Download Luận án Quản lý kinh tế: Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, luận án góp phần hoàn thiện một bước cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội (KCHTKTXH). Cụ thể, luận án đã đưa ra khái niệm KCHTKTXH trên địa bàn cấp tỉnh; làm rõ đặc điểm KCHTKTXH, khái niệm vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH, huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH và nội hàm huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH trên địa bàn cấp tỉnh; mối quan hệ giữa các nguồn vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH.
Thứ hai, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về phân tích đa chiều thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH tỉnh Thái Nguyên trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Công tác dự báo nhu cầu và khả năng cân đối vốn đầu tư; xây dựng kế hoạch huy động vốn và đầu tư của địa phương; chính sách huy động, cơ cấu huy động và mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vốn đầu tư; kiểm tra, giám sát công tác huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH.
Thứ ba, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám (EFA) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau đến huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể, biến quy mô thị trường có ảnh hưởng lớn nhất với hệ số beta là 0,635 và biến chất lượng dịch vụ công có mức độ ảnh hưởng thấp nhất với hệ số beta là 0,086. Từ đó, luận án đề xuất quan điểm, mục tiêu và các giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Thái Nguyên nhằm đáp ứng yêu cầu huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH trong thời gian tới.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu có giá trị giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách của Trung ương, các địa phương và đặc biệt là tỉnh Thái Nguyên có cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách về huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương.
Luận án là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho các cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên ngành kinh tế và quản lý trong các trường đại học, các viện nghiên cứu và cho các đối tượng khác có quan tâm.
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án vẫn còn chưa đi sâu nghiên cứu một số nội dung trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển KCHTKTXH tỉnh Thái Nguyên như: Huy động nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân theo hình thức đối tác công – tư (PPP) còn trong phạm vi hẹp; chưa khai thác tối đa nội lực, nhất là triển khai thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; tiềm năng tài chính từ đất đai; những bất cập trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn ODA.
Đây sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.