Download Luận án Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Quốc phòng
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án đề xuất các giải pháp và các kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Quốc phòng có luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và quá trình đổi mới có chế quản lý tài sản công ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa, phân tích làm rõ thêm những vấn đề lý luận về cơ sở giáo dục đại học công lập, tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập và quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập.
– Tổng hợp, phân tích thực trạng quản lý TSC tại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2016-2020
– Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ Quốc phòng ở Việt Nam trong giai đoạn tới 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý TSC tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập và thực tiễn tại các cơ sở giáo dục Đại học trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi về không gian:
Trong luận án, NCS chỉ tập trung nghiên cứu các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tính đến tháng 12/2019, hệ thống trường cơ sở giáo dục Đại học trực thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm 6 Học viện lớn và 2 Trường Sĩ quan Lục quân, 1 trường Sĩ quan chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Phạm vi về thời gian:
Thực trạng nghiên cứu trong thời gian 5 năm từ 2016 đến năm 2020 Quan điểm, định hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
Phạm vi về nội dung quản lý:
Quản lý TSC có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như cơ chế quản lý, bộ máy quản lý… Nghiên cứu trong luận án được tiếp cận từ góc độ quản lý TSC trong nội tại các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ Quốc phòng. Do đó, phạm vi nội dung quản lý được xác định là những vấn đề có liên quan đến quá trình quản lý tài sản công bao gồm: hình thành tài sản; khai thác, sử dụng tài sản và kết thúc tài sản. Tài sản ở đây chỉ bao gồm 10 loại TSCĐ hữu hình mà các cơ sở GDĐH phải tập hợp báo cáo lên Cục Tài chính/BQP
LA02.346_Quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Quốc phòng