Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp

Giá gốc là: 50.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 20.000 VNĐ.

Download Luận văn thạc sĩ ngành Kế toán (Hướng ứng dụng): Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp

Mã: ThS09.019 Danh mục: , Thẻ: , , , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: Kế ToánNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo
Số trang: 110

Download Luận văn thạc sĩ ngành Kế toán (Hướng ứng dụng): Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp

Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Do đó, để đảm bảo cho nguồn thu này được ổn định và bền vững thì công tác quản lý thuế phải được thực hiện một cách hiệu quả. Trong đó, công tác chống thất thu thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành thuế nói chung và của Chi cục Thuế quận Gò Vấp nói riêng.

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã nêu lên thực trạng hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp thông qua 5 yếu tố cơ bản cấu thành của hệ thống KSNB, đó là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Nghiên cứu này có ý nghĩa giúp đơn vị thấy được những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân tồn tại vấn đề của hệ thống KSNB tại đơn vị.

Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm chống thất thu thuế dựa trên cơ sở đảm bảo có thể thực hiện được, có tính hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị. Kết quả nghiên cứu là căn cứ quan trọng để Ban lãnh đạo đưa ra các biện pháp và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước.

ThS09.019_Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU.................................. 4 1.1 Giới thiệu tổng quan về CCTGV........................................................................ 4 1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của CCTGV...................................................4 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của CCTGV...................................4 1.1.2.1 Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức..................................................................... 4 1.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn........................................................................................ 5 1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy..................................................................................... 5 1.1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các đội.................................................................... 6 1.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế tại CCTGV giai đoạn 2016-2018. .......................................................................................................................................7 1.3 Những tồn tại của hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu thuế tại CCTGV...................................................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................... 14 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước và thế giới..........................................14 2.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................ 14 2.1.2 Các nghiên cứu trong nước............................................................................ 15 2.1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu..........16 2.2 Cơ sở lý thuyết.................................................................................................... 17 2.2.1 Khái niệm KSNB............................................................................................. 17 2.2.2 KSNB khu vực công........................................................................................ 19 2.2.3 Các bộ phận hợp thành KSNB.......................................................................21 2.2.3.1 Môi trường kiểm soát..................................................................................... 21 2.2.3.2 Đánh giá rủi ro............................................................................................... 22 2.2.3.3 Hoạt động kiểm soát.......................................................................................23 2.2.3.4 Thông tin và truyền thông.............................................................................. 25 2.2.3.5 Giám sát..........................................................................................................25 2.3 Tổng quan về thất thu thuế............................................................................... 26 2.3.1 Khái niệm về thất thu thuế............................................................................. 26 2.3.2 Các dạng thất thu thuế....................................................................................26 2.3.3 Rủi ro trong công tác thu thuế....................................................................... 26 2.3.4 Ảnh hưởng của thất thu thuế......................................................................... 28 2.3.5 Vai trò của KSNB đối với công tác chống thất thu thuế............................. 28 CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG............................................................................... 31 3.1 Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết....................................................................31 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu................................................................................31 3.1.2 Phân tích kết quả nghiên cứu.........................................................................31 3.1.2.1 Công tác tổ chức cán bộ.................................................................................31 3.1.2.2 Công tác quản lý thu nợ thuế......................................................................... 32 3.1.2.3 Công tác điều động, luân chuyển công chức................................................. 33 3.1.2.4 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế.............................................................34 3.1.3 Nhận xét............................................................................................................ 35 3.2 Dự đoán nguyên nhân tác động........................................................................ 36 3.2.1 Môi trường kiểm soát...................................................................................... 36 3.2.2 Đánh giá rủi ro.................................................................................................37 3.2.3 Hoạt động kiểm soát........................................................................................38 3.2.4 Thông tin và truyền thông.............................................................................. 38 3.2.5 Giám sát............................................................................................................ 39 CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN................................................. 41 4.1 Môi trường kiểm soát......................................................................................... 41 4.2 Đánh giá rủi ro.................................................................................................... 44 4.3 Hoạt động kiểm soát........................................................................................... 47 4.4 Thông tin và truyền thông................................................................................. 49 4.5 Giám sát............................................................................................................... 52 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM CHỐNG THẤT THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN GÒ VẤP .....................................................................................................................................55 5.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống KSNB tại CCTGV.......................................55 5.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại CCTGV.........................................57 5.2.1 Môi trường kiểm soát...................................................................................... 57 5.2.2 Đánh giá rủi ro.................................................................................................58 5.2.3 Hoạt động kiểm soát........................................................................................60 5.2.4 Thông tin và truyền thông.............................................................................. 60 5.2.5 Giám sát............................................................................................................ 61 5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................62 KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................64 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích thuật ngữ AICPA: Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants) COSO: Hiệp hội các tổ chức tài trợ (Committee of Sponsoring Organization) CPA: Ủy ban thủ tục kiểm toán INTOSAI: Tổ chức quốc tế các Cơ quan kiểm toán tối cao (International Organisation of Supreme Audit Institutions) CCTGV: Chi cục Thuế quận Gò Vấp CCT: Chi cục Thuế UBND: Ủy ban Nhân dân KSNB: Kiểm soát nội bộ NSNN: Ngân sách Nhà nước DTPL: Dự toán pháp lệnh TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh NNT: NNT CCHC: Cải cách hành chính DN: DN GTGT: Giá trị gia tăng TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập DN TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt CNTT: Công nghệ thông tin DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Kết quả thực hiện thu ngân sách giai đoạn 2016–2018 tại CCTGV...........8 Bảng 1.2: Số thuế thu được qua công tác chống thất thu thuế giai đoạn 2016-2018 tại CCTGV..................................................................................................................10 Bảng 3.1: Số thuế nợ trong giai đoạn 2016-2018 tại CCTGV.................................32 Bảng 3.2: Số lượng các DN do Chi cục quản lý giai đoạn 2016-2018................... 34 Bảng 3.3: Số lượng hộ cá thể do Chi cục quản lý giai đoạn 2016-2018................. 35 Bảng 4.1: Kết quả thống kê yếu tố Môi trường kiểm soát.........................................42 Bảng 4.2: Kết quả thống kê yếu tố Đánh giá rủi ro................................................... 44 Bảng 4.3: Kết quả thống kê yếu tố Hoạt động kiểm soát.......................................... 47 Bảng 4.4: Kết quả thống kê yếu tố Thông tin và truyền thông..................................49 Bảng 4.5: Kết quả thống kê yếu tố Giám sát............................................................. 52 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Gò Vấp..................................... 6 TÓM TẮT Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Do đó, để đảm bảo cho nguồn thu này được ổn định và bền vững thì công tác quản lý thuế phải được thực hiện một cách hiệu quả. Trong đó, công tác chống thất thu thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành thuế nói chung và của Chi cục Thuế quận Gò Vấp nói riêng. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã nêu lên thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp thông qua 5 yếu tố cơ bản cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ, đó là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Nghiên cứu này có ý nghĩa giúp đơn vị thấy được những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân tồn tại vấn đề của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm chống thất thu thuế dựa trên cơ sở đảm bảo có thể thực hiện được, có tính hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị. Kết quả nghiên cứu là căn cứ quan trọng để Ban lãnh đạo đưa ra các biện pháp và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước. ABSTRACT Taxes are not only a major source of revenue for the State Budget, but also associated with issues of economic growth, distribution equality and social stability. Therefore, to ensure this revenue is stable and sustainable, the tax administration must be implemented effectively. In particular, the fight against tax losses is one of the most important tasks of the tax industry in general and the Tax Department of Go Vap District in particular. By qualitative research method, the author has raised the situation of the internal control system at the Tax Department of Go Vap District through 5 basic components of the internal control system, namely: Environment control, Risk assessment, Control activities, Information and communication, Monitoring. This study is meant to help the organization see the limitations, weaknesses and causes of problems of the internal control system in the unit. On that basis, the author offers solutions to perfect the internal control system to combat tax losses based on ensuring that it is feasible, effective and suitable to the practical situation. at the unit. The research results are an important basis for the Board of Directors to propose measures and policies to improve the efficiency of tax administration and fulfill the tasks of State budget collection. 1 1. Lý do chọn đề tài LỜI MỞ ĐẦU Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước ta cũng như ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và được xem là phương tiện dùng để động viên nguồn tài chính vào NSNN, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều hoà thu nhập, góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội. Hiện nay công tác quản lý thuế vẫn còn thất thu ở một số khâu, một số lĩnh vực. Nguyên nhân của những hiện tượng này có thể là do chính sách thuế còn sơ hở, bị lợi dụng, việc quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế, việc áp dụng các quy trình nghiệp vụ chưa đúng theo quy định, vai trò kiểm soát chưa được coi trọng đúng mức, năng lực của một số công chức thuế chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Chính vì vậy, chống thất thu thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý thuế nhằm góp phần đảm bảo nguồn thu cho NSNN, đồng thời tạo sự công bằng về nghĩa vụ thuế đối với mọi tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Việc hoàn thiện hệ thống KSNB có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, là những phương pháp và chính sách được thiết kế có hệ thống để ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu những sai sót nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập, góp phần chống thất thu thuế. Chi cục Thuế quận Gò Vấp là cơ quan chuyên môn nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước, được giao nhiệm vụ thu thuế và thu khác trên địa bàn quận Gò Vấp. Trong quá trình vận hành, chính sách thuế thường xuyên thay đổi, các quy trình KSNB trong Chi cục không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, công tác kiểm tra xử lý còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng trốn thuế, lách thuế khá phổ biến của các DN. Để có thể kiểm soát tốt công tác quản lý thuế đòi hỏi Chi cục Thuế quận Gò Vấp cần phải có giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thuế đó là: cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng quản lý thu thuế; tăng cường kỉ cương, kỷ luật; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thuế…. nhằm đạt 2 được nhiệm vụ thu ngân sách và chống thất thu thuế. Từ những vấn đề trên đòi hỏi Chi cục Thuế quận Gò Vấp phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Việc hoàn thiện một hệ thống KSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó không quản lý bằng lòng tin mà phải bằng những quy định rõ ràng nhằm giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của đơn vị. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp” để thực hiện luận văn tốt nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB trong công tác quản lý thuế, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm chống thất thu thuế tại đơn vị. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng hiện nay về hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp. Mục tiêu cụ thể:  Phân tích thực trạng về hệ thống KSNB trong công tác quản lý, chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp trong giai đoạn 2016-2018.  Đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB đối với hoạt động thu thuế và thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp. Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu từ năm 2016 – 2018 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định tính, sử dụng công cụ quan sát, khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất có thể của nghiên cứu, tác giả thực hiện thêm phương pháp nghiên cứu 3 h n hợp. Luận văn sẽ được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý luận để đưa ra các nhận định đánh giá cụ thể, kết hợp giữa lý thuyết và thực trạng KSNB công tác thu thuế và chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp thông qua bảng khảo sát. Nghiên cứu lý luận: Dựa trên khuôn khổ báo cáo KSNB của COSO 1992 cập nhật 2013, KSNB khu vực công của INTOSAI 1992 cập nhật năm 2013 và các văn bản pháp quy liên quan đến hệ thống KSNB. Giải pháp hoàn thiện: Tác giả dùng phương pháp so sánh giữa lý thuyết và thực trạng, đồng thời tổng hợp các tài liệu nghiên cứu khoa học, các tạp chí quản lý liên quan đến KSNB để rút ra những nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong hoạt động thu thuế để tìm ra những giải pháp cần thiết và phù hợp. 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn làm rõ nét về tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong công tác quản lý, chống thất thu thuế trên địa bàn quận Gò Vấp thông qua đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp trong giai đoạn 2016-2018. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Ban lãnh đạo đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thuế tại Chi cục. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Kiểm chứng các vấn đề giải quyết và dự đoán nguyên nhân - tác động. Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân. Chương 5: Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp. 4 CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu tổng quan về CCTGV 1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của CCTGV CCTGV là cơ quan hành chính sự nghiệp chịu sự lãnh đạo của Cục Thuế TPHCM, UBND quận Gò Vấp. CCTGV được thành lập theo quyết định 318/TD/QĐCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. CCTGV được hình thành và phát triển qua những giai đoạn sau: Từ 1975 - 1977 được gọi là Phòng Thuế thuộc Sở thuế Thành phố. Từ 1978 - 1984 do cơ cấu tổ chức có sự thay đổi nên Sở Tài chính và Sở Thuế sáp nhập thành Sở Tài chính, bao gồm các phòng ban: Tài chính Thuế vụ, Ban vật giá và phòng Thuế trực thuộc Ban Tài chính - Thuế - Vật giá quận Gò Vấp. Từ 1984 - 1990 phòng thuế Gò Vấp được đổi thành Phòng Thuế Công thương nghiệp quận Gò Vấp và không trực thuộc Ban Tài chính - Thuế - Vật giá quận Gò Vấp. Từ năm 1990 đến nay đổi tên thành Chi cục Thuế quận Gò Vấp trực thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. CCTGV có trụ sở đặt tại địa chỉ: 312 Nguyễn Văn Nghi, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của CCTGV 1.1.2.1 Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thuế được thực hiện theo Quyết định số 110/QĐ-BTC ban hành ngày 14/01/2019 thay thế Quyết định số 1700/QĐ-BTC ngày 26/9/2018, Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010. Theo đó, CCTGV là tổ chức trực thuộc Cục thuế TPHCM, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn quận Gò Vấp. Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Theo Quyết định số 110/QĐ-BTC ban hành ngày 14/01/2019 của Tổng cục 5 trưởng Tổng cục thuế thì cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế được thiết lập dựa trên quy mô về tiền thuế thu và số lượng DN trên địa bàn. (xem Phụ lục 1) 1.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan. (xem Phụ lục 2) 1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy CCTGV có 17 Đội trực thuộc gồm: 06 Đội kiểm tra, 03 Đội thuế liên Phường - Chợ, 01 Đội trước bạ và thu khác, 07 Đội gián tiếp. Tổng số công chức tới 31/12/2018 là 223 người, trong đó trình độ thạc sỹ là 35 người, đại học là 109 người, cao đẳng là 53 người, trung cấp là 16 người, khác: 10 người. Tại CCTGV hiện có 01 Đảng bộ (gồm 03 Chi bộ, 59 Đảng viên), có tổ chức Công đoàn (gồm 17 Tổ công đoàn), Hội Cựu chiến binh, Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (68 Đoàn viên). 6 Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Gò Vấp Đội Kiểm tra nội bộ CHI CỤC TRƯỞNG Bộ phận Tổ chức cán bộ Phó Chi cục trưởng 1 Phó Chi cục trưởng 2 Phó Chi cục trưởng 3 - Đội Kiểm tra thuế số 4 - Đội Kiểm tra thuế số 5 - Đội Trước bạ và thu khác - Đội Tuyên truyền, h trợ NNT - Đội Quản lý Ấn chỉ - Đội Kiểm tra thuế số 2 - Đội Kiểm tra thuế số 3 - Đội Kiểm tra thuế số 6 - Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế - Đội Kê khai - kế toán thuế và Tin học - Đội Hành chính -Nhân sự - Tài vụ (trừ bộ phận Tổ chức cán bộ) - Đội Kiểm tra thuế số 1 - Đội Thuế liên phường 1, 3, 4, 5, 7, 10, chợ Gò Vấp, chợ Tân Sơn Nhất - Đội Thuế liên phường 6, 13, 15, 16, 17, chợ Xóm Mới, chợ An Nhơn - Đội Thuế liên phường 8, 9, 11, 12, 14, chợ Hạnh Thông Tây - Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Quản lý thuế thu nhập cá nhân (Nguồn: Chi cục Thuế quận Gò Vấp) 1.1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các đội Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế thực hiện theo Quyết 7 định số 245/QĐ-TCT ngày 25/03/2019 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế (xem Phụ lục 3) 1.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế tại CCTGV giai đoạn 2016-2018 Giai đoạn 2016 - 2018, ngành thuế triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh nền kinh tế tuy đã dần hồi phục nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đối với ngành thuế nói chung và CCTGV nói riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. Xác định rõ nhiệm vụ, ngay từ đầu năm CCT đã thực hiện theo sự chỉ đạo kịp thời về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Thuế, sự chỉ đạo sâu sát của Quận ủy, UBND Quận, CCT đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN. Dựa trên số liệu thuế thu được từ các loại thuế, tác giả tiến hành tổng hợp các số liệu và đưa vào bảng thực trạng công tác thu ngân sách trong giai đoạn 2016 – 2018 để có thể thấy rõ hơn sự thay đổi tình hình thu qua các năm với kết quả cụ thể như sau: 8 Bảng 1.1: Kết quả thực hiện thu ngân sách giai đoạn 2016 - 2018 tại CCTGV (Đơn vị tính: Triệu đồng) NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 CHỈ TIÊU DTPL Thực hiện % TH so với DTPL % TH so với cùng kỳ DTPL Thực hiện % TH so với DTPL % TH so với cùng kỳ DTPL Thực hiện % TH so với DTPL % TH so với cùng kỳ Tổng cộng 1.567.000 1.969.104 125,7 114,9 2.088.000 2.311.769 110,7 117,4 2.520.000 2.536.424 100,7 109,8 1/-CTN -NQD 860.000 887.402 103,2 111,7 1.035.000 975.163 94,2 109,9 1.150.000 1.078.175 93.8 110,8 -Thuế TNDN 191.800 193.053 100,7 109,0 243.200 215.869 88,8 111,8 282.200 269.503 95,5 124,8 -Thuế Tài Nguyên 426 538 126,1 0 794 147,6 -Thuế GTGT 626.700 595.777 95,1 109,1 761.400 729.003 95,7 122,4 832.500 774.637 93,0 106,3 -Thuế TTĐB 4.500 24.916 553,7 288,8 30.400 28.100 92,4 112,8 35.300 33.241 94,2 118,3 -Thuế Môn bài 21.000 25.278 120,4 108,5 1.653 6,5 -Thu khác 16.000 47.952 299,7 124,5 0,0 0,0 2/-TNCN 189.500 207.330 109,4 122,3 240.000 235.101 98,0 113,4 294.000 288.308 98,1 122,6 3/-TIỀN SD ĐẤT 115.000 365.908 318,2 102,3 330.300 536.141 162,3 146,5 400.000 455.764 113,9 85,0 4/-THUẾ SDĐ PNN 7.500 7.455 99,4 101,2 5.800 16.656 287,2 223,4 12.000 21.077 175,6 126,5 THUẾ NHÀ ĐẤT 193 0 130 67,6 0,0 5/-TIỀN THUÊ ĐẤT 50.000 46.049 92,1 180,3 37.500 46.627 124,3 101,3 77.000 49.468 64,2 106,1 6/-LP TRƯỚC BẠ 285.000 340.735 119,6 121,5 287.900 360.276 125,1 105,7 417.000 383.604 92,0 106,5 7/- PHÍ, LỆ PHÍ 36,000 65.416 181,7 116,7 67.500 91.488 135,5 139,9 105.000 103.497 98,6 113,1 Trong đó: Môn bài 33.496 40.138 119,8 115,6 8/- THU KHÁC NS 24.000 48.458 201,9 219,9 84.000 50.062 59,6 103,3 65.000 156.531 240,8 312,7 9/-THUẾ CQSD ĐẤT 0 0 10/- THUẾ BV MT 158 0 125 79,2 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế giai đoạn 2016 - 2018 của Chi cục Thuế quận Gò Vấp) 9 Nhìn chung, trong thời gian qua, CCTGV đã tập trung vào công tác CCHC, luôn quan tâm xây dựng, nuôi dưỡng nguồn thu NSNN trên địa bàn, thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ được giao, bám sát định hướng hoạt động của đơn vị. Nhờ đó, thu NSNN giai đoạn từ 2016-2018 trên địa bàn quận cơ bản đạt và đều vượt chỉ tiêu DTPL, tốc độ tăng thu hàng năm khá cao. Cụ thể, tổng thu ngân sách trong năm 2016 là: 1.969.104 triệu đồng, đạt 125,7 so DTPL và bằng 114,9 so cùng kỳ năm 2015. Năm 2017, thu ngân sách đạt 2.311.769 triệu đồng, đạt 110,7 so DTPL và bằng 117,4 so cùng kỳ năm 2016 và trong năm 2018, thu ngân sách là 2.536.424 triệu đồng, đạt 100,7 so DTPL và bằng 109,8 so cùng kỳ năm 2017. CCTGV luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Cục Thuế, Quận Ủy, UBND Quận; sự phối hợp thực hiện công tác quản lý thuế của các đơn vị, ban ngành phường, sự phối hợp thực hiện của Ban quản lý chợ và sự n lực không ngừng của tập thể cán bộ công chức trong những năm qua, đó chính là tiền đề để đơn vị hoàn thành vượt mức dự toán qua các năm. CCTGV cũng đã triển khai một cách đồng bộ các biện pháp quản lý thu như: phát động các phong trào thi đua trong toàn đơn vị, đề ra các nhiệm vụ, biện pháp và mục tiêu cụ thể cho từng quý và cả năm; tăng cường h trợ NNT, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đôn đốc thu nợ thuế; đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đã góp phần không nhỏ trong việc khai thác tối đa mọi nguồn thu. CCTGV luôn xác định công tác chống thất thu thuế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong đảm bảo nhiệm vụ thu NSNN, đơn vị cũng đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT, nhờ có nền tảng này mà công tác quản lý thuế đối với NNT được đảm bảo công khai và rõ ràng. Thực hiện Quyết định 74/QĐ-TCT năm 2014 về quy trình thanh tra thuế, Quyết định 1404/QĐ-TCT 2015 về quy trình thanh tra thuế và Quyết định 2605/QĐ-TCT sửa đổi Quy trình thanh tra thuế 2016 của Tổng cục thuế, CCTGV 10 đã góp phần nâng cao hiệu quả thanh kiểm tra thuế do hạn chế được tình trạng thông đồng giữa đối tượng nộp thuế và công chức thuế, đồng thời phát hiện sai sót, vi phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể đã tạo nên sự chuyên môn hoá trong công việc và phù hợp với trình độ của từng công chức, tạo điều kiện cho việc kiểm tra và giám sát lẫn nhau giữa các đội trong đơn vị. 1.3 Những tồn tại của hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu thuế tại CCTGV Bằng phương pháp quan sát và tổng hợp tài liệu, tác giả nhận thấy hiện tại CCTGV đã tổ chức triển khai hệ thống KSNB tại đơn vị và đã đạt được một số thành quả nhất định, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn lỏng lẻo, bất cập và tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm, nhất là trong công tác chống thất thu thuế, dẫn đến những sai sót, ảnh hưởng đến công tác thu Ngân sách tại đơn vị. Theo kết quả Bảng 1.1, mặc dù CCT đã hoàn thành kế hoạch được giao, nguồn thu vào NSNN có tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn được đánh giá là chưa khai thác hết tiềm năng, còn những “l hổng” để một số đối tượng lợi dụng “lách” thuế, gây thất thu cho ngân sách. Trong năm 2018, số thu của một số loại thuế có sự sụt giảm như: Phí và lệ phí đạt 98,6 ; Thuế TNDN đạt 95,5 ; Thuế TTĐB chỉ đạt 94,2 ; Thuế GTGT đạt 93 ; Lệ phí Trước bạ đạt 92 . Bên cạnh đó, số thuế khai bổ sung và truy thu qua các cuộc thanh tra, kiểm tra qua các năm vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao. Bảng 1.2: Số thuế thu được qua công tác chống thất thu thuế giai đoạn 2016- 2018 tại CCTGV Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Số hồ sơ kiểm tra Số thuế truy thu và phạt 2016 1.428 193.000 2017 1.368 175.000 11 2018 1.270 163.781 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế giai đoạn 2016 - 2018 của Chi cục Thuế quận Gò Vấp Trong năm 2016 đã tổ chức kiểm tra 1.428 hồ sơ; số thuế truy thu và phạt, giảm l quy ra thuế là 193 tỷ. Trong năm 2017 đã tổ chức kiểm tra 1.368 hồ sơ; số thuế truy thu và phạt, giảm l quy ra thuế là 175 tỷ đồng. Trong năm 2018 đã tổ chức kiểm tra 1.270 hồ sơ; số thuế truy thu và phạt, giảm l quy ra thuế là 163.781 triệu đồng. Kết quả trên cho thấy công tác chống thất thu hằng năm luôn mang lại nguồn thu gia tăng cho CCTGV, nhưng cũng đồng nghĩa số thuế thất thu rất lớn khi số thuế được điều chỉnh vẫn khá cao qua từng năm. Nguyên nhân để xảy ra tình trạng thất thu có thể kể đến như sau: Thứ nhất, số lượng công chức thuế tại CCT hiện nay còn khá “mỏng”. Tổng số công chức tới 31/12/2018 là 223 người, trong khi đó số lượng DN và hộ cá thể trên địa bàn quận luôn có sự gia tăng qua m i năm (31.837 DN và hộ cá thể năm 2018) nên công tác xử lý các công việc còn kiêm nhiệm nhiều, chưa bao quát hết trong việc quản lý NNT nên dễ có những sai phạm trong quá trình xử lý công việc. Hơn nữa, để công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong hoạt động thu thuế. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác này chưa được CCT quan tâm đúng mức, thực hiện mang tính hình thức. Thứ hai, một số hướng dẫn thực thi chính sách thuế còn bất cập, chưa rõ ràng và chồng chéo dẫn tới nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau của cả cơ quan thuế và NNT, có lúc chưa cập nhật kịp thời những thay đổi để áp dụng đúng các quy định của pháp luật. Việc thực hiện các văn bản pháp luật của các Ban, ngành, bộ phận liên quan còn tồn tại nhiều điểm chưa đồng bộ, tạo kẽ hở cho các DN vận dụng khai thác để trốn thuế. Những thông tư hướng dẫn về thuế của Bộ Tài chính thường được ban hành chậm hơn so với thời hạn hiệu lực thi hành của luật, nghị định làm cho các 12 DN phải điều chỉnh nhiều nghiệp vụ tài chính như hóa đơn, chứng từ…, mất thời gian và khó thực hiện. Không riêng DN, một số công chức thuế cũng chưa nắm bắt kịp thời các thông tư, quy định mới nên khâu giải quyết các thủ tục còn chậm trễ, tăng chi phí phát sinh. Trong khi đó, khi DN có vướng mắc gửi đến CCT thường chỉ nhận được các câu trả lời chung chung, chủ yếu đưa ra các thông tư, nghị định mà không có câu trả lời rõ ràng và hướng dẫn cụ thể, không h trợ được cho DN. Đơn cử như hiện nay Luật Thuế giá trị gia tăng có Luật số 13/2008/QH12, Luật số 31/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13 và còn rất nhiều thông tư hướng dẫn, thông tư này sửa một số điều của thông tư khác… khiến DN rất khó thực hiện đúng hay Thông tư 219/2013/TT-BTC mới ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2013 nhưng lại có hiệu lực ngay ngày 01 tháng 01 năm 2014, nhiều cơ quan Thuế các tỉnh thành, quận huyện còn chưa kịp nhận biết được văn bản hiện hữu và chưa được thông báo tập huấn, phổ biến rộng rãi trước khi áp dụng, nhưng sau 2 tháng áp dụng đã xảy ra những bất cập buộc ngành Thuế phải ra văn bản chống chế tạm thời để giải quyết về việc những DN mới phát sinh. Thứ ba, hệ thống cơ sở dữ liệu tại Chi cục mặc dù đã cơ bản phục vụ thiết thực cho công tác quản lý thuế song vẫn còn gặp một số vướng mắc, việc kết xuất dữ liệu mất khá nhiều thời gian, đặc biệt là vào thời điểm nộp tờ khai, hệ thống thường bị nghẽn mạng và xảy ra tình trạng quá tải ảnh hưởng đến công tác kiểm tra và xử lý tờ khai. Thứ tư, việc thiếu hụt công chức trẻ ở một số đội thuế, nhất là ở các đội kiểm tra đã gây nhiều khó khăn trong việc phân chia nhiệm vụ cũng như việc đảm bảo khối lượng công việc theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của một số công chức trong Chi cục còn chưa đồng đều, thiếu kĩ năng và chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến việc không phát hiện ra những sai sót, gian lận của NNT đã dẫn đến số thuế phải nộp của các đối tượng nộp thuế vẫn chưa sát với thực tế kinh doanh làm cho nguồn NSNN bị thất thoát một cách đáng kể. Với những nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống KSNB, tác giả nhận thấy những biểu hiện của đơn vị xuất phát từ hệ thống KSNB kém hiệu quả. Chính 13 vì vậy, việc hoàn thiện một hệ thống KSNB là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, chống thất thu thuế trên địa bàn quận Gò Vấp hiện nay. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, thực trạng công tác quản lý thuế và nêu ra một số vấn đề đang tồn đọng tại CCTGV. Qua đó cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý thuế của Chi cục chưa cao do hệ thống KSNB hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến việc phải hoàn thiện hệ thống KSNB trong đơn vị. Trong chương tiếp theo, tác giả trình bày cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài mà tác giả đang thực hiện. 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước và thế giới 2.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Hệ thống KSNB đã được hình thành và ngày càng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các đơn vị. Bởi lẽ, KSNB là những chính sách, thủ tục, quy định, quy trình được thiết kế để ngăn ngừa gian lận, giảm thiểu các sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình đã được thiết lập. Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy của các số liệu và báo cáo; giảm thiểu rủi ro, gian lận hoặc thất thoát nguồn thu đối của đơn vị. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại các đơn vị khu vực công cho thấy hệ thống KSNB có mối quan hệ chặt chẽ và tích cực trong việc phát hiện và ngăn ngừa các gian lận, nâng cao tính tin cậy của các thông tin phục vụ cho quản lý, nâng cao kết quả hoạt động, là công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu của đơn vị. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu: Tác giả Omar Mohammad Al – Hawatmed và Zaid Mohammad Al – Hawatmed (2016) với nghiên cứu “Evaluation of Internal Control Units for the Effectiveness of Financial Control in Administrative Government Units: A Field Study in Jordan “Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố của KSNB để đảm bảo tính hữu hiệu của kiểm soát tài chính trong các đơn vị hành chính Nhà nước ở Jordan. Đồng thời, xác định những hạn chế trong việc đánh giá đó. Tác giả cho rằng KSNB của đơn vị được vận hành tốt sẽ đảm bảo kiểm soát tài chính hữu hiệu và sự tin cậy trong các báo cáo. Các kết quả phân tích thống kê cho thấy kiểm soát tài chính hữu hiệu khi các chính sách kế toán phải phù hợp với các quy định và luật về tài chính cũng như các chế độ kế toán, những yếu tố làm hạn chế đến việc đánh giá KSNB về kiểm soát tài chính. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nâng cao hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát tài chính. Andrew M. Bauer (2011): “Internal Control Quality as an Explanatory Factor of Tax Avoidance”, Luận án tiến sĩ Trường đại học aterloo, Canada.
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

ThS09.019_Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế quận Gò Vấp