Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay

Mã: LA14.014 Danh mục: , Thẻ: , , , , Chuyên Ngành: Kinh tế Quốc tếLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNơi xuất bản: Trường Đại học Ngoại thươngNăm: 2021Tên tác giả: Hoàng Tuấn Dũng
Số trang: 173

Download Luận án tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Mục đích của Luận án là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập tác động đến lạm phát từ đó đưa ra một số dự báo về lạm phát và để xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập đến lạm phát ở Việt Nam.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các yếu tố quyết định lạm phát;

– Phân tích thực trạng lạm phát và các yếu tố quyết định lạm phát tại Việt Nam;

– Dự báo được lạm phát của Việt Nam đến hết quý 4 năm 2021;

Đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập đến lạm phát ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đếnlạm phát.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu một số yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến lạm phát tại Việt Nam. Nghiên cứu sẽ xem xét các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam trong tổng thể các yếu tố tác động đến lạm phát. Bên cạnh đó, luận án bước đầu dự báo về lạm phát của Việt Nam nhằm góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện trong việc kiểm soát lạm phát trong thời gian tới.

– Về không gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề tại Việt Nam.

– Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu giai đoạn từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay (2007 – 2020), trong đó quan điểm và các đề xuất, kiến nghị đến năm 2025 tầm nhìn 2030.

LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………… i LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………..ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………… vi DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ……………………………………………………………… ix PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………………….. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………. 5

2.1 Mục đích……………………………………………………………………………… 5

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………………. 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài …………………………………… 6

3.1 Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 6

3.2 Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………… 6

4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………… 6

5. Những đóng góp mới của Luận án…………………………………………………. 8

5.1 Về mặt lý luận ……………………………………………………………………… 8

5.2 Về mặt thực tiễn …………………………………………………………………… 8

6. Kết cấu của Luận án…………………………………………………………………….. 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI. 11

1.1 Các nghiên cứu về lạm phát………………………………………………………. 11

1.2 Các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát…………….. 13

1.3 Các nghiên cứu về các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến lạm phát……………………………………………………………………………………….. 18
1.4 Các nghiên cứu về dự báo lạm phát……………………………………………. 21

1.5 Khoảng trống nghiên cứu………………………………………………………….. 27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỂ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỚI LẠM PHÁT …………………………. 29
iv

 

2.1 Tổng quan về lạm phát……………………………………………………………… 29

2.1.1 Khái niệm lạm phát………………………………………………………….. 29

2.1.2 Phân loại lạm phát…………………………………………………………… 30

2.1.3 Đo lường lạm phát …………………………………………………………… 32

2.1.4 Nguyên nhân của lạm phát ……………………………………………….. 36

2.1.5 Một số tác động cơ bản của lạm phát…………………………………. 43

2.2 Cơ sở lý luận về các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ……………………. 46

2.2.1 Khái niệm, cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế ………………………… 46

2.2.2 Chủ trương của Đảng và quá trình hội nhập KTQT của Việt

Nam ………………………………………………………………………………………. 47

2.2.3 Một số yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ……………………………….. 49

2.3 Mô hình đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế đến lạm phát …………………………………………………………………………………. 61
2.3.1 Mô hình phân tích theo quan điểm trường phái Keynes ……….. 61

2.3.2 Mô hình phân tích theo quan điểm trường phái tiền tệ …………. 66

2.3.3 Mô hình dự kiến ………………………………………………………………. 70

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ CÁC YẾU TỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM……………………………………………………………………………………….. 71
3.1 Bối cảnh kinh tế của Việt Nam ………………………………………………….. 71

3.2 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam ……………………………………………… 77

3.3 Thực trạng các các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến lạm

phát ……………………………………………………………………………………………… 80

3.3.1 Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư………………………………….. 80

3.3.2 Tỷ giá VND/USD……………………………………………………………… 84

3.3.3 Lãi suất tiền gửi ………………………………………………………………. 85

3.3.4 Giá dầu thế giới ………………………………………………………………. 87

3.3.5 Giá hàng hoá nhập khẩu…………………………………………………… 89
v

 

3.3.6 Tốc độ tăng trưởng GDP ………………………………………………….. 91

3.3.7 Cung tiền M2…………………………………………………………………… 92

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỚI LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ DỰ BÁO ………………………… 95
4.1 Mô hình nghiên cứu …………………………………………………………………. 95

4.2 Biến số và nguồn số liệu …………………………………………………………… 97

4.3 Quy trình phân tích và dự báo………………………………………………….. 104

4.4 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam . 108

4.4.1 Các kết quả kiểm định…………………………………………………….. 108

4.4.2 Kết quả ước lượng và thảo luận ………………………………………. 112

4.5 Dự báo cho lạm phát của Việt Nam………………………………………….. 128

CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM …………………………………………………………………… 131
5.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế ……………………………………………….. 131

5.2 Định hướng và quan điểm kiểm soát lạm phát …………………………… 135

5.3 Một số giải pháp tác động đến các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam …………………………………………………….. 140
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG……………………………………………………………. 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ………………………………………………………………………………. 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 150
vi

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AD Aggregate demand Tổng cầu
ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AS Aggregate Supply Tổng cung
ASLR Long-run Aggregate Supply Tổng cung dài hạn
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dung CSTK Chính sách tài khóa CSTT Chính sách tiền tệ ER Exchange Rate Tỷ giá
EU European Union Liên minh Châu Âu
FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Mỹ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GSO General Statistics Office Tổng cục Thống kê
GUM General Unrestricted Model Mô hình không bị ràng buộc
chung
IC Intermediate cost Chi phí trung gian IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế IR Interest Rate Biến số lãi suất
LP Lạm phát
MAPE Mean Average Percent Error Phần trăm sai số tuyệt đối trung
bình
NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước
OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất
OPEC Organization of the Petroleum
Exporting Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
PI Import Price Chỉ số giá nhập khẩu
PPP Purchasing Power Parity Sức mua tương đương
RMSE Root Mean Square Error Sai số toàn phương trung bình
USD Đô la Mỹ
VAR Vector Autoregression Mô hình tự hồi quy véc tơ
vii

 

VECM Vector Error Correction
Model
Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới
viii

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến………………………………………………………. 103

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định các chuỗi ……………………………………………….. 109

Bảng 4.3: Kết quả độ trễ tối ưu của các biến số…………………………………….. 110

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định quan hệ đồng liên kết ………………………………. 111

Bảng 4.5: Kết quả ước ượng mô hình VECM với 3 quan hệ đồng tích hợp 112

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định nhân quả Granger……………………………………. 115

Bảng 4.7: Véc tơ đồng tích hợp của lạm phát với các biến số…………………. 118

Bảng 4.8: Cơ chế hiệu chỉnh sai số ……………………………………………………… 120

Bảng 4.9: Kết quả phân rã phương sai của biến lạm phát ………………………. 121

Bảng 4.10: Kết quả dự báo CPI ………………………………………………………….. 129
ix

 

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Giá tăng do cầu kéo………………………………………………………………. 37

Hình 2.2: Giá tăng do chi phí đẩy …………………………………………………………. 40

Hình 2.3: Mối quan hệ chữ U ngược giữa tăng trưởng và lạm phát…………… 60

Hình 3.1: Tăng trưởng GDP tại Đông Á – Thái Bình Dương …………………… 72

Hình 3.2: Tăng trưởng GDP của Việt Nam theo quý ………………………………. 73

Hình 3.3: Tổng đầu tư toàn xã hội (%GDP) …………………………………………… 74

Hình 3.4: Cán cân thanh toán quốc tế (%GDP) ………………………………………. 75

Hình 3.5: Chỉ số giá tiêu dùng (so cùng kỳ năm trước, %) ………………………. 76

Hình 3.6: Lạm phát GDP, lạm phát cơ bản và lạm phát giá sản xuất tại Việt

Nam giai đoạn 2012 – 2016 (%) …………………………………………………………… 78

Hình 3.7: Tốc độ tăng cung tiền M2 tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2019

(%) ………………………………………………………………………………………………. 79

Hình 3.8: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007 –

09/2020……………………………………………………………………………………………… 81

Hình 3.9: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2007 –

09/2020……………………………………………………………………………………………… 82

Hình 3.10: Lãi suất tiền gửi và tốc độ tăng CPI giai đoạn 2005 – 2019 ……… 85

Hình 3.11: Giá dầu thế giới và tốc độ tăng CPI giai đoạn 2005 – 2019………. 87

Hình 3.12: Chỉ số giá nhập khẩu và CPI giai đoạn 1995 – 2019 ……………….. 89

Hình 3.13: Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI giai đoạn 2005 – 2019 ………….. 91

Hình 3.14: Tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 và CPI giai đoạn 2005 – 2019 . 93

Hình 4.1: Các kênh truyền tải đến lạm phát……………………………………………. 95

Hình 4.2: Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình………………………….. 114

Hình 4.3: Phản ứng của lạm phát với cú sốc của chính nó ……………………… 124

Hình 4.4: Phản ứng của lạm phát với cú sốc của cung tiền và lãi suất……… 124

Hình 4.5: Phản ứng của lạm phát với cú sốc của tỷ giá ………………………….. 126

Hình 4.6: Phản ứng của lạm phát với cú sốc của chỉ số giá nhập khẩu …….. 127
x

 

Hình 4.7: Phản ứng của lạm phát với cú sốc của GDP …………………………… 128

Hình 4.8: Đồ thị chuỗi CPI gốc và chuỗi CPI dự báo…………………………….. 129
1

 

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Thông thường, các chính sách vĩ mô của một nền kinh tế sẽ được thực hiện xoay quanh lạm phát mục tiêu của nền kinh tế. Việc nghiên cứu lạm phát để có được những cái nhìn khái quát nhất về lạm phát có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện cũng như lựa chọn chính sách điều hành giúp có được nền kinh tế quốc dân ổn định và phát triển bền vững. Do đó, việc phân tích được các yếu tố tác động đến lạm phát và dự báo lạm phát giúp các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phù hợp để bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Những năm đầu của giai đoạn 1996-2000, tăng trưởng kinh tế đạt trên 9% (9,5% và 9,3% lần lượt vào các năm 1995 và
1996) và đây là những dấu mốc quan trọng cho thời kỳ kinh tế mới. Trong giai đoạn 2000-2007, hàng năm, tỷ lệ lạm phát là khá thấp với mức trung bình
5,5% mỗi năm. Trong khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 7% mỗi năm. Đây cũng là giai đoạn quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới được đánh dấu bằng cột mốc Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2007. Điều này thể hiện quan điểm mở trong hoạt động kinh tế của nền kinh tế Việt Nam đối với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, sự mở cửa sâu rộng của nền kinh tế cũng sẽ có những hạn chế nhất định và cũng có những ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam. Những ảnh
2

hưởng tiêu cực này là những thách thức rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế vĩ mô trong nước. Cụ thể, lạm phát bắt đầu có xu hướng tăng mạnh từ năm 2007 (12,63% so với cùng kỳ năm trước) và năm 2008 (19,98% so với cùng kỳ năm trước) là năm lạm phát cao nhất kể từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới. Trước tình hình đó, chính phủ Việt Nam đã phải thực hiện chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Lạm phát năm 2009 chỉ khoảng 6,5% và tăng trưởng kinh tế năm 2009 thấp hơn nhiều so với kỳ vọng ban đầu, đạt khoảng
5,4% và không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chính phủ đã thực hiện kích thích tăng trưởng thông qua gói kích cầu. Các ngân hàng thiếu tiền mặt đã tăng lãi suất tiền gửi để thu hút dòng tiền trong dân. Do đó nửa cuối năm 2009 giá bắt đầu tăng trở lại kéo theo xu hướng tăng lạm phát trong năm 2010 (11,9%) và trở nên nghiêm trọng trong năm 2011 (18,1%) hơn 2,5 lần so với mục tiêu ban đầu là 7% của Chính phủ. Trong năm 2011, trước diễn biến lạm phát tăng cao, chính phủ đưa ra Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 nhằm kiềm chế lạm phát, đây là một trong những chính sách đặc biệt quan trong đối với mục tiêu kiểm soát và phát triển kinh tế. Theo đó, lạm phát đã giảm đáng kể trong ba quý đầu của năm 2012 làm cho lạm phát cả năm 2012 xuống còn 6,8% và năm 2013 lạm phát chỉ khoảng
6,6%. Từ năm 2014 đến nay, lạm phát đang có xu hướng ổn định, tuy nhiên, chính phủ vẫn đang thực hiện các chính sách tài khóa và các chính sách tiền tệ thận trọng để kiểm soát lạm phát và tránh sự bùng nổ lạm phát gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy nền tảng mạnh mẽ và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. Số liệu sơ bộ cho thấy GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019, gần với tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
3

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tác động y tế của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả các cấp trung ương và địa phương. Trong khi kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 3,8% trong quý đầu năm
2020, và nửa đầu năm 2021, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Yêu cầu lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do cần khởi động gói kích cầu để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn tăn trưởng ở mức 4.8% năm 2021 theo dự báo của Ngân hàng thế giới ngày 248/2021 và dự báo nền kinh tế vẫn có thể mức tăng trưởng từ 6,5 đến 7% năm 2022 trở đi (WB,
2021) COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công, đây là các nội dung chính mà Việt Nam cần cân nhắc để cải cách nhanh và mạnh hơn.

Bên cạnh đó, lạm phát năm 2019 đã được kiểm soát được dưới 3%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu Quốc hội giao là 4%. Nhìn nhận đánh giá về CPI và lạm phát năm 2019 không chỉ để khẳng định thành tích kiểm soát tốt lạm phát trong mấy năm gần đây mà quan trọng hơn là rút ra những kinh nghiệm và cảnh báo về nguy cơ lạm phát trong tương lai, nhằm kiểm soát được lạm phát trước mọi biến động cả trong cũng như ngoài nước.

Trước kết quả khả quan của chỉ số giá trong năm 2019, các chuyên gia kinh tế khẳng định: năm 2019 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát của Việt Nam, bình quân năm 2019 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,79% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng bình quân thấp nhất trong 3 năm
4

gần đây. Mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2019 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm. Như vậy, trong 3 năm liền Việt Nam đã đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP đạt mức khả quan; lạm phát được kiềm chế ở mức thấp. Nền kinh tế đã thành công đạt “mục tiêu kép” là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP, tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội. Đây là nhận định nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia kinh tế.

Tuy nhiên, Kinh tế Việt Nam năm 2020 lạm phát ở mức 3,23%, tăng trưởng ở mức 2,91 trước làn sóng Covid 19 lần thứ 4 bắt đầu đầu sau khi kỳ nghỉ lễ 30/4 và trước tình hình diến biến dịch rất phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tầu kinh tế của cả nước, 6 tháng đầu năm 2021 lạm phát ở mức
1,47%, tăng trưởng vẫn đạt 5,64% cao hơn mức 1,82% của 6 tháng đầu năm

2020 trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức: dịch COVID-19 diến biến phức tạp, tỷ lệ thất nghiệp tăng, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng năng suất cây trồng, giá thịt lợn tăng mạnh, v.v… Những điều này đã tác động lớn đến thị trường giá cả và kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh đó, kiểm soát lạm phát vẫn được xem là mục tiêu hàng đầu trong quản lý điều hành kinh tế vĩ mô. Để làm được điều này cần phân biệt ra hai loại tác động lên lạm phát: tác động mang tính sốc ngắn hạn, loại thứ hai là các tác động dài hạn. Ví dụ như mức giá một số mặt hàng trong tháng Tết thường tăng cao do nhu cầu đột biến trong dịp tết hay mức giá vé các phương tiện giao thông như tàu hỏa, xe khách, máy bay thường tăng cao trong dịp nghỉ lễ do nhu cầu đi lại của người dân tăng. Sau Tết hay sau dịp nghỉ lễ, thông thường mức giá sẽ bình ổn trở lại. Nếu vì lý do mức giá tăng cao này mà các cơ quan điều hành chính sách đưa ra các chính sách đối phó chẳng hạn như thắt chặt tiền tệ thì sẽ là một sai lầm vì nó sẽ có tác hại đình đốn sản xuất mà không đưa lại lợi ích nào cho nền kinh tế.
5

Như vậy, nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến lạm phát nhằm tìm ra các yếu tố chính yếu tác động đến lạm phát, từ đó có chính sách điều tiết hợp lý vẫn là bài toán đặt ra trong bối cảnh mới. Ngoài ra, dự báo lạm phát nhằm giúp các cơ quan điều hành chính sách đưa ra các chính sách phù hợp để bình ổn giả cả thị trường và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững là những mục tiêu cần thiết. Mặc dù chủ để các yếu tố quyết định làm phát và dự báo lạm phát đã được nghiên cứu trong nhiều công trình trước đây nhưng trong bối cảnh mới những kết quả nghiên cứu đó không còn phù hợp.

Chính vì những lý do nêu trên, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại việt nam từ khi gia nhập WTO đến nay” làm chủ đề nghiên cứu Luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Mục đích của Luận án là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập tác động đến lạm phát từ đó đưa ra một số dự báo về lạm phát và để xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập đến lạm phát ở Việt Nam.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các yếu tố quyết định lạm phát;

– Phân tích thực trạng lạm phát và các yếu tố quyết định lạm phát tại

Việt Nam;

– Dự báo được lạm phát của Việt Nam đến hết quý 4 năm 2021;

Đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập đến lạm phát ở Việt Nam.

.
6

 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đếnlạm phát.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu một số yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến lạm phát tại Việt Nam. Nghiên cứu sẽ xem xét các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam trong tổng thể các yếu tố tác động đến lạm phát. Bên cạnh đó, luận án bước đầu dự báo về lạm phát của Việt Nam nhằm góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện trong việc kiểm soát lạm phát trong thời gian tới.

– Về không gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề tại Việt Nam.

– Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu giai đoạn từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay (2007 – 2020), trong đó quan điểm và các đề xuất, kiến nghị đến năm 2025 tầm nhìn 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, kết luận …, cụ thể như sau:

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này dùng để tổng hợp và phân tích các vấn đề lý luận về lạm phát, hội nhập kinh tế quốc tế, và phân tích cá yếu tố tác động đến lạm phát nhằm tìm ra quy luật, mức độ tác động của từng yếu tố đến lạm phát.

Phương pháp quy nạp và diễn giải: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập, rà soát các tài liệu, số liệu, liên kết các yếu tố rời rạc, tác động
7

đến lạm phát để tìm ra quy luật, bản chất của chúng và rút ra các kết luận cần thiết phục vụ cho dự báo lạm phát. Phương pháp diễn giải được sử dụng để chứng minh các biểu hiện trong thực tế của các lý thuyết và giả thuyết đã đặt ra có liên quan tới lạm phát và các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát.

Phương pháp thống kê, mô tả: Phương pháp này được sử dùng nhằm tổng hợp, mô tả và đánh giá thực trạng lạm phát, thực trạng của các yếu tố có ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để đánh tác động của các yếu tố đến lạm phát và dự báo lạm phát, NCS sử dụng mô hình hệ véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) dạng như sau:

CPIt = F(GDPt ; M2t ; ERt ; IRt ; POILt ; PIt )Trong đó, CPIt là lạm phát của Việt Nam trong thời gian t, GDPt là tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam trong thời gian t, M2t là cung tiền của Việt Nam trong thời gian t; ERt tỷ giá chính thức của Việt Nam trong thời gian t; IRt lãi suất cho vay của ngân hàng trong thời gian t; POILt giá dầu thế giới trong thời gian t; PIt chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian t.

Để ước lượng và dự báo bằng mô hình VECM, cần thực hiện một số kiểm định trước và sau ước lượng như là kiểm định tính dừng của chuỗi, lựa chọn độ trễ của tối ưu của mô hình, kiểm tra tính ổn định của mô hình và
kiểm tra quan hệ nhân quả của các biến số.

 

sau:
Về Mô hình VECM dự kiến có thể xét mô hình VAR(p) có dạng như

Yt = A1Yt-1 +A2Yt-2 +…+ApYt-p + Ut

Ta biến đổi, việt lại mô hình thành:

∆Yt = Yt – Yt-1 = ∏Yt-1 + C1∆Yt-1 + C2∆Yt-2 +…+ Cp∆Yt-p +Ut
8

Trong đó ∏ = – (I – A1 – A2 -…- Ap); Ci = -∑Aj (j = i+1 →p), i-

1,2,…p-1; ∏Yt-1 là phần hiệu chỉnh sai số của mô hình; p là bậc tự tương quan (hoặc số trễ), Mặt khác, ∏ ≡  X β’

5. Những đóng góp mới của Luận án

5.1 Về mặt lý luận

Một là, nghiên cứu đã góp phần tổng kết, phân tích và đánh giá các lý thuyết, các kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát và dự báo lạm phát. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hệ thống hóa và phát triển các lý luận về lạm phát cũng như các quan điểm lý thuyết về các yếu tố quyết định lạm phát.

Hai là, luận án xây dựng được mô hình phân tích các yếu tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam, đặc biệt là các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tại
Việt Nam.

 

Nam.
Ba là, luận án góp phần củng cố mô hình dự báo cho lạm phát của Việt

5.2 Về mặt thực tiễn

– Luận án khẳng định tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và các biến số như tăng trưởng, cung tiền, tỷ giá, lãi suất, chỉ số giá nhập khẩu và giá dầu. Trong đó trừ lãi xuất có tác động ngược chiều, các biến số khác đều có tác động dương lên lạm phát. Tác động của tăng trưởng, tỷ giá và chỉ số giá nhập khẩu lên lạm phát là mạnh nhất và tác động của giá dầu là yếu nhất.

– Trong cơ chế hiệu chỉnh sai số, ở mối qua hệ đồng tích hợp thứ nhất cơ chế hiệu chỉnh sai số chỉ tồn tại đối với các biến số lãi suất (IR) và chỉ số giá nhập khẩu (PI). Trong mối quan hệ đồng tích hợp thứ hai, duy nhất biến các biến tỷ giá (ER) có phản ứng. Cuối cùng, trong mối quan hệ đồng tích
9

hợp thứ ba, tất cả các biến số đều phản ứng nhằm loại bỏ sự mất cân bằng trong mối quan hệ dài hạn giữa chúng sau mỗi thời kỳ.

– Mức độ đóng góp của các cú sốc tới lạm phát cho thấy, lạm phát bị ảnh hưởng lớn nhất bởi chính cú sốc của nó, bắt đầu ở thời kỳ thứ 2, hay nói cụ thể lạm phát chịu ảnh hưởng của cú sốc của chính nó tới 95,7% và giảm dần đến thời kỳ thứ 20 khoảng 33,80 %. Tiếp theo cú sốc của tỷ giá và tăng trưởng là những biến có tác động lớn tới lạm phát.

– Kết quả dự báo lạm phát của Việt Nam từ quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2021 lần lượt là: 101,29%; 100,75%; 100,69%, 101,27%; 100,72%,
100,66% và 100,79%.

6. Kết cấu của Luận án

Ngoài Lời cảm ơn; Lời cam đoan; Danh mục chữ viết tắt; Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ; Phần mở đầu; Kết luận và Kiến nghị; Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án; Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án bao gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát

Chương 3: Thực trạng lạm phát và các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng tới lạm phát tại Việt Nam

Chương 4: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay

Chương 5: Một số giải pháp nhằm kiểm soát tác động của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam.
10
11

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

Lạm phát được đề cập đến rất nhiều trong các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho từng nước cụ thể. Một số nghiên cứu các ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế và phúc lợi trong khi một số khác nghiên cứu về các yếu tố quyết định lạm phát, một số nghiên cứu nhằm dự báo cho lạm phát. NCS sẽ tập trung tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài, như: lạm phát, các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát, các yếu tố hội nhập KTQT ảnh hưởng đến lạm phát và các nghiên cứu về dự báo lạm phát.

1.1 Các nghiên cứu về lạm phát

Các nghiên cứu trong nước trong thời gian qua cũng khá tập trung về các vấn đề của lạm phát, có thể kể đến đó là:

– Nghiên cứu của Đặng Văn Thanh (2000), về “Những giải pháp kiểm soát và kiềm chế lạm phát ở Việt Nam”, Hội thảo về Lạm phát, Giảm phát và Tăng trưởng kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, 2000;

– Nghiên cứu của Ngô Trí Long (2000), Giá cả thị trường năm 1999 và 9 tháng đầu năm 2000: Thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp ổn định, Hội thảo về Lạm phát, Giảm phát và Tăng trưởng kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

Các nghiên cứu này nhìn chung đã đề cập khá trực diện vấn đề phải kiểm soát lạm phát và giá cả ở Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá định tính, dựa trên các số liệu có sẵn.

– Các nghiên cứu khác cũng khá công phu về lạm phát có thể kể đến là nghiên cứu của Nguyễn Cao Đức (2006), Các yếu tố quyết định lạm phát ở Việt Nam dựa trên cách tiếp cận tiền tệ, Nghiên cứu Nguyễn Đại Lai (2000), đề xuất chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2001 đến
2010 và vấn đề kiểm soát lạm phát trong mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế
12

vĩ mô ở Việt Nam, trong Hội thảo về Lạm phát, Giảm phát và Tăng trưởng

kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

– Một tác giả có rất nhiều nghiên cứu có giá trị về lạm phát đó là Nguyễn Văn Công (2001), Xử lý lạm phát nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, Đề tài cấp bộ, Mã số: B2000 -38 – 65, hay Nguyễn Văn Công (2005), Nhận diện lạm phát ở Việt Nam năm 2004, Tạp chí Tài chính, hay Nguyễn Văn Công (2005), Bàn về tỉ lệ lạm phát tối ưu ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính.

Về các nghiên cứu ở nước ngoài, có thể nói rất nhiều tài liệu và các nghiên cứu ngoài nước về các yếu tốảnh hưởng đến lạm phát, ảnh hưởngcủa lạm phát lên tăng trưởng kinh tế. Có thể kể ra một số nghiên cứu chính rất nổi tiếng như nghiên cứu của:

– Bruno, M. (1995) Inflation, Growth and Monetary Control: Non- linear Lessons from Crisis and Recovery, Cambridge, Mass, Mit Press,

– Nghiên cứu của Commander, S. (1991) Managing inflation in Social Economies in Transition, Economic Development Institute of the World Bank đánh giá về các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong quá trình chuyển đổi.

– Nghiên cứu về kinh nghiệm lạm phát từ 6 nước đang phát triển của Dhakal, D. and Kandil, M. (1993) ‘The Inflationary Experiences of Six Developing Countries in Asia: An Investigation of Underlying Determinants’, Applied Economics 25(3), March.

Hoặc, các bài viết kinh điển về lạm phát của chuyên gia lạm phát thế giới Friedman, M. (1970) ‘The Counter-Revolution in Monetary Theory’, Institute of Economic Affair, Accasioanl Paper, No. 33, hay viết về vấn đề lạm phát và tăng trưởng cách thức giải quyết hài hòa của nhóm tác giả Ghosh, A. and S. Phillips (1998) ’Warning: Inflation May Be Harmful to Your Growth’, IMF Staff Paper, Vol.45.
13

Tác giả Khan, M.S. and A.S. Senhaji (2000) ‘Threshold Effects in the Relationship between Inflation and Growth’, IMF Working Paper, Vol. 110 đã đưa ra mức ngưỡng cho mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung các nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu các nước ở tầm vĩ mô, theo nhóm hoặc theo khối, hầu như không có nghiên cứu nào tập trung vào Việt Nam đặc biết quá trình hội nhập với các yếu tốhội nhập như dòng vốn, tỷ giá, nhập khẩu ảnh hưởng đến lạm phát.

Tóm lại, các nghiên cứu trong và ngoài nước có thể lý giải và đưa ra những nguyên nhân khác nhau của lạm phát dựa trên các đánh giá và tổng kết của họ, tuy nhiên nguyên nhân lạm phát có thể đánh giá trên góc độ ngắn hạn đó là trên quan điểm tổng cung, tổng cầu dưới ba nguyên nhân cơ bản là cầu kéo, chi phí đẩy và kỳ vọng. Tuy nhiên góc độ dài hạn, đặc biệt nghiên cứu trong thời gian dài, với các yếu tố hội nhập đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO là hầu như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Tuy vậy, các nghiên cứu trên thế giới cả định tính và định lượng đều là những gợi ý rất tốt cho việc nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2 Các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát

Trước tiên, để thảo luận về các yếu tố quyết định lạm phát cần nhắc đến các ý tưởng và các mô hình kinh điển được xây dựng bởi các nhà kinh tế nổi tiếng. Lý thuyết về làm phát hiện nay chủ yếu dựa trên mô hình đường Phillips do Phillips (1958) và Liipsey (1950) phát hiện dựa trên giả định rằng tỷ lệ thất nghiện và tỷ lệ lạm phát có một mối quan hệ ổn định và tỷ lệ nghịch.

Friedman (1960) và Phelps (1967) sau đó đã bổ sung vai trò của kỳ vọng (thích ứng) về lạm phát vào mô hình và phân biệt giữa đường Phillips ngắn hạn và đường Phillips dài hạn. Tuy nhiên, trong những năm 1970, các kết quả thực nghiệm lại không ủng hộ mô hình đường Phillips và Sargent

LA14.014_Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay
Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay