Download Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (ThS18.009)
Hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã mang lại những lợi ích thiết thực cho công tác bảo vệ môi trường, giúp tiết giảm nguồn tài nguyên và hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trường. Quản lý chất thải gồm các quá trình: phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Bên cạnh những vấn đề về cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý chất thải thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tham gia phân loại chất thải cần được quan tâm, đánh giá. Tuy triển khai thực hiện từ năm 2008, song hiệu quả chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại 4 phường nội ô của thành phố Biên Hòa nói riêng và các huyện/thành phố trên địa bàn Đồng Nai nói chung chưa đạt kết quả mong muốn.
Để xác định yếu tố tác động và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi phân loại chất thải của người dân từ đó đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hòa là vấn đề có ý nghĩa nghiên cứu. Đề tài đã vận dụng mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) làm khung phân tích, nghiên cứu định lượng trên 215 phiếu khảo sát hợp lệ. Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định mối quan hệ của các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Download Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý Công: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai (ThS18.002)
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động đến hành vi của người dân trong hoạt động phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn; trong đó, có 5 nhân tố (Thái độ, Các quy định của pháp luật, Kiến thức, Chuẩn chủ quan và Hoạt động truyền thông) tác động thuận chiều và 01 nhân tố (Nhận thức kiểm soát hành vi) tác động ngược chiều với hành vi phân loại chất thải. Các giải pháp về công nghệ, cơ chế chính sách, đầu tư trang thiết bị, đào tạo, bố trí lực lượng,… đã được tác giả đề xuất nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Keywords: Bảo vệ môi trường, Sự tham gia của người dân, Environmental protection, Citizen participation
ThS18.009_Các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4
1.6 Bố cục luận văn ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 6
2.1 Các khái niệm.................................................................................................. 6
2.1.1 Khái niệm về rác thải ................................................................................... 6
2.1.2 Khái niệm về quản lý rác thải ...................................................................... 6
2.1.3 Khái niệm về phân loại CTR và lợi ích của nó ............................................ 7
2.2 Các yếu tố khuyến khích hành vi thực hiện .................................................... 8
2.3 Các mô hình lý thuyết liên quan ..................................................................... 9
2.3.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)................ 9
2.3.2 Lý thuyết hành vi kế hoạch (The theory of planed behaviour - TPB) ....... 10
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước................................................................... 12
2.4.1 Nghiên cứu trong nước............................................................................... 12
2.4.2 Nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 14
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ............................................. 19
2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 19
2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 26
3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 26
3.2 Nghiên cứu định tính..................................................................................... 27
3.2.1 Phương thức thực hiện ............................................................................... 27
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 29
3.2.2.1 Thang đo “Thái độ”................................................................................ 30
3.2.2.2 Thang đo “Các quy định của pháp luật”................................................ 31
3.2.2.3 Thang đo “Kiến thức” ............................................................................ 31
3.2.2.4 Thang đo “Chuẩn chủ quan”.................................................................. 32
3.2.2.5 Thang đo “Hoạt động truyền thông”...................................................... 33
3.2.2.6 Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” .............................................. 33
3.2.2.7 Thang đo “Hành vi phân loại CTR”....................................................... 34
3.3 Nghiên cứu định lượng.................................................................................. 34
3.3.1 Chọn mẫu .................................................................................................. 35
3.3.2 Thiết kế mẫu phiếu khảo sát chính thức..................................................... 36
3.3.3 Quá trình thu thập thông tin....................................................................... 36
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 37
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.................................................................................... 40
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………….40
4.1 Công tác quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam và tỉnh Đồng Nai................... 41
4.1.1 Khái quát công tác quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam ............................ 41
4.1.2 Công tác quản lý CTR sinh hoạt tại Đồng Nai .......................................... 42
4.2 Công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thành phố Biên Hòa ............................. 44
4.3 Tiến độ triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hòa............................................................................................. 45
4.4 Đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................. 47
4.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ............................................................... 50
4.5.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo đối với 6 biến độc lập .................. 50
4.5.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo đối với biến phụ thuộc ................. 52
4.6 Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................. 53
4.6.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến độc lập ....................... 53
4.6.2 Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc “Hành vi phân loại CTR”
............................................................................................................................. 55
4.7 Phân tích hồi quy........................................................................................... 56
4.7.1 Kiểm định tương quan................................................................................ 56
4.7.2 Phân tích hồi quy........................................................................................ 57
4.7.3 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ....................................................... 59
4.7.4 Thảo luận kết quả hồi quy.......................................................................... 61
4.8 Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của người dân ........................................................................................... 62
4.8.1 Yếu tố “Thái độ” ........................................................................................ 63
4.8.2 Yếu tố “Các quy định của pháp luật”......................................................... 64
4.8.3 Yếu tố “Kiến thức”..................................................................................... 66
4.8.4 Yếu tố “Chuẩn chủ quan” .......................................................................... 67
4.8.5 Yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” ...................................................... 68
4.8.6 Yếu tố “Hoạt động truyền thông” .............................................................. 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 4.................................................................................... 73
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................ 74
5.1 Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 74
5.2 Ý nghĩa nghiên cứu và hàm ý chính sách ..................................................... 75
5.2.1 Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 75
5.2.2 Hàm ý chính sách ....................................................................................... 76
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A: DANH MỤC BẢNG
PHỤ LỤC B: DANH MỤC CÁC NỘI DUNG THẢO LUẬN PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA Analysis of variance - Phân tích phương sai
CTR Chất thải rắn
EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo “Thái độ” .......................................................................... 30
Bảng 3.2 Thang đo “Các quy định của pháp luật”........................................... 31
Bảng 3.3 Thang đo “Kiến thức”....................................................................... 31
Bảng 3.4 Thang đo “Chuẩn chủ quan” ............................................................ 32
Bảng 3.5 Thang đo “Hoạt động truyền thông” ................................................ 33
Bảng 3.6 Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” ........................................ 33
Bảng 3.5 Thang đo “Hành vi phân loại CTR” ................................................. 34
Bảng 4.1 Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt ....................................................... 42
Bảng 4.2 Kết quả thực hiện chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của thành phố Biên Hòa, giai đoạn 2016-2019 ...................................................... 47
Bảng 4.3 Tỷ lệ phân bổ phiếu khảo sát ............................................................ 48
Bảng 4.4 Thống kê nhóm thông tin cá nhân tại mẫu phiếu khảo sát ............... 49
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy đối với thang đo “Thái độ” …………49
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy đối với thang đo “Các quy định pháp luật”
.......................................................................................................................... 51
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định độ tin cậy đối với thang đo “Kiến thức” ............ 51
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định độ tin cậy đối với thang đo “Chuẩn chủ quan”.. 51
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”
.......................................................................................................................... 52
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Hoạt động truyền thông” 52
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo đối với biến phụ thuộc...... 53
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s............................................ 54
Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với 6 biến độc lập.. 54
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s............................................ 55
Bảng 4.15 Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến “Hành vi phân loại CTR”
.......................................................................................................................... 56
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc với biến độc lập57
Bảng 4.17 Mức phù hợp của mô hình phân tích .............................................. 57
Bảng 4.18 Kết quả phân tích Anova ................................................................ 58
Bảng 4.19 Kết quả phân tích hồi quy............................................................... 58
Bảng 4.20 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................ 61
Bảng 4.21 Thống kê giá trị trung bình của yếu tố “Thái độ”........................... 63
Bảng 4.22 Tổng hợp kết quả khảo sát đối với thang đo “Thái độ” …. Phụ lục A Bảng 4.23 Thống kê giá trị trung bình của yếu tố “Các quy định của pháp luật”65
Bảng 4.24 Kết quả khảo sát đối với thang đo “Các quy định của pháp luật”......
………………………………………………………………………. Phụ lục A Bảng 4.25 Thống kê giá trị trung bình của yếu tố “Kiến thức” ....................... 66
Bảng 4.26 Kết quả khảo sát đối với thang đo “Kiến thức” ……..….. Phụ lục A
Bảng 4.27 Kết quả khảo sát đối với thang đo “Chuẩn chủ quan” ….. Phụ lục A Bảng 4.28 Kết quả khảo sát đối với thang đo “Chuẩn chủ quan” ….. Phụ lục A Bảng 4.29 Thống kê giá trị trung bình của yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi”
.......................................................................................................................... 69
Bảng 4.30 Kết quả khảo sát đối với thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” ...
……………………………………………………………....……….. Phụ lục A Bảng 4.31 Thống kê giá trị trung bình của yếu tố “Hoạt động truyền thông”. 71
Bảng 4.32 Kết quả khảo sát đối với thang đo “Hoạt động truyền thông” ...........
……………………………………………………………....……….. Phụ lục A
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 “Mô hình lý thuyết hành động hợp lý - TRA...................................... 9
Hình 2.2 “Mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch - TPB.................................... 11
Hình 2.3 “Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) .............. 12
Hình 2.4 “Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hồng (2018)................. 13
Hình 2.5 “Mô hình nghiên cứu của Philippsen (2015) .................................... 15
Hình 2.6 “Mô hình nghiên cứu của Wang và cộng sự (2016) ......................... 15
Hình 2.7 “Mô hình nghiên cứu của Lishan Xiao và cộng sự (2016) ............... 16
Hình 2.8 “Jing Ma, Keith W. Hipel, Mark L. Hanson, .................................... 17
Hình 2.9 “Mô hình nghiên cứu của Ayob và cộng sự (2017) .......................... 17
Hình 2.10 “Mô hình nghiên cứu của Lin Shen, ............................................... 18
Hình 2.11 “Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................... 21
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 26
Hình 4.1 Bản đồ địa giới hành chính thành phố Biên Hòa .............................. 46
Hình 4.2 Biểu đồ Histogram ............................................................................ 59
Hình 4.3 Biểu đồ P-P lot .................................................................................. 60
Hình 4.4 Biểu đồ Scatter .................................................................................. 60
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã mang lại những lợi ích thiết thực cho công tác bảo vệ môi trường, giúp tiết giảm nguồn tài nguyên và hạn chế những tác động tiêu cực đối với môi trường. Quản lý chất thải gồm các quá trình: phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Bên cạnh những vấn đề về cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý chất thải thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tham gia phân loại chất thải cần được quan tâm, đánh giá. Tuy triển khai thực hiện từ năm 2008, song hiệu quả chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại 4 phường nội ô của thành phố Biên Hòa nói riêng và các huyện/thành phố trên địa bàn Đồng Nai nói chung chưa đạt kết quả mong muốn.
Để xác định yếu tố tác động và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi phân loại chất thải của người dân từ đó đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hòa là vấn đề có ý nghĩa nghiên cứu.
Đề tài đã vận dụng mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) làm khung phân tích, nghiên cứu định lượng trên 215 phiếu khảo sát hợp lệ. Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định mối quan hệ của các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động đến hành vi của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; trong đó, có 5 nhân tố (Thái độ, Các quy định của pháp luật, Kiến thức, Chuẩn chủ quan và Hoạt động truyền thông) tác động thuận chiều và 01 nhân tố (Nhận thức kiểm soát hành vi) tác động ngược chiều với hành vi phân loại chất thải. Các giải pháp về công nghệ, cơ chế chính sách, đầu tư trang thiết bị, đào tạo, bố trí lực lượng,… đã được tác giả đề xuất nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Từ khóa: hành vi phân loại chất thải, chất thải rắn, bảo vệ môi trường, thành phố Biên Hòa.
ABSTRACT
The activity of sorting domestic solid waste at the source has brought about practical benefits for environmental protection, helping to reduce resources and limit negative impacts on the environment. Waste management includes processes: prevention, mitigation, monitoring, sorting, collection, transportation, reuse, recycling and waste disposal. In addition to the problems of infrastructure and waste treatment technology, raising the sense of responsibility of people in participating in waste classification should be paid attention and evaluated. Although it has been implemented since 2008, the effectiveness of the domestic solid waste sorting program at source in 4 inner wards of Bien Hoa city in particular and districts/cities in Dong Nai province in general has not been achieved desired results.
In order to identify the impact factors and measure the impact of these factors on the waste sorting behavior of the people, it is suggested that the management implications to improve people's participation in the waste distribution activities are expected. types of solid waste at source in Bien Hoa city is a matter of research significance.
The project has applied the plan behavioral theory (TPB) model as an analytical framework, quantitative research on 215 valid questionnaire. After that, the author conducted a scale test, analyzed the EFA discovery factor and linear regression analysis to determine the relationship of factors affecting the classification of domestic solid waste at source. of people in Bien Hoa city.
The research results show that there are 6 factors affecting the behavior of people in the classification of daily-life solid waste; in which, there are 5 factors (Attitude, Legal regulations, Knowledge, Subjective standards and Communication activities) positively impact and 01 factor (Perception of behavioral control) has the opposite effect. with waste sorting behavior. The technology solutions, policy mechanisms, equipment investment, training, staffing, etc. have been proposed by the author to promote and improve the effectiveness of the solid waste classification program. Source activities in Bien Hoa city, Dong Nai province.
Keywords: waste so rting behavior, solid waste, environmental protection, Bien Hoa city.
1
1.1 Lý do chọn đề tài
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Đồng Nai là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và 9 huyện: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Trảng Bom, Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch và Cẩm Mỹ. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh đạt 5.903,940 km2 chiếm 1,76% diện tích của cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Với số dân khoảng 3,1 triệu người, mật độ dân số của tỉnh đạt 528 người/km2. Bằng nhiều giải pháp tích cực, trong thời gian qua Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh tế
- xã hội phát triển ổn định, đặc biệt là tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị.
Bên cạnh những lợi ích mang lại từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh cũng đối mặt với nhiều vấn đề môi trường phát sinh từ chính hệ quả của quá trình phát triển đó là lượng chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn) gia tăng; trong đó, vấn đề quản lý chất thải rắn (CTR) ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt là CTR sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại các đô thị lớn như thành phố Biên Hòa và Long Khánh.
Thống kê cho thấy lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh trung bình
1.880 tấn/ngày với thành phần phức tạp, đa dạng và hầu hết chưa được phân loại triệt để đã gây khó khăn cho việc lựa chọn công nghệ và xử lý phù hợp. Điều này dẫn đến chi phí thu gom, xử lý chất thải tăng cao, gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tạo áp lực trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản trong xã hội. CTR sinh hoạt phát sinh hiện nay phần lớn được xử lý theo hình thức chôn lấp, chính điều này đã làm tăng diện tích đất tại các bãi chôn lấp, làm chi phí thu gom và xử lý chất thải tăng cao, đặc biệt là chi phí xử lý chất thải thứ cấp do tăng lượng nước rỉ rác, khí thải phát sinh,… không đáp ứng cho các mục tiêu về giảm tỷ lệ chôn lấp chất thải ≤
15% theo quy định.
Mục tiêu về thu gom xử lý chất thải tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày
17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
2
CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” chỉ rõ, đến năm 2025: 100% tổng
lượng CTR sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó
90% được tái chế, 100% lượng CTR công nghiệp nguy hại và không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, 90% lượng CTR phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
Nghị quyết số 185/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về điều chỉnh, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 125/2008/NQ- HĐND ngày 05/12/2008 về việc thông qua Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã bổ sung một số chỉ tiêu như: thu gom và xử lý 100% CTR sinh hoạt đô thị, CTR công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại; trong đó, tỷ lệ chôn lấp không quá 15%, 100% các đô thị trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn phù hợp với công nghệ xử lý chất thải,... Kết quả giai đoạn 1 (2016 - 2018) triển khai "Đề án tổng thể phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 -
2020" cho thấy số lượng người dân tham gia thực hiện phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 52%, đây là tỷ lệ khá khiêm tốn trong kết quả thực hiện và chưa thể hiện rõ trách nhiệm của người dân trong thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn.
Với dân số đạt trên 1,272 triệu người, mỗi ngày thành phố Biên Hòa phát sinh khoảng 695,1 tấn CTR sinh hoạt; dự báo đến năm 2020 lượng CTR thành phố phát sinh thuộc 4 lĩnh vực (sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn công nghiệp, công nghiệp và y tế) khoảng 3.570 tấn/ngày. Từ năm 2008 - 2015, chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn đã được thành phố Biên Hòa triển khai thí điểm tại 4 phường nội ô gồm Trung Dũng, Thanh Bình, Hòa Bình và Quyết Thắng. Tuy nhiên, qua thống kê tỷ lệ thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn giai đoạn 2016-2018 và năm 2019 của thành phố cho thấy sự biến thiên trong kết quả thực hiện. Giai đoạn đầu (năm
2016) tỷ lệ thực hiện phân loại đúng yêu cầu CTR sinh hoạt đạt 71,4%; năm 2017,
tỷ lệ thực hiện phân loại CTR sinh hoạt đạt 74,6% (tỷ lệ này có tăng so với năm
3
2016) tuy nhiên tỷ lệ thực hiện phân loại CTR đúng yêu cầu chỉ đạt 31,5%; năm
2018 (giai đoạn sơ kết) và đến năm 2019 tỷ lệ thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn đạt 74,3% (tỷ lệ này tăng so với năm 2016 nhưng giảm 0,3% so với năm
2017) song tỷ lệ người dân thực hiện phân loại CTR đúng yêu cầu chỉ đạt 24,9% (giảm so với năm 2017 và chỉ bằng 34,9% so với kết quả thực hiện năm 2016).
Thực tiễn cho thấy, các vấn đề về ô nhiễm môi trường hầu hết do cơ quan quản lý chuyên môn và chính quyền địa phương phụ trách thực hiện. Tuy nhiên, vai trò và sự tham gia của cộng đồng cùng các bên liên quan là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của hoạt động quản lý và phân loại chất thải. Đây là yêu cầu tất yếu và hoàn toàn phù hợp cho việc xây dựng, thực hiện mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định tại Điều
82 - Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình (Luật Bảo vệ môi trường năm
2014) và tại Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Như vậy, những yếu tố nào đã tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn đối với người dân thành phố Biên Hòa (trường hợp tại 04 phường nội ô thành phố) và làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc thực hiện phân loại CTR sinh hoạt là những vấn đề có ý nghĩa nghiên cứu.
Nhằm hoàn thiện các vấn đề tồn tại để phục vụ tích cực cho công tác quản lý, đề tài “Các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” được nghiên cứu nhằm xác định cụ thể các yếu tố tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của người dân nhằm thúc đẩy người dân tham gia phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của người dân từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân vào hoạt động phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
4
- Xác định các yếu tố tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
- Đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao sự tham gia của người dân trong công tác phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài tập trung trả lời cho các câu hỏi sau:
- Các yếu tố nào tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của
người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa?
- Mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa?
- Những hàm ý chính sách nào được đề xuất nhằm nâng cao sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Biên Hòa?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).
- Phạm vi nghiên cứu là các tổ chức và cá nhân trực tiếp tham gia trong các hoạt động phân loại CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Thời gian thực hiện khảo sát chính thức diễn ra từ tháng 10 đến hết tháng 12 năm 2019.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, đề tài sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Trên cơ sở các nghiên cứu trước, thực
5
hiện thu thập thông tin và xây dựng bảng hỏi sơ bộ liên quan đến các yếu tố tác động hành vi phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của người dân. Tiếp theo, để phù hợp với môi trường nghiên cứu, tác giả tổ chức thảo luận, trao đổi trong nhóm các đối tượng phụ trách liên quan trên địa bàn để xem xét chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các thang đo trước khi nghiên cứu chính thức.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: các dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua quá trình khảo sát bằng bảng hỏi đã được hoàn thiện ở giai đoạn nghiên cứu định tính. Phương pháp chọn mẫu thực hiện là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sau khi tổng hợp các dữ liệu thu thập, tác giả thực hiện thống kê mô tả, kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố và hồi quy tuyến tính thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định T-test và Anova để kiểm định sự khác biệt đối với các yếu tố định tính.
1.6 Bố cục luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 5 chương, thứ tự như sau:
Chương 1 - Giới thiệu đề tài: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn.
Chương 2 - Cơ sở lý luận: trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan để đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: giới thiệu về quy trình nghiên cứu, xác định cách thức chọn và kích thước mẫu, xác định các công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập và các kỹ thuật cần thiết để phân tích dữ liệu thống kê.
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: trên cơ sở các dữ liệu thu thập, thực hiện
phân tích, đánh giá và diễn giải các dữ liệu đã thu thập được.
Chương 5 - Kết luận và khuyến nghị: Tóm lược những kết quả quan trọng mà nghiên cứu đã đạt được, trên cơ sở đó khuyến nghị các hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trong Chương 2, đề tài sẽ trình bày lý thuyết và các nghiên cứu trước liên
quan đến nội dung nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả sẽ giới thiệu các khái niệm về rác thải, khái niệm về quản lý rác thải, phân loại rác thải và các yếu tố cần thiết để khuyến khích người dân tham gia. Tiếp theo, để có cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ giới thiệu các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các nội dung nghiên cứu.
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về rác thải
Theo Basu (2010), rác thải được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó các nguồn phát thải có thể kể đến như phát sinh từ hộ gia đình, từ hoạt động công nghiệp, thương mại, y tế, nông nghiệp, hạt nhân nguyên tử, khoáng chất và phát sinh từ động vật,... Rác thải bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại, y tế và rác thải điện tử; tất cả chúng đều được tồn tại ở 3 dạng phổ biến là rắn, lỏng và khí.
Theo O’Connell (2011), rác thải là chất liệu đã qua sử dụng nên không còn giá trị trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng và thường gắn liền với đặc điểm không sạch sẽ nên tất cả sẽ được bỏ trong thùng rác. Như vậy, rác thải là những loại không được sử dụng cho mục đích của con người.
Theo văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải và phế liệu: Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
2.1.2 Khái niệm về quản lý rác thải
Theo Wilson and Tomin (1998), quản lý rác thải không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để có thể đạt được các mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia tích cực của các bên liên quan. Các bên liên quan cần phải nỗ lực nhằm giảm thiểu phát sinh và quản lý rác thải theo phương thức bền vững với môi trường.
Theo Visvanathan (2004), quản lý rác thải là lĩnh vực được sự quan tâm của
các nước đang phát triển và thế giới. Về mặt lịch sử thì hầu hết các nước đều xử lý
7
rác thải bằng phương pháp chôn lấp, ở góc độ khoa học thì xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp là không bền vững. Do đó, để đạt được sự bền vững trong yêu cầu quản lý rác thải đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận phù hợp.
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, quản lý rác thải chính là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải.
Quản lý chất thải gồm 6 quá trình: phát sinh, phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất thải; đây là một dịch vụ do chính quyền cung cấp, tuy nhiên trước năm 2000 việc quản lý chất thải được xem là vấn đề cần thiết phải có các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Kỹ thuật có xu hướng tập trung trong xử lý đơn lẻ một loại chất thải và chưa đa dạng trong công nghệ xử lý. Do đó, khi xử lý một loại chất thải cụ thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề mới liên quan (Dijkema, 2000). Chính vì thế, hiệu quả của công tác quản lý chất thải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của một địa phương (Othman, 2013), công tác quản lý chất thải ở các nước đang phát triển trở thành ưu tiên hàng đầu cho các nhà hoạch định và ban hành chính sách (Marshall và Farahbakhsh, 2013).
2.1.3 Khái niệm về phân loại CTR và lợi ích của nó
Theo WB (1992), phân loại CTR là một chu trình mà chất thải được chia tách thành nhiều thành phần khác nhau, việc phân loại này có thể thực hiện theo phương thức thủ công, được thu gom bởi dịch vụ hoặc được phân loại tự động bằng máy móc. Việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn sẽ đóng góp rất lớn cho lợi ích kinh tế, môi trường và lợi ích xã hội, cụ thể như sau:
- Lợi ích về kinh tế: hoạt động phân loại chất thải sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu sạch cho hoạt động sản xuất phân hữu cơ, tăng tỷ lệ chất thải phục vụ cho mục đích tái sử dụng, hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên sơ khai, giảm khối lượng chất thải vận chuyển, xử lý; do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển, xử lý chất
thải.
- Lợi ích về môi trường: phân loại chất thải tại nguồn giúp giảm khối lượng chất thải mang đi chôn lấp, giảm đáng kể lượng nước rỉ rác từ các bãi rác, giảm các