Download Luận án Quản trị kinh doanh: Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là định hướng các chỉ báo của bộ công cụ đánh giá lợi ích của DNXH phù hợp trong bối cảnh ở Việt Nam, và được cụ thể hoá như sau:
– Hệ thống và làm sáng rõ những vấn đề lý luận về bộ công cụ đánh giá lợi ích của DNXH;
– Phân tích thực trạng phát triển DNXH ở Việt Nam và đánh giá lợi ích của DNXH ở Việt Nam;
– Đề xuất các chỉ báo của bộ công cụ đánh giá lợi ích của DNXH và kiểm chứng thực tiễn ở Việt Nam;3
– Hướng dẫn ứng dụng bộ công cụ đánh giá lợi ích của DNXH ở Việt Nam ở
một số lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là DNXH và bộ công cụ đánh giá lợi ích của DNXH ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu bao gồm nội dung nghiên cứu, không gian và thời gian nghiên cứu.
– Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung định hướng các chỉ báo của bộ công cụ đánh giá lợi ích của DNXH ở Việt Nam. Luận án có đề cập quy trình thực hiện đánh giá nhưng không chi tiết, cụ thể vì đây sẽ là một nội dung nghiên cứu khác trong tương lai với các chương trình đào tạo và tư vấn nâng cao năng lực doanh nghiệp.
Luận án nghiên cứu hướng tới các DNXH và các nhà đầu tư tác động, người nghiên cứu/hoạch định chính sách ở Việt Nam. Cách lựa chọn đánh giá lợi ích của DNXH từ góc nhìn của các nhà đầu tư tác động, người nghiên cứu/hoạch định chính sách là nhằm góp phần đề xuất một bộ công cụ độc lập khi đối tượng đánh giá (nhà đầu tư tác động, người nghiên cứu/ hoạch định chính sách) độc lập với đối tượng được đánh giá (DNXH). Một là, các nhà đầu tư tác động (impact investors) là những người tìm cách tối ưu hoá tác động xã hội thông qua các hoạt động tài chính. Họ sử dụng lợi ích xã hội và môi trường làm mục tiêu chính và có thể chấp nhận một số bất lợi tài chính như lãi suất vay. Các nhà đầu tư tác động đôi khi cũng chấp nhận các phương án đầu tư vào các DNXH có rủi ro cao hơn hoặc hướng tới các mục tiêu xã hội và môi trường mà khó có thể kết hợp được với các hoạt động sinh lợi tiềm năng. Chính phủ, Nhà nước là một nhóm nhà đầu tư tác động. Hai là, các nhà đầu tư tác động, người nghiên cứu/hoạch định chính sách cũng có thể là những khách hàng mua sắm và sử dụng sản phẩm và/hoặc dịch vụ của các DNXH.
– Phạm vi về không gian và thời gian nghiên cứu
Luận án tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đây là hai thành phố lớn, là trung tâm kinh tế của cả Việt Nam, và hội tụ đông đủ nhất các nhà đầu tư tác động, người nghiên cứu/hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp xã hội.
Luận án thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp: các số liệu thứ cấp được sử dụng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá chủ yếu từ năm 2010 đến nay; các số liệu sơ cấp được sử dụng để phân tích trong luận án được thu thập trực tiếp từ các đối tượng được khảo sát từ năm 2018 đến năm 2020. Luận án đưa ra
các định hướng và đề xuất đến năm 2030.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, luận án xây dựng các câu hỏi nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến các chỉ báo của bộ công cụ đánh giá lợi ích của các DNXH ở Việt Nam, cụ thể như sau:
– DNXH là mô hình tổ chức như thế nào? Lợi ích của doanh nghiệp xã hội bao gồm cụ thể những gì?
– Những bộ công cụ nào đang được sử dụng hiện nay để đánh giá lợi ích của doanh nghiệp xã hội? Đâu là những ưu điểm và nhược điểm của từng bộ công cụ đó?
– Bối cảnh phát triển của DNXH ở Việt Nam như thế nào? Các tiêu chí, chỉ báo của một bộ công cụ đánh giá lợi ích của DNXH ở Việt Nam nên như thế nào?
– Xu hướng phát triển DNXH và đánh giá lợi ích trong tương lai sẽ như thế nào? Những định hướng, đề xuất nào được đưa ra để hướng dẫn ứng dụng bộ công cụ đánh giá lợi ích của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam?
LA08.112_Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam