Download Luận án Kế toán: Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4. Mục tiêu nghiên cứu và và câu hỏi nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện công bố thông tin tài chính trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán.
Để giải quyết mục tiêu tổng quát của luận án, NCS đã xây dựng và định hướng nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể cần thực hiện bao gồm các nội dung sau:
Về lý luận:
– Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về TTTC, nội dung công bố TTTC trên BCTN và yêu cầu quản lý công bố TTTC bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, luận án cần làm rõ những khác biệt về công bố TTTC theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Đối với các thông tin tự nguyện cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng thông tin của nhà đầu tư để xây dựng danh mục TTTC tự nguyện làm cơ sở xác định mức độ công bố TTTC tự nguyện của các DNPTCNY.
– Dựa vào các lý thuyết nền tảng có liên quan để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam.
Về thực tiễn:
– Khảo sát và đánh giá thực trạng công bố TTTC bắt buộc theo quy định; TTTC tự nguyện và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam.
– Đề xuất giải pháp hoàn thiện công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Công bố thông tin tài chính trên BCTN của các DNPTCNY bao gồm những nội dung nào?
Câu hỏi 2: Thực trạng công bố thông tin tài chính trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK?
Câu hỏi 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam?
Câu hỏi 4: DNPTCNY trên TTCK Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện công bố TTTC trên BCTN nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm những vấn đề lý luận cơ bản về công bố TTTC và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN. Thực trạng công bố TTTC và các các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN
* Phạm vi nghiên cứu
– Về không gian nghiên cứu: các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam tức là các DNNY không thuộc lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bảo hiểm được niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Luận án thực hiện khảo sát 300 DNPTCNY được chia đều cho 2 Sở GDCK Hà Nội và Thành phố HCM, các DNPTCNY tham gia khảo sát thuộc mọi ngành nghề lĩnh vực kinh doanh như Y tế, Giáo dục, Công nghiệp, Bất động sản…. và có sự đa dạng về quy mô.
– Về nội dung nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu các TTTC được công bố trên BCTN vì vậy các nội dung CBTT khác như CBTT bất thường, CBTT theo yêu cầu của cơ quan quản lý; CBTT trên báo cáo tài chính bán niên… sẽ không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án.
– Về thời gian nghiên cứu: luận án thu thập dữ liệu điều tra khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng phuơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng.
7. Các kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được của luận án
Luận án có những đóng góp mới chủ yếu cả về lý luận và thực tiễn:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công bố TTTC trong các DNPTCNY. Đặc biệt, luận án đã tiếp cận nội dung công bố TTTC bắt buộc theo yêu cầu của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực BCTC quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Thứ hai, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, luận án đã tìm hiểu thực trạng công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY để thấy được việc chấp hành các quy định về CBTT đối với các TTTC bắt buộc và mức độ sẵn sàng công bố TTTC tự nguyện. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC đã được NCS luận giải và làm rõ dựa trên các lý thuyết nền có liên quan và kết quả thực nghiệm.
Thứ ba, nội dung hoàn thiện công bố TTTC được đề xuất theo 2 nhóm là DNPTCNY theo IFRS và DNPTCNY áp dụng VFRS phù hợp với lộ trình áp dụng IFRS ở Việt Nam. Các giải pháp đề xuất được trình bày một cách cụ thể theo phương pháp xác định, ý nghĩa và hình thức trình bày giúp cho các DNPTCNY có thể vận dụng một cách thuận lợi khi tính toán và công bố các chỉ tiêu trên BCTN. Các giải pháp hướng tới phù hợp với chuẩn mực BCTC quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán.
Thứ tư, luận án không những là một tài liệu hữu ích cho các DNPTCNY trong việc hoàn thiện công bố TTTC trên BCTN mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và các đối tượng khác quan tâm đến vấn đề CBTT.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK.
Chương 2: Thực trạng công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.
LA09.103_Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam