Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán

100.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ ngành Luật Kinh tế: Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán

Mã: ThS30.006 Danh mục: , Từ khóa: , , , , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: LuậtNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Tên tác giả: Hứa Viết Minh
Số trang: 89

Download Luận văn thạc sĩ ngành Luật Kinh tế: Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán

Hoạt động kiểm toán độc lập là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thị trƣờng tài chính doanh nghiệp. Ở Việt Nam, mặc dù lĩnh vực kiểm toán độc lập mới có lịch sử hình thành khoảng 30 năm, nhưng quy mô về doanh số và số lƣợng kiểm toán viên đã tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ “lùm xùm” về chất lƣợng kiểm toán làm cho công chúng rất lo ngại về độ tin cậy của báo cáo kiểm toán.

Vậy vấn đề đặt ra là: Nếu báo cáo kiểm toán sai thì trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán sẽ nhƣ thế nào? Bằng luận văn của mình, tác giả đã đi sâu phân tích những mặt còn tồn tại của thực tiễn hoạt động kiểm toán ở Việt Nam và ảnh hƣởng của nó đến chất lƣợng báo cáo kiểm toán. Tác giả đƣa ra hai tình huống thực tế xảy ra để làm ví dụ sinh động cho vấn đề phân tích pháp luật. Dựa trên hệ thống quy định pháp luật hiện hành, luận văn phân tích trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trên cả ba góc độ: trách nhiệm dân sự; trách nhiệm hành chính; trách nhiệm hình sự.

Sau cùng, tác giả mạnh dạn đưa ra một số đề xuất góp phần hoàn thiện vấn đề trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán. Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ khơi gợi một số suy ngẫm cho các nhà làm luật để cân nhắc sửa đổi quy định pháp luật, đặc biệt là luật kiểm toán độc lập trong thời gian tới.

TỪ KHÓA: Trách nhiệm pháp lý; kiểm toán viên; doanh nghiệp kiểm toán; báo cáo kiểm toán; chất lượng kiểm toán

ABSTRACT

Independent auditing is an important factor to ensure the sustainable development of the corporate financial market. In Vietnam, although the new independent audit field has a history of about 30 years, the size of the sales and the number of auditors has increased rapidly. However, recently there have been some “scandals” about the quality of the audit, which makes the public very concerned about the audit reports.

So the issue is: If the audit report is wrong, what will the legal responsibilities of auditors and auditing firms be? In his thesis, the author has in depth analyzed the outstanding aspects of audit practice in Vietnam and its impact on the quality of audit reports. The author gives two actual situations to create vivid examples for legal analysis. Based on the current legal system, the thesis analyzes the legal responsibilities of auditors and auditing firms on all three aspects: civil liability; administrative liability; criminal liability.

Finally, the author makes a number of proposals that contribute to the completion of the liability of auditors and auditing firms for audit reports. The research results of the thesis hope to provoke some suggestion for lawmakers to consider amending the legal regulations, especially the independent audit law in the coming time.

KEY WORD: Legal liability; auditor; auditing firm; audit report; audit quality

ThS30.006_Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………...1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 1 2. Câu hỏi nghiên cứu:.................................................................................................................... 2 3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu: ......................................................................................... 2 4. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3 4.1 Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................................ 3 4.2 Đối tƣợng nghiên cứu:........................................................................................................... 3 4.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 3 5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu................................................................................... 4 6. Kết cấu dự kiến của Luận văn ................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI BÁO CÁO KIỂM TOÁN.......5 1.1 Khái quát về kiểm toán và kiểm toán độc lập....................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................................... 5 1.1.2. Những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của kiểm toán độc lập..................................... 7 1.1.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm toán độc lập................................................ 9 1.2 Doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán............................................ 10 1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán ......... 11 1.2.2 Hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán.................................... 11 1.2.3 Một số đặc điểm về doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán trên thế giới ......................................................................................................................... 13 1.3 Kiểm toán viên và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và DN kiểm toán ............. 15 1.3.1 Khái niệm và vai trò của kiểm toán viên .......................................................................... 15 1.3.2 Trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên .............................................................. 17 1.3.3 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán....................... 20 1.4 Tham khảo một số kinh nghiệm về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ở nƣớc khác .................................................................................................................................................. 28 1.4.1 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ở Mỹ ............................................................ 28 1.4.2. Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên ở Anh.......................................................... 31 CHƢƠNG 2: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN QUA THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP........................34 2.1. Tổng quan về thực tiễn hoạt động kiểm toán độc lập từ sau khi có Luật kiểm toán độc lập 2011 .................................................................................................................................... 34 2.1.1. Tổng quan thực tiễn hoạt động kiểm toán độc lập ...................................................... 34 2.1.2. Những mặt đạt đƣợc ........................................................................................................ 37 2.1.3. Những mặt hạn chế của hoạt động KTĐL hiện nay.................................................... 39 2.2. Trách nhiệm pháp lý của tổ chức hành nghề kiểm toán qua vụ việc cụ thể................... 42 2.2.1. Trƣờng hợp KTV đã có sai phạm trong quá trình thực hiện kiểm toán ................... 45 2.2.2. Trƣờng hợp KTV đã tuân thủ đúng các quy định của Chuẩn mực kiểm toán và quy định pháp luật về KTĐL. ................................................................................................... 49 2.3 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên đối với báo cáo kiểm toán sai sót qua trƣờng hợp cụ thể............................................................................................................................ 52 2.3.1. Trƣờng hợp BCKT sai do KTV có hành vi vi phạm quy định pháp luật kiểm toán hoặc chuẩn mực kiểm toán ............................................................................................... 55 2.3.2. Trƣờng hợp BCKT sai mặc dù KTV đã tuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán và quy định pháp luật ...................................................................................................................... 58 2.4. Phân định trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và tổ chức hành nghề: những vấn đề đặt ra............................................................................................................................................ 61 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN............................................................................................................................66 3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT ............ 66 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán................................................................................................................. 67 3.3 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán .......................................................................................... 70 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................................76 DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ............................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KTV : Kiểm toán viên DNKT : Doanh nghiệp kiểm toán BCKT : Báo cáo kiểm toán BCTC : Báo cáo tài chính KTĐL : Kiểm toán độc lập VACPA : Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VSA : Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng của kiểm toán viên Sơ đồ 1.2 : Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của kiểm toán viên Sơ đồ 2.1 : Trách nhiệm pháp lý của DNKT đối với BCKT sai sót Sơ đồ 2.2 : Trách nhiệm pháp lý của KTV đối với BCKT sai sót DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số 2.1 : Xếp hạng 10 DNKT lớn nhất theo doanh thu năm 2018 Bảng số 2.2 : Xếp hạng 10 DNKT lớn nhất theo số lƣợng NV năm 2018 TÓM TẮT LUẬN VĂN Hoạt động kiểm toán độc lập là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thị trƣờng tài chính doanh nghiệp. Ở Việt Nam, mặc dù lĩnh vực kiểm toán độc lập mới có lịch sử hình thành khoảng 30 năm, nhƣng quy mô về doanh số và số lƣợng kiểm toán viên đã tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ “lùm xùm” về chất lƣợng kiểm toán làm cho công chúng rất lo ngại về độ tin cậy của báo cáo kiểm toán. Vậy vấn đề đặt ra là: Nếu báo cáo kiểm toán sai thì trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán sẽ nhƣ thế nào? Bằng luận văn của mình, tác giả đã đi sâu phân tích những mặt còn tồn tại của thực tiễn hoạt động kiểm toán ở Việt Nam và ảnh hƣởng của nó đến chất lƣợng báo cáo kiểm toán. Tác giả đƣa ra hai tình huống thực tế xảy ra để làm ví dụ sinh động cho vấn đề phân tích pháp luật. Dựa trên hệ thống quy định pháp luật hiện hành, luận văn phân tích trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trên cả ba góc độ: trách nhiệm dân sự; trách nhiệm hành chính; trách nhiệm hình sự. Sau cùng, tác giả mạnh dạn đƣa ra một số đề xuất góp phần hoàn thiện vấn đề trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán. Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ khơi gợi một số suy ngẫm cho các nhà làm luật để cân nhắc sửa đổi quy định pháp luật, đặc biệt là luật kiểm toán độc lập trong thời gian tới. TỪ KHÓA Trách nhiệm pháp lý; kiểm toán viên; doanh nghiệp kiểm toán; báo cáo kiểm toán; chất lƣợng kiểm toán ABSTRACT Independent auditing is an important factor to ensure the sustainable development of the corporate financial market. In Vietnam, although the new independent audit field has a history of about 30 years, the size of the sales and the number of auditors has increased rapidly. However, recently there have been some "scandals" about the quality of the audit, which makes the public very concerned about the audit reports. So the issue is: If the audit report is wrong, what will the legal responsibilities of auditors and auditing firms be? In his thesis, the author has in depth analyzed the outstanding aspects of audit practice in Vietnam and its impact on the quality of audit reports. The author gives two actual situations to create vivid examples for legal analysis. Based on the current legal system, the thesis analyzes the legal responsibilities of auditors and auditing firms on all three aspects: civil liability; administrative liability; criminal liability. Finally, the author makes a number of proposals that contribute to the completion of the liability of auditors and auditing firms for audit reports. The research results of the thesis hope to provoke some suggestion for lawmakers to consider amending the legal regulations, especially the independent audit law in the coming time. KEY WORD Legal liability; auditor; auditing firm; audit report; audit quality 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trƣờng đang phát triển hiện nay ở Việt Nam, thị trƣờng chứng khoán ngày càng đóng vai trò là kênh huy động vốn quan trọng. Nhằm cung cấp thông tin tài chính tin cậy cho các nhà đầu tƣ vốn vào các doanh nghiệp nói chung và các công ty cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán nói riêng, hoạt động kiểm toán độc lập đóng vai trò quan trọng làm gia tăng mức độ tin cậy đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo kiểm toán mà các nhà đầu tƣ có cái nhìn trung thực, khách quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp để đƣa ra quyết định đầu tƣ sáng suốt hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm toán các kiểm toán viên cũng đƣa ra khuyến nghị giúp cho khách hàng nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và cảnh báo khách hàng về rủi ro tài chính có thể đối mặt. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chất lƣợng của dịch vụ kiểm toán độc lập trong thời gian gần đây chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng của các chủ thể trong nền kinh tế. Dƣ luận không khỏi băn khoăn khi có những trƣờng hợp báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán nhƣng vẫn còn sai sót trọng yếu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tƣ. Ví dụ điển hình nhƣ: Công ty TNHH Kiểm toán DFK kiểm toán BCTC năm 2015 của Công ty CP Tập Đoàn Kỹ Nghễ Gỗ Trƣờng Thành. DFK đã phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần BCTC của khách hàng. Nhƣng đơn vị kiểm toán năm sau lại phát hiện số liệu BCTC có sai sót thiếu hụt 980 tỷ tiền hàng tồn kho. Đây là một sai sót cực kỳ nghiêm trọng của kiểm toán viên. Nó gây ảnh hƣởng lớn đến quyết định đầu tƣ và lợi ích của các cổ đông công ty Gỗ Trƣờng Thành. Vậy trƣờng hợp báo cáo kiểm toán (BCKT) mà có sai sót gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích bên liên quan thì các kiểm toán viên (KTV) và doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) phải chịu trách nhiệm pháp lý nhƣ thế nào? Các bên bị thiệt hại khi sử dụng kết quả kiểm toán sai có thể khởi kiện các KTV và DNKT hay không? KTV và DNKT cần phải đối phó nhƣ thế nào khi bị bên thứ ba kiện ra Tòa đòi bồi thƣờng vì thiệt hại khi sử dụng BCKT sai sót? Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới quy định về vấn đề này nhƣ thế nào?...Phân tích nhằm làm rõ và nâng cao trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT, cũng đồng thời là nâng cao uy tín của ngành kiểm toán độc lập bối cảnh kinh tế thị trƣờng ngày càng cạnh tranh khốc liệt ở nƣớc ta hiện nay. 2 Là một kiểm toán viên và đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế, tác giả nhận thức đƣợc rõ tầm quan trọng của vấn đề này dƣới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Do vậy tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu: Luận văn đƣợc thực hiện với mục tiêu nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau: Thứ nhất: Cơ sở lý luận về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT nhƣ thế nào? Thứ hai: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT có gì bất cập? Thứ ba: Có thể sửa đổi quy định pháp luật nhƣ thế nào để góp phần hoàn thiện về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT? 3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu: Cho đến nay, vấn đề về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT vẫn còn là vấn đề còn khá mới mẻ và và thách thức nghiên cứu ở cấp luận văn thạc sĩ. Có một số tác giả đã nghiên cứu chủ đề liên quan về kiểm toán nhƣ: Tác giả Nguyễn Thị Khuyên (2014) đã có luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam”. Luận văn nghiên cứu về tổng thể các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Trong đó, luận văn chỉ đề cập rất sơ bộ về trách nhiệm của kiểm toán viên dƣới góc độ Luật kiểm toán độc lập. Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2015) đã có luận án tiến sĩ nghiên cứu về “Nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: trách nhiệm kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC ở Việt Nam”. Đề tài có đề cập đến trách nhiệm của KTV nhƣng đứng trên góc độ đòi hỏi nghề nghiệp kiểm toán, không đi sâu vào phân tích về trách nhiệm pháp lý. Tác giả Lê Thị Thu Hà (2019) có bài viết về “Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên”, trong đó tác giả có chia sẻ thông tin tham khảo về vấn đề này ở một số nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên bài viết có nội dung khá ngắn gọn trong phạm vi 06 3 trang A4, và tác giả không đề cập đến vấn đề trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán, vốn dĩ là chủ thể luôn gắn liền với kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán. Nhƣ vậy có thể nói đã có một số luận văn hoặc bài viết nghiên cứu về pháp luật trong lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán viên nói riêng. Mỗi một công trình nghiên cứu một góc độ khác nhau về pháp luât trong lĩnh vực kiểm toán. Tuy nhiên chƣa có một tác phẩm nào nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT. Trong luận văn của mình, tác giả đi sâu vào phân tích từ cơ sở lý luận, quy định pháp luật thực tiễn có những ƣu điểm và còn những tồn tại gì, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay. 4. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT. Từ đó luận văn đƣa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và thực thi pháp luật đối với vấn đề trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT. 4.2 Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận và thực tiễn quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT. Những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT. 4.3 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động kiểm toán đƣợc giới hạn trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, không bao gồm các loại hình kiểm toán khác nhƣ kiểm toán nhà nƣớc, kiểm toán nội bộ. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập trong giai đoạn từ sau khi luật kiểm toán độc lập đƣợc ban hành năm 2011 cho đến nay. 4 5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Luận văn có sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Chương 1: Đề cập đến lý luận chung về hoạt động kiểm toán độc lập và trách nhiệm pháp lý của KTV & DNKT. Do vậy luận văn chủ yếu phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh để làm rõ các khái niệm chung trong lĩnh vực đặc thù kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của KTV, DNKT Chương 2: Đề cập đến hai khía cạnh trong thực tiễn là pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật liên quan đến trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT. Trong chƣơng này, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích , phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng hợp để làm rõ những điểm còn bất cập trong thực tiễn. Chương 3: Đề cập đến định hƣớng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT. Trong chƣơng này luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp logic để hình thành các đề xuất cải thiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT 6. Kết cấu dự kiến của Luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán Chương 2: Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán qua hoạt động thực tiễn. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. 5 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN & DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI BÁO CÁO KIỂM TOÁN 1.1 Khái quát về kiểm toán và kiểm toán độc lập. 1.1.1 Khái niệm Có thể nói hoạt động kiểm toán đã hình thành từ thời Ai Cập, La Mã cổ đại. Nguồn gốc từ xa xƣa của kiểm toán (audit) nghĩa là thông tin đƣợc phê chuẩn bằng cách các tài khoản về tài sản đƣợc đọc to lên và đƣợc một bên độc lập phê chuẩn. Trong thời kỳ Trung cổ, hoạt động kiểm toán chủ yếu là thẩm tra độ chính xác của thông tin tài chính đƣợc thực hiện bởi các kiểm toán viên của Nhà nƣớc. Sau này đến thế kỷ 18, các công ty cổ phần ra đời và phát triển cùng với sự hình thành của thị trƣờng chứng khoán. Từ đó xuất hiện nhu cầu của chủ sở hữu cổ phần muốn kiểm tra tài chính nhằm tránh gian lận của ngƣời quản lý doanh nghiệp. Kiểm toán đƣợc ra đời phục vụ chủ yếu cho mục đích này.2 Hiện nay tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động kiểm toán: Theo định nghĩa của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì “hoạt động kiểm toán là việc kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính”2 Các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán đƣa ra định nghĩa khá bao quát về kiểm toán nhƣ sau: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”3 Họat động kiểm toán có nhiều hình thức khác nhau. Nếu phân loại kiểm toán theo chủ thể thực hiện, kiểm toán đƣợc chia thành ba loại hình nhƣ sau: ● Kiểm toán nhà nƣớc Là hoạt động kiểm toán do các cơ quan chức năng của nhà nƣớc tiến hành để kiểm tra sự tuân thủ quy định pháp luật về tài chính của đơn vị đƣợc kiểm tra (có sử dụng vốn 2 Nguyễn Thị Khuyên, Luận văn Thạc Sĩ Luật, Hà Nội, 2014, tr 5 3 Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Toán, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 23 6 của Ngân sách nhà nƣớc). Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là: Kiểm toán nhà nƣớc, Thanh tra nhà nƣớc, Thanh tra tài chính chuyên ngành v.v..Ở Việt Nam, Cơ quan Kiểm toán nhà nƣớc là cơ quan kiểm toán cấp cao nhất, trực thuộc Quốc hội. Cơ quan này kiểm tra việc thực hiện ngân sách, quản lý sử dụng tài sản công. ● Kiểm toán nội bộ Là việc kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp theo yêu cầu của Ban quản trị hay Ban quản lý doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ do nhân viên của đơn vị tự thực hiện kiểm tra, đánh giá về các quy trình quản trị tài chính, quản lý rủi ro trong đơn vị mình. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ thƣờng là sự hiệu quả và hữu hiệu của quy trình quản trị doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro, đánh giá việc thực hiện kế hoach của đơn vị. ● Kiểm toán độc lập Là hoạt động kiểm toán đƣợc tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc các doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Theo Luật kiểm toán độc lập 2011 thì “KTĐL là việc KTV hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính (BCTC) và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán”4 Ở Việt Nam hoạt động KTĐL xuất hiện từ đầu những năm 1990, vài năm sau khi nƣớc ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nƣớc ngoài phát triển nhanh chóng kéo theo nhu cầu dịch vụ KTĐL về báo cáo tài chính. Tháng 5/1991 đánh dấu mốc hình thành một công ty KTĐL đầu tiên ở Việt Nam là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO). Sau đó các công ty kiểm toán cũng dần hình thành và phát triển. Vào năm 2011 Luật kiểm toán độc lập ra đời, đánh dấu một bƣớc phát triển quan trọng về mặt pháp lý cho hoạt động KTĐL và chấm dứt một thời kỳ dài thiếu một luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động KTĐL. Hiện nay có khoảng 160 doanh nghiệp kiểm toán với hơn 11 ngàn nhân viên đang hoạt động trong lĩnh vực KTĐL trên phạm vi toàn quốc. 5 4 Khoản 1 điều 5 luật Kiểm toán độc lập 2011 5 Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Toán, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 29 7 Các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) cung cấp các dịch vụ kiểm toán BCTC, soát xét thông tin theo thỏa thuận, tƣ vấn thuế và các dịch vụ khác có liên quan đến chuyên môn v.v...Trong đó dịch vụ kiểm toán BCTC thƣờng chiếm tỷ trọng doanh thu và nhân sự lớn nhất. Kiểm toán báo cáo tài chính (còn gọi tắt là kiểm toán tài chính) của khách hàng là việc kiểm tra nhằm đƣa ra ý kiến về tính hợp lý và trung thực về BCTC của khách hàng, dựa trên các tiêu chuẩn là chế độ kế toán, chuẩn mực Hiện nay hiểu theo nghĩa thông dụng thì thuật ngữ “kiểm toán” tức là kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng. Do vậy, trong phạm vi bài luận văn này, tác giả cần lƣu ý thuật ngữ “kiểm toán” hay “kiểm toán độc lập” đề cập đến hoạt động kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Đây là dịch vụ mang tính điển hình và quan trọng nhất của các doanh nghiệp KTĐL hiện nay. Căn cứ theo điều 37 của Luật kiểm toán độc lập 2011, một số loại hình doanh nghiệp có ảnh hƣởng quan trọng đến lợi ích công chúng thì bắt buộc phải kiểm toán BCTC hàng năm, bao gồm: tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp kiểm toán, doanh nghiệp nƣớc ngoài v.v… 1.1.2. Những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của kiểm toán độc lập 1.1.2.1. Mục tiêu của kiểm toán độc lập: KTĐL (hay còn gọi là kiểm toán BCTC) nhằm tăng độ tin cậy của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Mục tiêu của cuộc kiểm toán là “Đạt được sự bảo đảm hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng dựa trên khía cạnh trọng yếu hay không”6 Do đặc thù của lĩnh vực kiểm toán nên mục tiêu của kiểm toán là phát hiện các sai sót có tính trọng yếu chứ không phải tất cả các sai sót. Tùy vào xét đoán của KTV mà họ sẽ đặt ra mức trọng yếu khác nhau khi tiến hành kiểm toán tại khách hàng. “Mức trọng yếu thông thường được tính dựa trên 0,5%-1% doanh thu; 5%-10% lợi nhuận, 1%-2% tổng tài sản”.7 6 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200), đoạn 3 7 Nguyễn Thị Nên, 2018. Xác định quy mô tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC. Tạp chí Tài Chính, số 7/2018, tr. 3 8 Mặt khác, cuộc kiểm toán chỉ cung cấp mức độ bảo đảm hợp lý, chứ không bảo đảm tuyệt đối là báo cáo tài chính không còn nhƣng sai sót trọng yếu vì lý do luôn tồn tại một số mặt hạn chế vốn có của hoạt động kiểm toán nhƣ sau: Một là việc lập, trình bày BCTC đòi hỏi những xét đoán của đơn vị phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh thực tế. Có những nghiệp vụ kế toán mang tính nhận định chủ quan không chắc chắn tuyệt đối nhƣ: ƣớc tính khấu hao, dự phòng…Do vậy mà không có gì ngạc nhiên khi đƣa một bộ chứng từ phát sinh của doanh nghiệp cho ba nhân viên để hạch toán, họ có thể lập ra ba bộ BCTC với kết quả khác nhau (tất nhiên là mức khác biệt không nhiều). Hai là khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, có thể các bằng chứng kiểm toán bị giới hạn bởi các lý do nhƣ: Khách hàng cung cấp thông tin hoặc tài liệu không đầy đủ; Hành vi gian lận đƣợc che dấu kỹ; KVT không phải là cán bộ điều tra hay thanh tra viên của cơ quan nhà nƣớc nên không đƣợc thẩm quyền điều tra, xét hỏi nhƣ cơ quan công quyền. Đặc điểm hạn chế vốn có này ảnh hƣởng rất lớn đến sự thừa nhận về giới hạn trách nhiệm của KTV đối với kết quả của báo cáo kiểm toán. Kết quả sau cùng của một cuộc kiểm toán là Báo cáo kiểm toán đƣợc ký xác nhận bởi kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. Báo cáo kiểm toán chính là ý kiến chính thức của kiểm toán viên về BCTC của đơn vị đƣợc kiểm toán. 1.1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của kiểm toán độc lập Để cuộc kiểm toán đạt đƣợc mục tiêu đề ra, theo quy định tại Điều 8 của Luật kiểm toán độc lập 2011, hoạt động KTĐL cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản nhƣ sau: ● Thứ nhất, hoạt động kiểm toán cần tuân thủ các pháp luật chuyên ngành về KTĐL nhƣ Luật kiểm toán độc lập, các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn Luật kiểm toán độc lập. Bên cạnh pháp luật chuyên ngành, một số luật khác cũng có thể có quy định về hoạt động kiểm toán nhƣ Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp v.v… ● Thứ hai, hoạt động kiểm toán thực hiện trong khuôn khổ của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao gồm chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực chuyên môn. Mặc dù không phải là Luật, song các chuẩn mực nghề nghiệp rất cần thiết để hƣớng dẫn chi tiết các thủ tục kiểm toán mà không đƣợc quy định ở cấp độ Luật. Ở các nƣớc, chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán thƣờng là do Hội nghề nghiệp ban hành. Trong khi đó ở Việt Nam, các chuẩn mực này đƣợc ban hành dƣới dạng Thông tƣ của Bộ Tài chính. 9 ● Thứ ba, hoạt động kiểm toán phải bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan. Ba yêu cầu này này đƣợc coi nhƣ tôn chỉ của nghề nghiệp KTĐL. Trong đó, nguyên tắc độc lập của của hoạt động kiểm toán là yêu cầu quan trọng nhất và phản ánh ở tên gọi của kiểm toán “độc lập”. Nó đòi hỏi hoạt động kiểm toán phải độc lập cả về nội dung (cách thức tiến hành) và về hình thức (mối quan hệ) đối với đơn vị đƣợc kiểm toán. Thiếu đi tính độc lập, các KTV khó mà có thể đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu cuộc kiểm toán. ● Thứ tư, hoạt động kiểm toán phải giữ bí mật thông tin của khách hàng. Nguyên tắc này luôn đƣợc ghi nhận trong hợp đồng kiểm toán nhƣ một sự mặc định. Thông tin đƣợc cung cấp cho KTV là vấn đề rất quan trọng, nhạy cảm với khách hàng. Do vậy ngay cả khi không đề cập trong hợp đồng thì quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng yêu cầu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải bảo mật thông tin khách hàng. 1.1.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm toán độc lập Sau khi Việt Nam mở cửa phát triển nền kinh tế thị trƣờng với nhiều thành phần kinh tế từ cuối những năm 1980, dịch vụ KTĐL bắt đầu hình thành và phát triển. Khách hàng có nhu cầu về dịch vụ kiểm toán ngày càng đa dạng nhƣ các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, ngân hàng thƣơng mại, doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc, công ty cổ phần đại chúng…Do vậy, Nhà nƣớc cũng đã dần ban hành có quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động KTĐL. Khởi điểm đầu tiên phải kể đến là Nghị định 07/CP của Chính Phủ ban hành ngày 19/01/1994 và Thông tƣ 22/TC/CĐKT của Bộ Tài Chính ban hành ngày vào hai tháng sau đó. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về Quy chế KTĐL. Mƣời năm sau đó, Chính phủ và Bộ Tài chính đã lần lƣợt ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP (ngày 30/03/2004) và Thông tƣ 64/2004/TT-BTC (ngày 29/06/2004) để thay thế cho Nghị định 07/CP và Thông tƣ 22/TC/CĐKT nêu trên để đáp ứng với thực tiễn về hoạt động của KTĐL. Cho đến nay, hoạt động KTĐL đã có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoàn thiện hơn khá nhiều so với trƣớc đây. Đó là các luật, các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn và chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán, bao gồm: ● Thứ nhất là những quy định mang tính pháp lý là những quy định bắt buộc của Nhà nƣớc đƣợc quy định bởi các văn bản pháp luật nhƣ: Luật, Nghị định, Thông tƣ liên quan để bảo đảm việc quản lý thống nhất nhà nƣớc trong lĩnh vực KTĐL trên toàn bộ quốc gia. Các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực hiện hành bao gồm: Luât KTĐL số 67/2011/QH12 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/03/2011. Có thể nói đây là khung pháp lý cao nhất về hoạt động KTĐL ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn có 10 một số văn bản quy phạm pháp luật dƣới luật nhƣ: Nghị định 17/2012/NĐ-CP hƣớng dẫn chi tiết Luật kiểm toán độc lập; Nghị định 151/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 17/2012/NĐ-CP; Nghị định 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn KTV hành nghề, DNKT đƣợc phép kiểm toán cho các tổ chức có lợi ích công chúng; Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt thuộc lĩnh vực KTĐL… Thông tƣ 203/2012/TT-BTC quy định về thủ tục kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Thông tƣ số 214/2012/TT-BTC quy định về hệ thống chuẩn mực kiểm toán; Thông tƣ 183/2013/TT-BTC về KTĐL đối với doanh nghiệp có lợi ích công chúng; Thông tƣ số 157/2014/TT-BTC quy định về kiểm toán chất lƣợng dịch vụ KTĐL; Thông tƣ số 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp chứng chỉ KTV; Thông tƣ số 202/2012/TT- BTC quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán. ● Thứ hai là những quy định mang tính chuẩn mực nghề nghiệp về hoạt động KTĐL, hay còn gọi là Chuẩn mực kiểm toán. Về cơ bản thì chuẩn mực kiểm toán là những quy định chuyên môn về thủ tục, trình tự KTĐL, đạo đức nghề nghiệp mà KTV và DNKT phải tuân thủ…Vì lý do đặc thù của công việc kiểm toán khá phức tạp, nên chuẩn mực kiểm toán là yêu cầu tất yếu để làm cho ngƣời sử dụng BCTC an tâm hơn với chất lƣợng báo cáo kiểm toán. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, chuẩn mực kiểm toán do hội nghề nghiệp kiểm toán ban hành. Chuẩn mực kiểm toán lần lƣợt đƣợc ban hành ở các nƣớc nhƣ Mỹ (1948), Đức (1964), Pháp (1971), Anh (1980)…Tổ chức Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng cho ban hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) và các nƣớc là thành viên của IFAC (hiện có gần 90 nƣớc) áp dụng ISA nhƣ là chuẩn mực kiểm toán của quốc gia mình. Vào năm 1999, Việt Nam ban hành các chuẩn mực kiểm toán đầu tiên. Bộ Tài Chính là cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Vietnam Standard of Auditing-VSA). Các chuẩn mực này đƣợc ban hành dƣới dạng Thông tƣ. Hiện tại Việt Nam có tổng cộng 47 chuẩn mực kiểm toán hiện đang có hiệu lực, đƣợc ban hành trong sáu Thông tƣ của Bộ Tài Chính. “Hệ thống VSA dần đƣợc sửa đổi bổ sung để tiệm cận với chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Đây là một bƣớc phát triển hành lang pháp lý để hoạt động KTĐL phát triển, giúp các KTV hành nghề thuận lợi và chuyên nghiệp hơn”.8 1.2 Doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán 8 Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Toán, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 45 11 1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán Tham chiếu quy định tại khoản khoản 5, điều 5 Luật kiểm toán độc lập 2011 thì khái niệm doanh nghiệp kiểm toán đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”9 Nhƣ vậy có thể thấy DNKT trƣớc hết có đặc điểm cũng nhƣ một doanh nghiệp thông thƣờng, thành lập và hoạt động theo sự điều tiết của Luật doanh nghiệp. DNKT là một tổ chức kinh tế thông thƣờng có tên gọi riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký để thực hiện kinh doanh. Tuy nhiên điểm đặc thù của doanh nghiệp kiểm toán để phân biệt với các doanh nghiệp thông thƣờng khác, là đƣợc thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán độc lập và các dịch vụ có liên quan. Doanh nghiệp không đủ điều kiện doanh trong lĩnh vực kiểm toán thì trong tên gọi của doanh nghiệp không đƣợc phép dùng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi của tổ chức mình. Cũng tƣơng tự nhƣ các loại hình tổ chức nghề nghiệp khác, tổ chức nghề nghiệp kiểm toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp kiểm toán, các kiểm toán viên hành nghề. Ở Việt Nam, tổ chức nghề nghiệp kiểm toán là Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, gọi tắt là VACPA. Tổ chức này đƣợc chính thức thành lập vào tháng 4/2005 và chịu sự quản lý nghề nghiệp bởi Cơ quan quản lý Nhà nƣớc là Bộ Tài Chính. Mục đích của VACPA là đoàn kết và tập hợp những ngƣời hành nghề KTV để nâng cao uy tín và chất lƣợng của hoạt động KTĐL. Ngoài ra, VACPA cũng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập với các nƣớc trong lĩnh vực KTĐL. 1.2.2 Hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán Doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam chỉ đƣợc phép thành lập và hoạt động dƣới ba hình thức: “Doanh nghiệp tư nhân; Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh”10. DNKT không đƣợc góp vốn nhằm mục đích thành lập DNKT khác, trừ trƣờng hợp DNKT trong nƣớc góp vốn với DNKT nƣớc ngoài để thành lập một DNKT mới. 9 Khoản 5 điều 5 Luật kiểm toán độc lập 2011 10 Điều 20 Luật kiểm toán độc lập 2011 12 Lĩnh vực KTĐL nằm trong hệ thống các ngành kinh doanh có điều kiện tham chiếu theo quy định của Luật đầu tƣ 2014. Do vậy trƣớc khi chính thức hoạt động kinh doanh thì DNKT phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đƣợc cấp bởi Bộ Tài Chính. Hai trong số các điều kiện quan trọng nhất để có đƣợc Giấy chứng nhận này là DNKT phải có tối thiểu năm kiểm toán viên hành nghề, và các chức vụ đại diện pháp luật, giám đốc phải là KTV hành nghề trong DNKT.11 Quyền và nghĩa vụ của DNKT đƣợc quy định tại điều 28 và điều 29 Luật kiểm toán độc lập 2011, bao gồm các nội dung chính nhƣ sau: Quyền của DNKT Nghĩa vụ của DNKT  Bổ nhiệm KTV thực hiện kiểm tra BCTC của khách hàng theo chuẩn mực kiểm toán.  Phát hành báo cáo kiểm toán sau khi thực hiện kiểm toán BCTC của khách hàng  Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin liên quan phục vụ kiểm toán.  Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán.  Nhận phí dịch vụ theo thỏa thuận.  Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.  Các quyền khác theo quy định của pháp luật  Quản lý công việc của KTV, bố trí nhân sự phù hợp cho cuộc kiểm toán.  Có nghĩa vụ trích lập dự phòng quỹ rủi ro nghề nghiệp hoặc mua bảo hiểm nghề nghiệp cho KTV  Phải bồi thƣờng thiệt hại cho khách hàng dựa trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và quy định pháp luật có liên quan.  Thông báo cho khách hàng khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về kế toán tài chính trong quá trình kiểm toán.  Chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả kiểm toán với khách hàng và ngƣời sử dụng có liên quan.  Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Bảng 1.1. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp kiểm toán 11 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 13 Hoạt động kiểm toán độc lập đƣợc tiến hành bởi các KTV hành nghề. Tuy nhiên chỉ có các DNKT mới đƣợc phép cung cấp dịch vụ KTĐL cho khách hàng. Do vậy để nâng cao uy tín và chất lƣợng kiểm toán, các DNKT cần phải một mặt tuyển chọn những KTV có trình độ tốt, một mặt cần xây dựng quy trình kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Từ đó giúp DNKT giám sát hoạt động của KTV và phát hiện kịp thời các sai phạm của KTV trong quá trình kiểm toán. Kinh nghiệm cho thấy DNKT nào càng chú trọng khâu kiểm soát chất lƣợng, DNKT đó càng có uy tín cao trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán. 1.2.3 Một số đặc điểm về doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp kiểm toán trên thế giới ● Doanh nghiệp kiểm toán Ở các nƣớc trên thế giới, DNKT có thể đƣợc thành lập dƣới nhiều hình thức khác nhau: doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, thậm chí cả công ty cổ phần, trong đó hình thức công ty hợp danh khá phổ biến với loại hình DNKT quy mô nhỏ. DNKT các nƣớc đã có lịch sử phát triển lâu đời, phạm vi hoạt động rộng khắp không chỉ trong địa phƣơng mà có thể có đến hàng chục ngàn nhân viên làm việc ở toàn cầu. Xét theo phạm vi hoạt động kinh doanh thì các DNKT chia thành bốn nhóm: Văn phòng kiểm toán địa phương: Có vài kiểm toán viên phục vụ cho vài doanh nghiệp trong địa phƣơng. Tất nhiên họ có thể cung cấp các dịch vụ khác nhƣ tƣ vấn thuế, kế toán quản trị… Doanh nghiệp kiểm toán khu vực: Có số lƣợng nhân viên đông hơn, hoạt động trên phạm vi vài tỉnh thành, không chỉ ở địa phƣơng. Doanh nghiệp kiểm toán quốc gia: Có quy mô lớn hơn, hoạt động phạm vi rộng khắp trên cả nƣớc. Họ có thể liên kết với các công ty kiểm toán ở nƣớc ngoài để mở rộng kinh doanh Doanh nghiệp kiểm toán quốc tế: Có quy mô về nhân sự và phạm vi hoạt động rất lớn. Cơ cấu tổ chức pháp lý ở các nƣớc thƣờng không theo mô hình công ty mẹ-con mà theo mạng lƣới hợp tác kinh doanh. Chủ sở hữu và quản lý riêng biệt song họ cùng thỏa thuận chia sẽ về thƣơng hiệu và chuyên môn. Hiện có bốn công ty kiểm toán lớn nhất (Big 4) là KPMG, Ernst & Young, PwC, Deloitte. “Theo số liệu công bố cho năm tài chính 2019, công ty kiểm toán lớn nhất là Deloitte, có tổng doanh thu năm 46,2 tỷ USD do 312 ngàn nhân viên tạo ra”. 12Qua số liệu trên có thể thấy tiềm năng thị trƣờng về dịch 12 https://big4accountingfirms.com/big-4-accounting-firms-ranking, truy cập ngày 02/04/2020 14 vụ KTĐL trên thế giới có tiềm năng phát triển rất cao. Do vậy thị trƣờng dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam còn nhiều dƣ địa để phát triển. ● Tổ chức nghề nghiệp kiểm toán Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán đƣợc thành lập ở các quốc gia trên thế giới. Có quốc gia còn có nhiều hơn một tổ chức nghề nghiệp kiểm toán. Hội viên của các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán thƣờng là các KTV, kế toán viên tự nguyện tham gia sau khi đạt đƣợc tiêu chuẩn nhất định về chuyên môn. Hiện nay có một số tổ chức nghề nghiệp kiểm toán lớn ở các quốc gia nhƣ: Hiệp hội giám định viên kế toán Anh quốc (ICAEW), Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hội kế toán viên công chứng Nhật (JICPA), Hội kế toán viên công chứng Úc (CPA AU)…”Các tổ chức nghề nghiệp nêu trên đóng vai trò quan trọng trong việc việc phát triển ngành kế toán và kiểm toán tại các quốc gia. Họ có các ủy ban chuyên môn và ban hành các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp…để hướng dẫn và kiểm soát chất lượng của hoạt động KTĐL. Bên cạnh đó, các tổ chức nghề nghiệp cũng có chức năng tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên”.13 Ở phạm vi toàn thế giới, các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán ở các quốc gia là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC). Đây là tổ chức phi chính phủ, đƣợc thành lập vào tháng 10/1977. Cho đến nay IFAC đã có 175 thành viên đại diện cho khoảng 2,5 triệu kế toán viên toàn cầu từ 130 quốc gia. Hội kiểm toán viên hành nghề Viện Nam đã chính thức là hội viên của IFAC từ năm 2015. IFAC có sứ mệnh là đóng góp vào sự phát triển chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế với chất lƣợng cao, từ đó góp phần nâng cao uy tín của ngƣời hành nghề kế toán, kiểm toán và bảo vệ lợi ích của công chúng. IFAC có bốn Ủy ban giúp việc, trong đó có Ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm toán (IAASB), chịu trách nhiệm ban hành các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán (ISA). Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế do IFAC ban hành luôn đƣợc khuyến nghị các quốc gia sử dụng để nâng cao tính thống nhất áp dụng trên toàn cầu. “Mặc dù phần lớn các quốc gia hiện đã chấp nhận IAS, ISA cho nước mình, tuy nhiên một số nước do đặc thù riêng vẫn sử dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán riêng của mình, trong đó có Việt Nam”.14 13 Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Toán, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 38 14 Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Giáo trình Kiểm Toán, Nxb Lao động, TP.HCM, 2019, tr 40 15 1.3 Kiểm toán viên và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán 1.3.1 Khái niệm và vai trò của kiểm toán viên ● Khái niệm về kiểm toán viên Để đạt tiêu chuẩn là một KTV ở các nƣớc thì các KTV phải có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt. Họ phải trải qua kinh nghiệm thực tiễn về nghề nghiệp, phải thi đậu kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề và phải đăng ký hành nghề ở một DNKT. Tại Việt Nam, theo khoản 2 và khoản 3 Luật kiểm toán độc lập 2011 định nghĩa nhƣ sau: “Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam. Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán” Để trở thành kiểm toán viên, cá nhân phải có đủ các tiêu chí sau: 15 a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính; d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính. Theo quy định pháp luật về KTĐL hiện hành ở Việt Nam, KTV không đƣợc đăng ký hành nghề dƣới tƣ cách cá nhân, mặc dù có pháp luật cho phép thành lập doanh nghiệp tƣ nhân cung cấp dịch vụ kiểm toán. Kiểm toán viên bắt buộc phải đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp kiểm toán. 15 Theo khoản 1 điều 14 Luật kiểm toán độc lập 2011 16 Quyền và nghĩa vụ của kiểm toán viên đƣợc quy định cụ thể trong điều 17 và điều 18 của Luật kiểm toán độc lập 2011. Một số nội dung chính về quyền, nghĩa vụ của KTV đƣợc tóm lƣợc ở bảng mô tả dƣới đây. Quyền của KTV Nghĩa vụ của KTV  Đƣợc quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ trong hành nghề  Yêu cầu đơn vị đƣợc kiểm toán, tổ chức cá nhân liên quan khác cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin phục vụ kiểm toán  Kiểm tra hoặc xác nhận thông tin về tài chính liên quan đến khách hàng đƣợc kiểm toán.  Hành nghề KTĐL theo quy định pháp luật về KTĐL.  Không đƣợc can thiệp vào hoạt động kinh doanh của khách hàng  Chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động kiểm toán của mình  Phải từ chối nhận kiểm toán nếu khách hàng có yêu cầu trái pháp luật hoặc trái đạo đức nghề nghiệp hoặc KTV không có năng lực chuyên môn phù hợp.  Tuân thủ các quy định khác của Luật kiểm toán độc lập và chuẩn mực kiểm toán. Bảng 1.2. Quyền và nghĩa vụ của Kiểm toán viên Qua bảng mô tả quyền và nghĩa vụ của KTV nhƣ trên, có thể thấy nghề nghiệp KTV là nghề đòi hỏi chuyên môn cao và do vậy họ đƣợc quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên các KTV cũng phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật chuyên ngành và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Nếu vi phạm thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý rất nghiêm khắc. ● Vai trò của kiểm toán viên Ngày nay khi mà loại hình hoạt động công ty cổ phần ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các công ty cổ phần niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thì vai trò của KTV ngày càng đƣợc công chúng kỳ vọng rất cao. Đứng ở góc độ xã hội, vai trò của các KTV là những ngƣời góp phần bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế tài chính doanh nghiệp. Họ là những thẩm định viên tài chính bảo đảm sự tin cậy của thông tin BCTC của các công ty đƣợc kiểm toán, đặc biệt là các công ty đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. KTV giúp lành mạnh hóa môi trƣờng đầu tƣ, bảo vệ lợi ích của công chúng thông qua báo cáo kiểm toán xác nhận các công ty cổ phần có BCTC trung thực hoặc cảnh báo các công ty cổ phần có biểu hiện làm ăn gian 17 yếu kém hoặc gian dối. Từ đó nhà đầu tƣ tài chính thêm tự tin khi bỏ vốn đầu tƣ cổ phiếu trên thị trƣờng tài chính. Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc, hoạt động của các KTV nhƣ cánh tay nối dài của Cơ quan nhà nƣớc giúp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả hơn. KTV giúp Cơ quan Thuế soát xét báo cáo thuế của khách hàng để nộp đúng đủ vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định pháp luật Thuế. KTV giúp Ủy ban chứng khoán Nhà Nƣớc (UBCKNN) có thông tin trung thực về tài chính của các doanh nghiệp đƣợc phép hoạt động trên sàn chứng khoán. Mặc dù UBCKNN có chức năng kiểm tra tài chính doanh nghiệp niêm yết nhƣng với nhân lực hạn chế, cơ quan này không thể thẩm tra tài chính tất cả các doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán. Thông qua hoạt động của các KTV, UBCKNN đã kịp thời loại bỏ các doanh nghiệp niêm yết không còn đủ tiêu chuẩn hoạt động trên sàn chứng khoán cả nƣớc. Ngoài ra trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật ở mức nghiêm trọng của Lãnh đạo doanh nghiệp, KTV cũng có trách nhiệm phải thông báo với Cơ quan có thẩm quyền để xử lý doanh nghiệp vi phạm. Đối với các doanh nghiệp kiểm toán, có thể nói KTV là ngƣời lao động đồng thời là tài sản quý giá nhất của của doanh nghiệp. Dịch vụ KTĐL không đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều về máy móc, thiết bị hay nguồn vốn. Chất lƣợng của báo cáo kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào các KTV thực hiện hợp đồng kiểm toán. Vì công tác kiểm toán là công việc mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi Giám đốc DNKT phải là KTV. Các KTV là ngƣời trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán. DNKT có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý chất lƣợng kiểm toán. Tuy nhiên hệ thống quản lý chất lƣợng khó có thể kiểm soát đƣợc các thủ tục kiểm toán chi tiết diễn ra ở đơn vị đƣợc kiểm toán nếu nhƣ năng lực chuyên môn các KTV không tốt hoặc KTV vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy để báo cáo kiểm toán có chất lƣợng tốt thì đòi hỏi cả KTV và DNTK đều phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm các nghĩa vụ của mình. Theo quy định pháp luật kiểm toán, báo cáo kiểm toán yêu cầu bắt buộc phải có chữ ký xác nhận của hai ngƣời là KTV và Giám đốc DNKT. 1.3.2. Trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, sứ mệnh của KTV còn quan trọng hơn nữa là đáp ứng kỳ vọng của công chúng về việc kiểm toán báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra các sai sót trọng yếu hoặc hành vi không tuân thủ pháp luật của đơn vị đƣợc kiểm toán. Trong quá trình hoạt động, một doanh nghiệp có thể có các sai phạm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến BCTC của doanh nghiệp và KTV có trách nhiệm nghề nghiệp với sai phạm nhƣ sau: 1.3.2.1. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận Sai sót của thông tin trên BCTC có thể phát sinh từ một số nguyên nhân nhƣ: Ƣớc tính kế toán chƣa hợp lý; bỏ sót số liệu; thu thập và xử lý số liệu chƣa chính xác; áp dụng sai phƣơng pháp kế toán; giả mạo chứng từ v.v…Nếu sai sót không phải do hành vi cố ý
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

ThS30.006_Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán
Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán