Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô lớn tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, VPBank đã và đang bộc lộ những vấn đề bất bình thường liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, tạo tiềm ẩn rủi ro cho tình hình kinh doanh chung của VPBank, cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tại VPBank đang cao nhất hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Do đó, tác giả chọn đề tài: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank làm đề tài nghiên cứu, đề tài là xác định nguyên nhân cốt lõi tạo nên nợ xấu tại VPBank, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại VPBank.
Vì sao dư nợ cho vay khách hàng tại VPBank phát sinh nhiều nợ xấu? Giải pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank là gì? Phân tích, đánh giá thực trạng dư nợ tín dụng tại VPBank, đánh giá thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng và xem xét các quy trình, quy định của VPBank.
Ngoài ra, tác giả còn thu thập thông tin từ tài liệu và thông tin thực tế, từ đó phân tích, đánh giá, so sánh các nguồn thông tin thu thập được để giải quyết vấn đề của nội dung nghiên cứu. Tác giả xác định 07 nguyên nhân tạo nên nợ xấu tại VPBank. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 05 giải pháp hạn chế nợ xấu và kế hoạch thực hiện tương xứng với đặt thù tình hình nội tại tại VPBank.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực, có thể ứng dụng tại VPBank trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, thông qua luận văn, tác giả hy vọng đây là một minh chứng rõ nét, thực tế, làm cơ sở cho những nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Keywords: Ngân hàng thương mại, Nợ xấu, Commercial banks, Bad debts
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ………………………………………………………… 1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu …………………………………………………. 1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………………… 2
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ………………………………………………… 3
1.5. Kết cấu của luận văn……………………………………………………………………… 3
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………………………….. 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VPBANK VÀ VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK ………………………………………………………………………. 5
2.1. Tổng quan về VPBank…………………………………………………………………… 5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank ……………………….. 5
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự của VPBank………………………….. 7
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính của VPBank …………………………. 8
2.1.4. Kết quả kinh doanh của VPBank ……………………………………………. 8
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo về chất lượng tín dụng tại VPBank ………….. 13
2.2.1. Nợ cần chú ý, nợ xấu có xu hướng tăng trong 07 năm qua ………. 13
2.2.2. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng tăng trong 07 năm qua
………………………………………………………………………………………………….. 14
2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu tại VPBank đang ở mức cao nhất so với các ngân hàng tại Việt Nam ……………………………………………………………………………….. 17
2.3. Những vấn đề cần giải quyết đối với chất lượng tín dụng tại VPBank.. 19
2.4. Tóm tắt chương…………………………………………………………………………… 20
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ……………………………………………….. 21
3.1. Khái niệm CLTD ngân hàng và các tiêu chí đánh giá CLTD ngân hàng ..
……………………………………………………………………………………………………….. 21
3.1.1. Tín dụng ngân hàng…………………………………………………………….. 21
3.1.2. Khái niệm CLTD ngân hàng………………………………………………… 22
3.1.3. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá CLTD ngân hàng …………………….. 23
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD ngân hàng ………………………………….. 24
3.3. Tóm tắt chương…………………………………………………………………………… 28
CHƯƠNG 4: NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
CHƯA CAO TẠI VPBANK…………………………………………………………………… 29
4.1. Thực trạng dư nợ cho vay tại VPBank …………………………………………… 30
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại VPBank………………………. 30
4.1.2. Phân loại dư nợ theo thời gian cho vay ban đầu ……………………… 30
4.1.3. Phân loại dư nợ theo ngành………………………………………………….. 31
4.2. Các nguyên nhân chính tạo nên nợ xấu cao tại VPBank…………………… 32
4.2.1. Nguyên nhân từ việc liên tục gia tăng quy mô của VPBank …….. 32
4.2.2. Nguyên nhân từ chất lượng nhân sự của VPBank …………………… 33
4.2.3. Nguyên nhân từ chính sách tín dụng của VPBank ………………….. 35
4.2.4. Nguyên nhân từ quy trình tín dụng của VPBank…………………….. 42
4.2.5. Nguyên nhân từ chất lượng thẩm định trong quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng tại luồng B của VPBank chưa cao………………………. 46
4.2.6. Nguyên nhân từ công tác kiểm tra, kiểm soát tuân thủ tại VPBank .
………………………………………………………………………………………………….. 48
4.2.7. Nguyên nhân từ công tác xử lý nợ xấu tại VPBank chưa đạt hiệu quả
cao …………………………………………………………………………………………….. 49
4.3. Kết luận……………………………………………………………………………………… 50
4.4. Tóm tắt chương…………………………………………………………………………… 51
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI VPBANK VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN…………………………………………………………………………………………. 52
5.1. Giải pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank và kế hoạch thực hiện …………… 52
5.1.1. Giải pháp về con người ……………………………………………………….. 52
5.1.2. Giải pháp về cải tiến quy định nội bộ liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của VPBank………………………………………………………………………… 55
5.1.3. Giải pháp về quy trình cấp tín dụng………………………………………. 56
5.1.4. Giải pháp về nội dung thẩm định tín dụng……………………………… 58
5.1.5. Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát tuân thủ tại VPBank .. 61
5.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện các giải pháp…………………….. 61
5.2.1. Đối với giải pháp về con người…………………………………………….. 61
5.2.2. Đối với giải pháp về cải tiến quy định nội bộ liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của VPBank……………………………………………………………… 61
5.2.3. Đối với giải pháp về quy trình cấp tín dụng …………………………… 62
5.2.4. Đối với giải pháp về nội dung thẩm định tín dụng ………………….. 62
5.2.5. Đối với giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát tuân thủ tại
VPBank ……………………………………………………………………………………… 62
5.3. Tóm tắt chương…………………………………………………………………………… 63
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 64
PHẦN THÔNG TIN BỔ SUNG ……………………………………………………………. 65
Phần 01: Cơ sở pháp lý để phân loại dư nợ tín dụng ……………………………………. 65
Phần 02: Quy định về phân khúc khách hàng tại VPBank ……………………………. 67
Phần 03: Quy trình phê duyệt cấp tín dụng theo luồng A tại VPBank ……………. 68
Phần 04: Quy trình phê duyệt cấp tín dụng theo luồng B tại VPBank ……………. 70
Phần 05: Quy định thời gian xử lý hồ sơ tại luồng B của VPBank ………………… 72
Phần 06: Nội dung thẩm định đối với khách hàng SME……………………………….. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu, chữ
viết tắt
Từ tiếng việt Từ tiếng Anh
1 CBBH Cán bộ bán hàng
2 CB TTĐ Cán bộ tái thẩm định
Trung tâm thông tin tín dụng
Credit Information
3 CIC
của NHNN
Center
4 CLTD Chất lượng tín dụng
5 ĐVKD Đơn vị kinh doanh
6 SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
7 TCTD Tổ chức tín dụng
8 TSBĐ Tài sản bảo đảm
Small and Midium
Enterprise
9 USD Đô la Mỹ
10 VNĐ Đồng Việt Nam
11 VPBank
Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn tại VPBank …………………………………………………………12
Bảng 2.2: Chất lượng dư nợ cho vay tại VPBank …………………………………………….13
Bảng 2.3: Tỷ lệ Nợ cần chú ý, nợ xấu trên tổng dư nợ tại VPBank ……………………14
Bảng 2.4: Tỷ lệ chi phí dự phòng trên tổng dư nợ …………………………………………….15
Bảng 2.5: Tỷ lệ chi phí dự phòng trên nợ cần chú ý, nợ xấu ………………………………16
Bảng 2.6: Tỷ lệ chi phí dự phòng trên thu nhập lãi thuần…………………………………..16
Bảng 2.7: Nợ xấu 20 ngân hàng tại Việt Nam ………………………………………………….17
Bảng 2.8: Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ của 20 ngân hàng tại Việt Nam năm 2018 …..18
Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại VPBank …………………………………30
Bảng 4.2: Phân loại dư nợ theo thời gian cho vay tại VPBank……………………………30
Bảng 4.3: Phân loại dư nợ theo ngành …………………………………………………………….31
Bảng 4.4: Tiêu chí tuyển dụng vị trí chuyên viên kinh doanh của VPBank………….34
Bảng 4.5: Phân loại dư nợ theo bảo đảm tiền vay tại VPBank ……………………………36
Bảng 4.6: Nhóm nợ theo bảo đảm tiền vay tại VPBank …………………………………….37
Bảng 4.7: Nợ cần chú ý, nợ xấu theo bảo đảm tiền vay……………………………………..38
Bảng 4.8: Phân loại dư nợ theo đối tượng khách hàng tại VPBank …………………….38
Bảng 4.9: Thời gian thẩm định hồ sơ………………………………………………………………47
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của VPBank ………………………………………………………………7
Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản của VPBank qua các năm …………………………………………..9
Biểu đồ 2.3: Tổng tài sản của 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất năm 2018……..9
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu Tổng tài sản của VPBank qua các năm………………………………10
Biểu đồ 2.5: Thu nhập, lợi nhuận của VPBank qua các năm …………………………….11
Biểu đồ 2.6: Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của VPBank qua các năm……………….12
Biểu đồ 2.7: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ………………………………………………….15
Biểu đồ 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng ………………25
Biểu đồ 4.1: Tổng tài sản, tổng dư nợ và nợ cần chú ý, nợ xấu…………………………..33
PHẦN TÓM TẮT
Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
Thịnh Vượng
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô lớn tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, VPBank đã và đang bộc lộ những vấn đề bất bình thường liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, tạo tiềm ẩn rủi ro cho tình hình kinh doanh chung của VPBank, cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tại VPBank đang cao nhất hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Do đó, tác giả chọn đề tài: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank làm đề tài nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định nguyên nhân cốt lõi tạo nên nợ xấu tại VPBank, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại VPBank.
Câu hỏi nghiên cứu: Vì sao dư nợ cho vay khách hàng tại VPBank phát sinh nhiều nợ xấu? Giải pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank là gì?
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng dư nợ tín dụng tại VPBank, đánh giá thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng và xem xét các quy trình, quy định của VPBank. Ngoài ra, tác giả còn thu thập thông tin từ tài liệu và thông tin thực tế, từ đó phân tích, đánh giá, so sánh các nguồn thông tin thu thập được để giải quyết vấn đề của nội dung nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu: Tác giả xác định 07 nguyên nhân tạo nên nợ xấu tại VPBank. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 05 giải pháp hạn chế nợ xấu và kế hoạch thực hiện tương xứng với đặt thù tình hình nội tại tại VPBank.
Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực, có thể ứng dụng tại VPBank trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, thông qua luận văn, tác giả hy vọng đây là một minh chứng rõ nét, thực tế, làm cơ sở cho những nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Từ khóa: Tín dụng, thẩm định tín dụng, nợ xấu, rủi ro tín dụng.
ABSTRACT
Solution to limit bad debt at Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank
Reason for writing: VPBank is one of the largest commercial banks in Vietnam. During its operation, VPBank has been revealing unusual problems related to credit operations, creating potential risks to VPBank’s overall business situation, specifically, NPL ratio at VPBank is the highest in the Vietnamese banking system. Therefore, the author chose the topic: The solution to limit bad debt at VPBank as the research topic.
The research objective of the project is to identify the core causes of bad debts at VPBank, thereby proposing some solutions to limit bad debts at VPBank.
Methods: Analyzing and assessing the status of credit outstanding balance at VPBank, assessing the status of credit appraisal, approval, and reviewing the processes and regulations of VPBank. In addition, the author also collects information from documents and practical information, thereby analyzing, evaluating and comparing the collected information sources to solve problems of the research content.
Results: The author identified 07 causes of bad debts at VPBank. Based on that, the author proposes 05 solutions to limit bad debts and implementation plan commensurate with the internal situation at VPBank.
Conclusion: The research results are practical and applicable to VPBank in the current period to help improve credit quality at VPBank. In addition, through the dissertation, the author hopes this is a clear and realistic evidence, as a basis for other scientific research related to the field of finance and banking.
Keywords: Credit, bad debt, credit risk.
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Trong Chương 1, tác giả trình bày sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu có liên quan đến đề tài, phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu được sử dụng, cấu trúc tổng quát của luận văn. Ngoài ra, tác giả có đánh giá sơ lược về ý nghĩa khoa học của đề tài.
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô lớn tại Việt Nam. Kể từ ngày
01/05/2019, VPBank chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho áp dụng Thông tư 41 quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên được áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại Việt Nam. Do đó, VPBank luôn chú trọng đến các chỉ tiêu an toàn trong quá trình hoạt động nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo Basel II. Tuy nhiên, xét riêng về hoạt động cấp tín dụng, dư nợ cho vay khách hàng tại VPBank hiện nay được đánh giá là chưa cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của VPBank, vì những biểu hiện sau:
(i) Nợ cần chú ý, nợ xấu của VPBank có xu hướng tăng trong 07 năm qua (từ năm
2012 đến năm 2018). Theo BCTC của VPBank, năm 2012, giá trị nợ cần chú ý, nợ xấu khoảng 3.934 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 11% tổng dư nợ (36.903 tỷ đồng); Đến năm 2018, giá trị nợ cần chú ý, nợ xấu khoảng 19.434 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 9% tổng dư nợ (221.961 tỷ đồng).
(ii) Hệ quả của việc nợ cần chú ý, nợ xấu tăng cao là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng mạnh, từ mức 413 tỷ đồng năm 2012 tăng lên mức 11.258 tỷ đồng năm 2018, tăng gấp 27 lần.
2
(iii) Tỷ lệ nợ xấu của VPBank đang cao nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam và quan trọng hơn là xu hướng nợ xấu tăng cao vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của VPBank cuối năm
2018 khoảng 3,5%, đây là tỷ lệ cao nhất hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Điều này dẫn đến một nhu cầu cấp thiết là phải phân tích, đánh giá lại hoạt động tín dụng tại VPBank nhằm nhận biết nguyên nhân cốt lõi tạo nên nợ xấu và tiến hành các giải pháp cụ thể để nâng cao CLTD tại VPBank. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là CLTD tại VPBank trong giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2018.
Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu CLTD tại VPBank trên phương diện cho vay, chưa bao gồm các hoạt động dịch vụ khác như bảo lãnh, bao thanh toán, phát hành L/C và các dịch vụ khác. Ngoài ra, luận văn chủ yếu tập trung phân tích hoạt động thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng tại VPBank, chưa bao gồm các hoạt động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, quản lý khoản vay sau giải ngân và xử lý nợ. Luận văn nghiên cứu trên gốc độ người quản trị ngân hàng đánh giá các rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động cho vay của ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh – nghiên cứu CLTD đối với ngân hàng.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: Xác định nguyên nhân cốt lõi dẫn đến hiện trạng CLTD chưa cao tại VPBank và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại VPBank trong thời gian tới.
Phân tích thực trạng CLTD của VPBank so với các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng CLTD tại VPBank hiện nay như thế nào so với các ngân hàng tại Việt Nam?
Nguyên nhân cốt lõi tạo nên hiện trạng CLTD chưa cao tại VPBank là gì? Giải pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank là gì?
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Các phương pháp chủ yếu được vận dụng và phối hợp chúng trong nghiên cứu gồm: Thu thập thông tin từ sách, báo, quy định của pháp luật, quy định của VPBank, các công trình nghiên cứu, … liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Tổng hợp và xử lý dữ liệu, thông tin thu thập được. Phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao CLTD tại VPBank hiện nay.
Về mặt số liệu: Luận văn sử dụng số liệu liên quan được thu thập từ báo cáo
tài chính, báo cáo thường niên của ngân hàng trong khoản thời gian từ năm
2012 đến năm 2018. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng số liệu của một số cơ quan ban ngành, tổ chức có liên quan nhẵm diễn giải cho các nội dung cần được nhấn mạnh.
1.5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 05 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan về VPBank và vấn đề về CLTD tại VPBank Chương 3: Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD tại ngân hàng Chương 4: Nguyên nhân thực trạng CLTD chưa cao tại VPBank
Chương 5: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank và kế hoạch thực hiện
Phần thông tin bổ sung
4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thông qua việc phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu là CLTD tại VPBank, tác giả luận văn trình bày những ưu, nhược điểm của mô hình phê duyệt, cấp tín dụng tại VPBank, những vấn đề bất cập về nhân sự, quy trình, quy định. Đồng thời, tác giả đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể, gắn liền với hoạt động phê duyệt cấp tín dụng tại VPBank từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phê duyệt cấp tín dụng, giảm thiểu nợ xấu, cụ thể: Luận văn đề xuất các nội dung cải tiến liên quan các quy định cho vay không có TSBĐ; Cải tiến quy trình phê duyệt theo 02 luồng; Cải tiến chính sách nhân sự liên quan đến hoạt động cấp tín dụng; Cải tiến nội dung thẩm định liên quan đến phân khúc khách hàng SME; … Ngoài ra, luận văn sẽ cung cấp một minh chứng thực tế một cách rõ nét, làm cơ sở cho các nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
5
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VPBANK VÀ VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK
Trong Chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về VPBank gồm các thông tin về bộ máy tổ chức, các hoạt động kinh doanh chính và các thông tin về tài chính để phát họa tổng thể quy mô của VPBank. Ngoài ra, tác giả trình bày các biểu hiện quan trọng liên quan đến CLTD tại VPBank, làm cơ sở để nghiên cứu các nguyên nhân và đề xuất giải pháp trong các chương tiếp theo.
Trong Chương 2 này gồm các nội dung chính sau:
Tổng quan về VPBank
Những dấu hiệu cảnh báo về CLTD tại VPBank
Những vấn đề cần giải quyết đối với CLTD tại VPBank
2.1. Tổng quan về VPBank
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng thành lập theo Giấy phép hoạt động ngân hàng số 0042/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100233583 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 08 tháng 09 năm 1993, sửa đổi lần thứ 40 ngày 12 tháng
09 năm 2018. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 99 năm kể từ ngày 12 tháng 08
năm 1993.
VPBank có trụ sở chính tại 89 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội. Trải qua hơn 25 năm hoạt động, đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, VPBank có 1 hội sở chính, 57 chi nhánh, 164 phòng giao dịch và 2 công ty con. Vốn điều lệ của VPBank tại ngày 31 tháng 12 năm 2018 là 25.299.680 triệu đồng (theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán đến ngày 31/12/2018 của VPBank).
6
Với những nổ lực không ngừng, thương hiệu VPBank ngày càng trở nên vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thương uy tín. Riêng trong năm 2017, VPBank nhận được 20 giải thưởng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế uy tín đã lựa chọn VPBank trong số ít các ngân hàng Châu Á để trao tặng các giải thưởng dành riêng cho TCTD, như “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017” do Asia Money trao, Asian Banking & Finance cùng lúc trao ba danh hiệu cho VPBank là “Ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất năm 2017”, “Ngân hàng có dịch vụ quản lý dòng tiền tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Sản phẩm tín dụng tốt nhất của năm”. Trong khi đó The Asian Banker cũng trao cho VPBank ba giải thưởng, gồm “Giải pháp Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng cung cấp sản phẩm vay tín chấp ưu việt nhất Việt Nam” và “Sản phẩm vay tín chấp tốt nhất khu vực Châu Á”.
7
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của VPBank
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2017)
8
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính
Nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ từ các tổ chức và cá nhân.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. Bảo lãnh các loại chủ yếu cho doanh nghiệp: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn tạm ứng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh khác.
Các giao dịch tài trợ thương mại; giao dịch ngoại tệ.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu.
Đầu tư chứng khoán.
Cung cấp dịch vụ thanh toán, ví điện tử: chuyển tiền trong nước và quốc tế,
ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.
Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tế (Visa, Master, JCB), thẻ ATM, Internet Banking, SMS Banking.
Dịch vụ quản lý tài sản.
2.1.4. Kết quả kinh doanh của VPBank
Để có cái nhìn tổng quan về VPBank, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản để thể hiện tình hình tài chính và những thành tựu trong kinh doanh của VPBank trong giai đoạn 08 năm, từ năm 2010 đến năm 2018.
Trước tiên, xét về quy mô: Tổng tài sản của VPBank từ năm 2010 đến năm 2018 như sau: