Download Luận án Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng
Giới thiệu về luận án
Nghiên cứu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về PT chăn nuôi vịt nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng; Phân tích thực trạng PT chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến PT chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong thời gian vừa qua; Đề xuất giải pháp nhằm PT chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).
Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án
Phát triển chăn nuôi vịt biển theo: (i) quy mô đàn, (ii) phương thức chăn nuôi, (iii) thúc đẩy liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, (iv) đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt biển.
Đàn vịt biển chiếm 20% trong tổng đàn thuỷ cầm của vùng ĐBSH. Giai đoạn 2018 – 2022, tốc độ tăng trưởng đàn vịt biển đạt 25,22%/năm, cao gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng của đàn thuỷ cầm. Chăn nuôi vịt biển theo hướng công nghiệp giữ vị trí chủ đạo. Chăn nuôi vịt biển kết hợp thuỷ sản chiếm 13,69% cơ cấu đàn. Hạn chế trong liên kết theo chuỗi là rào cản lớn nhất trong phát triển chăn nuôi vịt biển. Hiệu quả chăn nuôi vịt biển kết hợp với nuôi thuỷ sản đạt cao nhất. Tuy nhiên, nuôi chuyên vịt biển lại có khả năng đáp ứng tốt hơn nuôi kết hợp về năng suất và khối lượng sản phẩm.
Nghiên cứu đã đề xuất 07 nhóm giải pháp phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH: i) Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ chăn nuôi vịt biển; (ii) Phát triển dịch vụ cung cấp giống vịt biển, thức ăn, thú y tại chỗ; (iii) Hỗ trợ xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị (iv) Nâng cao năng lực ứng dụng kỹ thuật và nhận thức của tác nhân chăn nuôi; (v) Tăng cường thông tin dự báo thị trường cho tác nhân chăn nuôi; (vi) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các vùng chăn nuôi ven biển; (vii) Tăng
LA16.030_Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng