Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Dịch vụ thẻ ngân hàng ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam nói chung và tại TP Cần Thơ nói riêng, bởi tính hữu ích mà nó đem đến cho người dùng, cho những ngân hàng cung cấp và cả xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, kết cấu dân số trẻ và sự nở rộ các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, dịch vụ thẻ nói riêng và các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng nói chung ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tạo dựng uy tín và gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong những năm tới với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta, dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà cụ thể là dịch vụ thẻ ngày càng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Để đạt được mục tiêu nói trên theo tác giả (đã nghiên cứu số liệu) mà tác giả đã thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 đã tổng kết được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của dịch vụ thẻ và để khắc phục cần phát triển những mục tiêu cụ thể sau:

– Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: Thành lập tổ nghiệp vụ ATM tách biệt khỏi bộ phận Giao dịch khách hàng, Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm với dịch vụ thẻ, Kiểm soát rủi ro trong thanh toán thẻ.

– Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh công tác marketing dịch vụ thẻ của BIDV Cần Thơ, nâng cao nguồn nhân lực.

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp cho ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường thẻ trong địa bàn và thực hiện được mục tiêu phát triển dịch thẻ an toàn- hiệu quả- bền vững.

Keywords: Ngân hàng, Ngân hàng thương mại, Dịch vụ thẻ, Banking, Commercial banks, Card services

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI……………………………………………………………. 1

1.Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………… 1

2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………………. 3

2.1 Mục tiêu chung ……………………………………………………………………………. 3

2.2 Mục tiêu cụ thể ……………………………………………………………………………. 3

3. Đối tượng nghiên cứu: …………………………………………………………………………… 3

4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………………….. 3

4.1. Về không gian: …………………………………………………………………………… 3

4.2. Về thời gian: ………………………………………………………………………………. 3

4.3 Giới hạn nghiên cứu: ……………………………………………………………………. 4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: …………………………………………….. 4

6. Kết cấu luận văn……………………………………………………………………………………. 4

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NGÂN HÀNG TẠI BIDV CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016-2018. …………………………………………………. 5
2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

– Chi nhánh Cần Thơ:………………………………………………………………………………… 5

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………………….. 5

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh …………………………………………… 6

2.1.3 Cơ cấu tổ chức: ……………………………………………………………………….. 6

2.2 Thực trạng phát triển về dịch vụ thẻ ngân hàng tại BIDV Cần Thơ giai đoạn

2016-2018. …………………………………………………………………………………………….. 11

2.2.1 Sản phẩm thẻ và dịch vụ thẻ đang triển khai tại BIDV Cần Thơ……. 11

2.2.2 Dịch vụ thẻ ngân hàng …………………………………………………………….. 12

2.3 Kinh nghiệm của một số NHTM trong nước qua việc phát triển thành công dịch vụ thẻ. …………………………………………………………………………………………….. 15
2.3.1 Kinh nghiệm của của Vietcombank qua việc phát triển thành công dịch vụ thẻ. ……………………………………………………………………………………………. 15
2.3.2 Kinh nghiệm của của Vietinbank qua việc phát triển thành công dịch vụ thẻ. ……………………………………………………………………………………………. 16

2.3 Những kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV Cần Thơ: . 16

2.3.1 Số lượng khách hàng mở thẻ:……………………………………………………. 16

2.3.2 Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh thẻ ……………………………………… 18

2.3.3 Doanh thu từ dịch vụ thẻ. …………………………………………………………. 21

2.4 Mạng lưới máy giao dịch tự động ATM ……………………………………………….. 22

2.5 Mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ………………………………………………………. 24

2.6 Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng cho BIDV chi nhánh Cần Thơ. ………………………………………………………………………………………. 25
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ………….. 27
3.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ thẻ ………………………………………………………… 27

3.2 Những nguyên nhân tồn tại chủ yếu của dịch vụ thẻ tại BIDV Cần Thơ. ….. 27

3.2.1 Về chức năng, tiện ích và chất lượng dịch vụ …………………………….. 27

3.2.2 Liên quan đến giao dịch thẻ. …………………………………………………….. 28

3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ: ………………………………………… 31

3.3.1 Một số chỉ tiêu định tính: …………………………………………………………. 32

3.3.2 Một số chỉ tiêu định lượng: ………………………………………………………. 32

3.4 Phân tích nguyên nhân tồn tại ……………………………………………………………… 33

3.4.1 Về phía ngân hàng …………………………………………………………………… 33

3.4.2 Về phía người sử dụng thẻ: ………………………………………………………. 34

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI BIDV CẦN THƠ ……………………………………………………………………………………………… 36
4.1 Sự cần thiết trong việc phải nâng cao về chất lượng của dịch vụ thẻ ………… 36

4.2 Cơ sở đề xuất giải pháp………………………………………………………………………. 37

4.3 Hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV Cần Thơ qua phân tích ma trận

SWOT……………………………………………………………………………………………………. 37

4.4 Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV Cần Thơ:…………………….. 39

4.4.1 Các biện pháp nâng nhằm cao chất lượng dịch vụ sản phẩm:………… 39

4.4.1.1 Nâng cao chất lượng phục vụ: ………………………………………… 39

4.4.1.2 Tăng địa điểm đặt máy ATM: ………………………………………… 40

4.4.1.3 Mở rộng CSCNT: …………………………………………………………. 40

4.4.1.4 Nên triển khai nhiều dịch vụ, sản phẩm mới: ……………………. 41

4.4.2 Các biện pháp tăng cường công tác marketing, quảng cáo: …………… 41

4.4.2.1 Quảng bá trên các phương tiện thông tin truyền thông: ……… 41

4.2.2.2 Đưa ra các chính sách khuyến mãi để giữ chân khách hàng cũ

và thu hút khách hàng mới theo chiến lược (S1,S2+T1): ………………… 42

4.4.3 Các biện pháp phát triển nguồn nhân lực: …………………………………… 42

4.4.4 Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ ……………………….. 43

KẾT LUẬN CHUNG………………………………………………………………………………. 45

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………………… 46

PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………. 47

1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn…………………….. 47

2. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………………. 47

3. Danh mục thẻ tại BIDV Cần Thơ ………………………………………………………….. 48

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các loại thẻ ghi nợ nội địa và hạn mức giao dịch …………………………. 11

Bảng 2.2 Các loại thẻ tín dụng và hạn mức tín dụng …………………………………… 12

Bảng 2.3 Số lượng thẻ ATM của BIDV Cần Thơ giai đoạn từ năm 2016-2018 . 16

Bảng 2.4 Doanh số giao dịch thẻ ATM BIDV Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 … 18

Bảng 2.5 Số lượng của thẻ tín dụng BIDV Cần Thơ giai đoạn từ 2016-2018….. 19

Bảng 2.6 Thị phần dịch vụ thẻ BIDV Cần Thơ tại thời điểm ngày 31/12/2018 .. 20

Bảng 2.7 Phí thu được từ dịch vụ thẻ của BIDV Cần Thơ từ năm 2016- 2018… 21

Bảng 2.8 Số lượng máy ATM, POS của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 .. 23

Bảng 4.1 Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng qua phân tích ma trận SWOT

……………………………………………………………………………………………………………… 37

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chi nhánh …………………………………………………………………………. 7

Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành thẻ ……………………………………………………………. 13

Sơ đồ 2.3 :Quy trình thanh toán thẻ …………………………………………………………… 14

Phụ lục 1 : Danh mục các loại thẻ ghi nợ nội địa cơ bản chi nhánh đang phát hành

……………………………………………………………………………………………………………… 48

Phụ lục 2: Danh mục các loại thẻ ghi nợ nội địa liên kết, đồng thương hiệu …… 50

Phụ lục 3 :Danh mục các loại thẻ ghi nợ quốc tế chi nhánh đang phát hành……. 52

Phụ lục 4 Thẻ tín dụng và hạn mức tín dụng: ……………………………………………… 54

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Nam

Nam
ATM: Máy rút tiền tự động

Agribank: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

BIDV – Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt

BIDV Cần Thơ – Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát

triển Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ

CSCNT – Cơ sở chấp nhận thẻ

Đông Á: Ngân hàng thương mại Cổ phần Đông Á

HĐKD – Hoạt động kinh doanh NHNT – Ngân hàng ngoại thương NHPH – Ngân hàng phát hành NHTM – Ngân hàng thương mại NHTT – Ngân hàng thanh toán POS: Máy thanh toán thẻ tự động TMCP: Thương mại cổ phần
Vietcombank: Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt

Nam

Viettinbank: Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Dịch vụ thẻ ngân hàng ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam nói chung và tại TP Cần Thơ nói riêng, bởi tính hữu ích mà nó đem đến cho người dùng, cho những ngân hàng cung cấp và cả xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, kết cấu dân số trẻ và sự nở rộ các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, dịch vụ thẻ nói riêng và các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng nói chung ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tạo dựng uy tín và gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong những năm tới với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta, dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà cụ thể là dịch vụ thẻ ngày
càng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Để đạt được mục tiêu nói trên theo tác giả (đã nghiên cứu số liệu) mà tác giả đã thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 đã tổng kết được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của dịch vụ thẻ và để khắc phục cần phát triển những mục tiêu cụ thể sau:
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: Thành lập tổ nghiệp vụ ATM tách biệt khỏi bộ phận Giao dịch khách hàng, Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm với dịch vụ thẻ, Kiểm soát rủi ro trong thanh toán thẻ.
Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh công tác marketing dịch vụ thẻ của BIDV Cần Thơ, nâng cao nguồn nhân
lực.

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp cho ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường thẻ trong địa bàn và thực hiện được mục tiêu phát triển dịch thẻ an toàn- hiệu quả- bền vững.

ABSTRACT

Banking card services are increasingly popular in Vietnam in general and in Can Tho City in particular, because of the usefulness it brings to users, banks and society. With the strong development of the economy, the young population structure and the proliferation of banking services in Vietnam, card services in particular and the non-credit services of banks in general are increasingly playing the role. Important role in banking business, creating credibility and increasing profits for banks.
According to the evaluation of economic experts, in the coming years with our country’s socio-economic conditions, retail banking services, in particular, card services are increasingly invested and developed. .
In order to achieve the above objective, according to the author (who has studied the data), the author has collected from the financial reports and annual reports of Vietnam Bank for Investment and Development of Can Tho branch in the period 2016-2018 has summarized the strengths as well as the limitations of card services and to overcome the need to develop the following specific objectives:
Improving the quality of products and services: Establishing a separate ATM team from the Customer Transactions department, Developing value-added services associated with card payment, Risk control in card payment.
Improving the quality of card services: Improving the quality of service products, promoting card service marketing of BIDV Can Tho, improving human resources.
The results of this study will contribute to help Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Can Tho branch improve service quality, enhance competitiveness in the card market in the locality and achieve the target of development. Develop safe-effective-sustainable payment cards.
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Dịch vụ thẻ ngân hàng ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam nói chung và tại TP Cần Thơ nói riêng, bởi tính hữu ích mà nó mang lại cho người sử dụng, cho ngân hàng cung cấp và cả xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, kết cấu dân số trẻ và sự nở rộ các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, dịch vụ thẻ nói riêng và các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng nói chung ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tạo dựng uy tín và gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong những năm tới với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta, dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà cụ thể là dịch vụ thẻ ngày
càng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Hiện nay dịch vụ thẻ ngân hàng cũng chưa thực sự phát triển, chưa thực sự đem lại tiện ích cho các chủ thẻ cũng như trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời trong xu hướng mở của thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết gia nhập WTO đặt ra những cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ về phát triển dịch vụ thẻ.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, cũng như các NHTM quốc doanh khác, hoạt động dịch vụ thẻ của BIDV Cần Thơ chưa thực sự phát triển. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào năm 1977 theo Quyết định số 32/CP của Chính Phủ, với tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thay đổi tên gọi, đầu năm
1992, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ ra đời do sự tách tỉnh Hậu Giang ra làm hai tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ. Nguồn thu chủ yếu của chi nhánh là từ hoạt động tín dụng, hoạt động phi tín dụng trong đó có hoạt động dịch vụ thẻ cũng chưa được đẩymạnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh thẻ trong hoạt

động của một ngân hàng hiện đại và có tác động lớn đến hoạt động thanh toán của
2

nền kinh tế xã hội. Mặc khác, tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

– chi nhánh Cần Thơ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ còn nhiều mặt hạn chế. Việc tìm ra các giải pháp chung để thúc đẩy sự phát triển hoạt động dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ là một nhu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với chiến lược phát triển của Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ, tạo dựng một thương hiệu thẻ nổi tiếng với bản sắc riêng trên thị trường thẻ, thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hiện nay là hết sức cần thiết.
Để đạt được mục tiêu nói trên theo tác giả (đã nghiên cứu số liệu) mà tác giả đã thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư phát và triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 và tổng kết được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của dịch vụ thẻ và để khắc phục cần phát triển những mục tiêu cụ thể sau:
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ.
Với tất cả những lý do trên, cần thực hiện nghiên cứu “Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ” để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ thẻ cho ngân hàng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động dịch vụ thẻ tại chi nhánh.
Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp cho ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường thẻ trong địa bàn và thực hiện được mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ an toàn- hiệu quả- bền vững.
3

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (BIDV Cần Thơ), từ đó có những giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động dịch vụ thẻ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Cần Thơ.
2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung của đề tài ta có những mục tiêu cụ thể sau:

(1) Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng qua 3 năm từ năm 2016 – 2018.
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nhằm tổng kết được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của dịch vụ thẻ.
(3) Từ đó, đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm góp phần phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ trong điều kiện nền kinh tế hội nhập vào thế giới và khu vực TP Cần Thơ hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:

– Chất lượng dịch vụ thẻ và những vấn đề liên quan đến nó, số liệu thẻ được phát hành tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần
Thơ trong 3 năm .

– Thông qua việc phân tích tổng hợp nhằm đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ.
4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Về không gian:

Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt

Nam chi nhánh Cần Thơ.

4.2. Về thời gian:

Số liệu được thu thập trong giai đoạn 2016-2018
4

4.3 Giới hạn nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu về giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:

Luận văn mang một số hàm ý quan trọng đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư

và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ như sau:

– Thứ nhất, kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ biết được những điểm mạnh, điểm yếu và nhân tố phát triển dịch vụ thẻ .
– Thứ hai, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ tăng cao dịch vụ, chất lượng, tăng nhanh năng lực cạnh tranh trên thị trường thẻ trong và ngoài khu vực, mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ hiệu quả – an toàn- bền vững được thực hiện.
– Thứ ba, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam -chi nhánh Cần Thơ.
6. Kết cấu luận văn

Kết cấu của luận văn gồm có 4 chương.

* Chương 1: Giới thiệu đề tài

* Chương 2: Thực trạng dịch vụ thẻ ngân hàng tại ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016-2018.

* Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thẻ của ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.

* Chương 4: Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.

Kết luận chung

Phụ lục

Tài liệu tham khảo
5

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ NGÂN HÀNG TẠI BIDV CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016-2018.

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

BIDV Cần Thơ được thành lập vào năm 1977 theo Quyết định số 32/CP của Chính

Phủ, với tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang.

Ngày 26/04/1981 Chính phủ ra Quyết định số 259/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hậu Giang trên cơ sở Chi nhánh Kiến Thiết và Quỹ Tín Dụng Ngân hàng Nhà nước Hậu Giang tỉnh Hậu Giang hợp lại.
Ngày 14/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 401/HĐBT chuyển Ngân hàng đầu tư và Xây dựng Hậu Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh XHCN.
Đầu năm 1992, BIDV Cần Thơ ra đời do sự tách tỉnh Hậu Giang ra làm hai tỉnh Sóc

Trăng và tỉnh Cần Thơ.

Từ ngày 01/01/1995, sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo Quyết định 654/TTG của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống BIDV chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết định 293/Qđ-NH9 của Thống đốc NHNN VN. Trong thời kỳ này nhiệm vụ của BIDV là tạo được nhiều vốn và sử dụng vốn với hiệu quả tối ưu, gắn chiến lược huy động và sử dụng vào trong một chiến lược tổng thể nhằm đa dạng hóa và hữu hiệu hóa hoạt động NH, mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển dự án theo mục tiêu kinh tế đề ra.
Tên đầy đủ: Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ.

Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam, Cantho ranch.
Gọi tắt: BIDV Cần Thơ
6

Địa chỉ: số 12 Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

Số điện thoại: 0292. 3820650

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh

Với đặc điểm là một NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của ngân hàng là các Định chế tài chính, tổ chức, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư trên địa bàn.
Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân hàng:

– Chức năng huy động vốn.

– Chức năng cho vay.

– Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng.

Những chức năng của BIDV Cần Thơ không dừng lại ở đó mà tiếp tục điều chỉnh và tăng thêm một số chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay và đang góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức:

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

– Ban giá m đốc :

+ Giám đốc:

Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng

ban.

Có quyền quyết định chính thức 1 khoản vay trong hạn mức phán quyết của chi nhánh. Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hay nâng

lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm toán trưởng.

+ Phó giám đốc:
7

Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chính, thẩm định vốn, công tác tổ chức tín dụng.

Ninh Thốt

khách
nghiệp

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kế Phòng Phòng quan quản lý Quản DV DV QLDV hoạch tổng hợp tài tổ
hệ rủi ro trị tín KH cá KH kho quỹ (bao gồm bộ chính chức
khách hàng
dụng nhân doanh
nghiệp
phận điện toán) kế
toán
nhân
sự

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chi nhánh

– Phòng quan hệ khác h hàng:

+ Đối với KH doanh nghiệp:

Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển và duy trì quan hệ với KH. Theo dõi quản lý tình hình hoạt động của KH.
Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm.

Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi việc sử
8

dụng hạn mức tín dụng của KH.

Phân loại, rà soát và phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro.
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển

phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo qui định.

+ Đối với KH cá nhân:

Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ KH cá nhân và xây dựng kế hoạch bán sản phẩm, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm. Triển khai kế hoạch thực hiện bán hàng.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm.
Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ NH dành cho KH

cá nhân.

Tiếp xúc với KH, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

Thu thập thông tin, phân tích KH, khoản vay, lập báo cáo thẩm định.

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn

bộ hồ sơ tín dụng và các tài liệu liên quan sang phòng quản trị tín dụng.

Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của KH. Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng.
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý.
– Phòng quản l ý rủi r o :

Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động

tín dụng.
Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh, duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng và việc quản lý danh mục.

Đầu mối nghiên cứu, đề xuất hạn mục, điều chỉnh hạn mục, cơ cấu giới hạn tín dụng
9

cho từng ngành, từng nhóm và từng KH.

Đầu mối đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh, của KH và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của KH.
Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Thu thập, quản lý thông tin

và tín dụng.

Thực hiện xử lý nợ xấu.

Thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi

nhánh.

– Phòng quản tr ị tín d ụng :

Trực tiếp quản lý tác nghiệp và quản trị cho vay và bảo lãnh đối với KH.

Lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc.

– Phòng dịch vụ khác h hàng : bao gồm phòng dịch vụ khách hàng cá nhân và dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
Quản lý tài sản và giao dịch với KH.

Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh.

Chịu trách nhiệm kiểm tra pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.

Đề xuất với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ

NH, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ KH.

– Phòng quản l ý và dị ch vụ kh o quỹ :

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ.

Đề xuất giám đốc chi nhánh về các biện pháp điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.
Chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài

sản của chi nhánh và của KH.

Thực hiện các yêu cầu khác của giám đốc.
10

– Phòng kế hoạc h tổn g hợp :

Thu thập, tổng hợp tình hình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch của chi nhánh qua các thời kỳ.
Xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh.

Tổ chức triển khai, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận.
Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán trạng thái ngoại hối của chi nhánh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc.

+ Tổ điện toán : là bộ phận của phòng kế hoạch tổng hợp:

Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin phụ vụ hoạt động kinh doanh.

Thực hiện quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị an ninh mạng, an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh.
Thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của giám đốc.

– Phòng t ài chín h kế t oán :

Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp.

Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh.

Quản lý và giám sát tài chính.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc.

– Phòng t ổ chức h ành chính :

Đề xuất, giúp việc giám đốc và triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc.

Thực hiện công tác văn thư theo quy định : quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo,

công văn đi – đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật.

Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc.

ThS02.228_Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

Chuyên Ngành

Năm

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

ThS02.228_Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