Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Mối quan hệ giữa FDI, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn 1986 – 2018

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng): Mối quan hệ giữa FDI, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn 1986 – 2018

Mã: ThS02.166 Danh mục: , Thẻ: , , , , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: Tài chính - Ngân hàngNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Định dạng file: pdfTên tác giả: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Số trang: 70

Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng): Mối quan hệ giữa FDI, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn 1986 – 2018 (ThS02.166)

Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1986 -2018. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu vĩ mô hằng năm của Việt Nam gồm các biến GDP thực bình quân đầu người, dòng vốn FDI ròng (net FDI inflows), nhập khẩu và tổng dân số. Để kiểm chứng sự hiện diện của quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa các biến số, nghiên cứu sử dụng khuôn khổ ARDL đồng liên kết của Pesaran và cộng sự (2001).

Kết quả khám phá mối quan hệ dài hạn giữa FDI, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó bằng chứng thực nghiệm còn tiết lộ mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa FDI và tăng trưởng. Cuối cùng, nghiên cứu còn làm sáng tỏ các cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và 2008 chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế VN trong ngắn hạn thay vì dài hạn. Đó là lý do giải thích vì sao VN hồi phục nhanh chóng sau các cuộc khủng hoảng.

Từ khóa: FDI, nhập khẩu, dân số, tăng trưởng kinh tế, ARDL, Kiểm định Granger.

ABSTRACT

The main objective of this research is to assess the relationship between FDI and economic growth in Vietnam during 1986-2018. The research uses Vietnam’s annual macro data including real GDP per capita, net FDI inflows, imports and total population. To verify the presence of long-term co-association between variables, the research uses Pesaran’s co-linked ARDL framework (2001).

The result explores the long-term relationship between FDI, imports and economic growth in Vietnam. In addition, empirical evidence also reveals a significant negative relationship between FDI and growth. Finally, the study also clarified the financial crises of 1997 and 2008 affecting the Vietnamese economy in the short term instead of the long term. That is why Vietnam recovered quickly after the crises.

Keywords: FDI, imports, population, economic growth, ARDL, Granger Test.

ThS02.166_Mối quan hệ giữa FDI, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn 1986 – 2018

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................9 1.1. Giới thiệu chủ đề nghiên cứu .................................................................................................. 9 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 11 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 12 1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 13 1.5. Kết cấu nghiên cứu................................................................................................................ 13 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT ..............................................................................15 2.1. Các lý thuyết nền tảng về tăng trưởng kinh tế với FDI và nhập khẩu................................... 15 2.1.1. FDI và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................. 15 2.1.2. Nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế .................................................................................. 17 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan................................................................................. 19 2.2.1. Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế ..................................................................... 19 2.2.2. Tác động của nhập khẩu lên tăng trưởng kinh tế ........................................................... 21 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................26 3.1. Dữ liệu và mô hình nghiên cứu............................................................................................. 26 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................................... 26 3.1.2. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................................... 27 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 27 3.2.1. Phương pháp ARDL....................................................................................................... 27 3.2.2. Kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto (TY) .................................................................. 31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................33 4.1. Thống kê mô tả ..................................................................................................................... 33 4.2. Kiểm định tính dừng ............................................................................................................. 34 4.2. Kết quả hồi quy ARDL ......................................................................................................... 36 4.2.1. Xác định độ trễ tối ưu..................................................................................................... 36 4.2.2. Kiểm định đồng liên kết................................................................................................. 40 4.2.3. Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................................... 40 4.3. Kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto .................................................................................. 43 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................................45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ARDL: Autoregressive Distributed Lag - Mô hình phân phối trễ tự hồi quy EG : Economic Growth - Tăng trưởng kinh tế. FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội. IM : Import - Nhập khẩu. MNC : Multinational corporation - Công ty đa quốc gia. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Định nghĩa các biến nghiên cứu. .................................................... 27 Bảng 4.1: Thống kê mô tả. .............................................................................. 33 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng. ......................................................... 35 Bảng 4.3: Kết quả lựa chọn độ trễ tối đa......................................................... 36 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình ARDL..................................................... 38 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto............................... 34 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Xu hướng các biến nghiên cứu........................................................ 33 Hình 4.2: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình ARDL........................ 33 TÓM TẮT Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1986 -2018. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu vĩ mô hằng năm của Việt Nam gồm các biến GDP thực bình quân đầu người, dòng vốn FDI ròng (net FDI inflows), nhập khẩu và tổng dân số. Để kiểm chứng sự hiện diện của quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa các biến số, nghiên cứu sử dụng khuôn khổ ARDL đồng liên kết của Pesaran và cộng sự (2001). Kết quả khám phá mối quan hệ dài hạn giữa FDI, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó bằng chứng thực nghiệm còn tiết lộ mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa FDI và tăng trưởng. Cuối cùng, nghiên cứu còn làm sáng tỏ các cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và 2008 chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế VN trong ngắn hạn thay vì dài hạn. Đó là lý do giải thích vì sao VN hồi phục nhanh chóng sau các cuộc khủng hoảng. Từ khóa: FDI, nhập khẩu, dân số, tăng trưởng kinh tế, ARDL, Kiểm định Granger. ABSTRACT The main objective of this research is to assess the relationship between FDI and economic growth in Vietnam during 1986-2018. The research uses Vietnam's annual macro data including real GDP per capita, net FDI inflows, imports and total population. To verify the presence of long-term co-association between variables, the research uses Pesaran's co-linked ARDL framework (2001). The result explores the long-term relationship between FDI, imports and economic growth in Vietnam. In addition, empirical evidence also reveals a significant negative relationship between FDI and growth. Finally, the study also clarified the financial crises of 1997 and 2008 affecting the Vietnamese economy in the short term instead of the long term. That is why Vietnam recovered quickly after the crises. Keywords: FDI, imports, population, economic growth, ARDL, Granger Test. 9 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu chủ đề nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thương mại được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thương mại thúc đẩy tích lũy vốn, nguồn nhân lực và khả năng chuyển giao công nghệ, do đó, làm tăng năng suất của một quốc gia (Frankel và Romer, 1999). Điều này diễn ra khi các nhà nhập khẩu mang các công nghệ mới vào trong nước, giúp tăng tốc nghiên cứu và phát triển (R&D). Nói cách khác, nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch tán công nghệ (Coe và cộng sự, 1995, Keller và Yeaple, 2003). Sau đó, hàng hóa được sản xuất trong nước sẽ mang tính cạnh tranh cao, tạo động lực cho xuất khẩu và từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, mở cửa thương mại dẫn đến sự thay đổi của dòng vốn FDI, vì các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách tăng lợi thế cạnh tranh thông qua việc phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả, trong khi các quốc gia tiếp nhận (host country) cũng được hưởng lợi từ tác động trực tiếp và gián tiếp của FDI (De Mello, 1999). Một số trường hợp hỗ trợ mối liên kết giữa FDI, thương mại và tăng trưởng. Ví dụ, các công ty Hàn Quốc giúp thay da đổi thịt ngành dệt may ở Bangladesh, từ tỷ lệ không đáng kể trở thành ngành xuất khẩu chủ lực (Aitken và cộng sự, 1997); ở Trung Quốc, kể từ khi chính sách thương mại được cải thiện, tăng trưởng kinh tế có sự phát triển nhanh chóng, liên quan đến sự hiện diện của đầu tư nước ngoài (Zhao và Du, 2007); ở Ấn Độ, các công ty công nghệ Mỹ vào cuối những năm 1980 giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm (UNCTAD, 1999). Từ những năm 1980, hầu hết các quốc gia sửa đổi các quy định, từ thắt chặt sang mở rộng các khuôn khổ mới, nhằm thu hút dòng vốn FDI; đặc biệt từ năm 1991 đến 1997, 94% trong số này hướng tới việc tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho FDI (UNCTAD, 1999). Sau nhiều thập kỷ xung đột quân sự và trì trệ kinh tế, Việt Nam bắt đầu quá trình phục hồi kinh tế, bằng cách chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung 10 sang nền kinh tế thị trường, với sự ra đời của chính sách Đổi Mới vào năm 1986. Sau đó, quốc gia này ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư đầu tiên vào tháng 12/1987, Việt Nam thường xuyên sửa đổi các luật điều chỉnh Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhằm tạo môi trường hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương được ký kết, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại. Đặc biệt, trở thành thành viên của tổ chức WTO vào tháng 1/2007 là một cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình hội nhập toàn cầu của Việt Nam. Do các chính sách mở cửa, tỷ trọng của FDI và xuất khẩu trong GDP đã tăng đáng kể. Năm 1986, FDI và xuất khẩu chỉ chiếm 0% và 6,6% GDP; nhưng năm 2018, tỷ lệ tương ứng của FDI và xuất khẩu tăng lên 6,3% và 105,8%. Tuy nhiên, việc khẳng định sự phụ thuộc của Việt Nam vào thương mại và FDI là tốt hay không tốt cho tăng trưởng kinh tế hiện vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Iamsiraroj và Ulubaşoğlu (2015) chỉ ra, 17% trong số 108 nghiên cứu về mối quan hệ FDI–kinh tế được công bố, kết luận rằng FDI có tác động ngược chiều đáng kể lên tăng trưởng kinh tế. Có một số lý do giải thích tại sao kết quả của những nghiên cứu này không đồng nhất. Thứ nhất, mẫu hình tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó cô lập trong khi chính vốn FDI ảnh hưởng đến chúng. Do đó, xu hướng tác động là không rõ ràng (UNCTAD, 1999). Thứ hai, một số yếu tố như cạnh tranh, chất lượng lao động hoặc mức năng suất trong nước có thể vô hiệu hóa sự lan tỏa của FDI. Wang và Blomström (1992) lập luận rằng nếu hiệu suất của các công ty ở quốc gia tiếp nhận là thấp, khả năng chuyển giao công nghệ sẽ không hiệu quả. Aitken và Harrison (1999) cho rằng các công ty đa quốc gia có chi phí biên thấp vì lợi thế sản xuất chuyên biệt, cho phép họ thu hút tiêu dùng trong nước. Do đó, các doanh nghiệp trong nước phải cắt giảm sản xuất và tăng đường chi phí trung bình. Lipsey và Sjöholm (2005) cho rằng nếu sở hữu nội địa trong các ngành quá nhỏ hoặc các công ty địa phương không thể học hỏi từ các công ty nước ngoài, thì các công ty nước ngoài sẽ lấn áp các công ty địa phương thông qua cạnh tranh. Một 11 lý do khác cho hiệu ứng lấn áp (crowding out effect) là các công ty đa quốc gia thu hút nguồn lực khan hiếm, ví dụ, lao động có kỹ năng hơn so với các công ty trong nước (Herzer, 2012). Görg và Greenaway (2004) cho rằng các doanh nghiệp FDI có xu hướng bảo vệ bí quyết sản xuất trước các doanh nghiệp trong nước; do đó, sự lan tỏa bị vô hiệu hóa và rất khó cho các doanh nghiệp trong nước sử dụng trình độ công nghệ thấp hoặc lao động không có kỹ năng để học hỏi từ các công ty đa quốc gia. Benhabib và Spiegel (1994) khẳng định hiệu quả của đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực ở các quốc gia tiếp nhận. Borensztein và cộng sự (1998) cho rằng trừ khi các quốc gia tiếp nhận có mức vốn nhân lực đủ cao để hấp thụ công nghệ mới, nếu không vốn FDI sẽ không hiệu quả. Alfaro và cộng sự (2004) thấy rằng một quốc gia có thị trường tài chính càng phát triển thì FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung càng nhiều. Chẳng hạn, Việt Nam đã nhận được vốn FDI từ Nhật Bản vào năm 1988 và đến cuối năm 2015, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam (GSO, 1996 và 2015). Tuy nhiên, 38% và 65,2% doanh nghiệp Nhật Bản coi chất lượng nguồn nhân lực và khả năng cung cấp nguyên liệu của các nhà cung cấp địa phương là những vấn đề lớn trong quản lý doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JETRO, 2016). Thực tế là sự thiếu hụt lao động lành nghề và lỗ hổng công nghệ cản trở sự lan tỏa đã được chỉ ra bởi Nguyen và cộng sự (2006) trong trường hợp của Việt Nam. Những kết quả này cho thấy khi thương mại được mở rộng, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế thông qua khuếch tán công nghệ hoặc vốn nhân lực là không rõ ràng. Các lập luận trên dường như ủng hộ quan điểm rằng, hiệu ứng của FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam là không thống nhất, cần có các nghiên cứu thực nghiệm sâu rộng hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tự do hóa thương mại tại Việt Nam. Nếu tồn tại mối liên kết cùng chiều giữa FDI và tăng trưởng GDP, chính phủ nên tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến khích nhằm thu hút vốn FDI như đã làm, và ngược lại. 12 Ngoài ra, với tầm quan trọng của thương mại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu còn kiểm chứng xem liệu nhập khẩu có phải là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hay không. Cuối cùng, với giai đoạn nghiên cứu từ năm 1986 (đánh dấu cột mốc công cuộc Đổi Mới) đến năm 2018, Việt Nam đã trải qua 2 cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới, đó là cuộc khủng hoảng châu Á 1997 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008–2009. Do đó, tác giả thiết lập khuôn khổ mô hình nắm bắt tác động từ 2 cuộc khủng hoảng trên, cũng như sự tương tác của FDI với khủng hoảng kinh tế lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Đây là điều mà hầu hết các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đề ra, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau đây: (1) Mối quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, FDI, nhập khẩu có tồn tại hay không? (2) Nếu mối quan hệ đồng liên kết tồn tại, FDI có tác động thúc đẩy (quan hệ cùng chiều) hay kìm hãm (quan hệ ngược chiều) với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam? (3) Nếu mối quan hệ đồng liên kết tồn tại, nhập khẩu có quan hệ cùng chiều hay ngược chiều với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam? (4) Hai cuộc khủng hoảng châu Á 1997 và khủng hoảng tài chính 2008–2009 có tác động nào lên nền kinh tế Việt Nam hay không? (5) Nếu mối quan hệ đồng liên kết tồn tại, hướng nhân quả giữa các biến như thế nào? 13 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời 4 câu hỏi đầu tiên, tức kiểm chứng sự tồn tại của quan hệ đồng liên kết giữa các biến, nghiên cứu sử dụng kiểm định đường bao (bound test) trong khuôn khổ tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) của Pesaran và cộng sự (2001). Phương pháp ARDL có nhiều ưu điểm khi so sánh với các phương pháp kiểm định đồng liên kết trước đây. Một ưu điểm nổi bật của phương pháp ARDL, đó là áp dụng được cho cả các biến I(0), I(1) hay hỗn hợp giữa chúng (Pesaran và Shin, 1998); đây chính là bối cảnh của nghiên cứu này. Khuôn khổ nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1986–20181 được thu thập từ nguồn Ngân hàng Thế giới (WB), kết hợp các biến GDP bình quân đầu người, dòng vốn FDI ròng, nhập khẩu và dân số. Cuối cùng, nhằm trả lời câu hỏi thứ 5, nghiên cứu thực hiện kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto (1995). 1.5. Kết cấu nghiên cứu Nội dung chính của đề tài gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Mục tiêu của phần này nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về toàn bộ công trình nghiên cứu thông qua việc trình bãy rõ động cơ nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. Chương 2: Khung lý thuyết Trình bày sơ lược về lý thuyết về mối quan hệ của FDI, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế để làm tiền đề, nền tảng lý thuyết cho bài nghiên cứu. Bên cạnh đó, 1 Việc giai đoạn nghiên cứu xuất phát từ năm 1986 bắt nguồn từ việc dữ liệu dòng vốn FDI ròng mang dấu âm trước năm 1986; do đó, không thể chuyển về dạng logarite cho mục đích phân tích thực nghiệm. Tại thời điểm tháng 5/2020, nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cung cấp dữ liệu vĩ mô của Việt Nam đến tối đa năm 2018. 14 chương này còn tóm lược lại các kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên quan khác nhằm củng cố và phát triển hướng nghiên cứu. Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Mô tả về mẫu dự liệu và các biến trong mô hình nghiên cứu đồng thời cũng nêu lên trình tự xây dựng mô hình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này sẽ giải thích và phân tích chi tiết về kết quả thực nghiệm. Thảo luận và đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Chương 5: Kết luận Tổng hợp các vấn đề nghiên cứu và những thảo luận đã được trình bày từ đó đưa ra những đóng góp, gợi ý chính sách và những mặt hạn chế, hướng phát triển của đề tài. 15 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT 2.1. Các lý thuyết nền tảng về tăng trưởng kinh tế với FDI và nhập khẩu 2.1.1. FDI và tăng trưởng kinh tế Có một lượng lớn tài liệu phân tích mối liên kết hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và FDI. Liệu FDI là một yếu tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, vẫn còn được tranh luận giữa các nhà kinh tế. Trên thực tế, vai trò của FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được nhìn nhận từ các lý thuyết tăng trưởng kinh tế khác nhau. Lý thuyết tân cổ điển (neoclassical theory) về tăng trưởng kinh tế tìm cách đưa ra lời giải thích về hệ quả cũng như nguyên nhân của sự hiện diện của FDI ở các quốc gia đang phát triển. Trong các lý thuyết tân cổ điển, dòng vốn FDI là một giải pháp để lấp đầy lỗ hổng tiết kiệm–đầu tư, chênh lệch tỷ giá hối đoái và lỗ hổng tài khóa ở các quốc gia đang phát triển. Rostow (1956, 1971) phát triển mô hình tăng trưởng kinh tế theo giai đoạn nhằm giải thích sự hiện diện của dòng vốn FDI trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Trong mô hình, dòng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển được xem là cách giúp đáp ứng các yêu cầu về vốn cũng như chuyển giao các công nghệ mới trong các nền kinh tế chuyển đổi. Solow (1956) phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mới, và cho thấy kết quả tăng trưởng sản lượng từ các yếu tố như tăng chất lượng và số lượng lao động thông qua tăng trưởng dân số và giáo dục, tăng vốn thông qua vốn nước ngoài và tiến bộ trong công nghệ. Ngược lại, trong các lý thuyết tăng trưởng nội sinh (endogenous growth theory), tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế được giải thích thông qua các ngoại tác tri thức (knowledge externality) và sự tồn tại của nguồn nhân lực ở các quốc gia tiếp nhận đang phát triển. Để giải thích vai trò của FDI lên tăng trưởng dài hạn của các nước tiếp nhận, Lucas (1988, 1990), Romer (1986, 1987) và Mankiw và cộng sự (1992) sửa đổi mô hình tăng trưởng tân cổ điển, đặc biệt là mô hình tăng 16 trưởng Solow, bằng cách đưa vào các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng gồm nguồn nhân lực cũng như vốn vật chất để giải thích sự hiện diện của FDI ở các quốc gia đang phát triển. Balasubramanyam và cộng sự (1996) chỉ ra nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng được xác định bởi lý thuyết tăng trưởng mới có thể được khởi xướng và củng cố nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua FDI. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả thấy rằng FDI là công cụ chính để thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc học qua hành (learning by doing) và lan tỏa kiến thức. Blomstrom và Kokko (1998) lập luận rằng các tập đoàn đa quốc gia (MNC) mang các công nghệ hiện đại vào các nước tiếp nước nhằm cạnh tranh thành công với các MNC và doanh nghiệp địa phương khác. Điều này buộc các công ty địa phương phải tìm kiếm, cũng như mô phỏng các công nghệ mới và hiệu quả hơn. Vai trò của FDI trong việc thúc đẩy nguồn nhân lực ở các quốc gia đang phát triển được hiểu rõ hơn trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Theo lý thuyết này, FDI đóng góp đáng kể vào vốn nhân lực như kỹ năng quản lý và nghiên cứu và phát triển (R&D). Các MNC có thể có tác động tích cực đến nguồn nhân lực ở các nước tiếp nhận thông qua các khóa đào tạo cho các công ty con (chi nhánh). Các khóa đào tạo ảnh hưởng đến hầu hết các cấp độ nhân viên từ những người có kỹ năng đơn giản đến những người sở hữu kỹ năng quản lý và kỹ thuật tiên tiến. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển được tài trợ bởi các MNC cũng đóng góp vào vốn nhân lực ở các nước tiếp nhận, và do đó, cho phép các nền kinh tế này phát triển lâu dài (Balasubramanyam và cộng sự, 1996; Blomstrom và Kokko, 1998). Mặt khác, lý thuyết chiết trung của FDI (eclectic theory), được phát triển bởi Dunning (1979, 1980, 1985, 1988 và 1993), cung cấp công cụ thay thế để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên lợi thế về vị trí, nhiều nghiên cứu thực nghiệm phát hiện rằng tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định quan trọng của FDI. Chakrabarti (2001), Asiedu (2002) và Zhao (2003) chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế cao hơn dẫn đến dòng vốn FDI lớn hơn vì đây là thước đo sức hấp dẫn của các nước tiếp nhận. Moore (1993), Lucas (1993), và Cernat và Vranceanu (2002) lập luận rằng khi tăng trưởng kinh tế tăng lên, dòng vốn FDI vào nước tiếp nhận có xu hướng được khuyến khích. 17 2.1.2. Nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế Từ quan điểm lý thuyết, không giống như mối quan hệ xuất khẩu–tăng trưởng, mối quan hệ giữa nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng vì chủ yếu, nhập khẩu ở mức độ lớn được coi là sự rò rỉ của dòng tuần hoàn thu nhập quốc dân, tức là hầu hết chi tiêu nhập khẩu (import expenditure) làm giảm nguồn thu nhập quốc gia (Grossman và Helpman, 1991). Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường đồng ý rằng tác động của nhập khẩu lên GDP bắt nguồn từ thực tế là nhập khẩu cho phép một quốc gia có được các yếu tố sản xuất mà họ không thể tự sản xuất được, do không có công nghệ, nhân lực, kỹ năng cần thiết, v.v. Phân tích tác động của nhập khẩu lên tăng trưởng kinh tế giúp mở khóa các câu trả lời cho câu hỏi liệu thương mại quốc tế về kiến thức công nghệ có thúc đẩy sản lượng quốc gia cao hơn hay không. Nhập khẩu được coi là kênh khuếch tán phổ biến trong thương mại vốn và công nghệ quốc tế; bởi vì không chỉ việc nhập khẩu chuyên môn kỹ thuật nước ngoài có tiềm năng làm tăng mức sản xuất trong nước, mà còn bởi nhập khẩu là một đại diện mạnh mẽ cho tương tác kinh tế giữa các công dân của một nước và các đối tác nước ngoài của họ (Ram, 1990). Cùng với phân tích trên, Coe và cộng sự (1997) quan sát một số kênh thông qua đó nhập khẩu tác động lên tăng trưởng GDP. Đầu tiên, các tác giả lưu ý rằng việc nhập khẩu hàng hóa vốn trung gian có thể làm tăng mức độ dung lượng vốn sản xuất của một quốc gia, mà cuối cùng sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, nhập khẩu làm tăng mức GDP bằng cách cho phép các quốc gia có chuyên môn kỹ thuật thấp (bên trong biên giới công nghệ) như các quốc gia đang phát triển, thích nghi và áp dụng các phát minh công nghệ tiên tiến từ những quốc gia có bí quyết kỹ thuật cao hơn (ví dụ các quốc gia phát triển). Thứ ba, nhập khẩu hoặc thương mại quốc tế mang lại cơ hội học hỏi các phương pháp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn cho các quốc gia, có ảnh hưởng lớn đến năng suất và tăng mức thu nhập quốc dân. Đi đôi với điều này là thực tế, hàng hóa nhập khẩu có thể cải thiện chất lượng của các công nghệ bản địa hoặc trong nước thông qua việc tạo ra sự cạnh tranh buộc các ngành công nghiệp trong nước phải cải thiện kỹ thuật 18 sản xuất. Sự cải thiện chất lượng sản xuất trong nước giúp cải thiện năng suất và do đó, dẫn đến tăng mức sản lượng quốc gia. Mức độ của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu chủ yếu được quyết định bởi cả lực lượng kinh tế (economic force) và phi kinh tế (non-economic force). Các lực lượng kinh tế bao gồm mức độ hoạt động kinh tế, tỷ giá hối đoái, yếu tố tương đối và giá sản phẩm, mức lương và cả điều kiện kinh tế trong và ngoài nước; trong khi môi trường chính trị bên trong và bên ngoài sẽ bao gồm một số yếu tố phi kinh tế quyết định mức độ nhập khẩu. Theo Rivera-Batiz (1985), sự gia tăng mức độ của cả hoạt động kinh tế trong và ngoài nước kích thích nhu cầu nhập khẩu, vì với thu nhập thực tăng lên, nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Nhu cầu tiêu dùng cao làm tăng mức độ tổng cầu của nền kinh tế và do đó, đến lượt tăng trưởng kinh tế. Điều này tạo thành mối liên kết trực tiếp giữa nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế. Một cái nhìn rõ ràng hơn về mối quan hệ nhập khẩu–tăng trưởng kinh tế được cung cấp bởi các mô hình tăng trưởng nội sinh, coi sự tăng trưởng xảy ra từ các yếu tố nội bộ. Theo Grossman và Helpman (1991), các mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng nhập khẩu cung cấp một hành lang quan trọng để phổ biến các công nghệ, vốn và kiến thức tiên tiến từ bên ngoài vào nền kinh tế trong nước, từ đó cải thiện năng suất dẫn đến tăng trưởng sản lượng. Những hàng hóa nhập khẩu giúp tăng năng suất này chủ yếu bao gồm hàng hóa vốn trung gian như nhà máy và máy móc, và thậm chí cả kỹ năng công nghệ, làm tăng mức độ hiệu quả và năng suất của người lao động trong nước (Thangavelu và Rajaguru, 2004). Serletis (1992) lập luận rằng tác động của nhập khẩu lên tăng trưởng GDP sẽ rõ rệt hơn nếu nền tảng công nghiệp trong nước chú trọng các nhà máy sản xuất định hướng xuất khẩu. Thêm vào đó, sự hiện diện của dự trữ ngoại hối đầy đủ trong nền kinh tế đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế bằng cách cho phép nhập khẩu các mặt hàng vốn thiết yếu có tiềm năng mở rộng khả năng sản xuất của quốc gia. Cũng cần lưu ý rằng vì nhập khẩu làm tăng sự đa dạng của hàng hóa trong nền kinh tế, do đó, khuyến khích hiệu quả kinh tế cho cả người sản xuất và người tiêu dùng vì quyết 19 định tiêu dùng và sản xuất của họ dựa trên việc giảm thiểu chi phí và tối đa hóa sự hài lòng và lợi nhuận. Với hiệu quả này, chuyên môn hóa sẽ theo đó, dẫn đến tăng sản lượng quốc gia và giảm mức giá tổng (tức là giảm lạm phát) (Carbaugh, 2003). 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan 2.2.1. Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế Ý tưởng FDI đóng vai trò tích cực trong tăng trưởng kinh tế (gọi tắt là EG– economic growth) của một quốc gia thực sự được phát triển từ mô hình tăng trưởng Keynesian Harrod-Domar giản đơn và sau đó mở rộng thành các mô hình hai khoảng cách (two-gap model) khác nhau của Chenery và Allen (1966). Các lý thuyết tăng trưởng Harrod-Domar ở các nền kinh tế tiên tiến có liên quan đến hàm tiết kiệm, đầu tư tự định (autonomous investment) và được kích thích (induced investment). Feldstein (1983) áp dụng OLS để điều tra mối quan hệ giữa tiết kiệm trong nước và dòng vốn nước ngoài ở 17 quốc gia trong giai đoạn 1960–1979. Các kết quả cho thấy sự gia tăng nhất quán trong tiết kiệm trong nước dẫn đến sự gia tăng đồng thời tỷ lệ đầu tư trong nước. Sử dụng hồi quy OLS cho Nigeria trong giai đoạn 1970–2000, Osaghale và Amonhienan (1987) nhận thấy rằng FDI có liên quan cùng chiều đến EG. Fatehi và Safzadeh (1994) áp dụng nhiều phân tích để xem xét mối quan hệ giữa thay đổi chính trị và xã hội của FDI tại 15 quốc gia kém phát triển (LDC–less developed country), trong giai đoạn 1950–1982. Kết quả thực nghiệm cho thấy cơ chế chính trị không ổn định tạo ra các hoạt động FDI không ổn định. Bosworth và Collins (1999) kiểm tra trải nghiệm tăng trưởng của 88 nền kinh tế công nghiệp và kém phát triển trong giai đoạn 1960–1992 bằng phương pháp hồi quy. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy sự gia tăng các yếu tố năng suất tổng thể là nhỏ trong nhóm LDC và sự tích lũy vốn vật chất và nhân lực cho phần lớn tăng trưởng trên mỗi lao động. Balasubramanyam và cộng sự (1996) sử dụng dữ liệu chéo của 46 20 quốc gia LDC nhằm kiểm chứng mối quan hệ giữa FDI và EG, và cho thấy hiệu ứng tăng trưởng của FDI là dương đối với nước thúc đẩy xuất khẩu và âm trong các nền kinh tế thay thế nhập khẩu. Một hỗ trợ nữa là nghiên cứu của Borensztein và cộng sự (1998) dựa trên 69 nền kinh tế đang phát triển, xem xét vai trò của FDI trong quá trình khuếch tán công nghệ lên EG. Nghiên cứu kết luận rằng FDI có tác động tích cực đến EG, đặc biệt là khi nền kinh tế đó vượt qua một mức ngưỡng nhất định của nguồn nhân lực. Mặt khác, kết quả trái ngược của Kentor (1998) bác bỏ tính hiệu quả tích cực của FDI; nghiên cứu cho 46 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1970–1985, thấy rằng vai trò của FDI đối với EG là tiêu cực. Choe (2003) áp dụng kiểm định quan hệ nhân quả dựa trên dữ liệu giai đoạn 1971–1995 của 80 quốc gia phát triển và đang phát triển, để xác định mối quan hệ nhân quả giữa FDI và EG. Các phát hiện cho thấy FDI tác động nhân quả Granger lên EG. Bayer và Ozturk (2016) kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và vốn FDI ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1974–2015, sử dụng kiểm định nhân quả bootstrap Granger; nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ một chiều từ phát triển khu vực tài chính sang dòng vốn FDI. Sunde (2017) điều tra tác động của FDI lên EG ở Nam Phi, áp dụng kỹ thuật ước tính đường bao (bound estimation technique) cho mẫu dữ liệu trong giai đoạn 1990–2014. Các phát hiện cho thấy cả vốn FDI và xuất khẩu đều dẫn đến EG. Ngoài ra, nghiên cứu khác của Abdul và cộng sự (2017) sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) với mẫu giai đoạn 1970–2013 để điều tra tác động của FDI đến EG ở Singapore. Độ co giãn dài hạn ước tính chỉ ra vốn FDI dẫn đến EG cao hơn ở Singapore. Các tác giả áp dụng các phương pháp thực nghiệm đa dạng từ hồi quy OLS đến 2SLS, GMM và ECM. Ngược lại, Agosin và Machado (2005) sử dụng phương pháp GMM cho 12 quốc gia trong giai đoạn 1971–2000, điều tra tác động của FDI đến EG và phát hiện mối quan hệ ngược chiều. Các nghiên cứu khác tìm thấy mối quan hệ ngược chiều có thể kể ra như Adams (2009) cho 42 quốc gia LDC trong giai đoạn 1990–2003, sử dụng hồi quy OLS; và Jilenga và cộng sự (2016) cho Tanzania với dữ liệu kéo dài 21 từ 1971–2011, áp dụng mô hình ARDL và phương pháp kiểm định đường bao. Các nghiên cứu khác bao gồm Feeny và cộng sự (2014), áp dụng phương pháp OLS và GMM, cho dữ liệu quần đảo Đảo Thái Bình Dương trong giai đoạn 1971–2010, điều tra mối quan hệ giữa FDI và EG, và tìm thấy tác động yếu, không đánh kể; Acaravci và Ozturk (2012) sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết ARDL cho 10 quốc gia OECD với dữ liệu thuộc giai đoạn 1994–2008, và tìm thấy kết quả hiệu ứng FDI hỗn hợp; Schnider (2005) cho 47 quốc gia 1970–1990, sử dụng hồi quy OLS và Jyun (2008) cho 62 quốc gia 1975–2000, sử dụng kỹ thuật hồi quy ngưỡng, đều tìm thấy kết quả mơ hồ giữa FDI và EG. Các nghiên cứu về tác động của FDI lên EG được tác giả tổng hợp tại Bảng 2.1. 2.2.2. Tác động của nhập khẩu lên tăng trưởng kinh tế Một trong những nghiên cứu nhằm thiết lập giả thuyết nhập khẩu–tăng trưởng (ILG) cho Thổ Nhĩ Kỳ, Kotan và Saygili (1999) ước tính hàm cầu nhập khẩu bằng cách sử dụng hai kỹ thuật hồi quy, bình phương tối thiểu (OLS) và hợp lý cực đại (ML). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus), nhập khẩu có tác động tích cực và đáng kể đến mức thu nhập quốc dân và do đó tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đồng quan điểm này, một khảo sát lịch sử (historical survey) được thực hiện ở Ấn Độ bởi Dutta và Ahmed (2004), với mục đích kiểm tra các mô hình hành vi của mức tổng nhập khẩu để xem tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn từ năm 1971 đến năm 1995. Phân tích được thực hiện bằng sử các kỹ thuật kinh tế lượng tiên tiến với mục đích thiết lập mối quan hệ nhập khẩu–tăng trưởng cho Ấn Độ. Tuy nhiên, điều nổi lên từ nghiên cứu này là chính mức GDP thực quyết định cầu nhập khẩu chứ không phải điều ngược lại. Nghiên cứu của Humepage (2004) cũng cho thấy nhập khẩu có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến mức độ tăng trưởng kinh tế ở Mỹ. Tuy nhiên, nghiên cứu thất bại trong việc thiết lập bản chất chính xác hướng nhân quả của mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng GDP. Trên thực tế, điểm nổi bật từ kết quả nghiên cứu là các hướng nhân quả giữa hai biến chủ yếu xảy ra từ phía thu nhập (tăng trưởng kinh 22 tế) sang nhập khẩu chứ không phải ngược lại. Hơn nữa, Baharumshah và Rashid (1999) trong nghiên cứu liên quan ở Malaysia, kết hợp xuất khẩu như một đầu vào bổ sung, và thấy rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều ổn định giữa xuất khẩu và nhập khẩu với mức tăng trưởng sản lượng quốc gia trong dài hạn. Thực tế nghiên cứu cho thấy nhập khẩu máy móc công nghệ và chuyên môn nước ngoài là yếu tố quyết định quan trọng của tăng trưởng dài hạn trong nền kinh tế Malaysia, vốn đang bùng nổ và tăng trưởng mạnh mẽ. Sử dụng các mô hình vectơ tự hồi quy (VAR), Awokuse (2007) cố gắng tìm bằng chứng thực nghiệm để hỗ trợ tác động tích cực của xuất khẩu và nhập khẩu lên tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia Đông Âu gồm Cộng hòa Séc, Bulgaria và Ba Lan. Trong nghiên cứu này, thông qua mô hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển, các tác giả thấy rằng, không giống như các nghiên cứu trước đó bỏ qua biến xuất khẩu trong các phân tích, việc đưa vào biến này đưa ra dự đoán chính xác và thực tế hơn. Nhập khẩu được tìm thấy có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Ở Bồ Đào Nha, Ramos (2001) tìm cách vén màn mối quan hệ nhập khẩu–tăng trưởng trong giai đoạn từ 1865–1998, bằng cách sử dụng các kiểm định nhân quả Granger và thêm xuất khẩu làm biến hồi quy trong mô hình của mình. Mặc dù, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy tác động tích cực của xuất khẩu và nhập khẩu lên tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu cũng bác bỏ giả thuyết không của mối quan hệ một chiều giữa các biến số, đó là nhập khẩu và xuất khẩu quyết định tăng trưởng kinh tế chứ không phải ngược lại. Do đó, kết luận đưa ra là mối quan hệ hai chiều giữa các biến số, tức là nhập khẩu kéo theo tăng trưởng kinh tế, và ngược lại, tăng trưởng kinh tế kéo theo nhập khẩu. Trong một nghiên cứu nhắm vào 4 quốc gia LDC hướng nội (inward-oriented): Nigeria, Papua New Guinea, Fiji và Ấn Độ, Asafu-Adjaye và Chakraborty (1999) tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa xuất khẩu, nhập khẩu với mức độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, với việc sử dụng mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM), các tác giả tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ một chiều giữa ba biến số, cụ thể là từ xuất 23 khẩu sang nhập khẩu và cuối cùng là tăng trưởng GDP. Trong một nghiên cứu chủ yếu nhắm vào mối quan hệ xuất khẩu–tăng trưởng (ELG) cho 126 quốc gia đang phát triển, Riezman và cộng sự (1996) kết hợp nhập khẩu làm biến kiểm duyệt (moderating variable) trong quan hệ ELG. Trong nghiên cứu này, các tác giả bao gồm các kỹ thuật phân rã sai số dự báo, mối quan hệ hai chiều được tìm thấy giữa các mức xuất khẩu và nhập khẩu, và với tăng trưởng kinh tế. Về bản chất, các tác giả thấy rằng hướng nhân quả là mạnh nhất khi chạy trực tiếp từ nhập khẩu sang xuất khẩu và sau đó là tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, quan hệ nhân quả yếu hơn khi chuyển từ xuất khẩu sang nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết luận quan trọng nhất trong nghiên cứu này là việc nhập khẩu phải được đưa vào bất kỳ phân tích ELG nào, nếu không, sự thiếu sót của chúng sẽ có nhiều khả năng dẫn đến hồi quy và phân tích giả mạo. Một nghiên cứu tương tự khác nhắm đến bằng chứng về sự tồn tại của quan hệ ILG cho Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Đài Loan và Malaysia, được thực hiện bởi Thangavelu và Rajaguru (2004). Các tác giả tìm thấy mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa giữa mức nhập khẩu và sản lượng quốc gia đối với các nền kinh tế châu Á nói trên. Ngoài ra, cũng có các dấu hiệu mạnh mẽ về sự hiện diện của mối quan hệ một chiều giữa các biến này, cụ thể hướng nhân quả chạy từ nhập khẩu sang tăng trưởng kinh tế. Cùng chủ đề trên, Mahadevan và Suardi (2008) khẳng định vai trò quan trọng của nhập khẩu trong tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Tuy nhiên, các tác giả thất bại trong việc cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ thực nghiệm nào cho nhập khẩu dẫn dắt tăng trưởng kinh tế cho Hàn Quốc. Awokose (2008) khảo sát giả thuyết tăng trưởng do nhập khẩu ở các quốc gia Nam Mỹ, bao gồm Argentina, Colombia và Peru. Mặc dù kết quả cuối cùng của nghiên cứu cho thấy kết quả hỗn hợp về quan hệ ILG và ELG; thông qua kiểm định quan hệ nhân quả Granger, nghiên cứu phát hiện nhập khẩu tạo ra đòn bẩy lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế so với xuất khẩu. Sử dụng mẫu của 40 quốc gia phát triển và các nước công nghiệp mới (NIC), Islam và cộng sự (2011) cho thấy tác động của nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu trong việc xúc
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Định dạng file

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS02.166_Mối quan hệ giữa FDI, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn 1986 - 2018
Mối quan hệ giữa FDI, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn 1986 – 2018