................................................................55
Bảng 3.1 Thang đo khái niệm cơ sở vật chất hạ tầng ...............................................74
Bảng 3.2 Thang đo khái niệm vị trí cảng container ..................................................75
Bảng 3.3 Thang đo khái niệm khả năng kết nối nội địa............................................76
Bảng 3.4 Thang đo khái niệm tính năng động của cảng ...........................................77
Bảng 3.5 Thang đo khái niệm khả năng thu hút của cảng ........................................78
Bảng 3.6 Thang đo khái niệm tổ chức hoạt động và dịch vụ logistics cảng.............79
Bảng 3.7 Thang đo khái niệm sự hài lòng khách hàng của cảng..............................81
Bảng 3.8 Thang đo khái niệm năng suất và hiệu suất của cảng................................82
Bảng 3.9 Thang đo khái niệm hoạt động khai thác của cảng....................................82
Bảng 3.10 Thống kê mẫu nghiên cứu sơ bộ..............................................................86
Bảng 3.11 Kết quả Cronbach’s Alpha tổng quát trong phân tích sơ bộ ...................87
Bảng 3.12 Kết quả Cronbach’s Alpha các thành phần trong phân tích sơ bộ ..........87
Bảng 3.13 Kết quả EFA cho thang đo hài lòng khách hàng cảng ............................90
Bảng 3.14 Kết quả EFA cho thang đo năng suất hiệu suất cảng ..............................90
Bảng 3.15 Kết quả EFA cho thang đo hoạt động khai thác cảng .............................91
ix
Bảng 3.16 Các biến bị loại khi EFA cho các thang đo .............................................92
Bảng 3.17 Kết quả ma trận xoay trong phân tích nhân tố.........................................92
Bảng 3.18 Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo các khái niệm .........................95
Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu chính thức .......................................................98
Bảng 4.2 Thống kê mô tả dữ liệu trong nghiên cứu chính thức................................99
Bảng 4.3 Kết quả Cronbach’s Alpha tổng quát trong phân tích chính thức ...........100
Bảng 4.4 Kết quả Cronbach’s Alpha trong phân tích định lượng chính thức.........101
Bảng 4.5 Các quan sát bị loại khi EFA cho thang đo các nhân tố cảng container..103
Bảng 4.6 Kiểm định KMO ......................................................................................104
Bảng 4.7 Kết quả ma trận xoay trong phân tích nhân tố chính thức.......................105
Bảng 4.8 Đánh giá độ tin cậy thang đo của các thành phần khái niệm ..................107
Bảng 4.9 Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu ............ 115
Bảng 4.10 Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố...............116
Bảng 4.11 Các hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa...........................................116
Bảng 4.12 Đánh giá giá trị phân biệt các thành phần đặc tính................................119
Bảng 4.13 Đánh giá giá trị phân biệt các thành phần hiệu quả...............................119
Bảng 4.14 Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố.................................120
Bảng 4.15 Ma trận tương quan giữa các khái niệm ................................................120
Bảng 4.16 Bảng kết quả ước lượng thang đo ảnh hưởng đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container..........................................................................................124
Bảng 4.17 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1000 .................................125
Bảng 4.18 Kết quả nghiên cứu được chấp thuận và bác bỏ ....................................129
Bảng 5.1 Bảng tóm tắt đặc tính của cảng container ảnh hưởng đến hiệu quả khai
thác cảng container tại Việt Nam ............................................................................133
x
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sản lượng thông qua cảng biển Việt Nam tính bằng TEU .........................4
Hình 1.2: Phương thức nghiên cứu tổng quát của luận án ..........................................7
Hình 2.1: Sơ đồ tuyến vận chuyển container tới cảng chuyển tải.............................14
Hình 2.2: Sơ đồ tuyến vận chuyển container tới khu bến đầu mối ...........................15
Hình 2.3: Sơ đồ tuyến vận chuyển container tới khu bến nhánh ..............................15
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Joana Coeloho (2013) .......................................34
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Vitor Caldeirinha (2012)...................................35
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của J. A. Felicio (2013) ...........................................36
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ...................................................54
Hình 3.1: Quy trình xây dựng thang đo của Bollen (1989) ......................................64
Hình 3.2: Quy trình xây dựng thang đo của DeVellis (2003)...................................65
Hình 3.3: Quy trình xây dựng thang đo của Nguyễn Đình Thọ (2011)....................65
Hình 3.4: Quy trình xây dựng thang đo ....................................................................66
Hình 3.5: Quy trình nghiên cứu ................................................................................68
Hình 4.1: Mô hình đo lường khái niệm hoạt động dịch vụ logistics .....................110
Hình 4.2: Mô hình đo lường khái niệm khả năng thu hút cảng container ..............110
Hình 4.3: Mô hình đo lường khái niệm vị trí cảng container .................................111
Hình 4.4: Mô hình đo lường khái niệm cơ sở hạ tầng cảng container....................112
Hình 4.5 Mô hình đo lường khái niệm khả năng kết nối nội địa cảng container....112
Hình 4.6 Mô hình đo lường khái niệm tính năng động cảng container ..................113
Hình 4.7: Mô hình đo lường khái niệm hài lòng khách hàng cảng container.........113
Hình 4.8: Mô hình đo lường khái niệm hoạt động khai thác cảng container..........114
Hình 4.9: Mô hình đo lường khái niệm hài lòng khách hàng cảng container.........114
Hình 4.10. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính CFA ............................121
Hình 4.11: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM............................123
Hình 4.12: Mô hình ảnh hưởng đặc tính cảng tác động đến hiệu quả khai thác cảng
container ..................................................................................................................128
xi
TÓM TẮT
Hiệu quả khai thác cảng container là thước đo quan trọng về năng lực cạnh tranh của các cảng container được đo lường bằng sự hài lòng của khách hàng, năng suất hiệu suất cảng và hoạt động khai thác cảng. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đánh giá các yếu tố thuộc đặc tính cảng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng container, từ đó giúp hoạt động cảng hiệu quả hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong hoạt động kinh doanh cảng biển nói chung và cảng container cũng như khu bến container nói riêng. Với phương pháp định tính kết hợp với định lượng, sử dụng thang đo độ rộng 5 điểm, phân tích theo mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với 516 khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 yếu tố thuộc đặc tính cảng container bao gồm: cơ sở hạ tầng, vị trí, kết nối nội địa, tính năng động, dịch vụ logistics, khả năng thu hút ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng container. Với kết quả này, nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh cảng và khu bến container có chính sách và quyết định đúng đắn để cải thiện khả năng cạnh tranh cũng như giúp các nhà hoạch định chính sách và quy hoạch cảng có cái nhìn tổng quan khi thực hiện quy hoạch.
Từ khóa: Đặc tính cảng; Hiệu quả khai thác, Cảng container; Năng lực cạnh
tranh; Bến container.
xii
ABSTRACT
Container port operation efficiency is an important measure of the competitiveness of container ports as measured by the port's customer satisfaction, port performance and port operation. Therefore, the objective of the study is to identify and assess the factors of port characteristics affecting container port operation efficiency, thereby helping port operations to be more efficient and improve competitiveness in context of fierce competition in seaport business activities in general and container ports as well as container terminals in particular. With qualitative methods combined with quantitative, using 5-point likert scale, analysis by Structural Equation Modeling (SEM) with 516 surveys. The research results show that 6 factors of container port characteristics include: infrastructure, location, inland connectivity, dynamism, logistics services, attractiveness affecting brand performance. container terminal operators. With this result, it will help container port enterprises to have the right policies and decisions to improve their competitiveness as well as to help policy makers and port planners to have an overview when implementation of planning.
Key Words: Port characteristics; Port performance; Container port; Competitiveness; Container terminal.
xiii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, 25 tháng 04 năm 2020
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Tên luận án: Ảnh hưởng của đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng
container tại Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 9340121
Nghiên cứu sinh: Hà Minh Hiếu Khóa: 2011
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn luận án: GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những luận điểm mới như sau:
Một là, kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý khai thác cảng, các nhà đầu tư khai thác cảng container có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về đặc tính cảng tác động đến hiệu quả khai thác cảng container. Từ đó giúp các doanh nghiệp kinh doanh cảng container nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu vững chắc trong tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng như giúp các nhà đầu tư vào lĩnh vực cảng biển container thành công hơn khi quyết định đầu tư. Đây là một đóng góp mới về mặt học thuật vì hầu như các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chỉ tập trung đánh giá dựa trên thực trạng và quy hoạch cảng biển của Chính Phủ.
Hai là, kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung và làm rõ thêm khung nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu về hiệu quả khai thác cảng container từ các
xiv
nghiên cứu trước đó (Vương Toàn Thuyên, 1994; Liu, 2009; Notteboom, 2011; Joana Coeloho, 2013; Vitor, 2012, 2014).
Ba là, kết quả nghiên cứu khẳng định nhóm yếu tố thuộc đặc tính cảng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng contianer cụ thể là yếu tố Vị trí cảng (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Notteboom, 2011; Chou, 2010; Onut, 2011; Murphy và công sự, 1991; Cheo, 2007; Hung, 2010; Tongzon và cộng sự, 1995, 2007, 2009; Joana Coeloho và cộng sự, 2013; Vitor, 2012, 2014; Chien- Chang Chou, 2009; Raimonds Aronietis và cộng sự, 2010) cơ sở vật chất hạ tầng (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Tongzon & Heng,
2002, 2005; Gordon Wilmsmeier và cộng sự, 2006; Raimonds Aronietis và cộng sự,
2010; Notteboom, 2011; Gordon Wilmsmeier và công sự, 2006; Joana Coeloho và cộng sự, 2013) khả năng kết nối nội địa (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Yap & Notteboom, 2000, 2011); Juang và Roe, 2010; Tongzon,
2002; Wiegmans, 2003; Gordon Wilmsmeier và công sự, 2006; Vitor, 2014; Woo et al., 2011; Bichou e Gray, 2004; Joana Coeloho và cộng sự, 2013) tính năng động của cảng (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Van Der Horst and De Langen, 2008; Vitor Caldeirinha, 2012; Gordon Wilmsmeier và công sự, 2006; J. Augusto Felicio, 2011.) khả năng thu hút (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Wang and Cullinane, 2006; Gordon Wilmsmeier và công sự, 2006; J. Augusto Felicio, 2011; Song e Yeo, 2004; Vitor, 2012, 2014.) tổ chức hoạt động và dịch vụ logistics cảng (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Carbone and De Martino, 2003; Panayedes and Song, 2009; Cachon and Fisher, 2000; Zhao et al., 2002; Liu et al, 2009; Bichou e Gray, 2004; Robinson, 2002; Vitor, 2014; Tongzon & Heng, 2005; Chien Chang Chou, 2009; Raimonds Aronietis, 2010.)
Bốn là, kết quả nghiên cứu còn khẳng định và phát triển thêm thang đo hiệu quả khai thác cảng container cho khai thác cảng container Việt Nam như hài lòng khách hàng (kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu của Robinson,
2002); Tongzon, 2008; Liu, 2009; Chang Y &at al, 2008; Gordon Wilmsmeier và
xv
công sự, 2006; Vitor Caldeirinha, 2014; Soner Esmer, 2008.) năng suất và hiệu suất cảng ( kết quả này khẳng định thêm lần nữa kết quả nghiên cứu Vương Toàn Thuyên, 1997; Nguyễn Văn Khoảng, 2012; Jose L. Tongzon, 1994; Raimonds Aronietis và cộng sự, 2010; Chien Chang Chou, 2010; Acochrane, 2008; Turner,
2004; Tongzon, 2009; Vitor, 2014; Notteboom, 2000.)
Năm là, kết quả nghiên cứu thảo luận và đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác cảng container, chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khai thác cảng và giúp các nhà đầu tư cảng có một chiến lược đúng đắn khi đầu tư khai thác và kinh doanh dịch vụ cảng container.
Sáu là, bổ sung và làm giàu kiến thức mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố thuộc đặc tính của cảng container và hiệu quả khai thác cảng container. Hệ thống kiến thức này sẽ phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từ đó có thể vận dụng vào đầu tư, kinh doanh dịch vụ cảng container ở Việt Nam.
Bảy là, luận án đã đưa ra các hàm ý quản trị và khả thi giúp các nhà quản trị lập kế hoạch đầu tư, khai thác cảng container hiệu quả tại Việt Nam và hoạch định quy hoạch cảng container trong giai đoạn mới.
Nghiên cứu sinh
HÀ MINH HIẾU
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết của luận án
Các lý thuyết hiệu quả khai thác cảng không phát triển theo một đường thẳng, những đột phá về vận chuyển hàng hải quốc tế bằng container đã làm tăng các cuộc tranh luận về hiệu quả khai thác cảng cũng như các yếu tố quyết định đến hiệu quả khai thác cảng trong xu hướng container hóa và cạnh tranh giữa các cảng giành quyền trở thành trung tâm kết nối vận tải trong thương mại quốc tế. Các nghiên cứu có ảnh hưởng to lớn đến khái niệm hiệu quả khai thác cảng container có thể kể như nghiên cứu của Murphy (1991,1992); Willingdale (1994) và Tongzon, J., J. (1994) nhóm các tác giả này đã chỉ ra được rằng một cảng container khai thác hiệu quả khi có vị trí địa lý thuận lợi, có tần số tàu ghé cảng nhiều và quan trọng là cảng phí phù hợp. Những năm sau đó Tongzon, J., J. và cộng sự (2002) bổ sung thêm yếu tố cơ sở vật chất cảng và cho rằng một cảng container có điều kiện cơ sở vật chất tốt bên cạnh vị trí phù hợp và cảng phí tốt sẽ là điều kiện để khách hàng lựa chọn trong môi trường cạnh tranh. Tiếp theo các nghiên cứu về hiệu quả khai thác cảng container trong nghiên cứu của mình về chi phí hàng hải trong vận tải container quốc tế tác giả Gordon Wilmsmeier và cộng sự (2006) cho rằng khả năng kết nối của cảng và năng động trong trao đổi thông tin với khách hàng sẽ làm giảm chi phí cho các hãng vận tải từ đó sẽ quyết định đến việc lựa chọn cảng container của chủ tàu, chủ hàng từ đó sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả khai thác cảng. Trong giai đoạn phát triển cảng hiện đại nghiên cứu về hiệu quả khai thác cảng container một số nhà nghiên cứu như Notteboom (2011); Vitor Caldeirinha (2012); Joana Coeloho (2013) cho rằng các yếu tố của cảng container bao gồm ở tuyến tiền phương và hậu phương là các đặc tính cảng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng bao gồm các yếu tố vị trí, tính năng động, khả năng kết nối, tổ chức hoạt động dịch vụ logistics cảng, cơ sở hạ tầng cảng sẽ quyết định đến hiệu quả khai thác cảng container thông qua sự hài lòng khách hàng cảng ngoài chủ tàu, chủ hàng còn có các doanh nghiệp đại lý giao nhận bên cạnh lượng tàu ra vào cảng và năng
2
suất, hiệu suất cảng từ đó các cảng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên các lý thuyết này chưa giải thích được những quốc gia có hệ thống cảng biển phần lớn nằm trên các nhánh sông và sâu trong đất liền như Việt Nam thì các đặc tính nào sẽ quyết định đến hiệu quả khai thác cảng container, cũng như đặc tính nào là quan trọng nhất và tác động nhiều nhất đến hiệu quả khai thác cảng cụ thể là cảng container. Bên cạnh đó cũng có nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu các lý thuyết và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống cảng của Việt Nam tiêu biểu như tác giả Nguyễn Kim Chung (2001) trong nghiên cứu “Những giải pháp phát triển cảng biển phía Nam đến năm 2010” tác giả đã tổng hợp lý thuyết và phân tích những nguy cơ, thời cơ, điểm mạnh điểm yếu của cụm cảng phía nam với những vị trí, cơ sở hạ tầng, năng lực kết nối nội địa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiệu quả của cảng. Trong khi đó tác giả Nguyễn Ngọc Thanh (2002) trong nghiên cứu “Giải pháp chiến lược phát triển cảng biển khu vực Tp.HCM” cũng cho rằng cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối cũng như các dịch vụ logistics sẽ ảnh hưởng đến phát triển cảng biển tuy nhiên các nghiên cứu này chưa cập nhật các vấn đề mới phát sinh trong quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam của Bộ Giao Thông Vận Tải đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng như quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06 năm 2014 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Cùng với hướng nghiên cứu trên tác giả Nguyễn Thị Phương (2008) trong nghiên cứu “Các giải pháp cơ bản hoàn thiện và khai thác
cảng container phục vụ vận tải đa phương thức” tác giả cho rằng một cảng container khai thác hiệu quả thì cần cải tiến công nghệ xếp dỡ, công nghệ thông tin kết nối, dịch vụ logistics cảng cũng như đội ngũ lao động tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ tập trung theo hướng hiệu quả khai thác do chủ tàu lựa chọn cảng. Ngoài ra một số tác giả cũng nghiên cứu lý thuyết hiệu quả khai thác cảng container nhưng theo hướng quy hoạch, dự án và các đặc tính ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng đưa ra còn khá rời rạc như Nguyễn Văn Khoảng (2012) nghiên cứu về “Phát triển cảng container khu vực đầu mối phía nam”; tác giả Dương Văn Bạo
3
(2005) nghiên cứu “Hoàn thiện phương pháp quy hoạch bến cảng container và áp dụng vào khu vực kinh tế phía bắc Việt Nam” hay tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2013) nghiên cứu “Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005-2020”. Và cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ, nghiên cứu đo lường tác động tổng hợp giữa các yếu tố đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam và hiệu quả khai thác cảng container sẽ bao gồm các thành phần nào đây cũng chính là một điểm trống về học thuật mà luận án muốn giải quyết.
1.1.2 Lý do nghiên cứu
Tiếp cận từ gốc độ thực tiễn, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt trong những năm gần đây đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa mạnh mẽ tương ứng. Trong vòng 10 năm qua khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng gấp đôi, đạt hơn
293 triệu tấn vào năm 2018 tương ứng 13 triệu TEU. Trong cơ cấu vận tải biển hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm khoảng 60% và hàng nội địa 40%. Điều này cho thấy vai trò của ngành vận tải biển không ngừng tăng lên, đặc biệt là đối với phương thức vận chuyển bằng container để phục vụ cho hoạt động thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh theo xu thế gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và khối lượng vận chuyển bằng container thường chiếm tỷ lệ áp đảo trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cảng container để nâng cao hiệu quả khai thác cảng loại hình này đã thực sự trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế. Hiện Việt Nam có 45 cảng biển, 251 bến, 87,5 km cầu cảng, 18 khu neo đậu chuyển tải và 33 ICD (Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics VN, 2018, tr 41) nhưng số lượng cảng nước sâu và các cảng làm hàng container thì quá ít và phần lớn chỉ đáp ứng được nhu cầu của tàu trọng tải nhỏ trong khi đó nhu cầu vận chuyển hàng container lớn, các hãng tàu muốn giảm chi phí nên đưa tàu container có dung tích lớn vào khai thác điều này đã khiến các cảng biển VN bắt đầu bộc lộ nhiều khuyết điểm như thiếu đường dẫn, một số cảng bị than phiền về hạ tầng, đường sá ùn tắc thường xuyên, vị trí cảng ở trong thành phố chật chội, gây bất tiện cho giao thông. Từ những thực trạng trên có thể thấy hệ
4
thống cảng biển nói chung và cảng container nói riêng ở Việt Nam đến nay vẫn
chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển tương xứng.
14000000
12000000
10000000
8000000
6000000
4000000
2000000
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Hình 1.1: Sản lượng thông qua cảng biển Việt Nam tính bằng TEU
(Nguồn: VPA, 2019) (phụ lục 1)
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan, hiệu quả sử dụng, khai thác hệ thống cảng container của nước ta còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hiện tại, phần lớn các cảng container vẫn sử dụng công nghệ quản lý, khai thác lạc hậu, năng suất xếp dỡ hạn chế (chỉ đạt 45% -
50% mức tiên tiến của thế giới). Trong khi đó, một số bến cảng container, do quy hoạch thiếu tầm nhìn, nặng về đối phó với tăng trưởng cục bộ, nên khó có thể kết nối để thiết lập mạng lưới giao thông quốc gia đồng bộ, chặt chẽ. Điều này không chỉ dẫn tới tình trạng cảng nhiều, hàng hóa ít, mà còn làm suy yếu năng lực thông quan hàng hóa ở các cảng vốn là đô thị lớn, nhưng phải chịu sức ép về dân số tăng nhanh và hạ tầng giao thông xuống cấp và hiện nay các cảng vẫn chưa phát triển kịp theo kế hoạch định hướng của Chính Phủ, nhiều cảng vẫn đang trong tình trạng chờ hàng, chờ tàu, thiếu kết nối, khai thác kém hiệu quả.
Mặt khác tiếp cận từ gốc độ lý luận về hoạt động logistics và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới như các nghiên cứu của Tongzon,
5
J. (2002); Gordon Wilmsmeier và cộng sự (2006); Notteboom (2011); Vitor Caldeirinha (2013; 2014) cũng cho thấy đang tồn tại một khoảng trống nghiên cứu liên quan đến vấn đề hiệu quả khai thác cảng container. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả khai thác cảng container nhưng phần lớn chỉ nghiên cứu tác động mang tính riêng biệt của các yếu tố tổ chức hoạt động của cảng đến hiệu quả khai thác cảng mà chưa có công trình nào nghiên cứu đo lường tác động tổng hợp (mang tính tương hỗ) giữa các yếu tố đặc trưng của cảng đến hiệu quả khai thác cảng container.
Tóm lại, trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn tác giả đề xuất nghiên cứu luận án “Ảnh hưởng của đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam” nhằm làm sáng tỏ những yếu tố nào là đặc tính của cảng tác động đến hiệu quả khai thác cảng container Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
+ Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container là nhằm để tìm ra được các đặc tính nào của cảng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng container nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cảng. Các nhân tố thuộc đặc tính của cảng container đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, quyết định đến hiệu quả khai thác của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển container trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm vào các mục tiêu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu khám phá các yếu tố biểu hiện đặc tính của cảng
container
Thứ hai, đo lường tác động tổng hợp của các yếu tố biểu hiện đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam
Thứ ba, Phát triển thang đo các thành phần khái niệm đặc tính cảng và hiệu
quả khai thác cảng container.
Thứ tư, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác cảng
container.
6
+ Câu hỏi nghiên cứu
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, lượng hàng hóa xuất nhập bằng container sẽ tăng mạnh trong tương lai nhưng các cảng container hoạt động lại kém hiệu quả, lợi thế và năng lực cạnh tranh kém. Bên cạnh đó các lý thuyết khoa học về cảng container thì chỉ được phát triển ở các quốc gia phát triển mạnh ngành hàng hải và dịch vụ cảng biển như Hà Lan, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kong …trong khi Việt Nam là một quốc gia đang phát triển có tình hình chính trị, kinh tế, xã hội rất khác biệt với các quốc gia phát triển vì vậy việc vận dụng các lý thuyết khoa học về cảng container và các lý thuyết khoa học liên quan nhưng chưa được kiểm định với đặc điểm của thị trường Việt Nam là chưa phù hợp. Do đó, luận án “Ảnh hưởng của đặc tính đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam” được đề xuất để kiểm định lý thuyết khoa học về cảng container cho phù hợp với đặc điểm thị trường Việt Nam là đề nghị hết sức cần thiết với các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
Câu hỏi 1: Đặc tính của cảng container được biểu hiện bởi những yếu tố nào? Câu hỏi 2: Giữa các đặc tính này có tồn tại mối quan hệ tương hỗ với nhau
hay không?
Câu hỏi 3: Các thành phần khái niệm đặc tính cảng và hiệu quả khai thác cảng contianer được phát triển như thế nào?
Câu hỏi 4: Tác động tổng hợp của đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng
container sẽ như thế nào?
Câu hỏi 5: Làm gì để nâng cao hiệu quả khai thác cảng container tại VN?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp một cách linh hoạt của cả hai phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản, đó là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Tuy nhiên phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng chính cho nghiên cứu này.
7
HỖN HỢP
ĐỊNH LƯỢNG + ĐỊNH TÍNH
Diễn giải dựa vào kết quả định lượng
Hình 1.2 Phương thức nghiên cứu tổng quát của luận án
(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2011)
▪ Phương pháp nghiên cứu định tính
Luận án này sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu cũng như những phương pháp như sau:
➢ Phương pháp GT (Grounded Theory): Đây là phương pháp được sử dụng để nhằm mục đích xây dựng lý thuyết khoa học dựa trên nền tảng dữ liệu, phân tích, chọn lọc các lý thuyết có mối quan hệ chặt chẽ (Strauss and Corbin,1998). Nghiên cứu này sử dụng để nghiên cứu các lý thuyết tổng quan liên quan đến hiệu quả khai thác cảng container.
➢ Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp này kiểm tra tính lịch sử của các lý thuyết nghiên cứu nhằm đánh giá, so sánh và trả lời những thông tin mà các phương pháp thu thập thông tin khác không trả lời được. Phương pháp này được áp dụng trong luận án nhằm so sánh các kết quả của các nghiên cứu trước đó nhằm tìm sự khác biệt cho các nghiên cứu sau.
➢ Phương pháp phỏng vấn: Theo Berg (2011) “Phương pháp phỏng vấn đơn giản là đàm thoại có mục đích”. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn các nhà quản lý cảng có làm hàng container và các Giảng Viên giảng dạy nghiệp vụ khai thác cảng nhằm điều chỉnh các khái niệm cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Mục đích của việc phỏng vấn thảo luận nhóm nhằm:
- Khám phá các yếu tố thuộc đặc tính cảng container, các biến quan sát đo lường, các khái niệm đặc tính và hiệu quả khai thác.
8
- Điều chỉnh các nội dung hay bổ sung thêm các phát biểu cho thang đo thuộc đặc tính cảng container.
Dựa vào kết quả phỏng vấn sâu và kết quả thảo luận nhóm, tay đôi để hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức để thiết kế bản câu hỏi cho nghiên cứu định lượng với hệ thống mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Bên cạnh đó phỏng vấn sâu để luận bàn kết quả nghiên cứu định lượng chính thức nhằm bác bỏ hay chấp nhận kết quả.
➢ Phương pháp quan sát: Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì “Quan sát là phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính là quan sát bằng mắt”. Phương pháp này tác giả thực hiện bằng quan sát hoạt động khai thác cảng container tại Việt Nam và tác giả có sự cảm nhận khai thác khi đứng trên gốc độ nhà khai thác cảng container.
▪ Phương pháp nghiên cứu định lượng
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này nhằm kiểm định, nhận diện các yếu tố tác động thông qua các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ tác động ảnh hưởng của đặc tính cảng container đến hiệu quả khai thác. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn như là thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát là những nhà quản lý cảng và khu bến container. Dữ liệu được phân tích và xử lý bằng công cụ phân tích SPSS 20 nhằm khẳng định những đặc tính cảng container ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng, kiểm định sự phù hợp của mô hình được thiết kế và đề xuất trong nghiên cứu định tính. Phương pháp này sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích sau:
➢ Phương pháp Cronbach’S Alpha: Đây là phương pháp dùng để đánh giá độ tin cậy thang đo trong nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức. Phương pháp này được phát triển bởi Cronbach (1951) và được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình sử dụng như Churchill (1979); Devellis (2003); Hair (2009); Creswell (2014).
9
➢ Phương pháp nhân tích nhân tố khám phá (EFA): Phương pháp này được nhiều nhà khao học phát triển và kỳ vọng như Churchill (1979); Nunnally and Bernstein (1994); Devellis (2003); Hair (2014). Luận án sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá giá trị thang đo, khám phá các nhóm nhân tố trong nghiên cứu sơ bộ và chính thức
➢ Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA): Theo một số nhà nghiên cứu tiêu biểu là Nguyễn Đình Thọ (2011); Hair và cộng sự (2014) thì CFA là phương pháp nhằm kiểm định lại kết quả của các nhân tố có phù hợp với lý thuyết nghiên cứu hay không. Luận án đã sử dụng phương pháp này nhằm kiểm định nhân tố trong nghiên cứu chính thức.
➢ Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM): Mô hình cấu trúc tuyến tính được xem là phương pháp phân tích mối quan hệ nhân quả được nhiêu nhà khoa học kỳ vọng vá áp dụng trong các nghiên cứu nhân quả như Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011). Luận án sử dụng phương pháp này nhằm giải thích nhân quả và mối quan hệ giữa đặc tính cảng với hiệu quả khai thác cảng container nhằm kiểm định mô hình lý thuyết với các giả thuyết giả định. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức với công cụ AMOS 20.
➢ Phương pháp Bootstrap: Đây là phương pháp lấy mẫu lại được sử dụng để tránh trường hợp lấy mẫu khác nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí (Anderson andGerbing, 1998; Hair và cộng sự, 2009, 2014) nghĩa là đây là phương pháp lấy mẫu ban đầu lại làm đám đông nhằm mục đích ước lượng. Luận án này sử dụng phương pháp Bootstrap trong nghiên cứu định lượng chính thức nhằm ước lượng lại mô hình lý thuyết.
▪ Dữ liệu nghiên cứu:
➢ Dữ liệu sơ cấp: Được phát triển và thu thập từ phỏng vấn các nhà quản lý cảng và khu bến có khai thác container bên cạnh các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong vận hành khai thác cảng container.
10
➢ Dữ liệu thứ cấp: Được thống kê, tổng hợp từ Hiệp Hội Dịch Vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp Hội Cảng Biển Việt Nam (VPA) cũng như Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Logistics Việt Nam (VLI), Tạp Chí Việt Nam Logistics Review (VLR) cùng các trang báo, mạng xã hội tin cậy.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đặc tính cảng tác động đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam, bao gồm các thành phần đo lường khái niệm các nhân tố là đặc tính cảng container ảnh hưởng và tác động đến hiệu quả khai thác cảng container. Cụ thể đối tượng phân tích là nhận thức của các nhà quản lý về đặc tính cảng container như vị trí cảng, cơ sở hạ tầng, năng lực kết nối nội địa, tính năng động của cảng, năng lực thu hút tàu cập cảng, hoạt động dịch vụ Logistics ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng container bao gồm các thành phần hài lòng khách hàng cảng, năng suất hiệu suất cảng và hoạt động khai thác cảng
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Là các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực khai thác cảng container, các nhà quản lý các cảng, các ICD có làm hàng container. Bên cạnh đó nghiên cứu còn sử dụng đối tượng quan sát là các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khai thác cảng biển.
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của nghiên cứu này là hệ thống các cảng, khu bến các ICD có làm hàng container. Nghiên cứu này được thực hiện cho thị trường Việt Nam. Nghiên cứu này được tổ chức thực hiện từ năm 2013 đến 2018. Các cảng container thuộc hệ thống phục vụ các tàu trên tuyến nhánh.
1.5 Ý nghĩa đóng góp mới của luận án
1.5.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
Một là, nghiên cứu là một sự tổng kết, phân tích và đánh giá các lý thuyết,
các kết quả nghiên cứu về hiệu quả khai thác cảng và các nhân tố thuộc đặc tính
Cộng đồng chia sẻ, upload, upload sách, upload tài liệu , download sách, giáo án điện tử, bài giảng điện tử và e-book , tài liệu trực tuyến hàng đầu Việt Nam Bỏ qua
Đăng nhập
Đăng ký
Ảnh hưởng của đặc tính cảng đến hiệu quả khai thác cảng container tại Việt Nam