Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT dưới góc độ vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard)
Với những biểu hiện gần đây ở Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT là doanh thu từ các dự án giảm và chi phí tăng, tác giả đã tìm hiểu vấn đề, tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp cải thiện.
Nguyên nhân ở đây là do các thước đo đánh giá thành quả hoạt động của công ty còn rời rạc, chưa có sự liên kết giữa các thước đo tài chính và phi tài chính, chưa phản ánh đầy đủ và toàn diện các hoạt động của công ty, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu và chiến lược phát triển trong tương lai.
Bằng phương pháp định tính, sử dụng các công cụ như quan sát tài liệu, phỏng vấn sâu, thống kê mô tả, tác giả đề xuất mô hình vận dụng thẻ điểm cân bằng trong công tác tổ chức đánh giá thành quả hoạt động để cải thiện hiệu quả quản lý và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Keywords: Thẻ điểm cân bằng, Hiệu quả hoạt động, Balanced scorecard, Performance
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………..1
1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết ………………………………………………………..1
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………………..2
3. Câu hỏi nghiên cứu ……………………………………………………………………………3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………….3
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………3
6. Ý nghĩa thực tiễn ……………………………………………………………………………….4
7. Kết cấu của luận văn………………………………………………………………………….4
CHƯƠNG 1 : SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HIPT. ………………………………….5
1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT ………………………………………5
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT……..5
1.1.2.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn
HIPT …………………………………………………………………………………………………………….5
1.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT …..7
1.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT …………………..8
1.2. Sự cần thiết vận dụng thẻ điểm cân bằng tại Công ty Cổ Phần Tập đoàn
HIPT ………………………………………………………………………………………………………..10
1.2.1. Bối cảnh của ngành công nghệ thông tin hiện nay …………………………………..10
1.2.2. Vấn đề cần giải quyết tại Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT………………………13
1.2.2.1. Những thuận lợi đang có …………………………………………………………13
1.2.2.2. Những khó khăn tồn tại…………………………………………………………..15
1.2.2.3. Lý do vấn đề này chưa được giải quyết tại công ty trước đây ………18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………….20
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG……………………………………………………………21
2.1. Cơ sở lý thuyết ……………………………………………………………………………………..21
2.1.1. Các khái niệm liên quan ……………………………………………………………………….21
2.1.1.1. Khái niệm thẻ điểm cân bằng…………………………………………………..21
2.1.1.2. Khái niệm thành quả hoạt động ……………………………………………….22
2.1.2. Quy trình xây dựng, triển khai thẻ điểm cân bằng……………………………………22
2.1.3. Sự cần thiết phải áp dụng thẻ điểm cân bằng tại các công ty CNTT …………..23
2.1.4. Các yếu tố của thẻ điểm cân bằng áp dụng cho các công ty CNTT ……………24
2.1.5. Mối quan hệ giữa thẻ điểm cân bằng và đánh giá thành quả hoạt động ………26
2.2. Tổng quan các nghiên cứu về việc vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh
giá thành quả hoạt động ……………………………………………………………………………..27
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới …………………………………………………………………27
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước …………………………………………………………………..29
2.2.3. Điều kiện tiên quyết để triển khai thẻ điểm cân bằng thành công ………………31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………….33
CHƯƠNG 3 : KIỂM CHỨNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HIPT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN – TÁC ĐỘNG ………………………………………………………34
3.1. Kiểm chứng công tác tổ chức đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ
phần Tập Đoàn HIPT …………………………………………………………………………………34
3.1.1. Thực trạng công tác đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ Phần Tập
Đoàn HIPT ………………………………………………………………………………………………….34
3.1.1.1. Phương diện tài chính …………………………………………………………….34
3.1.1.2. Phương diện khách hàng …………………………………………………………35
3.1.1.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ………………………………….36
3.1.1.4. Phương diện học hỏi và phát triển ……………………………………………38
3.1.1.5. Nhận xét thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ
Phần Tập Đoàn HIPT …………………………………………………………………………40
3.1.1.6. Nguyên nhân hạn chế ……………………………………………………………..48
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………48
3.2.
Dự đoán nguyên nhân-tác động của sự chưa hiệu quả trong công tác tổ
chức đánh giá thành quả hoạt động tại công ty ……………………………………………54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………….59
CHƯƠNG 4 : KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 60
4.1.
Kiểm chứng nguyên nhân tồn tại về công tác đánh giá thành quả hoạt
động tại công ty…………………………………………………………………………………………..60
4.1.1. Phương pháp định tính được sử dụng để kiểm chứng nguyên nhân công tác tổ
chức hệ thống đánh giá thành quả hoạt động không hiệu quả …………………………….60
4.1.2. Kết luận tồn tại thực trạng đánh giá thành quả hoạt động là vấn đề cần được
giải quyết từ kết quả khảo sát định tính …………………………………………………………..63
4.2. Giải pháp cải tiến vận dụng thẻ điểm cân bằng vào việc đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Tập Đoàn HIPT …………………………………….63
4.2.1. Khảo sát nhu cầu vận dụng thẻ điểm cân bằng ………………………………………..63
4.2.2. Mục tiêu và chiến lược của Công ty Cổ Phần Tập đoàn HIPT…………………..66
4.2.3. Xác định mục tiêu và chiến lược thẻ điểm cân bằng tại Công ty Cổ Phần Tập đoàn HIPT …………………………………………………………………………………………………..67
4.2.3.1. Mục tiêu phương diện tài chính ……………………………………………….67
4.2.3.2. Mục tiêu phương diện khách hàng……………………………………………68
4.2.3.3. Mục tiêu phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ……………………68
4.2.3.4. Mục tiêu phương diện học hỏi và phát triển ………………………………69
4.2.4. Bản đồ chiến lược các mục tiêu của thẻ điểm cân bằng tại Công ty Cổ Phần
Tập đoàn HIPT …………………………………………………………………………………………….71
4.2.5. Xác định các thước đo, chỉ tiêu kế hoạch và hành động cần thực hiện để đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ Phần Tập đoàn HIPT………….73
4.2.5.1. Phương diện tài chính …………………………………………………………….73
4.2.5.2. Phương diện khách hàng …………………………………………………………75
4.2.5.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ………………………………….77
4.2.5.4. Phương diện học hỏi và phát triển ……………………………………………78
4.2.6. Các giải pháp vận dụng BSC vào Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT …………80
4.2.6.1. Giải pháp Tăng cường năng lực tài chính ………………………………….80
4.2.6.2. Giải pháp về khách hàng …………………………………………………………83
4.2.6.3. Giải pháp về quy trình kinh doanh nội bộ………………………………….84
4.2.6.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển…………………………………………….84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………….87
CHƯƠNG 5 : XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ……………………………..88
5.1. Quy trình xây dựng và triển khai áp dụng thẻ điểm cân bằng………………..88
5.1.1. Đánh giá điều kiện ứng dụng thẻ điểm cân bằng ……………………………………..88
5.1.2. Quan điểm vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại
Công ty cổ phần Tập Đoàn HIPT……………………………………………………………………89
5.1.3. Xây dựng bộ phận đánh giá ………………………………………………………………….90
5.2. Tổ chức và thực hiện giải pháp vận dụng thẻ điểm cân bằng………………….91
5.2.1. Kế hoạch triển khai ……………………………………………………………………………..91
5.2.2. Quy trình thực hiện ……………………………………………………………………………..92
5.2.3. Phương thức tính điểm và xếp loại ………………………………………………………..93
5.3. Sử dụng thẻ điểm cân bằng trong chế độ đãi ngộ …………………………………..95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5…………………………………………………………………………….97
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..98
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN
BSC Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard)
CBNV Cán bộ nhân viên
CMMI
Mô hình năng lực trưởng thành tích hợp (Capability
Maturity Model Integration)
CNTT Công nghệ thông tin
CNTT-TT Công nghệ thông tin – truyền thông
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
HĐQT Hội đồng quản trị
KPI
Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (Key Perfomance
Indicator)
LNST Lợi nhuận sau thuế
ROE
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return On
Equity)
SMB
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Small and m dium si d
businesses)
TGĐ Tổng giám đốc
TPP
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Trans-
Pacific Strategic Economic Partnership Agreement)
VN Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh từ 2015-2018………………………………6
Bảng 4.1: Bảng phân tích tình hình tài chính năm 2018 và năm 2019 của Công ty
Cổ phần Tập Đoàn HIPT……………………………………………………………………………….60
Bảng 4.2: Tổng hợp dự án thua lỗ của công ty ………………………………………………..62
Bảng 4.3: Tỷ lệ sử dụng nhân sự thuê ngoài ……………………………………………………62
Bảng 4.4: Số lao động nghỉ việc qua các năm ………………………………………………….62
Bảng 5.1: Các bước triển khai BSC ………………………………………………………………..91
Bảng 5.2: Bảng tỷ trọng từng chỉ tiêu khảo sát khách hàng ……………………………….94
Bảng 5.3: Thẻ điểm cân bằng tổng hợp …………………………………………………………..95
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Biểu đồ doanh thu giai đoạn thực hiện từ 2015-2018 (triệu đồng)………….6
Hình 1.2: Biểu đồ lợi nhuận giai đoạn thực hiện từ 2015-2018 (triệu đồng) ………….6
Hình 1.3: Tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT …………………………….8
Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT…………..9
Hình 2.1: Thẻ điểm cân bằng là gì? ………………………………………………………………..21
Hình 2.2: Các bước triển khai BSC ………………………………………………………………..23
Hình 2.3: Balanc d Scor card đưa ra một mô hình để chuyển chiến lược thành những hành động cụ thể ……………………………………………………………………………….26
Hình 3.1: Tỷ lệ doanh thu th o mảng khách hàng ……………………………………………36
Hình 3.2: Mô hình tài liệu của Hệ thống chất lượng HIPT ……………………………….36
Hình 3.3: Quy trình quản lý dự án ………………………………………………………………….37
Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu nhân sự tại công ty …………………………………………………..38
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên nhân tác động ……………………………………………………………55
Hình 4.1: Bản đồ chiến lược các mục tiêu thẻ điểm cân bằng của Công ty Cổ phần
Tập Đoàn HIPT ……………………………………………………………………………………………72
TÓM TẮT
Với những biểu hiện gần đây ở Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT là doanh thu từ các dự án giảm và chi phí tăng, tác giả đã tìm hiểu vấn đề, tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp cải thiện. Nguyên nhân ở đây là do các thước đo đánh giá thành quả hoạt động của công ty còn rời rạc, chưa có sự liên kết giữa các thước đo tài chính và phi tài chính, chưa phản ánh đầy đủ và toàn diện các hoạt động của công ty, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu và chiến lược phát triển trong tương lai. Bằng phương pháp định tính, sử dụng các công cụ như quan sát tài liệu, phỏng vấn sâu, thống kê mô tả, tác giả đề xuất mô hình vận dụng thẻ điểm cân bằng trong công tác tổ chức đánh giá thành quả hoạt động để cải thiện hiệu quả quản lý và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Từ khóa: Thẻ điểm cân bằng, BSC, Thành quả hoạt động kinh doanh.
ABSTRACT
With the recent symptoms of HIPT Group Joint Stock Company are decreased revenue from projects and rising costs, the author explored the problems, found the causes to come up with an improvement solution. The reasons are the measures system of the Performance measurement of the company is incoherent, there is no link between financial and non-financial measures, not fully and comprehensively reflecting the company’s activities, not really meet the needs and development strategy in the future. By using qualitative methods and many tools such as document observation, interviews, descriptive statistics, the author proposes a balanced scorecard application model in evaluating the business results to improve management efficiency and business performance of the company.
