Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam

Nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ tác động của quá trình phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế các địa phương ở Việt Nam, từ 2005 – 2016. Dựa trên dữ liệu bảng 62 địa phương, sử dụng phương pháp kiểm định FGLS để giải quyết mục tiêu đề ra. Nội dung nghiên cứu xác định yếu tố phân cấp tài khóa trong phân cấp chi hay trong thu có tác động đến tăng trưởng kinh tế các địa phương ở Việt Nam.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, phân cấp tài khóa trong phân cấp thu và phân cấp chi ngân sách đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng phi tuyến trong phân cấp chi đến tăng trưởng kinh tế khi không kiểm soát tốt gây ra tiêu cực, lãng phí.

Qua đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị về cơ chế chính sách nhằm điều chỉnh tiến trình phi tập trung hóa tài khóa để duy trì tác động tích cực tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời gian tới.

Keywords: Phát triển kinh tế, Tăng trưởng kinh tế, Phân cấp tài khóa, Việt Nam, Economic development, Economic growth, Vietnam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………….1
1. Đặt vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………………………….1
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài …………………..2
2.1. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài:………………………………………………………. 2
2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước: ………………………………………………………….3
3. Mục tiêu luận văn nghiên cứu ………………………………………………………………….5
3.1. Mục tiêu chung ………………………………………………………………………………… 5

3.2. Mục tiêu cụ thể ………………………………………………………………………………… 6
3.3. Câu hỏi nghiên cứu:………………………………………………………………………….. 6

4. Dữ liệu và phương pháp nghiêncứu………………………………………………………….7
4.1. Dữ liệu nghiên cứu …………………………………………………………………………… 7
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………………………… 7
5. Ý nghĩa của luận văn:……………………………………………………………………………..7
6. Cấu trúc luận văn: …………………………………………………………………………………8
CHƢƠNG 1………………………………………………………………………………………………9
1.1 Cơ sở lý thuyết …………………………………………………………………………………..9
1.1.1 Khái niệm ……………………………………………………………………………………… 9

1.1.2Cơ sở phân cấp tài khóa………………………………………………………………….. 10

1.1.3Các chỉ tiêu đo lƣờng phân cấp tài khóa……………………………………………. 18
1.2. Một số lợi ích và rủi ro……………………………………………………………………….19
1.2.1 Những lợi ích của phân cấp tài khóa ……………………………………………….. 19
1.2.2.Các rủi ro trong quá trình phân cấp tài khóa …………………………………….. 21

1.3. Tăng trưởng kinh tế ……………………………………………………………………………21
1.3.1 Tăng trƣởng kinh tế và những nền tảng của tăng trƣởng: …………………… 21
1.3.2. Đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế ……………………………………………………….. 24
1.3.3 Các dạng tăng trưởng ………………………………………………………………………25
1.3.3.1 Tăng trƣởng nhanh …………………………………………………………………….. 25

1.3.3.2 Tăng trƣởng theo chiều rộng ……………………………………………………….. 25
1.3.3.3 Tăng trƣởng theo chiều sâu …………………………………………………………. 26
1.3.3.4 Tăng trƣởng bền vững ………………………………………………………………… 26
1.4. Mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế: ………………….28
CHƢƠNG 2…………………………………………………………………………………………….33
2.1.Đánh giá chung về phân cấp tài khóa giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Việt Nam ……………………………………………………………..33
2.1.1. Tổng quan phân cấp tài khóa …………………………………………………………. 33
2.1.2. Đánh giá về phân cấp tài khóa giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam………………………………………………………………………….. 35
2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm…………………………………………………………38
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………..41
2.4. Thu thập dữ liệu ………………………………………………………………………………..41
CHƢƠNG 3…………………………………………………………………………………………….44
3.1. Kết quả kiểm định và thảo luận kết quả nghiên cứu ……………………………….44
3.1.1. Kết quả thực nghiệm…………………………………………………………………….. 44
3.1.2. Kết quả phân tích hồi quy……………………………………………………………… 45
3.2.Thảo luận kết quả nghiên cứu. ……………………………………………………………..55
CHƢƠNG 4…………………………………………………………………………………………….58
4.1. Kết luận ……………………………………………………………………………………………58
4.2. Hàm ý chính sách ………………………………………………………………………………58
4.2.1. Phân định nhiệm vụ chi ngân sách…………………………………………………. 60
4.2.2. Tăng cường phân cấp nguồn thu ngân sách bền vững cho Chính quyền 61
4.2.2.1. Tối đa hóa nguồn thu riêng cho địa phương (nguồn thu 100%)………. 61

4.2.2.2. Phân chia nguồn thu cho chính quyền …………………………………………. 64

4.2.3. Cơ chế hỗ trợ cân đối ngân sách……………………………………………………. 66
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….67
Giới hạn của nghiên cứu …………………………………………………………………………..67
Hướng nghiên cứu thêm. …………………………………………………………………………..68

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ADB (The Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu Á IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế
GDP (Gross National Product): Tổng sản phẩm quốc nội

M&E (Monitoring and Evaluation): Giám sát và đánhgiá

OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức Hợp tác và

Phát triển Kinh tế

VAT (Value Added Tax): Thuế giá trị gia tăng

UNDP (United Nations Development Programme): Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp

Quốc

WB (World Bank): Ngân hàng thế giới

UBND: Ủy ban nhân dân

PCĐT: Phân cấp đầu tƣ

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

TƢ: Trung ƣơng

NS: Ngân sách

HĐND: Hội đồng nhân dân CQĐP: Chính quyền địa phƣơng CQTƢ: Chính quyền trung ƣơng NSNN: Ngân sách nhà nƣớc
DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 2.1: Tỷ lệ nguồn tự thu trong tổng thu của địa phƣơng ở các nƣớc đông Á ……… 37

Bảng 2.2: Mô tả các biến cơ sở, ký hiệu sử dụng trong mô hình và dấu kỳ vọng …….. 42

Bảng3.1 . Kết quả thống kê mô tả …………………………………………………………………. 44

Bảng 3.2 Kết quả ƣớc lƣợng Pooled OLS cho 2 mô hình …………………………………. 46

Bảng 3.3 Kết quả ƣớc lƣợng FEM cho 2 mô hình …………………………………………… 47

Bảng 3.4 Kết quả ƣớc lƣợng REM cho 2 mô hình …………………………………………… 48

Bảng 3.5. Kết quả kiểm định F-Test cho 2 mô hình ………………………………………… 49

Bảng 3.6. Kết quả kiểm định Hausman cho 2 mô hình …………………………………….. 49

Bảng 3.7 Kết quả kiểm định VIF cho 2 mô hình……………………………………………… 50

Bảng 3.8. Kết quả kiểm định Wald ……………………………………………………………….. 51

Bảng 3.9. Kết quả kiểm đinh Woolridge ………………………………………………………… 51

Bảng 3.10. Kết quả ƣớc lƣợng FGLS cho hai mô hình. ……………………………………. 54

Hình 3.0. Hình phi tuyến tính của Fe2 khi alpha âm. ……………………………………….. 55
TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ tác động của quá trình phân cấp tài khóa đến tăng trƣởng kinh tế các địa phƣơng ở Việt Nam, từ 2005-2016. Dựa trên dữ liệu bảng 62 địa phƣơng, sử dụng phƣơng pháp kiểm định FGLS để giải quyết mục tiêu đề ra. Nội dung nghiên cứu xác định yếu tố phân cấp tài khóa trong phân cấp chi hay trong thu có tác động đến tăng trƣởng kinh tế các địa phƣơng ở Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy, phân cấp tài khóa trong phân cấp thu và phân cấp chi ngân sách đều có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hƣởng phi tuyến trong phân cấp chi đến tăng trƣởng kinh tế khi không kiểm soát tốt gây ra tiêu cực, lãng phí. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị về cơ chế chính sách nhằm điều chỉnh tiến trình phi tập trung hóa tài khóa để duy trì tác động tích cực tăng trƣởng kinh tế bền vững trong thời gian tới.
Từ khóa: Phi tập trung hóa tài khóa; Tăng trƣởng kinh tế; FGLS.

ABSTRACT

The aim of this paper is to assess the impact ofthe fiscal decentralization process on local economic growth in Vietnam, period 2005 – 2016. Using panel data, testing through FGLS model to solve endogenous problems, to solve the set goals. From there, determine the decentralization factor or decentralize budget revenue affecting economic growth of localities in Vietnam. The results of empirical research show that decentralization of revenue and decentralization of budget spending has a positive impact on local economic growth. In addition, the study also found nonlinear effects in decentralizing economic growth when not well controlled causing negative and wastefulness. Thereby, the study proposes recommendations on policy mechanisms to adjust the fiscal decentralization process to maintain a positive impact on sustainable economic growth in the coming time.
Keywords: Fiscal fiscal decentralization; Economic growth; FGLS.
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề nghiên cứu

Phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương là một trong những vấn đề cơ bản của tổ chức nhà nước ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề này đang được quan tâm như là một nhiệm vụ chủ yếu của quá trình cải tiến nền hành chính nhà nước. Cũng có khá nhiều nghiên cứu, nhưng vẫn chưa có một nhận thức lý luận một cách rõ ràng và nhất quán; ngay cả nội hàm các khái niệm “phân cấp”, “phân quyền”, “tự quản” cũng còn được hiểu theo nhiều ý khác nhau trong các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo khoa học,..
Phân cấp tài khóa là một lĩnh vực quan trọng của phân cấp quản lý nhà nước. Mỗi cấp chính quyền được phân cấp chỉ có thể tự mình thực hiện và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao khi họ chủ động có được các nguồn lực cần thiết và có quyền đưa ra các quyết định chi tiêu.
Ngân sách nhà nước là nguồn lực tài khóa của quốc gia. Để quản lý quá trình hình thành và phân bổ một cách có hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng và cấp thiết của các quốc gia trên thế giới. Tài khóa nhà nước là một bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội và được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trên phương diện lý thuyết cũng như tổng kết thực tiễn, PCTK đã được thừa nhận là phương thức quan trọng để nâng cao hiệu quả tài khóa nhà nước.
PCTK giải quyết các mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân sách nhà nước. PCTK giúp cho việc xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp tài khóa, đảm bảo giải quyết kịp thời các nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện thay đổi cải cách chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt năm 1996, Quốc hội đã ban hành luật NSNN và được sửa đổi năm 2002. Tuy nhiên, việc PCTK ở Việt Nam còn nhiều bất cập như mức độ chủ động về ngân sách của địa phương chưa cao, quy trình phê
2

duyệt ngân sách nhà nước còn phức tạp, thời gian dài, hiệu quả tài khóa nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Điều này cho thấy cần phải có đánh giá một cách khách quan toàn diện thực trạng PCTK ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, chỉ ra những tồn tại để có được những giải pháp đúng đắn để thực hiện PCTK là một đòi hỏi cấp thiết. Vậy có phải PCTK là một trong các yếu tố góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế ở địa phương hay không?
Trước những yêu cầu bức thiết về lý luận và thực tiễn của việc phân cấp quản lý NSNN đối với việc tăng trưởng kinh tế ở địa phương, tôi chọn đề tài “Phân
cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài:

– Các nghiên cứu khẳng định PCTK đem lại hiệu quả tích cực đến tăng trưởng kinh tế, có thể kể đến các công trình:
Martinez-Vazquez, Jorge and Jameson Boex(2001), The Design of Equalization Grants: Theory and Applications, World Bank Institute and Georgia State University School of Policy Studies.
Martinez-Vazquez, J. and MacNab, R. M. (2003), Fiscal Decentralization and Economic Growth, World Development,Volume 31, Issue 9, September 2003, Pages 1597–1616.

– Các nghiên cứu khẳng định PCTK mang lại tổn hại đến hiệu quả kinh tế, điển hình là: Trong công trình của Prud’homme, R. (1994), On the Dangers of Decentralization, Policy Research Working Paper Series. No. 1252. Washington, DC: World Bank, đã có lưu ý rằng nhiều khi CQĐP đi ngược lại với mục tiêu chính sách của CQTƯ. Ví dụ, CQĐP có thể tăng chi tiêu hoặc tăng thuế trong khi CQTƯ đang nỗ lực giảm chi tiêu hay giảm thuế. Trong công trình của Bogoev, Ksente (1991), The dangers of decentralization: the experience of Yugoslavia, Foundation Journal Public Finance, 1991, p. 99-112, Nam Tư – một chính phủ có sự PCTK rất
3

mạnh đã được sử dụng để minh họa CQTƯ đã không thể thực hiện được chính sách tài khóa trong bối cảnh lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô.

– Các nghiên cứu về tác động của phân cấp quản lý NSNN đến ổn định

kinh tế vĩ mô.

PCTK được cho là có tác động thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô nhờ giảm bớt các chi phí thông tin, chi phí hoạt động trong cung ứng dịch vụ, và thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển nếu kỷ luật tài khóa được thực thi một cách nghiêm ngặt như ở các nước phát triển. Trong trường hợp ngược lại, khi mức độ tuân thủ kỷ luật tài khóa kém, phân cấp tài khóa sẽ tạo ra mất cân bằng tiền tệ, tài khóa và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế. Điển hình cho các nghiên cứu thuộc nhóm này là công trình: Shah, Anwar (2006), Fiscal decentralization and macroeconomic management, International Tax and Public Finance, Volume 13, Issue 4, pp 437- 462.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:

Trần Thị Diệu Oanh (2012), Luận án tiến sĩ “Phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của CQĐP trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam”.
Tác giả đã phân tích làm rõ quan niệm khoa học về phân cấp quản lý và những khái niệm có liên quan; đánh giá thực trạng phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của CQĐP trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phân cấp trên cơ sở quan điểm tiếp cận mới về quan hệ giữa CQTƯ và CQĐP để từ đó xác định rõ hơn địa vị pháp lý của CQĐP ở nước ta đáp ứng yêu cầu nền kinh tế thị trường, cải cách bộ máy nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền.
Mai Đình Lâm (2012), Luận án tiến sĩ “Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”.
Tác giả đã sử dụng mô hình thực nghiệm có bổ sung thêm biến giải thích là độ mở kinh tế để giải thích thêm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2000-2011 với phương pháp hồi qui sử dụng dữ liệu bảng. Kết luận của nghiên cứu là phân cấp quản lý NSNN có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế và biến bổ sung cũng có ý nghĩa giải thích cho tăng trưởng
4

kinh tế các địa phương ở Việt Nam.

Nguyễn Xuân Thu (2015), Luận án Tiến sĩ “Phân cấp quản lý NSĐP ở Việt Nam”. Tác giả đã làm rõ tác động của phân cấp quản lý NSĐP đến quản trị nhà nước của CQĐP trong trường hợp CQĐP ở Việt Nam, cụ thể như sau:
(1) Khẳng định các nội dung phân cấp quản lý NSĐP có tác động khác nhau đến từng khía cạnh quản trị nhà nước của CQĐP; phân cấp NSĐP có tác động tích cực đến chất lượng cung ứng dịch vụ công, minh bạch và hiệu suất của bộ máy hành chính nhưng lại có tác động tiêu cực đến chi phí không chính thức, tiếp cận và sở hữu đất đai.
(2) Khẳng định tăng cường phân cấp cho chính quyền cấp dưới trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ công sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả cũng phù hợp trong trường hợp CQĐP được tổ chức thành ba cấp.
(3) Phát hiện kết quả tác động của phân cấp quản lý NSNN đến quản trị nhà nước của CQĐP phụ thuộc vào sự phân cấp quản lý NS theo từng nhiệm vụ chi, khả năng kiểm soát của chính quyền cấp trên đối với chính quyền cấp dưới và năng lực của chính quyền được phân cấp.
Cuốn sách “Phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền điạ phương: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Chi Mai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm
2006. Nguyên cứu về phân cấp quản lý NSNN cho CQĐP, tác giả đã sử dụng dữ liệu nghiên cứu của 2 tỉnh là Lạng Sơn và Đà Nẵng để minh họa cho các nhận xét về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, phân cấp quản lý NSNN được xem xét trên các khía cạnh: phân cấp nhiệm vụ chi và nguồn thu; phân cấp thẩm quyền trong quyết định chế độ, định mức phân bổ và chi tiêu NS; phân cấp về qui trình NS. Theo đó, các giải pháp được đưa ra là tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi cho CQĐP, trong đó nhấn mạnh đến cải thiện minh bạch trách nhiệm chi tiêu NS của các cấp và phân cấp trách nhiệm chi tiêu tương ứng với nguồn thu được phân cấp. Đối với phân cấp nguồn thu, nghiên cứu ủng hộ quan điểm tạo ra một số nguồn thu tự có cho CQĐP bằng việc trao quyền tự chủ thuế cho CQĐP từng bước và ở mức độ hạn chế; cải tiến cách phân chia giữa trung ương và địa
5

phương đối với một số loại thuế nhằm đảm bảo tính công bằng. Về hệ thống điều hòa NS, cần hoàn thiện phương pháp tính toán số bổ sung theo công thức có tính ổn định và công khai, bổ sung mục tiêu cần có căn cứ khách quan và rõ ràng; quy định rõ hơn về vay nợ của địa phương. Đối với hệ thống định mức phân bổ và chi tiêu NS ở địa phương, cần điều chỉnh cho phù hợp với biến động thực tế, đảm bảo mỗi địa phương có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ công thiết yếu ở mức độ trung bình. Và cuối cùng, nghiên cứu cũng đề xuất quan điểm tăng cường phân cấp trong qui trình NS, trong đó trọng tâm là tách bạch NSTƯ với NSĐP, xóa bỏ tính lồng ghép trong thực hiện NS.
Lê Toàn Thắng (2013), Luận án tiến sĩ “Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay”.Tác giả đã nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam dựa trên góc độ lý thuyết hành chính công, đã đánh giá phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam theo bốn nội dung: Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN; Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN; Phân cấp thực hiện quy trình quản lý NSNN; Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN. Trên cơ sở đó nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp và các điều kiện để thực hiện giải pháp tăng cường phân cấp cho các địa phương ở Việt Nam.
3. Mục tiêu luận văn nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của luận văn là kiểm định mội quan hệ tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế địa phương từ đó đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý PCTK trong tương lai, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam.
Qua đó ta thấy được hệ lụy gì hay những ưu nhược điểm gì trong quá trình phân cấp tài khóa của địa phương khi thực hiện quá trình phân cấp trong gia đoạn phát triển này. Từ đó ta rút ra các kinh nghiệm và phương pháp để thực hiện việc phân cấp tài khóa hiệu quả hơn trong tương lai nhằm giúp cho việc tăng trưởng và phát triển của các địa phương được tốt hơn
6

3.2. Mục tiêu cụ thể

– Kiểm định mối quan hệ của PCTK đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở

Việt Nam trong giai đoạn kinh 2005-2016.

– Kiểm tra xem gặp nhũng khó khăn và vướng mắc ở trong quá trình phân cấp tài khóa để đưa ra biện pháp khắc phục.
– Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao tối đa hiệu quả trong cơ chế PCTK

thúc đẩy tăng trường kinh tế trong tương lai.

– Từ đó đưa ra các quan điểm, các phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện phân cấp tài khóa ở địa phương trong giai đoạn sắp tới.

3.3. Câu hỏi nghiên cứu:

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề tài, đề tài phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứ sau:

– Trong giai đoạn này thì quá trình phân cấp tại các địa phương đã có những bất cập gì? Liệu đó có phải là vấn đề để việc phân cấp tài khóa còn nhiều điều để tranh luận và đưa ra các giải pháp mới cho quá trình phân cấp hiệu quả hơn?

– Phân cấp tài khóa cho các huyện thị, thành phố trực thuộc được thể hiện như thế nào?

– Việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương có chịu tác động bởi sự phân cấp tài khóa của chính phủ và các thành phần của nó trong giai đoạn 2005-2016 hay không?

– Quy trình thực hiện việc PCTK có vướng mắc, bất cập gì giữa các địa phương hay không? Khuyến nghị hoàn thiện phân cấp quản lý giữa ngân sách cho các địa phương là gì? Phương hướng để thực hiện các khuyến nghị đề ra?
7

4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Dữ liệu nghiên cứu

Nguồn dữ liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê và Bộ Tài Chính, do vậy đảm bảo tính đồng nhất và đáng tin cậy để thực hiện kiểm định.
Trong quá trình xử lý dữ liệu, bài viết loại bỏ địa phương tỉnh Quảng Ngãi do số liệu trong giai đoạn 2005 – 2011 bị đứt quãng. Thêm vào đó, tỉnh Hà Tây và TP. Hà Nội được sáp nhập vào năm 2007, do đó số liệu hai địa phương này được hợp nhất trong cả giai đoạn 2005 – 2016 thành một địa phương là Hà Nội – Hà Tây. Như vậy, dữ liệu bảng trong mô hình có thời gian (2005-2016) T = 12 và N = 62 tỉnh/thành với 744 quan sát.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn:

– Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả tổng hợp để có những đánh giá, những kết luận, đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiện của công tác phân cấp tài khóa ở Việt Nam.

– Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, bằng phương pháp FGLS. Từ đó dựa vào hàm sản xuất tân cổ điển, tác giả đã xây dưng mô hình nghiên cứu gồm các biến như sau: tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thu, tỷ lệ chi của địa phương, độ mở của thương mại, tỷ lệ lao động, đầu tư tư nhân.
5. Ý nghĩa của luận văn:

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ cung cấp cho người đọc những luận cứ khoa học và những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề PCTK, những yếu tố trong PCTK ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kinh tế của địa phương trên lãnh thổ Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần làm củng cố cơ sở lý thuyết về phân cấp quản lý NSNN tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế thị trường hiện nay.
8

6. Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần giới thiệu thì luận văn gồm các chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế

Chương 2: Dữ liêu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách
9

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN CẤP TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Khái niệm

Từ cuối những năm 80 sự phân cấp là sự chuyển đổi của chính trị tài khóa và quyền lực hành chính đến những cơ quan địa phương, nó nổi lên như một xu hướng quan trọng nhất trong chính sách phát triển. Như là Ngân hàng thế giới (2002) hoặc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2002a, 2002b), hỗ trợ phân cấp tài khóa ở các nước Đông Âu, tranh cãi rằng có một sự thay đổi theo hướng phân cấp nhiều hơn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như sự hiểu quả của khu vực công.

Theo lý thuyết truyền thống của Musgrave: Xuất phát từ hiệu quả kinh tế, lợi ích của việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng được giới hạn về không gian, phù hợp với sở thích của người dân địa phương. Nhờ phân cấp, người dân sẽ bộc lộ sở thích thông qua “bỏ phiếu vì quyền lời của mình”. Hàng hóa công cộng địa phương sẽ làm gia tăng phúc lợi so với trường hơp chỉ có cấp duy nhất cung cấp các dịch vụ công cộng trong toàn bộ nền kinh tế.

Nghiên cứu của Mello và Barenstein (2001) sử dụng dữ liệu bảng của 78 quốc gia từ năm 1980 đến năm 1992 đã cho thấy sự phân cấp tài khóa và quản trị công có tác động tích cực đến tăng trường kinh tế. Bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của phân cấp tài khóa cũng được tìm thấy tại Pasikan trong hai giai đoạn 1971-2005 và 1972-2009 (Malik & ctg, 2005; Faridi, 2011). Với bộ dữ liệu của 28 tỉnh tại Trung Quốc trong giai đoạn từ1970 đến 1993, Lin và Liu (2000) cũng tìm thấy kết quả tương tự.
10

Nghiên cứu của Roden (2002) đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ông lập luận rằng các vấn đề thường đi kèm với phân cấp là thâm hụt ngân sách, tham nhũng, tác động của các nhóm lợi ích, gia tăng bất bình đẳng và cuối cùng là nền kinh tế giảm tăng trưởng. Sử dụng dữ liệu của 30 quốc gia, Mello (2000) khẳng định thất bại của việc phân cấp tài khóa là do thành kiến về thâm hụt tài khóa và quản trị công yếu kém, không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chính sách phi tập trung hóa. Nghiên cứu tại Nigeria của Philip và Isah (2012) cũng cho thấy phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi có tác động tiêu cực đến tăng trưởng.
Phân cấp tài khóa là quá trình chuyển giao quyền hạn về phạm vi chi tiêu nguồn thu từ trung ương cho địa phương. Mức độ phân cấp phụ thuộc vào khả năng của cấp địa phương khi thực hiện các quyết định thu, chi độc lập trong phạm vi địa lý cho người dân trong địa phương, mà không cần sự can thiệp của CQTƯ (Martinez-Vazquez và McNab, 1997).
Từ đó, phân cấp tài khóa là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước về trách nhiệm và quyền hạn trong việc quyết định và quản lý hoạt động thu chi NS từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ được pháp luật quy định. Phân cấp tài khóa là sự chuyển giao trách nhiệm và quyền hạn từ cấp trung ương đến các cấp chính quyền bên dưới trong việc quyết định và quản lý NSNN, đảm bảo cho các cấp chính quyền có sự tự chủ nhất định về tài khóa để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

1.1.2 Cơ sở phân cấp tài khóa

1.1.2.1.Nội dung phân cấp tài khóa

Từ khái niệm về PCTK nói chung và PCTK địa phương nói riêng, xét dưới góc độ mối quan hệ quyền lực giữa Trung ương – địa phương, giữa cấp tỉnh – các cấp bên dưới, các nước đều thừa nhận phân cấp NS bao gồm ba nội dung chủ yếu sau:
11

(1) Xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NS.
(2) Phân chia nguồn lực (từ thu NS, điều hòa và bổ sung NS, vay nợ) và xác định nhiệm vụ chi.
(3) Xác định quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền nhà nước trong quá trình thực hiện quy trình quản lý NS. Nội dung vật chất của hoạt động NS bao gồm: Thu; Chuyển giao NS giữa các cấp chính quyền; vay nợ; và chi tiêu. Ví dụ, việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của CQĐP và CQTƯ trong từng nhiệm vụ chi được thể hiện thông qua quá trình thực hiện quy trình quản lý NSNN. Tương tự, việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NSNN cũng chính là việc xác định thẩm quyền quyết định của các cấp chính quyền đối với từng khoản thu, chi. Các nội dung cụ thể về phân cấp quản lý NS:
Thứ nhất: Xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NS.
Về chế độ, chính sách trong phân cấp NSNN cần làm rõ những vấn đề sau: Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền ra các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn thu, chi và đó là những loại chế độ nào?
Về nguyên tắc, những chính sách, chế độ nào đã do Trung ương quy định thì các cấp CQĐP tuyệt đối không được tự điều chỉnh hoặc vi phạm. Ngược lại, Trung ương cũng phải tôn trọng thẩm quyền của các địa phương, tránh can thiệp làm mất đi tính tự chủ của họ. Từ phân tích về các hình thức phân cấp NSNN đã đề cập ở trên có thể thấy:
Ở các nước áp dụng hình thức: Trao quyền (devolution) – thường là các nước liên bang – mức độ phân cấp đảm bảo tính độc lập cao nhất cho CQĐP. CQĐP có thể tự đặt ra các sắc thuế và quy định tiêu chuẩn, chế độ định mức chi
tiêu.

Ở những nước áp dụng hình thức Uỷ quyền (delegation) thì quyền quyết định ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi NS quan trọng
12

thuộc về Trung ương, còn địa phương chủ yếu chỉ được giao trách nhiệm và quyền hạn điều hành quản lý NS.
Thứ hai: Phân chia nguồn lực (từ thu NS, điều hòa và bổ sung NS, vay nợ) và xác định nhiệm vụ chi: Phân cấp nguồn thu cho một cấp chính quyền là việc chuyển giao quyền và trách nhiệm cho cấp chính quyền đó về việc nuôi dưỡng, huy động và sử dụng nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ chi.
Việc phân cấp nguồn thu cần phải tương ứng với nhiệm vụ chi, cân bằng được mối quan hệ lợi ích – chi phí của người nộp thuế, hạn chế tác động rủi ro của thuế, giảm thiểu chi phí hành chính trong quản lý và thu thuế. Phân cấp nguồn thu còn nhằm để đảm bảo sự công bằng giữa các cấp CQĐP và Trung ương về tài khóa cũng như sự bình đẳng giữa các vùng.
Nguồn thu của NSNN chủ yếu là thuế. Nguồn thu từ thuế luôn bị giới hạn. Nếu một cấp NS nào đó được nhận nhiều hơn thì các cấp NS khác sẽ ít đi vì khả năng tăng thuế rất hạn chế. CQĐP các cấp khó đưa ra được nhiều sắc thuế địa phương vì công dân địa phương sẽ không ủng hộ. Vì vậy, chuyển giao một sắc thuế cho CQĐP luôn đòi hỏi phải xem xét trên 2 mặt: Khả năng thu và quản lý thu. CQĐP, đặc biệt là CQĐP cấp cơ sở thường gặp khó khăn về năng lực.
Đó cũng là một lý do để Trung ương không muốn chuyển giao cho địa phương các nhiệm vụ, quyền hạn về thuế. Chính phủ thường cho rằng Trung ương thu thuế sẽ hiệu quả hơn là giao cho địa phương, nhất là địa phương cấp cơ sở. Về lý thuyết, nguồn thu của CQĐP là từ:
(1) Các khoản thu được phân cấp, bao gồm:

– Các khoản thu địa phương được hưởng 100%;

– Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % với CQTƯ hoặc CQĐP cấp

trên.

(2) Bổ sung từ Trung ương hoặc CQĐP cấp trên. Các khoản thu được phân

cấp của CQĐP cần được coi trọng, đó là cách thức thể hiện mức độ tự chủ về tài khóa của CQĐP các cấp và mức độ cân đối chung giữa các cấp NS về tài khóa. Nguồn thu của địa phương càng lớn, chính quyền càng phải có trách nhiệm báo cáo

ThS02.224_Phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS02.224_Phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam
Phân cấp tài khóa và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam