Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Mối quan hệ giữa vốn, tính thanh khoản và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa vốn, tính thanh khoản và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa vốn, tính thanh khoản và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn của ngân hàng, thanh khoản và tăng trưởng tín dụng (TTTD) của ngân hàng thương mại (NHTMCP) trong nước ở Việt Nam. Bằng cách thu thập số liệu tài chính của 26 NHTMCP trong nước đang kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017, kết hợp với mô hình nghiên cứu của Kim và Sohn (2017), đề tài sử dụng PPUL GMM để hồi quy mô hình nghiên cứu tác động của vốn, thanh khoản đến TTTD của các ngân hàng.

Qua đó, đề tài tìm thấy các ngân hàng có vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng cao thì sẽ càng hạn chế cho vay hơn các ngân hàng có vốn chủ sở hữu của ngân hàng thấp hơn. Đồng thời, các ngân hàng càng có thanh khoản càng cao thì sẽ càng hạn chế cho vay hơn so với các ngân hàng có thanh khoản thấp.

Thú vị hơn, đề tài phát hiện thấy rằng, với các NHTMCP trong mẫu dữ liệu có mức thanh khoản lớn hơn 42.2443% thì khi tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ có thể gia tăng cho vay ngân hàng. Ngược lại, các NHTMCP trong mẫu dữ liệu có mức thanh khoản thấp hơn 42.2443% thì khi tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ có thể giảm cho vay ngân hàng.

Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm thấy rằng các ngân hàng có quy mô lớn, rủi ro tín dụng cao, nền kinh tế tăng trưởng cao và có lạm phát cao thì các ngân hàng sẽ có khuynh hướng giảm cho vay. Ngược lại, các ngân hàng trong mẫu dữ liệu càng có thu nhập càng nhiều dường như cấp tín dụng nhiều hơn.

Keywords: Thanh khoản ngân hàng, Vay vốn ngân hàng, Ngân hàng và nghiệp vụ ngân hàng, Bank liquidity, Bank loans, Banks and banking

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………1

1.1. Đặt vấn đề ……………………………………………………………………………………………..1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………….4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………………………………5

1.4. Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu …………………………………………………………………5

1.5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………6

1.6. Kết cấu đề tài …………………………………………………………………………………………6

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ………………………………9

2.1. Tổng quan các yếu tố quyết định CV của ngân hàng …………………………………..9

2.1.1. Vốn chủ sở hữu ………………………………………………………………………………..9

2.1.2. Thanh khoản ………………………………………………………………………………….11

2.1.3. Quy mô ngân hàng………………………………………………………………………….12

2.1.4. Rủi ro tín dụng ……………………………………………………………………………….13

2.1.5. Thu nhập ……………………………………………………………………………………….15

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây……………………………………………………16

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………25

3.1. Mô hình nghiên cứu………………………………………………………………………………25

3.2. Kỳ vọng dấu…………………………………………………………………………………………28

3.2.1. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng…………………………………………………………28

3.2.2. Thanh khoản ngân hàng…………………………………………………………………..29

3.2.3. Quy mô ngân hàng………………………………………………………………………….30

3.2.4. Thu nhập ngân hàng………………………………………………………………………..31

3.2.5. Rủi ro tín dụng ……………………………………………………………………………….32

3.2.6. Tăng trưởng kinh tế ………………………………………………………………………..33

3.2.7. Lạm phát ……………………………………………………………………………………….33

3.3. Dữ liệu nghiên cứu ……………………………………………………………………………….34

3.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………….35

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………..38

4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………………..38

4.2. Kiểm tra vấn đề hồi quy ………………………………………………………………………..42

4.3. Kết quả ước lượng ………………………………………………………………………………..44

4.4. Kiểm tra tính vững chắc ………………………………………………………………………..49

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………..54

5.1. Kết luận……………………………………………………………………………………………….54

5.2. Khuyến nghị ………………………………………………………………………………………..56

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo …………………………………………………..57

5.3.1. Hạn chế đề tài ………………………………………………………………………………..57

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo …………………………………………………………….58

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải từ viết tắt BCDKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính CSTT Chính sách tiền tệ
CV Cho vay

LP Lạm phát

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

PPUL Phương pháp ước lượng

PSTD Phương sai thay đổi

QM Quy mô

RRTD Rủi ro tín dụng

TKNH Thanh khoản ngân hàng TTKT Tăng trưởng kinh tế TTQ Tự tương quan
TTTD Tăng trưởng tín dụng

TTS Tổng tài sản

VCSH Vốn chủ sở hữu

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. Tóm tắt các bằng chứng thực nghiệm……………………………………………………22

Bảng 3.1. Mô tả các biến……………………………………………………………………………………27

Bảng 3.2. Kỳ vọng dấu của các hệ số hồi quy của các biến ……………………………………34

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong đề tài…………………………………………………….38

Bảng 4.2. Giá trị trung bình của các biến số theo ngân hàng ………………………………….40

Bảng 4.3. Ma trận tương quan…………………………………………………………………………….42

Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi Modified Wald …………………………….43

Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra tự tương quan Wooldridge………………………………………….43

Bảng 4.6. Kết quả ảnh hưởng của thanh khoản và vốn chủ sở hữu của ngân hàng đến

tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP ………………………………………………………………46

Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra tính vững chắc…………………………………………………………..50

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn của ngân hàng, thanh khoản và tăng trưởng tín dụng (TTTD) của NHTMCP trong nước ở Việt Nam. Bằng cách thu thập số liệu tài chính của 26 NHTMCP trong nước đang kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017, kết hợp với mô hình nghiên cứu của Kim và Sohn (2017), đề tài sử dụng PPUL GMM để hồi quy mô hình nghiên cứu tác động của vốn, thanh khoản đến TTTD của các ngân hàng. Qua đó, đề tài tìm thấy các ngân hàng có vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng cao thì sẽ càng hạn chế cho vay hơn các ngân hàng có vốn chủ sở hữu của ngân hàng thấp hơn. Đồng thời, các ngân hàng càng có thanh khoản càng cao thì sẽ càng hạn chế cho vay hơn so với các ngân hàng có thanh khoản thấp. Thú vị hơn, đề tài phát hiện thấy rằng, với các NHTMCP trong mẫu dữ liệu có mức thanh khoản lớn hơn
42.2443% thì khi tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ có thể gia tăng cho vay ngân

hàng. Ngược lại, các NHTMCP trong mẫu dữ liệu có mức thanh khoản thấp hơn

42.2443% thì khi tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ có thể giảm cho vay ngân hàng.

Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm thấy rằng các ngân hàng có quy mô lớn, rủi ro tín dụng cao, nền kinh tế tăng trưởng cao và có lạm phát cao thì các ngân hàng sẽ có khuynh hướng giảm cho vay. Ngược lại, các ngân hàng trong mẫu dữ liệu càng có thu nhập càng nhiều dường như cấp tín dụng nhiều hơn.

Từ khóa: Cho vay, vốn, thanh khoản, GMM, NHTMCP.

ABSTRACT

 

This dissertation investigates the relationship between bank capital, liquidity and credit growth of commercial banks in Vietnam. By collecting financial data of 26 commercial banks doing business in Vietnam in the period of 2010 – 2017, combined with the research model of Kim and Sohn (2017), the dissertation used GMM method to estimate the model which analyses the effect of capital and liquidity on credit growth of banks. The dissertation found that banks with higher equity of banks will be more restrictive in lending than banks with lower bank’s equity. Besides that, the more banks with higher bank liquidity level, the more limited lending will be in comparison with banks with lower bank liquidity level. More interestingly, the dissertation found that, with the commercial banks in the data sample with a liquidity level greater than
42,243%, the increase in the bank’s equity will be able to increase bank lending. In contrast, commercial banks have a liquidity level lower than 42,243%, the increase in the bank’s equity will be able to reduce bank lending.

Besides, the dissertation also found that banks with large size, high credit risk, high economic growth, and high inflation, banks will tend to reduce lending. In contrast, the more banks with higher profitable, the more likely they are to provide credit.

Key words: Lending, equity, liquidy, GMM, commercial banks
1

 

 

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

 

1.1. Đặt vấn đề

Sau cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008, việc đảm bảo sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng được xem như là một điều bắt buộc đối với các cơ quan thanh tra và giám sát ngân hàng, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt, Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel đã cho rằng các nhà quản lý và hoạch định chính sách đã nhấn mạnh vai trò then chốt của sự ổn định tấm đệm vốn (capital buffers) và việc quản trị rủi ro thanh khoản hợp lý. Kết quả là ở các tiêu chuẩn Basel, thì đều yêu cầu đòi hỏi nâng cao chất lượng và số lượng của vốn chủ sở hữu (VCSH), đủ lượng tiền tài trợ ổn định, và thanh khoản của tài sản của ngân hàng. Ý tưởng này dựa trên niềm tin rằng các ngân hàng có đủ vốn hoạt động, thanh khoản cao và cấu trúc tài trợ ổn định thì có thể duy trì hiệu quả khả năng trung gian của các ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế gặp phải nhiều cú sốc tiêu cực.

Như Ủy Ban Basel đã nhấn mạnh, mục tiêu chính của việc cải cách nhằm tăng cường các quy tắc đối với thanh khoản và vốn trên toàn cầu là xây dựng nền tảng cho tăng trưởng kinh tế (TTKT) bền vững với hệ thống ngân hàng lành mạnh và kiên cường (BCBS, 2011). Theo đó, tổn thất là do sự lan tỏa từ các cú sốc tiêu cực trong lĩnh vực tài chính sang các hoạt động, lĩnh vực khác trong nền kinh tế thì cần phải ngăn chặn kịp thời. Ở khía cạnh này, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm giải thích tác động của các cú sốc tài chính đến các hoạt động kinh tế thực và các đặc điểm chu kỳ của tỷ lệ vốn an toàn vốn. Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn được xem như là yếu tố có thể làm cho các cú sốc tài chính trở nên nghiêm trọng hơn bằng việc bắt buộc các ngân hàng phải giảm cung tín dụng.
2

 

 

Việc hiểu rõ mối quan hệ giữa VCSH của ngân hàng và cho vay được xem như là vấn đề cần hết sức chú ý và được thảo luận nhiều trong các nghiên cứu gần đây ở lĩnh vực ngân hàng. Như Berrospide và Edge (2010) đã nhấn mạnh, để tìm hiểu mối tương quan giữa lĩnh vực tài chính và hoạt động kinh tế thực thì cần thiết phải giải quyết được việc định lượng tác động của VCSH của ngân hàng đến quyết định cho vay (CV) của các ngân hàng. Chẳng hạn như, VCSH của ngân hàng được xem như là một yếu tốn then chốt của khuôn khổ lý thuyết của Bayoumi và Malander (2008) trong việc liên kết các yếu tố tài chính và vĩ mô. Trong khuôn khổ lý thuyết này, mối quan hệ giữa VCSH của ngân hàng và các tiêu chuẩn cho vay được xem như là mối liên kết đầu tiên. Sau khi trải qua một cú sốc tiêu cực đối với VCSH của ngân hàng, các ngân hàng làm cho tiêu chuẩn cho vay trở nên nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn và do đó các ngân hàng có khuynh hướng thu hẹp tín dụng. Một khía cạnh khác cũng tương đối quan trọng là kênh VCSH của chính sách tiền tệ (CSTT). Van den Heuvel (2008), Gambacorta và Mistrulli (2004) và Meh (2011) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kênh VCSH của ngân hàng, theo đó CSTT và cú sốc đối với VCSH của ngân hàng có thể ảnh hưởng đến việc cho vay của ngân hàng.

Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, tình trạng thiếu hụt vốn được xác định như là yếu tố hạn chế khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng. Cho nên nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trong thời gian gần đây nhằm kiểm tra tác động của VCSH của ngân hàng đến quyết định cho vay (Berrospide và Edge, 2010; Gambacorta và Marques – Ibanez, 2011; Carlson và các cộng sự, 2013; Brei và các cộng sự, 2013). Tuy nhiên, như Kim và Sohn (2017) đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu hụt vốn thì không đủ để giải thích cho việc thắt chặt cho vay của các ngân hàng vì tỷ lệ VCSH của ngân hàng đều tăng dần qua các năm. Một số nhà nghiên cứu đã tập trung vào các yếu tố khác đã ảnh hưởng đến cho vay (CV) của ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong thời gian gần đây. Trong số đó, phải kể đến nghiên cứu
3

 

 

của Acharya và Naqvi (2012), các tác giả đã đưa ra khung lý thuyết để đề xuất rằng rủi ro thanh khoản càng thấp thì càng có thể khuyến khích các nhà quản lý ngân hàng tham gia vào hoạt động cho vay càng nhiều. Trước đó, Ivashina và Scharfstein (2010) đã cho rằng trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 – 2008, các ngân hàng càng có mức độ thanh khoản càng cao thì dường như sẽ có động cơ để cấp tín dụng nhiều hơn so với các ngân hàng khác. Mặc dù vấn đề này được các nhà nghiên cứu xem xét rất nhiều nhưng hầu các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các quốc gia đã phát triển hơn là các quốc gia đang phát triển và mới nổi. Cornett và các cộng sự (2011) và Berrospide (2013) cho rằng các ngân hàng có nhiều nỗ lực trong việc quản lý thanh khoản và làm cho các khoản cho vay của ngân hàng suy giảm trong suốt thời gian cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. Qua đây có thể thấy được rằng yếu tố thanh khoản và VCSH của các ngân hàng đều có tác động đáng kể đến CV của các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, dưới sự kiểm soát chặt chẽ đối với các quyết định cho vay của chính phủ, các ngân hàng ở các quốc gia mới nổi trong thời gian gần đây có khuynh hướng giảm các hoạt động cho vay (Qian và các cộng sự, 2015). Việc nghiên cứu tăng tưởng tín dụng của ngân hàng ở các quốc gia mới nổi này tương đối thú vị và đặc biệt là ở Việt Nam. Việt Nam là một nền kinh tế mở và hội nhập toàn cầu, có tốc độ TTKT cao cũng như sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và tình hình chính trị (Vo, 2016). Trái ngược với tăng trưởng của nền kinh tế, ngành ngân hàng ở Việt Nam chưa thật sự phát triển so với các quốc gia khác cũng như đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian gần đây. Hệ thống ngân hàng Việt Nam nổi bật bởi sự thống trị của các ngân hàng nhà nước (Batten và Vo, 2016), cũng như các ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao. Chất lượng tín dụng và việc xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng cũng đang trở thành vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cả giới học thuật lẫn giới kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ủng hộ việc áp dụng thí điểm
4

 

 

tiêu chuẩn Basel II cho một số ngân hàng (chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, …) nhằm áp dụng toàn diện Basel II cho cả ngành ngân hàng và xa hơn là tiêu chuẩn Basel III.

Đồng thời các nhà nghiên cứu trên thế giới dường như đã nhận thấy tầm quan trọng rõ rệt của hai yếu tố thanh khoản và VCSH của ngân hàng đối với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Cụ thể như trong nghiên cứu của Kim và Sohn (2017), nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng cả VCSH của ngân hàng và thanh khoản ngân hàng (TKNH) đều có tác động tích cực đến CV của ngân hàng nhưng nghiên cứu cũng tìm thấy rằng ở các ngân hàng có mức thanh khoản tương đối cao, thì sự gia tăng trong VCSH của ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng mở rộng tín dụng đáng kể hơn. Ngược lại, các ngân hàng có mức thanh khoản tương đối thấp thì sự gia tăng VCSH chưa hẳn thúc đẩy các ngân hàng mở rộng tín dụng.

Nhận thấy tầm quang trọng của các yếu tố VCSH và thanh khoản đến tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng, đề tài tiến hành lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu của ngân hàng, thanh khoản và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm các mục tiêu sau:

Mục tiêu thứ nhất: Tìm hiểu ảnh hưởng của VCSH của ngân hàng đến TTTD

của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) tại Việt Nam.

Mục tiêu thứ hai: Tìm hiểu ảnh hưởng của TKNH đến TTTD của các NHTMCP

tại Việt Nam.
5

 

 

Mục tiêu thứ ba: Tìm hiểu ảnh hưởng tương tác giữa VCSH của ngân hàng và

TKNH đến TTTD của các NHTMCP tại Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đã thiết lập như đã được trình bày trong phần trên, đề tài đề xuất một số câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi thứ nhất: VCSH của ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến TTTD của các NHTMCP tại Việt Nam không? Nếu có thì chiều hướng ảnh hưởng là dương hay âm?

Câu hỏi thứ hai: TKNH có ảnh hưởng đáng kể đến TTTD của các NHTMCP tại

Việt Nam không? Nếu có thì chiều hướng ảnh hưởng là dương hay âm?

Câu hỏi thứ ba: TKNH có đóng vai trò quan trọng đối với mối quan hệ giữa VCSH của ngân hàng và TTTD của các NHTMCP tại Việt Nam không? Nếu có thì liệu có tồn tại mức ngưỡng TKNH mà ở đó tạo nên sự khác biệt trong mối tương quan giữa VCSH của ngân hàng và TTTD của các NHTMCP tại Việt Nam?

1.4. Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm 26 NHTMCP trong nước đang kinh doanh tại Việt Nam tính đến cuối năm 2017 và có đầy đủ các dữ liệu cần thiết trong giai đoạn liên tục từ năm 2010 đến năm 2017. Cụ thể, để đạt được mẫu dữ liệu bao gồm 26 NHTMCP trong nước không bị chệch nhiều so với các ngân hàng đang kinh doanh bình thường, luận văn tiến hành loại trừ các ngân hàng không có sẵn dữ liệu liên tục từ năm 2010 – 2017 hoặc các ngân hàng không công bố BCTC trong năm tài chính, các ngân hàng không công bố thuyết minh BCTC, cũng như các NHTMCP gặp nhiều
6

 

 

vấn đề trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (ví dụ: sáp nhập, mua lại, kiểm soát

đặc biệt…).

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm TTTD, VCSH của ngân hàng, TKNH, quy mô (QM) của ngân hàng, rủi ro tín dụng (RRTD), thu nhập ngân hàng, TTKT và lạm phát (LP).

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích ảnh hưởng của VCSH của ngân hàng và TKNH đến TTTD của ngân hàng, đề tài thu thập bộ dữ liệu dạng bảng, trong đó mẫu dữ liệu có 26 NHTMCP đang kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2017, với nguồn trích dẫn cơ sở dữ liệu từ Stoxplus.com. Đồng thời, dựa vào phương pháp tiếp cận của các nghiên cứu trước đây khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa vốn, thanh khoản và TTTD của ngân hàng như Kim và Sohn (2017), đề tài sử dụng phương pháp ước lượng (PPUL) GMM để có thể khắc phục hiện tượng nội sinh khi có biến trễ của biến phụ thuộc có tồn tại trong phương trình nghiên cứu (Kim và Sohn, 2017).

1.6. Kết cấu đề tài

Đề tài bao gồm 05 chương sau: Chương 1. Giới thiệu đề tài
Trong chương này đề tài sẽ đặt vấn đề nghiên cứu mà đề tài đang hướng đến. Từ

đó đề tài xác định các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu để có thể làm rõ được vấn đề nghiên cứu của đề tài. Tiếp theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng được đề tài trình bày trong chương này. Phương pháp nghiên cứu cũng được nêu sơ bộ để người đọc có cái nhìn sơ bộ về mô hình và phương pháp mà đề tài sử dụng.
7

 

 

Chương 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Trong chương này đề tài trình bày sơ lược các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong chương này. Cuối cùng đề tài trình bày các bằng chứng thực nghiệm phân tích về tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng

Đề tài trình bày mô hình nghiên sẽ sử dụng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Hơn thế nữa, mô tả biến và kỳ vọng dấu cũng được trình bày trong chương này. Sau cùng là dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mà đề tài áp dụng trong nghiên cứu này.

Chương 4. Kết quả nghiên cứu

Chương này trình bày mô tả thống kê các biến để người đọc hình dung sơ bộ về mẫu nghiên cứu, đồng thời giá trị bình quân của các biến tăng trưởng tín dụng, thanh khoản và vốn theo từng ngân hàng cũng được trình bày trong phần này. Tiếp theo đề tài tiến hành lập ma trận tương quan nhằm xem mối tương quan giữa các biến độc lập và tăng trưởng tín dụng. Cũng như kiểm tra các vấn đề hồi quy như TTQ, PSTD. Cuối cùng kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương này.

Chương 5. Kết luận và khuyến nghị

Chương này đề tài trình bày sơ lược về kết quả đạt được từ đó đưa ra các hàm ý khuyến nghị dành cho ban điều hành của các ngân hàng nhằm có thể giúp các ngân hàng tăng cho vay nhưng vẫn đảm bảo được các tuân thủ của Ngân hàng nhà nước quy định. Cuối cùng hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo được trình bày trong chương này.
8

 

 

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này trình bày vấn đề nghiên cứu mà đề tài đang hướng đến, cụ thể đề tài phân tích tác động của vốn, thanh khoản đến cho vay của ngân hàng. Từ vấn đề nghiên cứu này, đề tài thiết lập mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu có liên quan. Đồng thời đề tài cũng trình bày sơ lược đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu mà đề tài phân tích. Cũng như phương pháp nghiên cứu mà đề tài lựa chọn là phương pháp ước lượng GMM. Cuối cùng là kết cấu đề tài trình bày trong chương này.
9

 

 

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

 

2.1. Tổng quan các yếu tố quyết định cho vay của ngân hàng

Ngành ngân hàng được xem như là thành phần quan trọng trong hệ thống tài chính của các quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển giống Việt Nam khi mà thị trường chứng khoán chưa thật sự phát triển như các quốc gia khác. Với vai trò như là một trung gian tài chính, các ngân hàng có thể chuyển nguồn vốn từ các đối tượng thặng dư vốn đến các đối tượng có nhu cầu về vốn và chuyển hóa tài sản thanh khoản (TSTK) thành các tài sản kém thanh khoản. Quá trình chuyển hóa này chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố này lần lượt bao gồm các đặc điểm ngân hàng, đặc điểm ngành và đặc điểm kinh tế vĩ mô (Ladime và các cộng sự, 2013). Mặt khác, các yếu tố tác động đến cho vay ngân hàng có thể được phân loại thành các nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng (Malede, 2014; Moussa và Chadia, 2016). Mặt khác, xét ở khía cạnh khác, CV của ngân hàng có thể được phân loại thành các yếu tố phía cung và các yếu tố phía cầu (Pham, 2015), trong đó các yếu tố phía cung có thể được hiểu là các yếu tố đặc điểm ngân hàng, trong khi đó các yếu tố phía cầu thì phụ thuộc vào môi trường kinh tế vĩ mô và độc lập với đặc điểm của ngân hàng. Trong các yếu tố đặc điểm ngân hàng khi xác định CV thì có thể được chia thành các yếu tố: QM ngân hàng, VCSH của ngân hàng, tiền gửi của ngân hàng, TKNH, RRTD và thu nhập. Mặt khác, các yếu tố kinh tế vĩ mô thì có thể bao gồm LS, LP, TTKT.

2.1.1. Vốn chủ sở hữu

VCSH của ngân hàng là nguồn tiền thuộc sở hữu hợp pháp của chủ ngân hàng trong một thời gian dài, chủ yếu bao gồm các khoản vốn ngân hàng được cấp, hoặc được đóng góp bởi những người chủ của ngân hàng khi mới thành lập, cộng với những khoản được trích lập, giữ lại từ lợi nhuận hoạt động.
10

 

 

VCSH của các Ngân hàng thương mại chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn nhưng với tính chất thường xuyên ổn định, VCSH có vai trò cực kỳ quan trọng đối các Ngân hàng. VCSH của ngân hàng là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến cho vay ngân hàng. Theo các nghiên cứu trước đây, một ngân hàng có vốn cao hoặc ngân hàng có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn khác thì sẽ có thể chịu đựng được trường hợp lỗ vốn mà không cần phải giảm tài sản và kết quả là các ngân hàng này sẽ cấp tín dụng nhiều hơn (Berrospide và Edge, 2010). Gambacorta và Marques – Ibanez (2011) cho rằng VCSH của ngân hàng có thể tác động đến cho vay ngân hàng nếu thỏa hai điều kiện:

Các ngân hàng có động cơ để hạn chế sự biến động của tỷ lệ an toàn vốn trong tương lai và giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán. Bởi vì vốn yêu cầu có tương quan với dư nợ cho vay, điều này sẽ làm cho các ngân hàng điều chỉnh cho vay ngay lập tức. Ngược lại, nếu ngân hàng có vốn cao hoặc thậm chí có dư thừa vốn thì sự thua lỗ sẽ có thể dễ dàng hấp thụ mà không cần bất kỳ sự điều chỉnh nào trong danh mục cho vay.

Một thị trường không hoàn hảo với VCSH của ngân hàng bắt buộc phải tồn tại: các ngân hàng không thể dễ dàng phát hành vốn mới do các điểm bất lợi về thuế, vấn đề sự lựa chọn đối nghịch và chi phí đại diện.

Kishan và Opiela (2000) cho rằng hai điều kiện này cần phải thỏa. Tuy nhiên, các tác giả cũng đề cập rằng vốn an toàn tuân theo tiêu chuẩn Basel có thể ràng buộc khả năng ngân hàng mở rộng tín dụng với mức VCSH của ngân hàng. Moussa và Chadia (2016) ủng hộ mối tương quan dương giữa vốn và tăng trưởng cho vay. Do đó, sự gia tăng vốn sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng cho vay. Ladime và các cộng sự (2013) và Pham (2015) tìm thấy kết quả tương tự. Ngược lại, Berrospide và Edge (2010) cũng chỉ tìm thấy tác động nhẹ của vốn đến QM của cho vay. Bridges và các
11

 

 

cộng sự (2014) ủng hộ rằng vốn yêu cầu có thể tác động đến CV với các điều kiện khác nhau. Kosak và các cộng sự (2015) nghiên cứu sau hơn và đánh giá liệu chất lượng của VCSH của ngân hàng có tác động đến cho vay ngân hàng hay không. Các tác giả cho rằng vốn cấp 1 (chẳng hạn như vốn có chất lượng cao) có tác động tích cực đến tăng trưởng cho vay. Hơn thế nữa, vốn cấp 2 cũng có tác động tích cực đến CV nhưng chỉ trong giai đoạn nền kinh tế ổn định, không có các bất ổn xảy ra, ngoài ra, trong thời kỳ khủng hoảng năm 2007 – 2008 thì tác động này không có ý nghĩa thống kê.

2.1.2. Thanh khoản

Tính thanh khoản của Ngân hàng là khả năng đáp ứng những nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm chi như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn…. Tỷ lệ thanh khoản phản ánh mức dự trữ bắt buộc được các Cơ quan thanh tra và giám sát ngân hàng quy định khi yêu cầu các ngân hàng phải nắm giữ mức dự trữ tối thiểu trong bảng cân đối của mình. Theo đó, tỷ lệ thanh khoản thể hiện khả năng hoàn trả các khoản tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng trong tổng số tiền mặt mà ngân hàng đang nắm giữ. Khi tỷ lệ này cao thì hàm ý rằng khi có một sự rút tiền đáng kể từ các khách hàng gửi tiền của ngân hàng thì các ngân hàng vẫn có đủ tiền mặt để đảm bảo nghĩa vụ đã cam kết. Trong trường hợp ngân hàng không đảm bảo đủ việc hoàn tất các nghĩa vụ này thì có thể dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực cho ngân hàng về lâu về dài trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hơn thế nữa, các khoản cho vay được hiểu là các tài sản kém thanh khoản, khi ngân hàng tăng cho vay thì có nghĩa là tăng tài sản kém thanh khoản. Các ngân hàng thường phải đối mặt với rủi ro thanh khoản khi họ không thể chuyển đổi các cổ phiếu hoặc tài sản kém thanh khoản thành tiền mặt mà không bị giảm giá trị của tài sản hoặc giảm thu nhập. Theo Pilbeam (2005), trên thực thế thì có thể thấy rằng lượng thanh khoản mà các ngân hàng nắm giữ thì bị tác động đáng kể bởi nhu cầu cho vay. Nếu nhu cầu cấp tín dụng tương đối thấp thì các ngân hàng có khuynh hướng tăng tỷ trọng TSTK được
12

 

 

nắm giữ, trong khi đó nếu nhu cầu cấp tín dụng tương đối cao thì các ngân hàng có xu hướng giảm tỷ trọng TSTK được nắm giữ thì các khoản cho vay lúc này sẽ mang đến nhiều thu nhập hơn cho ngân hàng. Do đó các ngân hàng thường phải dự trữ lượng tiền mặt, TSTK hợp lý để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng. Cho nên một ngân hàng không đủ khả năng cấp tín dụng khi khả năng thanh toán của họ đang bị suy giảm đáng kể. Theo Mitku (2014), thanh khoản có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với mức độ cho vay của ngân hàng

Qua đây có thể thấy được rằng TKNH sẽ có thể xác định nguồn cung cho vay ngân hàng khi thanh khoản dư thừa có thể khuyến khích các ngân hàng gia tăng QM cho vay (Acharya và Naqvi, 2012). Ehrmann và các cộng sự (2001) cho thấy rằng các ngân hàng ở khu vực Châu Âu phản ứng khác nhau với CSTT với vị thế TKNH là yếu tố quan trọng nhất khi xác định sự khác biệt này. Malede (2016) cũng tìm thấy mối tương quan dương giữa thanh khoản và tăng trưởng cho vay của các ngân hàng.

2.1.3. Quy mô ngân hàng

QM ngân hàng được các nghiên cứu trước đây nhận định đây là yếu tố có tác động đáng kể đến CV của ngân hàng. Đầu tiên, QM ngân hàng có thể phản ánh được QM nền kinh tế trong đó ngân hàng có QM lớn dường như nhận được nhiều lợi ích từ QM nền kinh tế do sự sụt giảm trong chi phí sản xuất và thu thập thông tin. Bên cạnh đó, các ngân hàng có QM lớn dường như có khả năng đa dạng hóa nhiều hơn (Moussa và Chadia, 2016). Peek và Rosengren (1995) tìm thấy rằng các ngân hàng có QM nhỏ dường như cấp tín dụng nhiều hơn so với các ngân hàng có QM lớn. Tuy nhiên, Cole và các cộng sự (2004) lập luận rằng quyết định cấp tín dụng này của các ngân hàng QM nhỏ dường như có mức rủi ro cao hơn. Nhưng ngân hàng có QM nhỏ dường như có lợi thế trong việc đánh giá các khoản tín dụng do sử dụng các thông tin mềm (soft information) (Carter và các cộng sự, 2004). Mặt khác, các ngân hàng có QM lớn cũng

ThS02.205_Mối quan hệ giữa vốn, tính thanh khoản và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS02.205_Mối quan hệ giữa vốn, tính thanh khoản và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Mối quan hệ giữa vốn, tính thanh khoản và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam