Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính công: Tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính công: Tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2018 tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Tháp với mục tiêu phân tích thực trạng tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn có xu hướng gia tăng qua các năm, tuy nhiên đến hết năm 2018 mới chỉ có 54,96% hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng. vẫn còn 45,04% hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn vốn này. Quy mô cho vay bình quân của một hộ nghèo vẫn còn thấp so với mặt bằng chung trên toàn quốc.

HOT: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Uy Tín - Chuyên Nghiệp LIÊN HỆ

Tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ vay vốn vẫn còn thấp (chỉ đạt 32,38% vào năm 2018) thể hiện nguồn vốn đầu tư cho hộ nghèo chưa phát huy được hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình tín dụng đối với hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,80% cuối năm 2018 cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nợ quá hạn đến cuối năm 2018 của tổng các chương trình cho vay của NHCSXH chi nhánh Đồng Tháp đang thực hiện (chỉ có 0,25%).

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để tăng cường hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp.

Keywords: Nghèo, Chính sách chính phủ, Tín dụng, Poverty, Government policy, Credits

LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………… i LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………….. ii MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………… vi DANH SÁCH CÁC BẢNG………………………………………………………………………… vii DANH SÁCH CÁC HÌNH………………………………………………………………………… viii TÓM TẮT LUẬN VĂN ……………………………………………………………………………… ix PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NHCSXH …………………………………………………………………….7
1.1. Nghèo và sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho hộ nghèo ………………………………..7

1.1.1. Khái niệm về nghèo ………………………………………………………………………….7

1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo. ………………………………………………………………8

1.1.3. Nguyên nhân nghèo ………………………………………………………………………….9

1.1.4. Đặc tính của hộ nghèo ở Việt Nam …………………………………………………..11

1.1.5. Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ hộ nghèo……………………………….11

1.2. Tín dụng chính sách và vai trò của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo.13

1.2.1. Khái niệm tín dụng chính sách …………………………………………………………13

1.2.2. Tín dụng chính sách đối với hộ nghèo……………………………………………….13

1.2.3. Đặc điểm tín dụng chính sách ………………………………………………………….14

1.2.4. Vai trò của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo……………………………….17

1.3. Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH ………………………………19

1.3.1. Khái quát về hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH………………….19

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ

nghèo ……………………………………………………………………………………………………22

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ

nghèo ………………………………………………………………………………………… 24

1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách đối với các hộ nghèo của thế giới và một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Đồng Tháp…………………………………………………………………………………………..27
iv

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế ……………………………………………………………………….27

1.4.2. Kinh nghiệm tại một số địa phương ………………………………………………….28

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCSXH tỉnh Đồng Tháp ………………….30

Kết luận chương 1 ………………………………………………………………………………………31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP……………………….32
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp ……………..32

2.1.1. Về tự nhiên…………………………………………………………………………………….32

2.1.2. Về kinh tế – xã hội …………………………………………………………………………..34

2.2. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp ………………….36

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Đồng Tháp …………………………………………………………………………………………….36

2.2.2. Cơ cấu tổ chức ………………………………………………………………………………36

2.2.3. Cơ chế hoạt động…………………………………………………………………………..37

2.2.4. Kết quả hoạt động tài chính ……………………………………………………………39

2.2.5. Khái quát về hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo tại NHCSXH

Đồng Tháp …………………………………………………………………………………………….41

2.3. Thực trạng tín dụng chính sách đối với các hộ nghèo của NHCSXH tỉnh

Đồng Tháp………………………………………………………………………………………………….44

2.3.1. Tình hình hộ nghèo được vay vốn…………………………………………………….44

2.3.2. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn …………………………………………………………..47

2.3.3. Quy mô dư nợ và dư nợ bình quân 1 hộ nghèo ………………………………….48

2.3.4. Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo …………………………………………………..51

2.3.5 Khả năng huy động vốn …………………………………………………………………..53

2.3.6. Khả năng kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng ……………………………………..58

2.3.7. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chính sách……………………………………..60

2.4. Đánh giá chung về tín dụng chính sách đối công tác giảm nghèo của

NHCSXH tỉnh Đồng Tháp…………………………………………………………………………..61

2.4.1. Những kết quả đạt được………………………………………………………………….61

2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế …………………………………………………………………..66

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ………………………………………….68
v

Kết luận chương 2 ………………………………………………………………………………………74

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NHCSXH TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN …………………………………………………………………………..75
3.1. Định hướng ………………………………………………………………………………………….75

3.1.1. Định hướng công tác giảm nghèo của tỉnh Đồng Tháp ………………………75

3.1.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp

…………………………………………………………………………………………………………….78

3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo của

NHCSXH tỉnh Đồng Tháp…………………………………………………………………………..84

3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp …………………………………………………………………..84
3.2.2. Cân đối nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo ……………………………………88

3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện tín dụng chính sách thuộc hệ thống NHCSXH trên địa bàn tỉnh…………………………………………89
3.2.4. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền cơ sở để phát huy tối đa hiệu quả ……………………………………………………90
3.2.5. Tập huấn kỹ thuật khuyến nông, lập dự án sản xuất kinh doanh cho các hộ

nghèo ……………………………………………………………………………………………………91

3.3. Kiến nghị ……………………………………………………………………………………………..92

3.3.1. Kiến nghị đối với các ngành tỉnh, trung ương……………………………………92

3.3.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh, huyện………………………………………………..92

3.3.3. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ……………………………….93

Kết luận chương 3 ………………………………………………………………………………………95

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..96

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..97
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải nghĩa

BAAC Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan

BRI Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia

CT – XH Chính trị xã hội

GB Ngân hàng Grameen Bank ở Bangladesh

HĐQT Hội đồng quản trị HSSV Học sinh, sinh viên NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

NHTM Ngân hàng thương mại TBXH Thương binh xã hội TCTD Tổ chức tín dụng TK&VV Tiết kiệm và vay vốn UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo
vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả tài chính 2014 – 2018 ………………………………………………………40

Bảng 2.2. Lãi suất cho vay qua các thời kỳ của NHCSXH ……………………………..41

Bảng 2.3. Số lượt hộ nghèo và cận nghèo lũy kế được vay vốn qua các năm…….44

Bảng 2.4. Cơ cấu hộ nghèo có dư nợ tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp theo mục đích

vay vốn ……………………………………………………………………………………..46

Bảng 2.5. Cơ cấu hộ cận nghèo vay vốn tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp theo mục

đích vay vốn ………………………………………………………………………………46

Bảng 2.6. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo được vay vốn tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp

…………………………………………………………………………………………………47

Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức cho vay ………………………………..49

Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ cho vay của các hộ nghèo và cận theo tại NHCSXH tỉnh

Đồng Tháp theo mục đích vay vốn ……………………………………………….50

Bảng 2.9. Dư nợ bình quân đối với 1 hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp ….50

Bảng 2.10. Dư nợ bình quân 1 hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp………51

Bảng 2.11. Kết quả giảm nghèo thực hiện qua 5 năm 2014 – 2018…………………….52

Bảng 2.12. Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn thoát nghèo ……………………………………………..52

Bảng 2.13. Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp 2014 – 2018 ………………….56

Bảng 2.14. Chất lượng các khoản tín dụng chính sách cho các hộ nghèo tại NHCSXH

tỉnh Đồng Tháp…………………………………………………………………………..59

Bảng 2.15. Chất lượng các khoản tín dụng chính sách cho các hộ cận nghèo tại

NHCSXH tỉnh Đồng Tháp …………………………………………………………..60

Bảng 2.16. Chênh lệch thu chi từ hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh

Đồng Tháp …………………………………………………………………………………60
viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội …………………………37

Hình 2.2. Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo ………………………………..43

Hình 2.3. Số hộ nghèo và cận nghèo có dư nợ tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp qua

các năm ……………………………………………………………………………………..45

Hình 2.4. Dư nợ cho vay đối với các hộ nghèo và cận nghèo………………………….48

Hình 2.5. Tỷ lệ thoát nghèo của các hộ được vay vốn so với mặt bằng chung của

Tỉnh…………………………………………………………………………………………..53
ix

TÓM TẮT LUẬN VĂN

TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2018 tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp với mục tiêu phân tích thực trạng tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn có xu hướng gia tăng qua các năm, tuy nhiên đến hết năm 2018 mới chỉ có 54,96% hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng. vẫn còn 45,04% hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn vốn này. Quy mô cho vay bình quân của một hộ nghèo vẫn còn thấp so với mặt bằng chung trên toàn quốc. Tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ vay vốn vẫn còn thấp (chỉ đạt
32,38% vào năm 2018) thể hiện nguồn vốn đầu tư cho hộ nghèo chưa phát huy được hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình tín dụng đối với hộ nghèo chiếm tỷ lệ
0,80% cuối năm 2018 cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nợ quá hạn đến cuối năm 2018 của tổng các chương trình cho vay của NHCSXH chi nhánh Đồng Tháp đang thực hiện (chỉ có 0,25%). Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để tăng cường hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp.
x

THE ABSTRACT OF GRADUATION THESIS
POLICY CREDIT OF SOCIAL POLICY BANK WITH POVERTY REDUCTION WORK ON DONG THAP PROVINCE

The research was conducted during the period of 2014-2018 at VBSP in Dong Thap province with the aim of analyzing the status of policy credit for poverty reduction in Dong Thap province. Based on that, propose solutions to enhance policy credit activities for poverty reduction in Dong Thap province. The research results show that the proportion of poor households with loans tends to increase over the years, but by the end of 2018 only 54.96% of poor households have access to credit.
45.04% of poor households still do not have access to this capital. The average size of a poor household is still low compared to the national average. The rate of households escaping from poverty thanks to loans is still low (only 32.38% in 2018), showing that the investment capital for poor households has not been effective. The overdue debt ratio of the credit program for poor households accounted for 0.80% at the end of 2018, 3 times higher than the overdue debt ratio until the end of 2018 of the total lending programs of VBSP branches. Dong Thap is in progress (only 0.25%). On that basis, the author has proposed 5 groups of solutions to enhance policy credit activities for poor households of VBSP in Dong Thap province.
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhờ đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn đang trong tình trạng nghèo khó, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra rõ rệt, là vấn đề xã hội luôn phải quan tâm. Chính vì lẽ đó, giảm nghèo luôn là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi vì việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng chính sách là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Tại Đồng Tháp, Chương trình giảm nghèo đã và đang được các cấp, các ngành tại địa phương hết sức quan tâm. Nhờ vậy, đã có hàng trăm hộ thoát nghèo, trong đó đã có nhiều hộ đã vươn lên khá giàu một cách chính đáng. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể. Góp sức vào sự nghiệp chung đó có sự nỗ lực của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể, hàng năm Ngân hàng đã cho hàng nghìn lượt hộ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh.
Dù đã đạt nhiều kết quả nổi bật, song hoạt động tín dụng chính sách đặc biệt là hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế nhất định. Trong thời gian qua nổi lên vấn đề là chất lượng vốn tín dụng hộ nghèo còn thấp đồng thời thiếu tính ổn định; quy mô cho vay còn nhỏ lẻ. Vì vậy làm thế nào để hộ nghèo nhận được và sử dụng vốn vay có hiệu quả, chất lượng tín dụng chính sách được nâng lên nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, giúp cho những hộ nghèo vượt qua cảnh nghèo và thỏa mãn được nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống là cả một vấn đề cấp thiết đặt ra.
2

Với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong hoạt động tín dụng chính sách nói chung, hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng nói riêng để góp phần vào công tác giảm nghèo, tôi đã chọn đề tài luận văn của mình là “Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”.
2. Mục tiêu thực hiện đề tài

– Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tín dụng chính sách đối với công tác giảm

nghèo trên địa bàn tỉnh.

– Phân tích thực trạng tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đối của hoạt động tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
– Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
3. Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu

3.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo.

3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu

– Phạm vi không gian: được thực hiện tại NHCSXH Đồng Tháp.

– Phạm vi thời gian: tiến hành phân tích thực trạng hoạt động TD chính sách đối với các hộ nghèo giai đoạn 2014 – 2018 tại NHCSXH Đồng Tháp. Các giải pháp được đề xuất đến năm 2025.
4. Cách tiếp cận để thực hiện mục tiêu của đề tài

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập để phục vụ cho Luận văn bao gồm:

– Các báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Tháp của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp: Dân số, việc làm, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo, tốc độ phát triển kinh tế, tình hình xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong các năm 2014 – 2018.
3

– Báo cáo nội bộ của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 – 2018 về tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp giai

đoạn 2015-2017

– Các tài liệu có liên quan đến đề tài như các sách, báo, giáo trình, tạp chí…

– Kinh nghiệm thực tiễn về tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo tại một số NHCSXH các địa phương để rút ra các bài học kinh nghiệm của cho tín dụng chính sách đối với NHCSXH tỉnh Đồng Tháp.
– Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về tín dụng của NHCSXH đối với công tác giảm nghèo tại tỉnh Đồng Tháp.
4.2. Phần mềm xử lý dữ liệu

Phần mềm xử lý dữ liệu trong Luận văn được sử dụng là phần mềm exel. Các dữ liệu thu thập về được nhập và exel và tiến hành phân tích thống kê mô tả để làm rõ hơn tác động của tín dụng chính sách đến công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
4.3 Các phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động, xu hướng tín dụng chính sách của NHCSXH đối với công tác giảm nghèo tại tỉnh Đồng Tháp. Mô tả tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo tại địa bàn qua đó thấy được những ưu – nhược điểm của quá trình thực hiện tín dụng chính sách, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích đánh giá tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo theo thời gian và theo các đối tượng nghèo khác nhau.
Phương pháp phân tích, diễn giải, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ, giải thích cụ thể ý nghĩa của các con số trong các bảng số liệu, diễn giải thực trạng chính sách tín dụng tại NHCSXH tỉnh Đồng tháp. Đồng thời, tổng hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan để đưa ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
4

5. Tổng quan nghiên cứu

5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo. Các nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Nguyễn Hữu Dinh (2013) với bài viết “Tín dụng chính sách đối với khu vực Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp” được đăng trên tạp chí Thị Trường Tài chính Tiền tệ số 8(377) – Tháng 4/2013. Tác giả đã phân tích kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại vùng Tây Bắc. Trên cơ sở đó, bài viết đã phân tích những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện tín dụng chính sách vùng Tây Bắc như những khó khăn về nguồn vốn, về công tác tín dụng chính sách, chất lượng tín dụng chính sách. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân về những khó khăn trên và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Nguyễn Minh Phương (2013) với bài viết “Tín dụng ưu đãi đối với công tác

xóa đói giảm nghèo” được đăng trên tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 24 (393)

– tháng 12/2013. Bài viết đã tổng hợp lại được các chính sách mà NHNN đã ban hành liên quan đến tín dụng chính sách cho các hộ nghèo vay vốn tại Việt Nam. Bài viết khẳng định, với sự nỗ lực, năng động sáng tạo của NHCSXH, vốn tín dụng ưu đãi đã đến được nơi cần đến, tức là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách, phát huy được hiệu quả rõ rệt. Theo thống kê của NHNN, đến 31/12/2012, tổng dư nợ của các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất của NHCSXH đạt 113.921 tỷ đồng, gấp 6,2 lần so với năm 2005. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi trên được tập trung vào một số chương trình tín dụng chính sách lớn như: cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, cho vay hỗ trợ hồ nghèo về nhà ở. Trên cơ sở kết quả đạt được, bài báo khẳng định cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo và đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.
Đàm Hữu Đắc (2013) với bài viết “Ngân hàng Chính sách Xã hội giúp người dân thoát nghèo bền vững” được đăng trên tờ báo http://www.baomoi.com. Bài này
5

viết về quá trình nỗ lực phấn đấu để tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách; huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.
Lâm Quân (2014) với Luận văn thạc sĩ “Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách. Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2003 – 2013 thông qua các nội dung như phát triển nguồn vốn, đối tượng thụ hưởng và doanh số cho vay, hoạt động thu nợ và thu lãi. Trên cơ sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, tác giả đã đưa ra 7 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Thị Xuân Hương và Dương Thị Bích Diệu (2018) với bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến vốn tín dụng cho hộ nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ”. Bài viết nghiên cứu đưa ra 3 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nghèo : (1) Điều chỉnh lượng vốn vay cho phù hợp với từng đối tượng vay, từng mục đích vay; (2) Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm soát và hướng dẫn việc sử dụng vốn của hộ nghèo; (3) Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm soát và hướng dẫn sản xuất cho người vay vốn.
Nguyễn Ngọc Quyền (2019) với bài viết “Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, bài viết đăng trên tạp chí công thương tại trang web http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich- hieu-qua-su-dung-nguon-von-tin-dung-chinh-sach-cua-ho-ngheo-tren-dia-ban-tinh- binh-duong-63508.htm. Bài viết khẳng định, giảm nghèo là một trong những chính sách của Việt Nam trong nhiều năm qua, là vì mục tiêu an sinh và công bằng xã hội. Đảng, Nhà nước xem giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu để phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường an ninh, quốc phòng. Tác giả đã đi sâu vào phân tích kết quả cho vay đối với các hộ nghèo trong giai đoạn 2016 – 2018 tại NHCSXH tỉnh Bình Dương. Kết quả phân tích cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo thấp so với các
6

chương trình cho vay khác. Năm 2018 dư nợ cho vay hộ nghèo chỉ đạt 23 tỷ đồng, cho thấy quy mô tín dụng chính sách cho hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bình Dương giảm dần thay vào đó là các chương trình cho vay khác để giúp hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bình Dương.
5.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài

Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy, tình hình nghiên cứu về tín dụng chính sách tương đối phong phú ở các mốc thời gian khác nhau, khu vực khác nhau. Các nghiên cứu đều khẳng định ý nghĩa, vai trò của tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn. Đồng thời, các bài viết đã đi sâu vào phân tích thực trạng tín dụng chính sách tại các địa phương, phân tích những khó khăn mà tín dụng chính sách gặp phải ở các địa phương khác nhau. Từ đó đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả của tín dụng chính sách đối với các hộ nghèo. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã phân tích được hiệu quả của tín dụng chính sách.
Trong phạm vi nghiên cứu Luận văn, tác giả thực hiện nghiên cứu cụ thể TD chính sách trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Địa bàn này chưa có nghiên cứu nào tương tự được thực hiện. Các nội dung nghiên cứu cụ thể được thực hiện trong Luận văn bao gồm: (1) Hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo; (2) Phân tích thực trạng tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và (3) Đề xuất các giải pháp để tăng cường vai trò tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giảm nghèo, TD chính sách của NHCSXH.

Chương 2: Thực trạng TD chính sách đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động TD chính sách tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NHCSXH

1.1. Nghèo và sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho hộ nghèo

1.1.1. Khái niệm về nghèo

Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”.

Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế – xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản.

Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.

Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
8

Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta. Hiện nay Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất xây dựng bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà soát cơ chế, chính sách nhằm thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ở Việt Nam.
1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo.

Mức chuẩn nghèo là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo; hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020.
Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng

11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn

2016 – 2020, thì xác định như sau

Thứ nhất, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn

2016-2020:

* Các tiêu chí về thu nhập

a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000

đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và

1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

* Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

ThS02.217_Tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Loại tài liệu

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS02.217_Tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp