Download Luận Án Kinh Tế Chính Trị: Doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp CNC trong giai đoạn 2010 – 2022, luận án đề xuất giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp CNC ở Đà Nẵng đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp CNC trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.
– Phân tích, đánh giá thực trạng doanh nghiệp CNC ở Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2022.
– Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp CNC ở Đà Nẵng đến năm 2030.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
– Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư là như thế nào? Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp CNC là gì?
– Thực trạng của doanh nghiệp CNC ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2022 như thế nào? Vấn đề gì đang đặt ra?
– Cần có giải pháp gì để phát triển doanh nghiệp CNC ở Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư đến năm 2030?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là doanh nghiệp CNC ở Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.
Luận án tiếp cận theo đối tượng của kinh tế chính trị: Nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối liên hệ với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Về quan hệ sản xuất: nghiên cứu mối quan hệ giữa các chủ thể trong việc thu hút, phát triển doanh nghiệp CNC. Trong đó, chính quyền nhà nước là trọng tâm, thông qua các cấp chính quyền, Ban quản lý khu công nghệ cao và các doanh nghiệp, các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu liên kết phối hợp.
Về lực lượng sản xuất: Nghiên cứu các nguồn lực, điều kiện để doanh nghiệp CNC hoạt động, gồm: Vốn; con người; cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ.
Về kiến trúc thượng tầng: Vai trò và năng lực, quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp và các chủ thể liên quan trong thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp CNC.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi nội dung: Để phù hợp với mục tiêu và đảm bảo quy định về dung lượng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư dưới góc độ kinh tế chính trị, trong đó tập trung vào 3 nội dung: số lượng, chất lượng và cơ cấu; không nghiên cứu góc độ công nghệ, kỹ thuật.
– Phạm vi không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp CNC ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Đây là những doanh nghiệp CNC đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí về dự án công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao trong quy định của Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng [3]. Ban Quản lý đã xét chọn và hỗ trợ các doanh nghiệp này trong quá trình thu hút đầu tư và hoạt động tại khu công nghệ cao Đà Nẵng.
– Phạm vi về thời gian: Luận án phân tích và đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp CNC ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn 2010- 2022, đề xuất giải pháp đến 2030.