Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn nghiên cứu sự tác động của đặc điểm hội đồng quản trị (HĐQT) đến hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN) của các công ty niêm yết (CTNY) tại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu chính thức gồm 196 CTNY trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), giai đoạn 2015 – 2018. Mô hình Jones điều chỉnh của Dechow và cộng sự (1995) được sử dụng để đo lường giá trị của biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) – đại diện cho hành vi QTLN.

Mô hình nghiên cứu gồm 7 biến độc lập liên quan đến đặc điểm HĐQT: quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc (TGĐ), tính độc lập của HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, mức độ chuyên môn tài chính của HĐQT, số lần họp của HĐQT, thành viên HĐQT là người nước ngoài; và 5 biến kiểm soát: loại công ty kiểm toán, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) kết hợp với dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy tính độc lập của HĐQT, số lượng cuộc họp của HĐQT, sự hiện diện của thành viên nước ngoài trong HĐQT, quy mô công ty và ROA tác động cùng chiều đến hành vi QTLN trong khi mức độ chuyên môn tài chính của các thành viên trong HĐQT, loại công ty kiểm toán và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tác động ngược chiều đến hành vi QTLN. Các biến còn lại gồm quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và TGĐ và thành viên nữ trong HĐQT không ảnh hưởng đến hành vi QTLN trong nghiên cứu này.

Keywords: Lợi nhuận doanh nghiệp, Lợi nhuận, Tài chính doanh nghiệp, Corporate profits, Profit, Corporate finance

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………. 1
1. Đặt vấn đề………………………………………………………………………………………….. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 3

2.1. Mục tiêu tổng quát ………………………………………………………………………… 3

2.2. Mục tiêu cụ thể……………………………………………………………………………… 3

3. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………………………………… 3

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu…………………………………………. 3

4.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………. 3

4.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………….. 3

5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………… 4

6. Ý nghĩa của nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 4

6.1. Về mặt lý luận………………………………………………………………………………. 4

6.2. Về mặt thực tiễn……………………………………………………………………………. 4

7. Kết cấu luận văn …………………………………………………………………………………. 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC………………………….. 6

1.1. Các nghiên cứu trên thế giới …………………………………………………………… 6

1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ………………………………………………………… 17

1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu đã công bố ………………………………. 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………… 23

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT……………………………………………………………. 24

2.1. Các khái niệm chính…………………………………………………………………….. 24

2.1.1. Hội đồng quản trị…………………………………………………………………… 24

2.1.2. Lợi nhuận …………………………………………………………………………….. 24

2.1.3. Quản trị lợi nhuận………………………………………………………………….. 25

2.1.3.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………. 25

2.1.3.2. Phân loại……………………………………………………………………………. 27

2.2. Mô hình đo lường hành vi quản trị lợi nhuận…………………………………… 27

2.2.1. Mô hình của Healy (1985)………………………………………………………. 28

2.2.2. Mô hình của DeAngelo (1986)………………………………………………… 28

2.2.3. Mô hình của Jones (1991) ………………………………………………………. 29

2.2.4. Các mô hình cải tiến của Jones (1991)……………………………………… 30

2.2.4.1. Dechow, Sloan và Sweedney (1995)……………………………………… 30

2.2.4.2. Kothari, Leone và Wasley (2005) …………………………………………. 31

2.2.5. Mô hình đo lường quản trị lợi nhuận thực của Roychowdhury (2006)

……………………………………………………………………………………………. 32

2.3. Các lý thuyết nền tảng………………………………………………………………….. 33

2.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm ……………………………………………………………….. 33

2.3.2. Lý thuyết tín hiệu ………………………………………………………………….. 35

2.3.3. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực………………………………………………… 36

2.4. Mô hình nghiên cứu …………………………………………………………………….. 37

2.5. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………………………….. 38

2.5.1. Quy mô hội đồng quản trị……………………………………………………….. 38

2.5.2. Sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc 39

2.5.3. Tính độc lập của hội đồng quản trị…………………………………………… 39

2.5.4. Thành viên nữ trong hội đồng quản trị……………………………………… 40

2.5.5. Mức độ chuyên môn tài chính của hội đồng quản trị ………………….. 41

2.5.6. Số lần họp của hội đồng quản trị……………………………………………… 41

2.5.7. Thành viên hội đồng quản trị là người nước ngoài……………………… 42

2.5.8. Loại công ty kiểm toán…………………………………………………………… 42

2.5.9. Quy mô công ty…………………………………………………………………….. 43

2.5.10. Đòn bẩy tài chính ………………………………………………………………….. 43

2.5.11. Tỷ suất sinh lời trên tài sản……………………………………………………… 44

2.5.12. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ………………………………………….. 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………… 47

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………….. 48

3.1. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………. 48

3.2. Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………………… 48

3.3. Mô hình hồi quy………………………………………………………………………….. 50

3.4. Đo lường các biến trong mô hình hồi quy……………………………………….. 51

3.4.1. Biến phụ thuộc ……………………………………………………………………… 51

3.4.2. Biến độc lập và biến kiểm soát………………………………………………… 52

3.5. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………… 54

3.5.1. Mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………….. 54

3.5.2. Thu thập dữ liệu ……………………………………………………………………. 55

3.5.3. Xử lý và phân tích dữ liệu ………………………………………………………. 57

3.5.3.1. Thống kê mô tả ………………………………………………………………….. 57

3.5.3.2. Phân tích tương quan…………………………………………………………… 57

3.5.3.3. Phân tích hồi quy………………………………………………………………… 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………… 61

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN…………………………… 62

4.1. Kết quả thống kê mô tả ………………………………………………………………… 62

4.1.1. Biến phụ thuộc ……………………………………………………………………… 62

4.1.2. Biến độc lập………………………………………………………………………….. 66

4.1.3. Biến kiểm soát………………………………………………………………………. 68

4.2. Kết quả phân tích tương quan ……………………………………………………….. 70

4.3. Kết quả phân tích hồi quy …………………………………………………………….. 71

4.3.1. Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp………………………………………….. 71

4.3.1.1. Ước lượng với Pooled OLS …………………………………………………. 71

4.3.1.2. Ước lượng với FEM……………………………………………………………. 72

4.3.1.3. Ước lượng với REM …………………………………………………………… 73

4.3.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình ……………………………………… 75

4.3.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến …………………………………….. 75

4.3.2.2. Kiểm định phân phối của phần dư ………………………………………… 76

4.3.2.3. Kiểm định phương sai của sai số…………………………………………… 76

4.3.2.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan …………………………………….. 77

4.3.3. Kết quả hồi quy mô hình FGLS ………………………………………………. 79

4.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu…………………………………………………………. 83

4.4.1. Quy mô hội đồng quản trị……………………………………………………….. 83

4.4.2. Sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc 84

4.4.3. Tính độc lập của hội đồng quản trị…………………………………………… 84

4.4.4. Thành viên nữ trong hội đồng quản trị……………………………………… 85

4.4.5. Mức độ chuyên môn tài chính của hội đồng quản trị ………………….. 86

4.4.6. Số lần họp của hội đồng quản trị……………………………………………… 86

4.4.7. Thành viên hội đồng quản trị là người nước ngoài……………………… 87

4.4.8. Loại công ty kiểm toán…………………………………………………………… 87

4.4.9. Quy mô công ty…………………………………………………………………….. 88

4.4.10. Đòn bẩy tài chính ………………………………………………………………….. 88

4.4.11. Tỷ suất sinh lời trên tài sản……………………………………………………… 89

4.4.12. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ………………………………………….. 89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………… 91

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………….. 92

5.1. Kết luận……………………………………………………………………………………… 92

5.2. Kiến nghị……………………………………………………………………………………. 93

5.2.1. Đối với công ty niêm yết………………………………………………………… 93

5.2.2. Đối với công ty kiểm toán………………………………………………………. 97

5.2.3. Đối với các đối tượng khác …………………………………………………….. 97

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai…………………… 97

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5…………………………………………………………………………… 99

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………….. 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG

1 BCQT Báo cáo quản trị

2 BCTC Báo cáo tài chính

3 BCTN Báo cáo thường niên

4 BKS Ban Kiểm soát

5 CTNY Công ty niêm yết

DA
6
(Discretionary Accruals)

FEM
7
(Fixed Effects Model)

FGLS

8 (Feasible Generalized Least
Squares) GDP
9
(Gross Domestic Product)
Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh

Mô hình tác động cố định

 

Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi

Tổng sản phẩm nội địa

10 HĐQT Hội đồng quản trị

HNX
11
(Hanoi Stock Exchange)

HOSE
12
(Ho Chi Minh Stock Exchange)

NDA
13
(Non Discretionary Accruals)

OLS
14
(Ordinary Least Squares)

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Sở Giao dịch Chứng khoán

Thành phố Hồ Chí Minh Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

15 QTLN Quản trị lợi nhuận

REM
16
(Random Effects Model)
Mô hình tác động ngẫu nhiên

STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG

ROA
17
(Return On Asset)

ROE
18
(Return On Equity)

ROI
19
(Return On Investment)
Tỷ suất sinh lời trên tài sản

 

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

 

Tỷ lệ hoàn vốn

20 SGDCK Sở Giao dịch Chứng khoán

TA
21
(Total Accruals)

TGĐ
22
(CEO – Chief Executive Officer)
Tổng dồn tích

 

Tổng Giám đốc

23 UBKT Ủy ban Kiểm toán

24 TSCĐ Tài sản cố định

VAS
25
(Vietnamese Accounting Standards)

VIF
26
(Variance Inflation Factor)
Chuẩn mực kế toán Việt Nam

 

Hệ số phóng đại phương sai

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ………………………….. 45

Bảng 3.1. Mô tả biến độc lập và biến kiểm soát ……………………………………………… 53

Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến phụ thuộc DA………………………………………………… 62

Bảng 4.2. Thống kê mô tả biến phụ thuộc |DA| theo năm ………………………………… 63

Bảng 4.3. Thống kê mô tả biến phụ thuộc theo xu hướng ………………………………… 64

Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến độc lập định tính………………………………………. 66

Bảng 4.5. Thống kê mô tả các biến độc lập định lượng……………………………………. 67

Bảng 4.6. Thống kê mô tả biến kiểm soát định tính…………………………………………. 68

Bảng 4.7. Thống kê mô tả các biến kiểm soát định lượng ………………………………… 69

Bảng 4.8. Ma trận tương quan ……………………………………………………………………… 70

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS…………………………………………….. 71

Bảng 4.10. Kết quả hồi quy mô hình FEM …………………………………………………….. 72

Bảng 4.11. Kết quả hồi quy mô hình REM…………………………………………………….. 73

Bảng 4.12. Kết quả kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian multiplier ……………. 74

Bảng 4.13. Tổng hợp các kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp ……………………….. 74

Bảng 4.14. Giá trị VIF của mô hình………………………………………………………………. 75

Bảng 4.15. Kết quả kiểm định Modified Wald ……………………………………………….. 76

Bảng 4.16. Kết quả kiểm định Breusch – Godfrey …………………………………………… 77

Bảng 4.17. Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình……………………………….. 77

Bảng 4.18. Kết quả hồi quy mô hình FGLS……………………………………………………. 79

Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ………………………………………………………. 81

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………………… 38

Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu luận văn ……………………………………………………… 49

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ phân phối của phần dư ………………………………………………….. 76

Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu sự tác động của đặc điểm hội đồng quản trị (HĐQT) đến hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN) của các công ty niêm yết (CTNY) tại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu chính thức gồm 196 CTNY trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), giai đoạn 2015 – 2018. Mô hình Jones điều chỉnh của Dechow và cộng sự (1995) được sử dụng để đo lường giá trị của biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) – đại diện cho hành vi QTLN. Mô hình nghiên cứu gồm
7 biến độc lập liên quan đến đặc điểm HĐQT: quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc (TGĐ), tính độc lập của HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, mức độ chuyên môn tài chính của HĐQT, số lần họp của HĐQT, thành viên HĐQT là người nước ngoài; và 5 biến kiểm soát: loại công ty kiểm toán, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) kết hợp với dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy tính độc lập của HĐQT, số lượng cuộc họp của HĐQT, sự hiện diện của thành viên nước ngoài trong HĐQT, quy mô công ty và ROA tác động cùng chiều đến hành vi QTLN trong khi mức độ chuyên môn tài chính của các thành viên trong HĐQT, loại công ty kiểm toán và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tác động ngược chiều đến hành vi QTLN. Các biến còn lại gồm quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và TGĐ và thành viên nữ trong HĐQT không ảnh hưởng đến hành vi QTLN trong nghiên cứu này.
Từ khóa: Quản trị lợi nhuận, Hội đồng quản trị, Thành viên hội đồng quản trị nước ngoài

Impact of board characteristics on earnings management of listed companies on

Ho Chi Minh Stock Exchange

ABSTRACT

The thesis studies the impact of board characteristics on earnings management of listed companies in Vietnam. The official research sample includes 196 listed companies on Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE), during the period 2015 – 2018. The modified version of Jones proposed by Dechow et al. (1995) is used to measure the value of discretionary accruals variable (DA) – representing earnings management. The research model consists of 7 independent variables related to the board characteristics, including: board size, CEO duality, the independence of the board, female members of the board, the level of financial expertise of the board, number of meetings of the board, foreign members of the board; and 5 control variables: types of auditing firms, firm size, financial leverage, return on assets (ROA), operating cash flow. Using the feasible general least squares method (FGLS) combining panel data, the research results that the independence of the board, the number of meetings of the board, the presence of foreign members in the board, firm size and ROA are significant positive correlated with earnings management while the level of financial expertise of the members of the board, the type of auditing firm and operating cash flow are significant negative correlated with earnings management. The remaining variables including board size, CEO duality and female members of the board do not affect earnings management in this study.
Keywords: Earnings management, Board characteristics, Foreign board members
1

 

ThS09.038_Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

1. Đặt vấn đề
PHẦN MỞ ĐẦU

Cộng đồng doanh nghiệp – những “tế bào” của nền kinh tế, đã và đang đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Năm 2019, kinh tế – xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại do những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2019), GDP nước ta vẫn tăng trưởng ấn tượng ở mức 7,02% bất chấp sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng GDP vượt mức 7% kể từ năm 2011.
Có thể thấy rằng, để đạt được sự tăng trưởng nêu trên thì mỗi doanh nghiệp cần không ngừng nỗ lực vươn lên và lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự nỗ lực đó. Lợi nhuận là thước đo tóm tắt về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tạo ra trên cơ sở kế toán dồn tích, là chỉ tiêu quan trọng được nhiều đối tượng sử dụng (Dechow, 1994). Đối với bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh nào, lợi nhuận luôn được xem là yếu tố sống còn, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không những vậy, lợi nhuận còn là mục tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thành công của nhà quản lý. Do đó, nhà quản lý có thể thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được những lợi ích cá nhân thông qua việc sử dụng sức ảnh hưởng của mình để can thiệp vào quá trình vận dụng các chính sách kế toán (Schipper,
1989). Điều này đã làm mất đi tính trung thực và hợp lý của chỉ tiêu lợi nhuận nói riêng và của cả báo cáo tài chính (BCTC) nói chung, gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng.
Chính vì những lý do trên mà QTLN đã trở thành một chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mô hình đo lường hành vi QTLN (Healy, 1985; DeAngelo, 1986; Jones, 1991; Roychowdhury, 2006;…), động cơ dẫn đến hành vi QTLN (Healy và Wahlen, 1999) và nhân tố tác động đến hành vi QTLN (Chtourou và cộng sự, 2001; Haniffa và cộng sự, 2006; Jaggi và cộng sự, 2009; Habbash, 2010; Gulzar, 2011; Dang và cộng sự, 2017; Thinh và Tan, 2019;…) là những nhóm đề tài
2

 

được các nhà nghiên cứu không ngừng tìm hiểu và xây dựng. Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về vấn đề QTLN như Lê Thị Hoài Anh và cộng sự (2015), Nguyễn Anh Hiền và Phạm Thanh Trung (2015), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017), Nguyễn Hà Linh (2017), Ngô Hoàng Điệp (2018),…
Thông qua việc tìm hiểu những nghiên cứu này, người viết nhận thấy mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và hành vi QTLN cũng là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý (Kao và Chen, 2004; Saleh và cộng sự, 2005; Liu, 2012; Kankanamage,
2015; Bala và Kumai, 2015; Daghsni và cộng sự, 2016; Sajjad, 2017; Al Azeez và cộng sự, 2019;…). Trên thực tế có thể thấy rằng, trong công ty cổ phần, HĐQT đóng một vai trò hết sức cần thiết. Đây là cơ quan được giao quyền quyết định về các hoạt động kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của nhà đầu tư, sự an toàn cho nhân viên, “sức khỏe” kinh tế của cộng đồng và quyền lực của các giám đốc điều hành (Molz, 1985). Không những vậy, HĐQT còn thể hiện sự quan trọng của mình trong việc kiểm soát các vấn đề trung gian phát sinh giữa cổ đông và nhà quản lý, trong đó có việc kiểm soát hành vi QTLN (Shah và cộng sự, 2009).
Tại Việt Nam, Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017) đã tiến hành xem xét tác động của đặc điểm HĐQT đến hành vi QTLN của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc điểm HĐQT trong nghiên cứu của hai tác giả được thể hiện thông qua mô hình kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT – CEO, độ lớn HĐQT, số lần họp HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành, tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính, tỷ lệ thành viên nữ. Qua đó, có thể thấy rằng, việc tìm hiểu về tác động của sự hiện diện của thành viên HĐQT nước ngoài đến hành vi QTLN chỉ mới được các tác giả trên thế giới thực hiện như Hooghiemstra và cộng sự (2019), Hamid và Bello (2019),… Thời điểm mà nước ta ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới thì đây là một trong những nhân tố không thể bỏ qua khi tiến hành xem xét sự ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến hành vi QTLN. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, người viết tiến hành nghiên cứu sự tác động của đặc điểm HĐQT, trong đó nổi bật là sự hiện diện của thành viên HĐQT nước ngoài đến hành vi QTLN
3

 

thông qua đề tài “Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xác định và phân tích sự tác động của đặc điểm HĐQT đến hành vi QTLN của các CTNY trên HOSE. Dựa vào kết quả nghiên cứu, người viết đề xuất một số kiến nghị có liên quan nhằm kiểm soát hành vi QTLN, đồng thời nâng cao chất lượng BCTC của các CTNY.
2.2. Mục tiêu cụ thể

Xác định các nhân tố thuộc đặc điểm HĐQT và xây dựng mô hình hồi quy về

mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và hành vi QTLN của các CTNY trên HOSE.

Phân tích cụ thể mức độ tác động của những nhân tố này đến hành vi QTLN

của các CTNY trên HOSE.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau:

Câu hỏi 1: Những nhân tố nào thuộc đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến hành vi

QTLN của các CTNY trên HOSE?

Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố thuộc đặc điểm HĐQT ảnh

hưởng đến hành vi QTLN của các CTNY trên HOSE ra sao?

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: hành vi QTLN và sự tác động của đặc

điểm HĐQT đến hành vi QTLN của các CTNY trên HOSE.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: BCTC đã được kiểm toán của các CTNY trên HOSE tại thời điểm cuối năm 2018, không bao gồm các công ty thuộc ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm vì quy định hiện hành về việc lập và trình bày BCTC của những công ty
4

 

này không đồng nhất với các công ty thuộc những ngành còn lại trong mẫu nghiên cứu.

ThS09.038_Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

2018.

Về thời gian: dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 4 năm, từ năm 2015 đến năm

5. Phương pháp nghiên cứu

Để tìm ra những nhân tố thuộc đặc điểm HĐQT có tác động đến hành vi QTLN, người viết tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả của các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài của luận văn.
Để kiểm định mức độ tác động của từng nhân tố thuộc đặc điểm HĐQT đến hành vi QTLN của các CTNY trên HOSE, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Người viết thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp từ BCTC đã được kiểm toán, báo cáo thường niên (BCTN) và báo cáo quản trị (BCQT) của các CTNY trên HOSE, giai đoạn 2015 – 2018 thông qua website https://finance.vietstock.vn/. Dữ liệu sau khi thu thập và tính toán sẽ được tổng hợp thành dạng bảng trên Microsoft Excel 2016. Sau đó, dữ liệu bảng này sẽ được đưa vào phần mềm Stata 14 để xử lý.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu

6.1. Về mặt lý luận

Thông qua kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, luận văn đóng góp một phần vào nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan về sự tác động của đặc điểm HĐQT đến hành vi QTLN, nổi bật trong số đó là sự hiện diện của thành viên HĐQT nước ngoài. Bên cạnh đó, luận văn cũng cung cấp thêm bằng chứng trong việc kiểm định lại sự ảnh hưởng của một số nhân tố kiểm soát đã được khảo sát ở các nghiên cứu trước: loại công ty kiểm toán, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, ROA và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
6.2. Về mặt thực tiễn

Thông qua các nghiên cứu mà người viết đã tìm hiểu, kết quả cho thấy HĐQT với một cơ cấu tổ chức phù hợp đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc kiểm soát hành vi QTLN. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn về mức độ tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm
5

 

HĐQT đến hành vi QTLN của các CTNY trên HOSE sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho các đối tượng có liên quan, là cơ sở để những CTNY nhận thấy rõ tầm quan trọng của HĐQT trong việc quản lý và kiểm soát hành vi QTLN. Từ đó, các CTNY có thể tìm được những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa về cơ cấu cũng như chất lượng HĐQT, góp phần nâng cao chất lượng BCTC nói riêng và chất lượng thông tin nói chung, cung cấp những thông tin trung thực, hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
7. Kết cấu luận văn

Luận văn được chia thành 5 chương: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5. Kết luận và kiến nghị
6

 

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Chương 1 trình bày tổng quan về các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam có liên quan đến mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và hành vi QTLN. Trên cơ sở đó, người viết tìm ra khe hổng nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu của luận văn.
Nội dung của chương này gồm:

– Các nghiên cứu trên thế giới.

– Các nghiên cứu tại Việt Nam.

– Nhận xét các công trình nghiên cứu đã công bố.

1.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Mối quan hệ giữa QTLN và sự ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến hành vi QTLN từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này là nghiên cứu của Chtourou và cộng sự (2001). Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên phạm vi gồm 3451 công ty ở Mỹ vào năm 1996 nhằm xem xét mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và đặc điểm Ủy ban Kiểm toán (UBKT) với mức độ QTLN. Mô hình Jones điều chỉnh kết hợp với dữ liệu chéo được các tác giả sử dụng để xác định giá trị của biến DA. Áp dụng mô hình hồi quy logistic, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành viên độc lập trong UBKT, mức độ chuyên môn tài chính của các thành viên trong UBKT, UBKT chịu trách nhiệm giám sát cả BCTC và kiểm toán bên ngoài, quy mô HĐQT, quyền sở hữu của các thành viên độc lập trong HĐQT, nhiệm kỳ trung bình của thành viên độc lập trong HĐQT, sự tập trung quyền sở hữu và quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng ngược chiều đến hành vi QTLN. Trong khi đó, số lượng cuộc họp của UBKT lại có mối quan hệ cùng chiều với hành vi QTLN. Tính độc lập của HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và TGĐ và loại công ty kiểm toán không ảnh hưởng đến hành vi QTLN trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu của Kao và Chen (2004) tìm hiểu về mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và hành vi QTLN. Sử dụng phương pháp hồi quy theo giả định phân phối xác suất loga chuẩn (lognormal distribution), hai tác giả đã thực hiện phân tích số liệu của tất cả các CTNY trên thị trường chứng khoán Đài Loan, ngoại trừ các công ty thuộc

ThS09.038_Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

ThS09.038_Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh