Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu khả năng vượt qua thẳng thanh khoản và tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Mã: LA02.311 Danh mục: , Thẻ: , , , , Chuyên Ngành: Tài chính - Ngân hàngLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNơi xuất bản: Trường Đại học Ngân Hàng TpHCMNăm: 2021Tên tác giả: Lê Thị Thanh Huyền
Số trang: 181

Download Luận án tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Do vậy, việc đảm bảo sự ổn định và phát triển an toàn cho cả hệ thống ngân hàng là một nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Trung ương và chính phủ các quốc gia trên thế giới. Nhiều biến động trên thị trường tiền tệ trong thời gian qua, cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2010 đều bắt nguồn từ hệ thống tài chính. Hòa chung xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế, hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam đang từng bước mở cửa sâu rộng với hệ thống tài chính ngân hàng khu vực và trên thế giới. Sự phát triển đa dạng các công cụ tài chính và hoạt động ngân hàng cũng đưa các ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau từ rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh khoản cho đến RRTD và nguy cơ gia tăng nợ xấu. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là phát triển và áp dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro tiên tiến để nâng cao khả năng phát triển bền vững của mình và ứng phó trước những tình huống bất lợi trong tương lai.

Tuy được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ hiểu biết và áp dụng các công cụ đo lường khả năng chịu đựng cú sốc rủi ro (Stress Test) ở ngay đơn vị quản lý cũng như ở các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nội địa ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Về phía NHNN, việc nghiên cứu và ứng dụng các công cụ này trong hoạt động quản lý hệ thống ngân hàng là một yêu cầu tất yếu. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ cho phép Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện các chương trình FSAP. Do vậy, việc thành lập một bộ phận nghiên cứu và phối hợp thực hiện với họ về Stress Test là nhiệm vụ rất quan trọng.

Ngoài ra, với định hướng thực hiện chuẩn Basel II, tiến đến Basel III đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, Stress Test là một nội dung không thể thiếu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi vừa phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính không lâu, nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới – đại dịch Covid-19, được dự báo có thể nghiêm trọng hơn cả khủng hoảng tài chính 2008. Với vai trò là xương sống của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng ở các quốc gia cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng. Với những lập luận và lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Bằng các kịch bản được giả định ở ba cấp độ căng thẳng khác nhau từ thấp đến cao cho cả hai rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các ngân hàng vượt qua được cú sốc RRTK theo kịch bản có mức độ nghiêm trọng thấp nhất với số ngày thanh khoản là 20 ngày; tuy nhiên đối với cú sốc với mức độ nghiêm trọng trung bình và cao nhất thì chỉ có số ít ngân hàng đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản trong 20 ngày giao dịch liêp tiếp. Tương tự, đối với RRTD cho thấy đa số các ngân hàng trong số 26 ngân hàng thương mại cổ phần thuộc mẫu nghiên cứu có hệ số CAR lớn hơn 9%, đảm bảo mức quy định về hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần khi trải qua cú sốc RRTD làm giảm giá trị tài sản đảm bảo và cú sốc làm tăng tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp.

Tuy nhiên với kịch bản có mức độ nghiêm trọng trung bình và cao nhất, một số ngân hàng cho kết quả hệ số CAR nhỏ hơn 8%, nghĩa là không đáp ứng được yêu cầu về duy trì hệ số an toàn vốn ở mức an toàn 9% của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, phần lớn các ngân hàng còn lại đều có hệ số CAR lớn hơn 8% và nhỏ hơn 9% khi trải qua kịch bản cú sốc RRTD có mức độ nghiêm trọng trung bình và cao nhất. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho các hàm ý chính sách đối với các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước nhằm kiểm tra sức khỏe hiện tại của các ngân hàng để cung cấp đánh giá toàn diện trong việc hoạch định chính sách và kế hoạch ứng phó với hai loại hình rủi ro chính là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong thời gian tới.

Từ khóa: Stress Test, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, ngân hàng thương mại, căng thẳng thanh khoản

LA02.311_Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Nghiên cứu khả năng vượt qua thẳng thanh khoản và tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam
Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam