Download Luận án kinh tế phát triển: Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới.
3. Những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu
Một là, xây dựng cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả quản trị NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, khảo cứu kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả quản trị NHTM của các ngân hàng trong nước và nước ngoài.3
Ba là, đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả quản trị của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tầm nhìn đến năm 2030.
Năm là, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, hiệu quả quản trị và nâng cao hiệu quả quản trị của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Luận án nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, cả thực trạng và tương lai. Trên cơ sở các căn cứ lý luận đã được làm sáng tỏ, kết quả khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn, luận án sẽ tiến hành nghiên cứu thực trạng hiệu quả quản trị của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, đề xuất định hướng đổi mới quản trị và đưa ra các giải pháp chính để nâng cao hiệu quả quản trị NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đến năm 2030. Việc so sánh hiệu quả quản trị NHTMCP Ngoại thương Việt Nam với các NHTM khác sẽ được so sánh khi có số liệu và nếu tác giả không thu thập được số liệu của các ngân hàng khác thì việc so sánh không được tiến hành.
Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản trị ngân hàng tại Vietcombank giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 (đây là giai đoạn Vietcombank bước đầu áp dụng các thông lệ quốc tế tốt trong quản trị ngân hàng, mà cụ thể là ứng dụng Hiệp ước Basel I của Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng); giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 (đây là giai đoạn Vietcombank chính thức áp dụng Hiệp ước Basel II của Ủy ban Basel) và định hướng tới năm 2030 để phù hợp với Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam theo Quyết định 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Về mặt không gian: NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đi liền với không gian hoạt động của ngân hàng này trên phạm vi quốc gia Việt Nam.
LA06.068_Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế