Download Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
Huy động vốn và tín dụng là hai mảng hoạt động chính của các ngân hàng tại Việt Nam, trong đó hoạt động tín dụng đóng góp phần lớn lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng chính là hoạt động tiềm ẩn rủi ro gây ra tổn thất lớn cho các ngân hàng. Vì vậy, nghiên cứu và kiểm soát rủi ro tín dụng để giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận là nhu cầu bức thiết đối với các ngân hàng và cũng là lí do nghiên cứu đề tài này của tôi.
Mục tiêu chính của luận văn nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 28 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy GMM trên dữ liệu bảng để xử lý các vấn đề như nội sinh, phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan.
Xem thêm: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát, nợ xấu trong quá khứ, hiệu quả kinh doanh trong quá khứ, sự yếu kém trong quản lý và tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống, quy mô, đòn bẩy tài chính và cho vay không có ý nghĩa thống kê.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn cho thấy yếu tố tác động mạnh nhất đến rủi ro tín dụng là tăng trưởng kinh tế và yếu tố tác động yếu nhất đến rủi ro tín dụng là sự yếu kém trong quản lý. Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP.
Keywords: Ngân hàng, Quản trị ngân hàng, Khoản vay ngân hàng, Quản trị rủi ro, Rủi ro tín dụng, Banking, Bank management, Bank loans, Risk management, Credit risks
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………………………….. i MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………………………… ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………….. vi DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………………………..viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ …………………………………………………………………… ix TÓM TẮT……………………………………………………………………………………………………………. x PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………….. 1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI………………………………………………………………………….1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………………3
2.1. Mục tiêu tổng quát ……………………………………………………………………………………….3
2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………………………………………….3
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………..3
3.1. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………………………3
3.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………4
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN …………………………………………………………….4
5.1. Ý nghĩa khoa học …………………………………………………………………………………………4
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ………………………………………………………………………………………….5
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………………………………………………….5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG…………………………………………………………………………………………………………………. 6
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG ………………………………………………………………………………………..6
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ……………………………………………………………………………6
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng……………………………………………………………………………..6
1.1.3. Các hình thức của rủi ro tín dụng…………………………………………………………………7
1.1.4. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng …………………………………………………8
1.1.4.1. Các nguyên nhân khách quan………………………………………………………….8
1.1.4.2. Các nguyên nhân chủ quan……………………………………………………………11
1.1.4.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng …………………………………………………………..13
iii
1.1.5. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng……………………………………………………………….14
1.1.5.1. Quản lý rủi ro tín dụng tập trung……………………………………………………14
1.1.5.2. Quản lý rủi ro tín dụng phân tán ……………………………………………………15
1.2. CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG ……………………………………………………..16
1.2.1. Quy mô tín dụng………………………………………………………………………………………16
1.2.2. Cơ cấu tín dụng ……………………………………………………………………………………….16
1.2.3. Nợ quá hạn ……………………………………………………………………………………………..16
1.2.4. Nợ xấu ……………………………………………………………………………………………………17
1.2.5. Dự phòng rủi ro tín dụng…………………………………………………………………………..17
1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG……………………………………..17
1.3.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô …………………………………………………………………………..17
1.3.2. Yếu tố ngành …………………………………………………………………………………………..19
1.3.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng ………………………………………………………………….20
1.4. LƯỢC KHẢO CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC…………………………………..22
1.4.1. Các mô hình nghiên cứu trên thế giới …………………………………………………………22
1.4.2. Các mô hình nghiên cứu trong nước…………………………………………………………..24
1.5. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU………………………………………………….26
1.5.1. Mô hình nghiên cứu …………………………………………………………………………………26
1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………………………………………26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………………….. 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG 33
2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam ……………………………………………………..33
2.2. Phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ……………………………………………….34
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………..34
2.2.2. Phân tích các yếu tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam ……37
2.2.2.1. Thống kê mô tả……………………………………………………………………………37
2.2.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến …………………………………………39
2.2.2.3. Kết quả hồi quy …………………………………………………………………………..41
2.2.2.4. Kiểm định lựa chọn mô hình …………………………………………………………41
2.2.2.5. Kiểm định các vi phạm giả thuyết………………………………………………….43
iv
2.2.2.6. Hồi quy mô hình theo phương pháp GMM ………………………………………………45
2.3. Kết quả định lượng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NTHMCP Việt
Nam ……………………………………………………………………………………………………………………46
2.3.1. Tăng trưởng kinh tế………………………………………………………………………………….47
2.3.2. Lạm phát ………………………………………………………………………………………………..47
2.3.3. Nợ xấu ……………………………………………………………………………………………………48
2.3.4. Hiệu quả kinh doanh ………………………………………………………………………………..48
2.3.5. Sự yếu kém trong quản lý …………………………………………………………………………49
2.3.6. Tăng trưởng tín dụng………………………………………………………………………………..49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………………….. 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RRTD
CỦA NHTMCP VIỆT NAM………………………………………………………………………………… 52
3.1. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RRTD CỦA
NHTMCP VIỆT NAM ………………………………………………………………………………………….52
3.1.1. Nợ xấu ……………………………………………………………………………………………………52
3.1.2. Hiệu quả kinh doanh ………………………………………………………………………………..53
3.1.3. Sự yếu kém trong quản lý …………………………………………………………………………54
3.1.4. Tăng trưởng tín dụng………………………………………………………………………………..55
3.1.5. Dự báo lạm phát ………………………………………………………………………………………56
3.1.6. Dự báo tăng trưởng kinh tế ……………………………………………………………………….56
3.2. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ……………………………………….57
3.2.1. Hạn chế của đề tài ……………………………………………………………………………………57
3.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo………………………………………………………………………57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………………….. 59
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………….. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………………. 61
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………………….. 64
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH NH TMCP VIỆT NAM………………………………………………. 64
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ……………………………………………………………………….. 70
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ………………………………………………………….. 71
v
PHỤ LỤC 4: HỒI QUY MÔ HÌNH………………………………………………………………………. 72
PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH ………………………………………………. 75
PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH VI PHẠM GIẢ THUYẾ ……………………………………………… 77
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. BCTC: Báo cáo tài chính
2. CPI: Chỉ số lạm phát
3. CV: Quy mô cho vay
4. ĐB: Đòn bẩy tài chính
5. DN: Doanh nghiệp
6. DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
7. FEM: Mô hình hồi quy theo phương pháp tác động cố định
8. FTA: Hiệp định thương mại tự do
9. GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Sản lượng quốc gia
10. GMM: Phương pháp ước lượng hồi quy
11. HQ: Sự yếu kém trong quản lý
12. IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế
13. LP: Lạm phát
14. NHNN: Ngân hàng Nhà nước
15. NHTM: Ngân hàng thương mại
16. NHTW: Ngân hàng Trung Ương
17. NPLs:
18. NX: Tỷ lệ nợ xấu
19. POOLED OLS: Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất
20. QM: Quy mô ngân hàng
21. r: Hệ số tương quan Pearson
22. REM: Mô hình hồi quy theo phương pháp tác động ngẫu nhiên
23. ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản
24. ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
25. RRTD: Rủi ro tín dụng
26. TMCP: Thương mại cổ phần
27. TN: Thất nghiệp
28. TT: Tăng trưởng tín dụng
29. TT_HT: Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống
vii
30. VIF: Nhân tử phóng đại phương sai
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mô tả và giả thuyết nghiên cứu …………………………………………………………..30
Bảng 2.1: Thống kê mô tả các biến …………………………………………………………………….37
Bảng 2.2: Mô tả tương quan ………………………………………………………………………………40
Bảng 2.3: Kết quả ước lượng mô hình…………………………………………………………………41
Bảng 2.4: Kiểm định Redundant ………………………………………………………………………..41
Bảng 2.5: Kiểm định Hausman…………………………………………………………………………..42
Bảng 2.6: Kiểm định đa cộng tuyến ……………………………………………………………………43
Bảng 2.7: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi …………………………………………….43
Bàng 2.8: Kiểm định tự tương quan ……………………………………………………………………44
Bảng 2.9: Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp GMM ……………………………45
Bảng 2.10: Kết quả nghiên cứu so với giả thuyết kỳ vọng……………………………………..46
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng………………………………………………………………………7
Sơ đồ 1.2: Phân loại rủi ro tín dụng theo mức độ của rủi ro …………………………………….8
Biểu đồ 2.1: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ……………………………………….34
Biểu đồ 2.2: Phân phối chuẩn phần dư………………………………………………………………..44
x
TÓM TẮT
Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Việt Nam
Huy động vốn và tín dụng là hai mảng hoạt động chính của các ngân hàng tại Việt Nam, trong đó hoạt động tín dụng đóng góp phần lớn lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng chính là hoạt động tiềm ẩn rủi ro gây ra tổn thất lớn cho các ngân hàng. Vì vậy, nghiên cứu và kiểm soát rủi ro tín dụng để giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận là nhu cầu bức thiết đối với các ngân hàng và cũng là lí do nghiên cứu đề tài này của tôi.
Mục tiêu chính của luận văn nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 28 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm
2017. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy GMM trên dữ liệu bảng
để xử lý các vấn đề như nội sinh, phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát, nợ xấu trong quá khứ, hiệu quả kinh doanh trong quá khứ, sự yếu kém trong quản lý và tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống, quy mô, đòn bẩy tài chính và cho vay không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn cho thấy yếu tố tác động mạnh nhất đến rủi ro tín dụng là tăng trưởng kinh tế và yếu tố tác động yếu nhất đến rủi ro tín dụng là sự yếu kém trong quản lý. Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP.
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, ngân hàng TMCP Việt Nam, yếu tố tác động,…
The main aim of this paper is to examine the influence of factors that affecting credit risk of Vietnamese commercial banks. Research data comprises a sample of 28
Commercial banks in Viet Nam over the period of 2009 to 2017. Panel data and and
Endogenneity in Regression Analysis
xi
ABSTRACT
Subject: The influence of factors that affecting credit risk of Vietnamese commercial banks
Capital and credit are the main operating fields of banks in Vietnam, credit of which contributes the bigger part of profit to the bank. However, this is also the field of hidden risks which can damage the profit of the banks. Therefore, study of controlling credit risks to minimize loss, make the big profit is not only the pressing need of the banks but also reason of this study.
The main aim of this paper is to examine the influence of factors that affecting credit risk of Vietnamese commercial banks. Research data comprises a sample of 28
Commercial banks in Viet Nam over the period of 2009 to 2017. Panel data and GMM technique are used to solve the Autocorrelation, Heteroscedasticity and Endogenneity in Regression Analysis
The research result finds that inflation, NPLs, the inefficiency, credit growth has positive affects on the credit risk. On the contrary, GDP Growth has negative affects on the credit risk. While Unemployment rate, Domestic Credit growth, Bank size, the ratio of Equity/Total Assets have no statistical significance. More over, research’s result shows that the factor which has most influence on credit risk is GDP Growth and the factor having weak influence on credit risk is the Inefficiency. Based on the findings, the author gives some recommendations to reduce Vietnamese Commercial Bank’s credit risk.
Key word: Credit Risk, Vietnamese Commercial Bank, Influence factor,…
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong vài năm gần đây, hoạt động ngành ngân hàng VN phát triển khá nhanh, với giá trị vốn chủ sở hữu ngày càng lớn, điều này thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, ngành ngân hàng có nhiều đặc điểm riêng biệt so với các ngành nghề kinh doanh khác, đòi hỏi các đối tượng quan tâm phải được trang bị kiến thức chuyên ngành để có thể đánh giá được đầy đủ tình hình hoạt động của từng ngân hàng. Về cơ bản, nguồn thu của ngân hàng hiện nay đến từ 4 hoạt động chính: Thu lãi cho vay, thu phí dịch vụ, đầu tư tài chính, và kinh doanh ngoại hối. Trong đó, thu nhập từ lãi cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất so với các hoạt động khác. Vì vậy, sự phát triển quy mô ngân hàng phụ thuộc nhiều vào sự phát triển hoạt động tín dụng. Ngoài ra, hoạt động tín dụng nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng đặc biệt được quan tâm ở VN trong những năm trở lại đây khi đóng vai trò quan trọng gia tăng lạm phát (Nguyễn Thị Thu Hằng & Nguyễn Đức Thành, 2011). Ngoài việc tác động đến lạm phát, tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng trước tiên và mạnh nhất đến hoạt động của chính các ngân hàng.
Nghiên cứu của Dell Ariccia & Marquez (2006), cho thấy sau thời kì tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ xảy ra khủng hoảng trong ngành ngân hàng. Ví dụ như các cuộc khủng hoảng đã xảy ra tại Argentina năm 1980; Chile năm 1982, Thụy Điển, Na Uy, và Ba Lan năm 1992; Mexico năm 1994; và Thái Lan, Indonesia, và Hàn Quốc năm
1997. Tương tự, Caprio & Klingebiel (1997), Demirguc-Kunt & Detragiache (1997), Honohan (1997), và Jankov (2005), Kraft (2005) cung cấp bằng chứng từ dữ liệu của nhiều quốc gia cho thấy bùng nổ tín dụng làm tăng khả năng khủng hoảng ngân hàng. Mendoza & Terrones (2008), cũng nhận định không phải tất cả thời kì bùng nổ tín dụng đều đi đến khủng hoảng, nhưng nhiều cuộc khủng hoảng ở những nền kinh tế đang chuyển đổi hiện nay có quan hệ với sự bùng nổ tín dụng Nhận định của các nhà nghiên cứu đi trước cho thấy hoạt động tín dụng là một vấn đề lớn cần được quan tâm nghiên cứu ở bất kì nền kinh tế nào.
2
Mục tiêu của các ngân hàng thương mại (NHTM) là tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Để thực hiện mục tiêu, các NHTM phải gia tăng thị phần, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện chất lượng các loại hình dịch vụ,… từ đó gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn nữa, việc nghiên cứu và ứng dụng các chính sách quản lý rủi ro, giảm thiểu tổn thất giúp ngân hàng phát triển bền vững. Để ngân hàng kinh doanh an toàn và hiệu quả thì chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế đóng vai trò nền tảng đến thành công của ngân hàng đối với dài hạn.
Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy, biến động bất lợi về kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng làm sụt giảm chất lượng tín dụng. Hơn nữa, các ngân hàng chạy theo lợi nhuận và thị phần mà không tính toán, bù đắp hết các rủi ro tiềm ẩn, điều này làm tăng nợ xấu, và làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng, đe dọa lớn tới sự phát triển của các ngân hàng. Thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam cao và ở ngưỡng nguy hiểm. Khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, hệ lụy đã làm nợ xấu trong các ngân hàng gia tăng và đạt đỉnh 3,44% vào năm
2012. Trước tình hình nợ xấu tăng cao và đe dọa đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng, Chính phủ đã thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với mục đích giảm nợ xấu và duy trì nợ xấu ở ngưỡng an toàn.
Mặt khác, các nghiên cứu trước được thực hiện ở Việt Nam đa phần phân tích các yếu tố tác động đến RRTD tại các Ngân hàng TMCP trong giai đoạn trước khi Chính phủ thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng như Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015), Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2014), Trần Trọng Phong và cộng sự (2015),… . Với số lượng ngân hàng trước và sau khi tái cấu có nhiều thay đổi, các ngân hàng yếu kém phải sáp nhập hoặc bị NHNN mua lại không đồng. Điều này dẫn đến các nghiên cứu trước sẽ không còn phản ánh đúng thực tế rủi ro tín dụng của các NHTM.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng của các ngân
3
hàng TMCP Việt Nam và từ đó đưa ra các khuyến nghị giảm thiểu rủi ro tín dụng, tăng
sự an toàn cho hệ thống ngân hàng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố tác động và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến RRTD của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Trên cơ sở kết quả đạt được, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cho các ngân hàng TMCP Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Trong nghiên cứu này, tác giả hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng.
Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng thông qua kiểm định
mô hình đo lường.
Gợi ý một số giải pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cho các ngân hàng
TMCP Việt Nam
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 28 ngân hàng TMCP Việt Nam bao gồm NHTMCP: ACB, An Bình, Bảo Việt, Bản Việt, Bắc Á, LienVietPost Bank, PVcombank, Đông Nam Á, MaritimeBank, Kiên Long, Techcombank, Nam Á, OCB, MB, VIB, NCB, Sài Gòn Công Thương, SHB, Tiên Phong, VietaBank, VPBank, Vietbank, PGBank, Eximbank, HDB, Vietinbank, BIDV, Vietcombank. (Phụ lục 1) Tác giả nghiên cứu 28 Ngân hàng TMCP đại diện cho hệ thống ngân hàng để có cái nhìn khái quát đối với sự tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tác giả lựa chọn giai đoạn 2009 – 2017 là giai đoạn thời gian sau đợt khủng hoảng tài chính năm 2008 và giai đoạn thời gian Chính phủ thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trước tình hình nợ xấu gia tăng.
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 28 ngân hàng TMCP Việt Nam theo danh sách thống kê của ngân hàng nhà nước. Tác giả nghiên cứu 28 Ngân hàng TMCP đại diện
4
cho hệ thống ngân hàng để có cái nhìn khái quát đối với sự tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tác giả lựa chọn giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 là giai đoạn thời gian sau đợt khủng hoảng tài chính năm 2008 và giai đoạn thời gian Chính phủ thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trước tình hình nợ xấu gia tăng.
Bộ dữ liệu bảng (Panel – data) được thu thập từ 3 bảng báo cáo chính của các ngân hàng TMCP, bao gồm bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính trong giai đoạn từ năm 2009 đếm năm 2017. Cụ thể, tác giả thu thập dữ liệu từ các nguồn như cơ sở dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và dữ liệu từ các BCTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Số liệu được thu thập và sắp xếp theo dữ liệu bảng – kết hợp từ hai thành phần dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng cụ thể là mô hình hồi quy để ước lượng và kiểm định, từ đó xác định chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy GMM trên dữ liệu bảng để xử lý các vấn đề như nội sinh, phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Báo cáo Tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam và cơ sở dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã bổ sung bằng chứng thực nghiệm về các yếu tác động đến RRTD của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2017.
Trong nghiên cứu này, để phản ánh đầy đủ các yếu tố tác động đến RRTD của các ngân hàng TMCP tác giả đã sử dụng các yếu tố bên trong ngân hàng, yếu tố ngành và các yếu tố bên ngoài ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng. Hơn nữa,
5
Chính phủ thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nguyên nhân là do nợ xấu tăng cao đe dọa đến sự an toàn hoạt động của các NHTM, các ngân hàng yếu kém phải sáp nhập, hợp nhất làm thay đổi số lượng ngân hàng TMCP trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu này, tác giả đã cập nhật danh sách ngân hàng TMCP Việt Nam theo thống kê của NHNN. Giai đoạn thời gian nghiên cứu 2009 – 2017 là thời gian sau khủng hoảng, phản ánh rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP sau khủng hoảng tài chính 2008.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét hoạch định và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp và kịp thời nhằm tạo nên hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động lành mạnh, an toàn, phát triển hiệu quả và có nền tảng bền vững. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn là bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho các nhà quản trị đưa ra quyết định trong việc điều hành ngân hàng, nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Bố cục của đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam” được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động
Chương 2: Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
Chương 3: Giải pháp kiểm soát các yếu tố tác động đến rrtd của nhtmcp việt nam
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm RRTD
Trần Huy Hoàng (2011), RRTD xảy ra sau khi ngân hàng cấp tín dụng đến người vay, thể hiện qua việc người vay không hoàn trả nợ vay hoặc hoàn trả nợ vay bao (gồm cả gốc và lãi vay) không đúng theo kỳ hạn đã cam kết cho ngân hàng.
Valsamakis và cộng sự (2005), rủi ro tín dụng xảy ra khi một hợp đồng tài chính không được thực hiện được theo thỏa thuận, rủi ro phát sinh do sự chậm trễ và không trả nợ đúng hạn của người vay. Rủi ro tín dụng phát sinh khi dòng tiền dự kiến từ các khoản vay không được thanh toán đầy đủ.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: “RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Như vậy, có thể thấy rằng rủi ro tín dụng có 2 cấp độ là người vay không hoàn trả nợ vay đúng hạn và người vay không hoàn trả được nợ vay cho ngân hàng.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia như
sau:
(Nguồn: Trần Huy Hoàng, 2011)
Theo sơ đồ 1.1, RRTD được phân thành hai loại chính là rủi ro giao dịch
(Transaction risk) và rủi ro danh mục (Portfolio risk):
Rủi ro giao dịch là rủi ro xảy ra trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro danh mục là rủi ro xảy ra trong hoạt động quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration
risk).
1.1.3. Các hình thức của RRTD
Các hình thức rủi ro tín dụng bao gồm việc không thu được lãi đúng hạn, không thu đủ lãi, không thu được vốn đúng hạn, không thu đủ vốn. Tùy trường hợp mà ngân hàng hạch toán vào các khoản mục theo dõi khác nhau như lãi treo hoặc nợ quá hạn.