Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội – Thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ ngành Luật Kinh tế: Pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội – Thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận (ThS30.009)

Mã: ThS30.009 Danh mục: , Thẻ: , , , , , , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: LuậtNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Ngôn ngữ: Tiếng ViệtĐịnh dạng file: pdf, rarTên tác giả: Nguyễn Thị Thúy Sương
Số trang: 96

Download Luận văn thạc sĩ ngành Luật Kinh tế: Pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội – Thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận (ThS30.009)

Pháp luật quy định đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Có thể thấy việc thực hiện pháp luật về hoạt động này của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến hết năm 2019) trong thực tiễn cũng còn một số bất cập, hạn chế. Điều này chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu và sự mong đợi của Nhân dân địa phương.

Bằng phương pháp phân tích thực tiễn, tổng hợp, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, tác giả sẽ tìm ra nguyên nhân làm cho việc thực hiện pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận vì sao chưa đạt được kết quả như mong đợi. Từ đó, tác giả sẽ kiến nghị những giải pháp nhằm làm cho hoạt động này được thực hiện hiệu lực, hiệu quả hơn trong thời gian
tới.

Từ khóa: Tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị

ThS30.009_Pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội – Thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Tóm tắt - Abstract MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu: ..........................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu đề tài:....................................................................................5 4. Giả thuyết nghiên cứu: .........................................................................................5 5. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................6 6. Phƣơng ph p nghiên cứu......................................................................................6 7. Bố cục của luận văn: .............................................................................................6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN; XỬ LÝ ĐƠN, THƢ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH CỦA CÔNG DÂN GỬI ĐẾN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI .............................................................................................................................8 1.1. Kh i niệm liên quan đến hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố c o, kiến nghị, phản nh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội.............................................................................................8 1.1.1. Khái niệm tiếp công dân ..................................................................8 1.1.2. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo ........................................................8 1.1.3. Khái niệm kiến nghị, phản ánh ......................................................10 1.1.4. Khái niệm về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ......................................................................................................11 1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của việc đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện ph p luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố c o, kiến nghị, phản nh của công dân................................................................................. 12 1.2.1. Đặc điểm của việc đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân ....................................................................................... 12 1.2.1.1. Đặc điểm về địa vị pháp lý của chủ thể thực hiện ................ 12 1.2.1.2. Đặc điểm về vai trò của chủ thể thực hiện ............................ 14 1.2.1.3. Đặc điểm về mục đích thực hiện của chủ thể ....................... 15 1.2.2. Ý nghĩa của việc đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân ....................................................................................... 16 1.2.2.1. Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền.................... 16 1.2.2.2. Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân góp phần nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các cơ quan có thẩm quyền ............................................ 18 1.2.2.3. Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân góp phần nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội ..... 18 1.3. Hệ thống c c quy định ph p luật điều chỉnh hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố c o, kiến nghị, phản nh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội............................................................ 20 1.3.1. Các quy định chung về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân ......................................... 20 1.3.2. Các quy định đặc thù về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ......................................................................................21 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..............................................................................23 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN; XỬ LÝ ĐƠN, THƢ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH CỦA CÔNG DÂN GỬI ĐẾN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH NINH THUẬN..............................................................................................24 2.1. C c yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố c o, kiến nghị, phản nh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận.............................................................24 2.1.1. Về cơ cấu của đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV ................................................24 2.1.1.1. Khái quát về cơ cấu của đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV....................24 2.1.1.2. Những tác động thuận lợi từ cơ cấu của đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.................................................................................................................25 2.1.1.3. Những tác động không thuận lợi từ cơ cấu của đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.................................................................................................................26 2.1.2. Về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận ...............27 2.1.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận..............................................................................................................27 2.1.2.2. Những tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân .......28 2.2. Thực trạng và những bất cập trong hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố c o, kiến nghị, phản nh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận................................................. 30 2.2.1. Thực trạng và những bất cập trong hoạt động tiếp công dân của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận ............................. 30 2.2.1.1. Thực trạng triển khai hoạt động tiếp công dân của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận ................................ 30 2.2.1.2. Kết quả đạt được và những bất cập trong hoạt động tiếp công dân của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận ..... 31 2.2.2. Thực trạng và những bất cập trong hoạt động xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận .......................................................... 37 2.2.2.1. Thực trạng đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và hoạt động xử lý đơn, thư của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận..................................................................... 37 1.2.2.2. Kết quả đạt được và những bất cập trong hoạt động xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận ................................ 39 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................. 46 CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TIẾP CÔNG DÂN; XỬ LÝ ĐƠN, THƢ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH CỦA CÔNG DÂN GỬI ĐẾN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH NINH THUẬN.................................................................................................................... 47 3.1. Hoàn thiện c c quy định của ph p luật......................................................... 47 3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội...................................................................................... 47 3.1.1.1.Hoàn thiện pháp luật về đại biểu Quốc hội............................ 47 3.1.1.2. Hoàn thiện pháp luật về Đoàn đại biểu Quốc hội ..................51 3.1.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ...........................................................................52 3.1.2.1. Đối với hoạt động tiếp công dân,...........................................52 3.1.2.2. Đối với việc tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội .........................................................................................................53 3.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan ............................56 3.1.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố cáo ....................................................................56 3.1.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai ........................61 3.2. C c giải ph p nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố c o, kiến nghị, phản nh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận .................................................64 3.2.1. Giải pháp nhằm đảm bảo và hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận ......................................64 3.2.1.1. Cơ chế về chế độ, chính sách nhằm đảm bảo các hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ........................................64 3.2.1.2. Cơ chế về bộ máy tham mưu, giúp việc cho hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội .....................................................66 3.2.2. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận ........................68 3.2.2.1. Hoàn thiện cơ chế về đảm bảo trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết đơn, thư của công dân tại địa phương ..........................68 3.1.2.2.Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của công dân tại địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, pháp luật về khiếu nại, tố cáo........................................................................ 70 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 72 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBQH : Đại biểu Quốc hội Đại biểu chuyên trách : Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách Đại biểu không chuyên trách : Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách Đoàn ĐBQH : Đoàn đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh : Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận Đơn, thư của công dân : Đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND : Hội đồng nhân dân HĐND tỉnh : Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Nghị quyết số 228 : Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10, ngày 27/10/1999 của UBTVQH về việc ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân Nghị quyết số 759 : Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13, ngày 15/5/2014 của UBTVQH quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH, HĐND và đại biểu HĐND các cấp TAND : Tòa án nhân dân Thành phố PRTC : Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm UBND : Ủy ban nhân dân UBND tỉnh : Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh : Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Văn phòng HĐND tỉnh : Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Văn phòng UBND tỉnh : Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận VKSND : Viện kiểm sát nhân dân TÓM TẮT Pháp luật quy định đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Có thể thấy việc thực hiện pháp luật về hoạt động này của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến hết năm 2019) trong thực tiễn cũng còn một số bất cập, hạn chế. Điều này chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu và sự mong đợi của Nhân dân địa phương. Bằng phương pháp phân tích thực tiễn, tổng hợp, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, tác giả sẽ tìm ra nguyên nhân làm cho việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận vì sao chưa đạt được kết quả như mong đợi. Từ đó, tác giả sẽ kiến nghị những giải pháp nhằm làm cho hoạt động này được thực hiện hiệu lực, hiệu quả hơn trong thời gian tới. Từ khóa: Tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị ABSTRACT The Vietnamese law stipulates that the National Assembly deputies and the local Delegation of the National Assembly deputies have the responsibility to receive citizens’ complaints and/or concerns, which may include; handling complaints, denunciations, petitions and reflections of citizens. However, it is the author’s belief that there are still some inadequacies to the implementation of this law by the National Assembly deputies and the local Delegation of the National Assembly deputies in Ninh Thuan province (from the beginning of the XIV National Assembly's term to the end of 2019). This is specific to not meeting all of the requirements and expectations of the local people. By analyzing practices, synthesizing and comparing with the provisions of the above noted law, the author will find the cause of the implementation of the law on citizen reception; handling citizens' complaints, denunciations, petitions and recommendations sent to the National Assembly deputies and the local Delegation of the National Assembly deputies in Ninh Thuan province. The author will identify why the deputies have not achieved the expected results and will then make recommendations to make these activities more effective and enforceable in the future. Keywords: citizen reception, complaints, denunciations, recommendations. 1 1. Lý do chọn đề tài: LỜI MỞ ĐẦU “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”1. Đó chính là những quyền đã được Hiến định. Khi thực hiện những quyền này, tức là công dân đang trực tiếp thực hiện quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và là cách để công dân trực tiếp thực hiện quyền “giám sát Nhân dân” đối với Nhà nước. Với mục tiêu hướng đến là xây dựng “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”2, vì vậy quyền con người, quyền công dân phải được pháp luật ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ; mọi hoạt động của Nhà nước và công dân đều phải hướng đến thượng tôn pháp luật. Theo đó, hệ thống pháp luật về tiếp công dân; pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố cáo, và các quy định pháp luật có liên quan đã được ban hành, nhằm điều chỉnh cụ thể đối với hoạt động tiếp công dân; xử lý; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân, làm cho hoạt động này đi vào nề nếp và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong thời gian qua, số lượng đơn, thư của công dân vẫn còn nhiều và tình hình vẫn còn phức tạp; trong thực tế đã xuất hiện trường hợp tạo thành những điểm nóng, gây nên hậu quả, hệ lụy về chính trị, kinh tế, xã hội khó khắc phục (ví dụ như: vụ Tiên Lãng, Thủ Thiêm, Đồng Tâm…) đều xuất phát từ nguyên nhân do đơn, thư của công dân chưa được giải quyết chưa dứt điểm, phù hợp, để kéo dài, gây nên sự bức xúc trong dân chúng. “Là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân”3, theo quy định của pháp luật 4, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phải có trách nhiệm tiếp công dân; xử lý 1 Điều 30, Hiến pháp năm 2013 2 Khoản 1, Điều 2, Hiến pháp năm 2013 3 Khoản 2, Điều 21, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 4 Điều 79, Hiến pháp 2013; Điều 21, Luật Tiếp công dân; Điều 28, 43, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Điều 47, 48, 54, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 20115; Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10, ngày 27/10/1999 của UBTVQH về việc ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân (gọi tắt là Nghị quyết số 228). 2 đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH. Trong thời gian qua, các ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận (Đoàn ĐBQH tỉnh) đã phát huy vai trò và thực hiện ngày càng tốt hơn hoạt động này. Có những trường hợp đơn, thư của công dân bị đùn đẩy, kéo dài, sau khi được ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp nhận, xử lý theo quy định, thì quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân đã được đảm bảo5, đã tạo nên lòng tin nhất định của công dân đối với việc ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh thực hiện pháp luật về hoạt động này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, thực tiễn thực hiện pháp luật tại địa phương đã cho thấy vẫn còn có những bất cập nhất định, chưa thật sự tương xứng với vai trò của ĐBQH và Đoàn ĐBQH trong việc thực hiện pháp luật về hoạt động này, nên chưa thật sự đáp ứng hết yêu cầu và sự mong đợi của Nhân dân địa phương, khi họ tìm đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh để bày tỏ ý kiến, kiến nghị và gửi gắm đơn, thư. Do vậy, hoạt động này cần phải được nghiên cứu sâu kỹ hơn, phân tích thêm về lý luận và thực tiễn thực hiện, nhằm tìm ra lý do vì sao hoạt động này chưa thật sự hiệu quả, làm rõ được những khó khăn nào cần khắc phục, những thuận lợi nào cần được phát huy và giải pháp nào cần thực hiện, góp phần làm cho việc thực hiện pháp luật về hoạt động này của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh đạt chất lượng, hiệu quả tốt hơn. Xuất phát từ thực tiễn công tác tham mưu, giúp việc cho ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh trong mảng công tác này, Tôi chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH - Thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận” làm đề tài nghiên cứu, 5 Ví dụ: Trường hợp vợ chồng ông Hà Thuận và bà Võ Thị Phú (địa chỉ: thôn Lương Cang 1, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy CNQSDĐ đối với diện tích 441,5m2 cho vợ chồng ông, bà theo kết quả thi hành bản án dân sự phúc thẩm số 06/2012/DS-PT ngày 19/4/2012 của TAND tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, UBND thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (PRTC) nhiều lần trả hồ sơ, không giải quyết, vì cho rằng diện tích 441,5m2 là tài sản riêng của ông Hà Thuận nên không đồng ý cấp giấy CNQSDĐ đứng tên cả hai vợ chồng (mục đích xác định tài sản riêng là nhằm để đảm bảo cho việc ông Hà Thuận phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với một bản án hình sự khác theo công văn số 677/CTHA-NV ngày 29/11/2012 và công văn số 173/CTHA-NV ngày 26/3/2013 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Thuận về việc đề nghị phối hợp ngăn chặn tẩu tán tài sản). Đoàn ĐBQH tỉnh đã gửi đến UBND thành phố PRTC công văn số 13/ĐBQH ngày 19/3/2013 đề nghị xem xét lại việc giải quyết khiếu nại của công dân (trên cơ sở Đoàn ĐBQH tỉnh phân tích các quy định của pháp luật), kết quả là UBND thành phố PRTC đã ký ngay trong ngày 19/3/2013 để cấp GCNQSD số BN 952493, thửa đất số 23, tờ bản đồ số 11a, phường Đô Vinh, thành phố PRTC, tỉnh Ninh Thuận, diện tích 441,5m2 cho vợ chồng ông Hà Thuận và bà Võ Thị Phú. 3 với mong muốn góp thêm góc nhìn thực tiễn khi nghiên cứu về chủ đề này. Tôi cho rằng, đây cũng là cách thiết thực để góp phần làm cho tình hình kinh tế và xã hội ở địa phương phát triển ổn định. Bởi suy cho cùng, kinh tế nếu đặt trong mối quan hệ với chính trị, thì có ổn định được chính trị mới có thể phát triển được về kinh tế. Nếu ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh thực hiện hiệu quả pháp luật về hoạt động này, sẽ góp phần làm “yên dân”, góp phần làm cho công dân tin tưởng vào Nhà nước và chính quyền địa phương. Và khi công dân đã có niềm tin, thì công dân mới yên tâm làm việc, mới mong muốn được cống hiến, từ đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội tại địa phương và của cả nước. 2. Tình hình nghiên cứu: Trong giai đoạn hiện nay, các đề tài nghiên cứu về việc thực hiện pháp luật nhằm hướng đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân, là những đề tài rất được quan tâm, bởi nó phản ánh rõ nét bản chất “dân chủ” mà Nhà nước muốn hướng đến, trên cơ sở thượng tôn pháp luật. Đối với nhóm nghiên cứu đề tài liên quan đến chủ đề này dưới dạng tài liệu tham khảo, có thể kể đến các tài liệu sau đây: Cuốn sách “Tiếp công dân, Xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo trong tình hình mới” của Thanh tra Chính phủ, Nhà xuất bản Hà Nội, xuất bản năm 2006, đã nêu một số kinh nghiệm thực tiễn của các ngành, các địa phương, đồng thời đặt ra một số vấn đề cần phải giải quyết đối với hoạt động này trong tình hình mới. Cuốn “Cẩm nang tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân” do Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH, biên soạn năm 2015, với hình thức tổng hợp, lựa chọn các nội dung dưới dạng câu hỏi và trả lời, đưa ra một số tình huống pháp lý có liên quan và cách giải quyết tình huống một cách dễ hiểu và tương đối đầy đủ, cuốn sách này dùng để làm tài liệu phục vụ đại biểu dân cử trong công tác tiếp công dân, xử lý và giám sát việc giải quyết đối với đơn, thư của công dân. Bài viết “Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật Tiếp công dân năm 2013” của Trần Thị Minh Tâm, đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước năm 2015, số 230 (3/2015), đã phân tích những kết quả, hiệu quả 4 của Luật Tiếp công dân, đồng thời đã góp phần làm cho việc giải quyết đơn, thư của công dân theo đó đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, một số khó khăn, bất cập trong thực tế thực hiện Luật Tiếp công dân cũng được tác giả phân tích, từ đó tiếp tục việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy định về hoạt động này. Với góc độ nghiên cứu khoa học về chủ đề này dưới dạng Luận án, Luận văn, có thể kể đến như: Đề tài “Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là Luận án tiến sĩ Luật học, của tác giả Ngô Mạnh Toan, bảo vệ năm 2008, với góc nhìn về nghiên cứu lý luận đối với khiếu nại, tố cáo và nêu thực trạng ở nước ta, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố cáo, với mục đích xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Đề tài về “Đổi mới công tác tiếp dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo” là Luận văn thạc sĩ Luật, của tác giả Trần Thị Thúy Mai, hoàn thành năm 2010, đã hướng tới làm rõ những vấn đề liên quan đến hoạt động tiếp công dân, nhằm giải quyết đơn, thư của công dân trong lĩnh vực hành chính, và đề ra giải pháp đổi mới đối với công tác tiếp công dân, nhằm đáp ứng cho yêu cầu quản lý Nhà nước; Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính với đề tài về “Giải quyết khiếu nại, tố cáo - phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Vũ Duy Duẩn, bảo vệ năm 2014, lại hướng đến mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này, nhằm đảm bảo kỷ luật quản lý hành chính Nhà nước và đảm bảo pháp chế. Gần với đề tài mà Tôi quan tâm là Luận văn thạc sĩ Luật “Thực hiện pháp luật của Đại biểu Quốc hội trong việc tiếp nhận, xử lý, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân” của tác giả Nguyễn Mai Hạnh, thực hiện năm 2009. Tuy nhiên, đề tài này chỉ quan tâm đến việc xử lý đơn, thư của công dân, mà không nghiên cứu sâu hoạt động tiếp công dân của ĐBQH và Đoàn ĐBQH, trong khi các hoạt động này có mối liên hệ với nhau. 5 Do vậy, cũng với chủ đề được nhiều tác giả nghiên cứu trước đây, Tôi chọn vấn đề nghiên cứu là phân tích sâu kỹ hơn đối với chủ thể là ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH (thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, đến hết năm 2019). Từ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động tại địa phương, tác giả sẽ có phân tích, đánh giá, nêu các vấn đề bất cập phát sinh từ thực tế, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này. 3. Câu hỏi nghiên cứu đề tài: Đề tài này được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu như sau: 3.1. Pháp luật quy định như thế nào về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH? 3.2. Trong thời gian qua, thực tiễn thực hiện pháp luật của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận về hoạt động này như thế nào? Có bất cập gì trong thực tiễn thực hiện so với quy định của pháp luật có liên quan? 3.3. Cần thực hiện các giải pháp nào để ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh thực hiện hiệu quả hơn đối với hoạt động này? 4. Giả thuyết nghiên cứu: Trên cơ sở đề tài luận văn đã chọn và các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra, Tôi đặt ra giả thuyết cho việc nghiên cứu đề tài này như sau: 4.1. Quy định của pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH và quy định của pháp luật có liên quan cần phải được hoàn thiện hơn để hoạt động này thực sự hiệu quả. 4.2. Thực tiễn trong việc thực hiện pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH tại địa phương chưa đạt được kết quả như mong đợi của công dân, và chưa tương xứng với quy định của pháp luật về vai trò của ĐBQH và Đoàn ĐBQH về hoạt động này. 4.3. Nhận thức pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và của công dân còn chưa đầy đủ đối với hoạt động tiếp công dân; xử đơn, thư của công 6 dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH, nên đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. 5. Phạm vi nghiên cứu: Là một đề tài định hướng ứng dụng, Luận văn sẽ tập trung phân tích các kết quả và các bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, đồng thời, đề ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn đối với hoạt động này. Phạm vi mà Đề tài khảo sát chỉ giới hạn ở hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận (trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận). Thông tin, số liệu và vụ/việc được thu thập và xử lý chủ yếu từ thực tiễn của hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến hết năm 2019 (từ tháng 7/2016 đến hết năm 2019). 6. Phƣơng ph p nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp ở Chương 1 để làm rõ cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH. Phương pháp tổng hợp, so sánh, quan sát, phân tích các tình huống thu thập từ thực tiễn sẽ được sử dụng ở Chương 2 để làm sáng tỏ giữa quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn, thư của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận trong những năm qua đã đạt được kết quả gì và còn tồn tại những hạn chế nào? Nguyên nhân vì sao? Chương 3 tác giả sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các quy định pháp luật và thực tiễn, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp. 7. Bố cục của luận văn: Luận văn gồm: Phần mở đầu; 3 Chương nội dung và Kết luận (kèm với danh mục tài liệu tham khảo); trong đó, nội dung chính của ba chương như sau: 7 Chương 1: “Cơ sở pháp lý về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH”. Chương 2: “Thực tiễn hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận” Chương 3: “Kiến nghị các giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận”. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN; XỬ LÝ ĐƠN, THƢ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH CỦA CÔNG DÂN GỬI ĐẾN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1.1. Khái niệm liên quan đến hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội 1.1.1. Khái niệm tiếp công dân “Tiếp công dân” nếu như được hiểu dưới góc độ đơn giản nhất về từ ngữ, thì đó chính là hoạt động đón tiếp, tiếp xúc, giao tiếp giữa người có trách nhiệm với công dân, nhằm đáp ứng hoặc giải quyết yêu cầu, kiến nghị của công dân. Pháp luật quy định: “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật” 6. Như vậy, tiếp công dân còn được hiểu là hoạt động nhằm phục vụ cho việc “tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân”. Đồng thời, hoạt động này còn nhằm phục vụ cho việc quản lý của Nhà nước, bởi vì, qua tiếp công dân, người có trách nhiệm sẽ có cơ hội giải thích, hướng dẫn cho công dân, để công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật, tức là đúng với ý chí của Nhà nước, làm cho Nhà nước được thể hiện rõ nét và hiệu quả hơn vai trò của mình. Do vậy, thông qua sự “giao tiếp” đặc biệt này, công dân và Nhà nước đều mong muốn đạt được những mục đích nhất định, và nếu như mục đích của các bên đều đạt được một cách hài hòa, thì xã hội sẽ ổn định, kinh tế theo đó sẽ được thúc đẩy phát triển. 1.1.2. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo “Khiếu nại” là một hiện tượng nảy sinh trong đời sống xã hội. Nếu được hiểu theo nghĩa rộng thì khiếu nại là việc người nào đó cảm thấy không hài lòng, chưa 6 Khoản 1, Điều 2, Luật Tiếp công dân 9 đồng ý một việc gì đó và có phản ứng lại nhằm bảo vệ cho quyền lợi của chính mình. Dưới góc độ luật pháp, “khiếu nại” là quyền Hiến định của công dân: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định”7. Trên cơ sở đó, khái niệm về khiếu nại được quy định như sau: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”8. Khái niệm này cho thấy rằng, trong mối quan hệ khiếu nại, bên bị khiếu nại sẽ là đại diện của Nhà nước và bên thực hiện quyền khiếu nại sẽ thực hiện quyền, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền khiếu nại của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ thể hiện sự dân chủ của pháp luật, là một trong những cách thức để công dân thực hiện quyền giám sát của Nhân dân. “Tố cáo” là “đưa người hay sự việc cho người có thẩm quyền xử phạt”9. Dưới góc độ xã hội, tố cáo thể hiện sự bất bình của một người vì hành vi sai trái của người khác, vì vậy cần phải báo cho cơ quan, hoặc người có thẩm quyền để có biện pháp xử lý. Tố cáo có thể là việc mà chủ thể thực hiện nhằm để tự vệ, bày tỏ thái độ, hoặc để thể hiện trách nhiệm của công dân. Tố cáo phản ánh sự bất ổn trong xã hội và trong đời sống, cần phải được xem xét, giải quyết theo quy định. 7 Điều 74, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 8 Khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại năm 2011 9 Trương Văn Hùng, (2007). Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội, Nhà xuất bản Thanh niên, trang 1155 10 Khi được hiểu dưới góc độ luật pháp, “tố cáo” là “quyền cơ bản của công dân” được ghi nhận bởi đạo Luật có giá trị pháp lý cao nhất10. Theo đó, Luật Tố cáo năm 2011quy định: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”11. Trong giai đoạn hiện nay, quyền khiếu nại, quyền tố cáo không còn chỉ được xem là quyền công dân mà đã trở thành quyền con người được Hiến pháp năm 2013 quy định12. Vì thế, khái niệm về tố cáo đã được sửa đổi theo hướng: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực”13. Như vậy, chủ thể thực hiện quyền tố cáo đã được mở rộng hơn, không chỉ là “công dân” mới được quyền tố cáo, mà quyền này thuộc về bất kỳ “cá nhân” nào. Việc mở rộng chủ thể thực hiện quyền tố cáo là nhằm đảm bảo tốt nhất quyền con người, tăng cường cơ hội để “cá nhân” (trong đó có công dân) tham gia thực hành quyền “dân chủ” trên thực tế, phát hiện các hành vi trái pháp luật để kịp thời xử lý. 1.1.3. Khái niệm kiến nghị, phản ánh “Kiến nghị”, “phản ánh” cũng là một hiện tượng nảy sinh từ đời sống xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt, “kiến nghị” là “ý kiến, đề nghị đưa ra để yêu cầu hoặc thảo luận một điều gì”14; còn “phản ánh”, nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì đó 10 Điều 74, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bố sung năm 2001) 11 Khoản 1, Điều 2, Luật tố cáo năm 2011 12 Điều 30, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” 13 Khoản 1, Điều 2, Luật tố cáo năm 2018 14 Trương Văn Hùng, (2007). Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội, Nhà xuất bản Thanh niên, trang 626. 11 là việc tái hiện, trình bày, diễn tả lại nét đặc trưng một sự việc nào đó qua sự nhìn nhận của người phản ánh. Dưới góc độ pháp luật thì: “kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó”15. Như vậy, công dân khi thực hiện quyền “kiến nghị”, “phản ánh” sẽ chủ động tham gia vào việc quản lý Nhà nước qua việc mang đến những thông tin, đưa ra các ý kiến và đề xuất giải pháp nhằm “góp ý” để Nhà nước thực hiện tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của mình. Việc phân biệt rõ thế nào là công dân “kiến nghị”, “phản ánh” với việc công dân “khiếu nại”, “tố cáo” là rất quan trọng, vì phân biệt đúng thì sẽ áp dụng đúng các quy định để giải quyết. 1.1.4. Khái niệm về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân”16, vì thế, “dân nguyện” là hoạt động rất cần thiết và quan trọng của Quốc hội. Tuy các văn bản pháp luật chưa quy định về khái niệm “dân nguyện” và “công tác dân nguyện”, nhưng hiện nay, “dân nguyện được hiểu là tâm tư, nguyện vọng, thỉnh nguyện của Nhân dân và công tác dân nguyện chính là những hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thỉnh nguyện của Nhân dân để xem xét, giải quyết vì mục tiêu: xây dựng chính quyền, xây dựng đất nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của người đưa ra thỉnh nguyện hoặc vì lợi ích chung của toàn xã hội; đồng thời, thể chế hóa nguyện vọng chính đáng của nhân dân thành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước”17. Để thực hiện nhiệm vụ này, Ủy 15 Khoản 2, Điều 2, Luật Tiếp công dân 16 Điều 69, Hiến pháp năm 2013; Khoản 1, Điều 1, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 12 Ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thành lập Ban Dân nguyện, để tham mưu, giúp UBTVQH về công tác dân nguyện18. Theo đó, “hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân”, chính là một trong những hoạt động thể hiện rõ nét về công tác dân nguyện. Như vậy, “hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến ĐBQH và Đoàn ĐBQH” được hiểu là một trong những hoạt động của công tác dân nguyện mà ĐBQH và Đoàn ĐBQH phải thực hiện theo quy định19, nhằm nắm bắt “tâm tư, nguyện vọng, thỉnh nguyện của Nhân dân” (trước hết là Nhân dân ở địa phương), và giúp đỡ công dân thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố cáo và các quy định pháp luật khác có liên quan. 1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của việc đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân 1.2.1. Đặc điểm của việc đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân 1.2.1.1. Đặc điểm về địa vị pháp lý của chủ thể thực hiện ĐBQH là nhân tố cấu thành nên Quốc hội, chất lượng hoạt động của ĐBQH góp phần quyết định nên chất lượng của Quốc hội. Vì thế, pháp luật quy định ĐBQH có những quyền đặc biệt mà các chủ thể khác trong bộ máy Nhà nước không có. Các quyền này được gắn với quyền lực của Quốc hội, quyền của ĐBQH và các quyền miễn trừ do pháp luật quy định như: quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch 17 Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH, (2015). “Cẩm nang tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân” - Tài liệu phục vụ đại biểu dân cử trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, biên soạn năm 2015, trang 6. 18 Điều 1, Điều 2, Nghị quyết số 1156/2016/UBTVQH13, ngày 17/03/2016 của UBTVQH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân nguyện. 19 Điều 79, Hiến pháp 2013; Điều 21, Luật Tiếp công dân; Điều 28, Điều 43, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Điều 47, Điều 48, Điều 54, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 20115; Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10, ngày 27/10/1999 của UBTVQH về việc ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân (viết tắt là Nghị quyết 228). 13 Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật; giám sát việc giải quyết đơn, thư của công dân; quyền được miễn trừ không bị bắt, giam, giữ, khởi tố theo quy định của pháp luật… Pháp luật quy định: “Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”20. Đoàn ĐBQH tỉnh là đầu mối liên lạc của các ĐBQH, có nhiệm vụ tổ chức, phân công ĐBQH tiếp công dân và đảm bảo tất cả các điều kiện, cơ sở vật chất, đội ngũ tham mưu, giúp việc để các ĐBQH thực hiện tốt nhiệm vụ này. Trong việc tiếp công dân; xử lý đơn, thư của công dân, thẩm quyền đặc biệt của ĐBQH có giá trị ràng buộc các chủ thể khác phải thực hiện như: quyền yêu cầu các chủ thể có liên quan đến việc giải quyết đơn, thư của công dân phải có mặt tại buổi tiếp công dân khi ĐBQH và Đoàn ĐBQH thấy cần thiết, để giải trình, báo cáo về quá trình giải quyết; ĐBQH được quyền chọn lựa địa điểm và thời gian tiếp công dân linh hoạt, trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân và tạo sự chủ động nhất cho ĐBQH như: công dân đến trong buổi tiếp công dân của ĐBQH; công dân yêu cầu trực tiếp ĐBQH hoặc Đoàn ĐBQH bố trí để công dân gặp ĐBQH; hoặc khi ĐBQH thấy cần thiết cũng sẽ bố trí và mời công dân đến gặp trực tiếp… Như vậy, ĐBQH tiếp công dân với đối tượng đa dạng hơn, và trên phạm vi rộng hơn21 so với các chủ thể khác theo pháp luật về tiếp công dân. Khi ĐBQH và Đoàn ĐBQH xử lý chuyển đơn, thư của công dân, thì các chủ thể tiếp nhận phải giải quyết và “người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho ĐBQH về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy 20 Khoản 1, Điều 43 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014. 21 ĐBQH không chỉ tiếp công dân tại địa phương nơi ĐBQH ứng cử, mà ĐBQH còn có quyền tiếp công dân cả nước nếu được công dân yêu cầu và khi ĐBQH thấy cần thiết.
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Ngôn ngữ

Định dạng file

,

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS30.009_Pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội – Thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận
Pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội – Thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận