Download Miễn phí Nghiên cứu khoa học: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Các xu hướng nghiên cứu
Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bắt đầu với công trình của Caroll (1979) về ba phương diện của hiệu quả doanh nghiệp – kinh tế, xã hội và môi trường và chỉ thực sự bùng nổ từ những năm 2010 trên nhiều cấp độ, cũng như từ nhiều góc độ của quản trị như: Quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực, marketing, tài chính, kế toán, quản trị môi trường.
Bài viết này tiến hành tổng quan các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, các lý thuyết nền dùng giải thích, các chủ đề nghiên cứu trên ba cấp độ thể chế, tổ chức và cá nhân, các phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu thường được sử dụng và các chủ đề liên quan đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đáng quan tâm trong những năm tới.
Nhiều học giả đã nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) trong nhiều thập niên trước như nghiên cứu của Berle (1931) và Carroll (1979). Tuy nhiên, mối quan tâm đã trở nên phổ biến rộng rãi hơn chỉ mới trong giai đoạn gần đây (Wagner và cộng sự, 2009). Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng vì khó phân biệt với các thuật ngữ khác tương tự, ví dụ như “công dân doanh nghiệp” và “hoạt động từ thiện doanh nghiệp”. Để tránh nhầm lẫn với các định nghĩa khái niệm khác nhau như trong các nghiên cứu của Carroll (1999), Peloza (2009) và Waddock (2004), nghiên cứu này sử dụng định nghĩa CSR của Aguinis (2011) vốn được sử dụng rộng rãi bởi các học giả khác như Rupp (2011), theo đó: “CSR là hoạt động và chính sách của tổ chức trong bối cảnh cụ thể, có tính đến kỳ vọng của các bên liên quan và đồng thời hướng đến hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường”. Mặc dù định nghĩa CSR đề cập đến các chính sách và hành động của các tổ chức nhưng các chính sách và hành động này bị ảnh hưởng và được thực hiện bởi các bên liên quan ở tất cả các cấp phân tích (thể chế, tổ chức và cá nhân).
Khi nghiên cứu về CSR ngày càng phát triển, các học giả đã đề cập đến các câu hỏi đa dạng hơn như: Peloza (2009) tập trung vào cách đo lường tác động của CSR đối với hiệu quả tài chính; Carroll (1999) và Waddock (2004) khám phá việc vận hành trách nhiệm xã hội; Wood (2010) xem xét cách đánh giá CSR; và kết quả nghiên cứu của Peloza và Shang (2011) cho rằng CSR có thể tạo ra giá trị cho các bên liên quan như thế nào. Bên cạnh đó, các học giả còn nghiên cứu CSR trong lĩnh vực quản trị cụ thể như: Tiếp thị, marketing (Enderle & Murphy, 2009); hành vi tổ chức, quản trị nhân sự, tâm lý ngành và tâm lý tổ chức (Aguinis, 2011); quản trị tác nghiệp (Brammer và cộng sự, 2011); và hệ thống thông tin (Elliot, 2011).
Từ khóa: Hiệu quả xã hội doanh nghiệp, Hiệu quả tài chính doanh nghiệp, Tiếp cận thể chế, Tiếp cận tổ chức, Tiếp cận cá nhân, Corporate Social Responsibility, Corporate Social