Keywords: Balanced scorecard, BSC, Performance measurement.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế tất yếu và là đặc trưng quan trọng trên thế giới hiện nay, tất nhiên Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế chung ấy, nên cũng đã và đang từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập quốc tế sâu rộng mang đến cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội nhưng cũng đ m về không ít những vấn đề khó khăn và thử thách. Do đó, để có thể chọn lựa được một chiến lược phát triển đúng đắn và biến những chiến lược ấy thành những hành động thực tế là một sự thử thách và hết sức quan trọng đối với các tổ chức. Trước đây, việc đo lường thành quả chiến lược thường dùng các thước đo truyền thống như thước đo tài chính, nhưng hiện nay việc đo lường bằng các thước đo này trở nên lạc hậu trong việc đánh giá thành quả một cách toàn diện và khách quan, nó chỉ đáp ứng được mục tiêu chiến lược ngắn hạn và khó đánh giá được các mục tiêu dài hạn, khi mà các các giá trị, nguồn lợi của tổ chức ngày càng phụ thuộc vào sự gia tăng tài sản vô hình thay vì là tài sản hữu hình như trước đây.
Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT là một công ty công nghệ thông tin, với lịch sử 25 năm hình thành và phát triển, HIPT đã dần chứng tỏ vị thế của mình ở thị trường CNTT trong nước và khu vực. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, ngành công nghệ thông tin nói chung và Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT đang gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý, định hướng phát triển. Hiện tại, công ty đánh giá thành quả hoạt động dựa vào các thước đo truyền thống như thước đo tài chính nên còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh và triển khai các mục tiêu chiến lược của mình, cụ thể, phương pháp này chưa thể hiện mong muốn đạt được kết quả hoạt động tốt của ban lãnh đạo và tồn tại các vấn đề như sau:
– Chưa có hệ thống đo lường, chỉ tiêu, mục tiêu đánh giá cụ thể và chi tiết hiệu quả các hoạt động kinh doanh một cách hợp lý, khoa học.
– Việc đánh giá nhân viên hằng năm ở công ty cũng chưa được đo lường cụ
2
thể và vẫn mang nhiều cảm tình giữa cấp trên và cấp dưới khiến nhân viên cảm thấy không hài lòng về kết quả đánh giá và dẫn đến hiện tượng nhân viên nghỉ việc nhiều sau mỗi lần đánh giá cuối năm. Công ty phải tốn nhiều thời gian, chi phí để tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên mới.
– Kết quả đánh giá về các dự án chưa cao, điều này một phần nào ảnh hưởng
đến việc đưa thêm các dự án mới về cho công ty.
Để khắc phục được những tồn tại ấy đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai, công ty cần thiết phải tổ chức một hệ thống đánh giá thành quả hoạt động gắn liền với chiến lược, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp mà theo tác giả thấy là thẻ điểm cân bằng sẽ góp phần cải thiện được chất lượng quản lý giúp công ty đo lường, đánh giá hiệu quả mục tiêu, chiến lược công ty đã đề ra, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xuất phát từ nhu cầu trên, thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) của giáo sư Rob rt S. Kaplan – một giáo sư của đại học Harvard và các cộng sự những năm đầu thập niên 1990 của thế kỉ 20 đã được nghiên cứu và đưa ra để giúp các doanh nghiệp, tổ chức thiết lập, đo lường, đánh giá hiệu quả chiến lược và mục tiêu của mình thông qua sự kết hợp giữa hai thước đo phi tài chính và tài chính
Từ những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT dưới góc độ vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard)” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Nghiên cứu mô hình thẻ điểm cân bằng và vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động phù hợp với Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động cho doanh nghiệp.
b. Mục tiêu cụ thể
Phân tích đánh giá thực trạng về công tác đánh giá thành quả hoạt động tại
3
công ty, từ đó thấy được những ưu, nhược điểm, những tồn tại cần khắc phục trong hệ thống đo lường đánh giá thành quả hoạt động tại công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT.
Đề xuất cách thức cụ thể để vận dụng thẻ điểm cân bằng để đưa ra nhưng thước đo, chỉ tiêu và kế hoạch hành động nhằm giải quyết những khó khăn còn tồn tại cần hoàn thiện của hệ thống đo lường đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả đưa ra nhưng câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động hiện nay như thế nào?
Câu hỏi thứ hai: Làm thế nào để vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty Cổ Phần Tập Đoàn HIPT?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là nội dung và cách tổ chức thực hiện thẻ điểm cân bằng tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thẻ điểm cân bằng để đo lường thành quả hoạt động trên góc độ tổng thể Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT, không đi sâu và phân tầng thẻ điểm cân bằng ở cấp độ các phòng ban, đơn vị trực
thuộc.
2019.
Thời gian nghiên cứu: khảo sát và thu thập dữ liệu từ năm 2018 đến năm
5. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên
cứu chủ yếu là định tính, cụ thể như sau:
Công cụ quan sát tài liệu nhằm hệ thống cơ sở lý thuyết về thẻ điểm cân bằng vận dụng vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phù hợp hiện nay và tổng hợp các
4
nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc vận dụng BSC vào các doanh nghiệp, rút ra kinh nghiệm.
Công cụ quan sát thực tế: Tác giả quan sát công tác tổ chức kế toán và đánh giá thành quả hoạt động hiện nay tại công ty trên 4 phương diện của BSC. Để từ đó đưa ra được những mặt đã làm được và chưa làm được trong việc đánh giá thành quả hoạt động hiện nay của công ty.
Công cụ phỏng vấn sâu: Căn cứ vào hạn chế đã tìm được từ phương pháp quan sát thực tế, tác giả sẽ xây dựng bảng câu hỏi mở và đóng, phỏng vấn ban lãnh đạo để tìm hiểu nguyên nhân tồn tại trong công tác đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại công ty và nhu cầu sử dụng vận dụng BSC tại công ty. Từ đó làm căn cứ để đưa ra quan điểm giải quyết nội dung vận dụng và cách tổ chức thực hiện nó.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp thông tin thực tế từ Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT.
6. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã nêu ra được thực trạng đo lường, đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT. Trên cơ sở đó, tác giả triển khai xây dựng thẻ điểm cân bằng với mong muốn có thể giúp doanh nghiệp vận dụng công cụ quản trị hiện đại vào việc quản lý và điều hành doanh nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 5 chương chính như sau:
Chương 1: Sự cần thiết vận dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu liên quan về thẻ điểm cân bằng
Chương 3: Kiểm chứng công tác tổ chức đánh giá thành quả hoạt động tại
Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT – Dự đoán nguyên nhân tác động Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp Chương 5: Xây dựng kế hoạch hành động
5
CHƯƠNG 1 : SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HIPT.
1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập Đoàn HIPT
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
HIPT được thành lập năm 1994, trải qua 25 năm tồn tại và phát triển, HIPT đã ghi danh mình vào danh sách những doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam và khu vực.
HIPT có nhiều giải pháp, sản phẩm để phục vụ cho hệ thống báo cáo quản trị của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, các giải pháp về các ứng dụng lưu trữ kho dữ liệu, các cổng thanh toán cho ngân hàng trực tuyến, giải pháp về phòng chống rửa tiền, hay những giải pháp về quản lý dân cư cho lĩnh vực hành chính công ở các cấp độ….
Với hệ thống mạng lưới đối tác như Microsoft Việt Nam, Ch ckpoint, HP, Cisco, IBM, Infor…, với đội ngũ hơn 250 nhân viên giỏi chuyên môn, tay nghề cao và đầy nhiệt huyết đã kiến tạo được nhiều giải pháp CNTT ưu việt, ứng dụng được nhiều công nghệ tiên tiến nhất nhằm đ m lại những giá trị tối đa, những trải nghiệm mới mẻ nhất cho khách hàng.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn
HIPT
Lĩnh vực hoạt động:
Cung cấp các giải pháp CNTT như: thiết bị tin học, các giải pháp phát triển phần mềm, tích hợp hệ thống CNTT.
Cung cấp các dịch vụ CNTT như: dịch vụ các thiết bị viễn thông, thiết bị tin học CNTT, đào tạo và chuyển giao công nghệ thông tin.
Thị trường đầu vào: Phòng mua hàng có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nên có nhiều sự lựa chọn khi có nhu cầu tìm kiếm nguồn vật tư.
Các đối thủ chính: FPT, FIS, CMC, HPT, ISP, DTS.…
Khách hàng: Mảng thị trường trọng điểm của HIPT bao gồm: Tài chính
6
ngân hàng FSI), viễn thông, giáo dục, mảng khách hàng doanh nghiệp .… Tình hình kinh doanh qua các năm triệu đồng)
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh từ 2015-2018 ( triệu đồng )
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
Doanh thu 571.587 415.857 589.523 721.786
Lợi nhuận sau thuế 1.533 1.849 2.214 1.930
Tỷ suất Lợi nhuận ròng / Doanh
thu
0,27% 0,44% 0,38% 0,27%
800.000
Biểu đồ doanh thu giai đoạn thực hiện từ 2015-2018
721.786
600.000
400.000
200.000
–
571.587
415.857
589.523
Doanh thu
2015 2016 2017 2018
Hình 1.1: Biểu đồ doanh thu giai đoạn thực hiện từ 2015-2018 (triệu đồng)
2.500
Biểu đồ Lợi nhuận sau thuế giai đoạn từ 2015 – 2018
2.214
2.000
1.500
1.000
500
–
1.533
1.849
1.930
Lợi nhuận sau thuế
2015 2016 2017 2018
Hình 1.2: Biểu đồ lợi nhuận giai đoạn thực hiện từ 2015-2018 (triệu đồng)
Qua biểu đồ doanh thu hình 1.1 cho thấy, công ty luôn đạt doanh thu tăng đều hằng năm: Năm 2018, doanh thu công ty đạt được là khoảng 721.786 triệu VND, năm 2017, doanh thu đạt được khoảng 589.523 triệu VND năm 2018 tăng gần 132 tỷ đồng so với năm 2017). Với số liệu này cho thấy, công ty đang thực hiện
7
tốt công tác hoạt động tài chính để vừa tăng doanh thu cho công ty vừa tăng nguồn tài chính hoạt động của công ty. Về cơ bản, công ty hoạt động ổn định và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, qua biểu đồ lợi nhuận hình 1.2, cho ta thấy lợi nhuận năm 2018
giảm đi rất nhiều so với năm 2017, cụ thể là giảm 12,83% mặc dù doanh thu tăng
22,43%. Sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận này được phân tích là do chi phí hoạt
động trong năm 2018 tăng cao. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2017 là
0,38%, trong khi năm 2018 là 0,27%.
1.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
Mô hình công ty: tổ chức th o hướng tinh gọn, tăng cường sự quản lý trực tiếp của các thành viên Ban Tổng giám đốc, giảm thiểu chi phí quản lý cũng như tăng cường sự sát sao trong giám sát, tập trung cho việc tăng trưởng hoạt động kinh doanh dự án và kinh doanh phần mềm đồng thời đánh giá lại chất lượng nhân sự trên toàn hệ thống để có được đội ngũ nhân viên với năng lực tốt nhất, đoàn kết và chuyên nghiệp.
Hiện nay bộ máy tổ chức của HIPT gồm có: Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban tổng giám đốc và các phòng ban mô tả chi tiết chức năng từng phòng ban ở Phụ lục 1) như sau: