Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại hội sở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Đồng Nai

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại hội sở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Đồng Nai

Mã: ThS01.187 Danh mục: , Thẻ: , , , , Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMChuyên Ngành: Tài chính - Ngân hàngLoại tài liệu: Luận văn thạc sĩNăm: 2020Tên tác giả: Nguyễn Văn Thành
Số trang: 87

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại hội sở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Đồng Nai

Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng, Chính phủ và tỉnh Đồng Nai đang rất quan tâm nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển; nguồn vốn tín dụng được đầu tư vào ngành, lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp. Tín dụng nông nghiệp tại nông hộ giai đoạn qua có nhiều tác động tích cực, tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn chưa có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng bởi vì họ khó tiếp cận thị trường tín dụng chính thức và bán chính thức. Tại thành phố Biên Hòa – đô thị trung tâm của tỉnh Đồng Nai, các hộ nông dân tại địa bàn ngoại thành cũng không là ngoại lệ. Do đó, tác giả chọn đề tài nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu sau đây.

Mục tiêu nghiên cứu: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn đô thị Biên Hòa. Từ việc phân tích trên sẽ đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cho vay tín dụng nông nghiệp trên địa bàn nhất là tại các đô thị thuộc tỉnh. Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng và ước lượng OLS (Ordinary Least Square).

Kết quả nghiên cứu: sự tác động của các yếu tố nội sinh tới dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ thông qua việc chọn biến phụ thuộc là “Dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ” và 05 biến độc lập là: độ tuổi, trình độ học vấn, diện tích đất, lãi suất vay, mục đích vay.

Kết luận và hàm ý: đề tài đã đánh giá được phần nào thực trạng cho vay nông nghiệp đối với nông hộ tại khu vực đô thị – một thị trường tín dụng chưa được quan tâm một cách đặc thù, qua đó đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị trong việc tạo điều kiện cho loại hình tín dụng này phát triển một cách bền vững trong tương lai.

Keywords: Tín dụng nông nghiệp, Ngân hàng, Agricultural credit, Banking

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ……………………………………………………………………………………..1

1.1 Đặt vấn đề ……………………………………………………………………………………………………… 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………………………… 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………………………………………. 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………. 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………………….. 3

1.6 Cấu trúc luận văn ……………………………………………………………………………………………. 3

CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DƢ NỢ TÍN
DỤNG NÔNG HỘ………………………………………………………………………………………………….4

2.1 Khái quát về tín dụng ………………………………………………………………………………………. 4

2.1.1 Khái niệm về tín dụng………………………………………………………………………………… 4

2.1.2 Phân loại tín dụng …………………………………………………………………………………….. 4

2.2 Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại……………………………………. 6

2.2.1 Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại……………………………………………….. 6

2.2.2 Nguyên tắc cho vay của NHTM …………………………………………………………………… 6

2.2.3 Đặc điểm cho vay của NHTM……………………………………………………………………… 8

2.2.4 Phân loại cho vay……………………………………………………………………………………..10

2.2.5 Đối tượng cho vay của các NHTM……………………………………………………………….11

2.2.6 Điều kiện cho vay của NHTM……………………………………………………………………..12

2.3 Cho vay nông nghiệp của các ngân hàng thương mại…………………………………………….14

2.3.1 Đặc điểm cơ bản cho vay nông nghiệp………………………………………………………….14

2.3.2 Vai trò của cho vay nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ……………….20

2.3.3 Các phương thức cho vay nông nghiệp …………………………………………………………22

2.4 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ……………………………………………………………..23

2.4.1 Lược khảo các lý thuyết ……………………………………………………………………………..23

2.4.2 Lược khảo các nghiên cứu………………………………………………………………………….26

2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ……………………………………………………………………….28

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………. 31

3.1 Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………………………………….31

3.2 Thông tin cần dùng………………………………………………………………………………………….31

3.3 Phương pháp phân tích …………………………………………………………………………………….32

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………… 36

4.1 Hoạt động cho vay nông nghiệp tại Agribank Đồng Nai ………………………………………..36

4.1.1.Giới thiệu sơ lược về tỉnh Đồng Nai và TP.Biên Hòa………………………………………36

4.1.2.Sơ lược về Agribank Đồng Nai ……………………………………………………………………37

4.1.3.Thực trạng dư nợ nông nghiệp của nông hộ tại Agribank Đồng Nai ………………….40

4.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ nông nghiệp của nông hộ tại Agribank
Đồng Nai ……………………………………………………………………………………………………………43

4.2.1.Kết quả thống kê mô tả ………………………………………………………………………………43

4.2.2.Kết quả nghiên cứu định lượng……………………………………………………………………46

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ …………………………………………….. 51

5.1 Kết luận ………………………………………………………………………………………………………..51

5.2 Các giải pháp và khuyến nghị nhằm khắc phục các hạn chế và tồn tại ……………………..52

5.3 Hạn chế của đề tài …………………………………………………………………………………………..55

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến vay tín dụng …………………………………… 28

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất……………………………………………………. 29

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………….. 31

Bảng 3.1 Mô tả các biến và dấu kỳ vọng của mô hình ……………………………… 34

Bảng 4.1 Số lượng nông hộ vay vốn tại Agribank Đồng Nai từ 2016 đến 2018 40

Bảng 4.2 Tỷ trọng dư nợ nông hộ vay vốn tại Agribank Đồng Nai so tổng dư
nợ của Agribank Đồng Nai …………………………………………………….. 41

Bảng 4.3 Kết quả cho vay nông hộ thông qua các tổ vay vốn tại Agribank
Đồng Nai đến 31/12/2018 ………………………………………………………. 42

Bảng 4.4 Nợ quá hạn cho vay nông hộ tại Agribank Đồng Nai đến 31/12/2018 43

Hình 4.1 Số lượng nông hộ địa bàn Biên Hòa còn dư nợ giai đoạn 2016-2018 44

Hình 4.2 Tỷ trọng dư nợ vay chăn nuôi/trồng trọt thời điểm 31/12/2018 …….. 45

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến dư nợ tín dụng nông nghiệp
của nông hộ (DEBT) địa bàn thành phố Biên Hòa ……………………… 46

TÓM TẮT

– Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng, Chính phủ và tỉnh Đồng Nai đang rất quan tâm nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển; nguồn vốn tín dụng được đầu tư vào ngành, lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp. Tín dụng nông nghiệp tại nông hộ giai đoạn qua có nhiều tác động tích cực, tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn chưa có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng bởi vì họ khó tiếp cận thị trường tín dụng chính thức và bán chính thức. Tại thành phố Biên Hòa – đô thị trung tâm của tỉnh Đồng Nai, các hộ nông dân tại địa bàn ngoại thành cũng không là ngoại lệ. Do đó, tác giả chọn đề tài nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu sau đây.
– Mục tiêu nghiên cứu: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn đô thị Biên Hòa. Từ việc phân tích trên sẽ đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cho vay tín dụng nông nghiệp trên địa bàn nhất là tại các đô thị thuộc tỉnh.
– Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng và ước lượng OLS (Ordinary Least Square).
– Kết quả nghiên cứu: sự tác động của các yếu tố nội sinh tới dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ thông qua việc chọn biến phụ thuộc là “Dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ” và 05 biến độc lập là: độ tuổi, trình độ học vấn, diện tích đất, lãi suất vay, mục đích vay.
– Kết luận và hàm ý: đề tài đã đánh giá được phần nào thực trạng cho vay nông nghiệp đối với nông hộ tại khu vực đô thị – một thị trường tín dụng chưa được quan tâm một cách đặc thù, qua đó đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị trong việc tạo điều kiện cho loại hình tín dụng này phát triển một cách bền vững trong tương lai.

ABSTRACT

– Agricultural, farmers and rural areas are paid much attention to by the Party, Government and Dong Nai Province in order to facilitate economic development; Credit capital is invested in priority industries and sectors, including agriculture. Agricultural credit at households during the past period has had many positive effects, however, in many cases there has been no chance to access bank capital because it is difficult to access the formal and semi-formal credit markets. In Bien Hoa City – the central urban area of Dong Nai Province, farmers in suburban areas are no exception. Therefore, the author chooses the topic in order to achieve the following research objectives.
– Analysis of factors affecting agricultural credit outstanding of farm households in Bien Hoa urban area. From the above analysis, we will propose solutions to promote agricultural credit lending in the area, especially in provincial cities.
– The subject uses the method of quantitative analysis and estimation of OLS (Ordinary Least Square)
– The impact of endogenous factors on the agricultural credit balance of households through choosing the dependent variable is “Agricultural credit outstanding of farm households” and 05 independent variables are: age, education level, mortgage land, interest rate, purpose of the loan.
– The thesis has assessed somewhat the situation of agricultural lending to households in urban areas – a credit market has not been particularly interested in, thereby proposing a number of solutions and recommendations in creating conditions for this type of credit to develop sustainably in the future.
1

 

 

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU

 

1.1 Đặt vấn đề

Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn được thể hiện cụ thể tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Trung ương Đảng khóa X. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định: “Xây dựng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”. Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân, cần thực hiện tái cơ cấu theo hướng nâng caogiá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tín dụng ngân hàng góp phần quan trọng trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng nói chung và nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng.
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) được tỉnh quan tâm; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được xác định là các công trình trọng điểm; nguồn vốn tín dụng được đầu tư vào ngành, lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sản xuất nông nghiệp ổn định; dịch vụ nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; kinh tế trang trại phát triển nhanh theo hướng tổ chức quy mô sản xuất hàng hoá có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để chung tay xây dựng nên những kết quả đó, tín dụng ngân hàng cũng đã đóng góp một phần không nhỏ.
Tín dụng tại nông hộ giai đoạn qua có nhiều tác động tích cực thông qua số lượng khách hàng đông đảo chuyên về sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn chưa có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng bởi vì họ khó tiếp cận thị trường tín dụng chính thức và bán chính thức hoặc đã tiếp cận được nhưng chưa thỏa mãn về nhu cầu vốn, vì vậy, họ thường bị thị trường tín dụng phi chính thức dẫn dụ bằng nhiều cách. Tại thành phố Biên Hòa – đô thị trung tâm của tỉnh Đồng Nai, các hộ nông dân tại địa bàn vùng ven thành phố cũng không là ngoại lệ.
2

 

 

Để nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn chính thức của người nông dân mà cụ thể là dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ; đồng thời có giải pháp đẩy mạnh cho vay tín dụng nông nghiệp đối với nông hộ, hạn chế người dân phải đi vay nguồn vốn tín dụng phi chính thức để sản xuất nhằm nâng cao đời sống người dân, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa địa bàn nông thôn tại khu vực thành phố Biên Hòa, học viên lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hƣởng đến dƣ nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh tỉnh Đồng Nai” để thực hiện Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn đô thị Biên Hòa. Từ việc phân tích trên sẽ đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cho vay tín dụng nông nghiệp trên địa bàn nhất là tại các đô thị thuộc tỉnh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu

– Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dư nợ vay tín dụng nông nghiệp của nông hộ?

– Giải pháp nào để đẩy mạnh cho vay tín dụng nông nghiệp đối với nông hộ trên địa bàn, trọng tâm là tín dụng nông nghiệp đô thị?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ.
– Đối tượng khảo sát: Khách hàng là nông hộ vay tín dụng nông nghiệp tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Đồng Nai (Agribank Đồng Nai).
– Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về mặt không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi thành phố Biên

Hòa, tỉnh Đồng Nai.

+ Phạm vi về mặt thời gian: Đề tài sử dụng số liệu 03 năm (2016, 2017, 2018) để

nghiên cứu.
3

 

 

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và phân tích định lượng.

1.6 Cấu trúc luận văn

Đề tài nghiên cứu được chia làm 05 chương:

Chương 1. Giới thiệu – bối cảnh của vấn đề nghiên cứu Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả và thảo luận các kết quả

Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị
4

 

 

CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DƢ NỢ

TÍN DỤNG NÔNG HỘ

 

2.1 Khái quát về tín dụng

2.1.1 Khái niệm về tín dụng

Đối với nền kinh tế hàng hóa, luôn luôn có một số người tạm thời thừa vốn trong cùng một thời gian nhất định, đồng thời nguồn vốn của họ nhàn rỗi có tính chất tạm thời và họ có nhu cầu cho vay. Song song đó, cũng luôn luôn có một số người thiếu vốn tạm thời và có nhu cầu vay vốn để sử dụng. Điều này làm phát sinh mối quan hệ kinh tế mà nội hàm của nó là tiền vốn dịch chuyển từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu với điều kiện vốn và lãi tiền vay phải được hoàn trả là khoản lợi nhuận thu được do việc sử dụng vốn vay. Quá trình này được gọi là quan hệ tín dụng.
Qua đó, ta thấy rằng tín dụng chính là quan hệ vay mượn được dựa trên quy tắc có hoàn trả kèm theo lợi tức, việc này nhằm làm thoả mãn nhu cầu cả hai bên cho vay và đi vay – 01 quan hệ mà cả hai bên cùng có lợi, bình đẳng và thỏa thuận.
Như vậy tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cả gốc lẫn lãi cho người cho vay sau một thời gian nhất định.
2.1.2 Phân loại tín dụng

 Phân loại theo chủ thể trong quan hệ tín dụng

– Tín dụng thương mại: là hình thức quan hệ tín dụng xảy ra giữa các doanh nghiệp thực hiện dướihình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhập hàng hóa.
– Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng xảy ra khi có mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội.. .nhà nước vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
– Tín dụng ngân hàng là tín dụng giữa ngân hàng và các cá nhân, tổ chức xã hội.

 Phân loại theo thời hạn cho vay
5

 

 

– Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng, đây là loại tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn huy động từ các khoản tiền gửi ngắn hạn.
– Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng, nguồn vốn này thường được dùng để đầu tư cho sản xuất như mua giống vật nuôi, cây trồng lâu năm hoặc để xây dựng các công trình nhỏ. Loại tín dụng này ít phổ biến hơn so với tín dụng ngắn hạn.
– Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng để cấp vốn cho nông hộ với mục đích cải tạo và mở rộng sản xuất ở quy mô lớn với kế hoạch sản xuất khả thi. Cho vay theo hình thức này rất ít ở thị trường nông thôn và mang tính rủi ro cao.
 Phân loại theo mức độ tín nhiệm

– Tín dụng không đảm bảo còn gọi là tín dụng tín chấp, đây là loại tín dụng sử dụng uy tín của người đi vay hoặc người đại diện cho người đi vay đảm bảo bằng thương hiệu hay uy tín của họ về khoản nợ vay.
– Tín dụng có đảm bảo còn gọi là tín dụng thế chấp, đây là loại hình tín dụng phổ biến và được các tổ chức tín dụng áp dụng rộng rãi. Theo đó người đi vay phải đảm bảo trả nợ bằng tài sản của mình hoặc được người khác bảo đảm trả nợ thay trong trường hợp không trả nợ được khoản vay.
 Phân loại theo mục đích vay

– Tín dụng sản xuất là loại tín dụng được cấp nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hóa, bổ sung vốn kịp thời cho quá trình ổn định và phát triển sản xuất.
– Tín dụng tiêu dùng là loại hình tín dụng nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu, mua sắm

hàng hóa của người đi vay thường là tạm thời và trong thời gian ngắn.

– Tín dụng hỗ trợ và ưu đãi là loại hình tín dụng được nhà nước hỗ trợ cho những đối tượng đặc biệt hay ưu đãi cho những đối tượng thuộc diện ưu tiên để làm kinh tế, vượt qua khó khăn. Đặc điểm của loại hình này thường là lãi suất thấp và chỉ áp dụng cho những đối tượng nhất định.
 Ngoài ra tín dụng còn được phân loại theo phương pháp hoàn trả bao gồm tín
6

 

 

dụng hoàn trả một lần hay tín dụng hoàn trả nhiều lần…

2.2 Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại

2.2.1

Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng, mang lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng thương mại.
Theo quy định tại Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) 2010: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Qua khái niệm nêu trên cho thấy, hoạt động cho vay trong hoạt động kinh doanh của các TCTD được diễn ra dưới hình thức cho vay bằng tiền và trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó người vay phải nêu rõ được mục đích của việc sử dụng vốn vay đồng thời phải trình bày rõ được phương án sử dụng dụng vốn vay làm cơ sở để các TCTD xem xét, quyết định cho vay. TCTD có quyền từ chối cho vay trong trường hợp mục đích sử dụng vốn của người vay chưa hợp pháp, hợp lệ và phương án sử dụng vốn vay không đảm bảo về an toàn theo quy định quản trị rủi ro
của TCTD.

2.2.2

Nguyên tắc cho vay của NHTM

Theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chovay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng: Khách hàng vay vốn của TCTD phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với TCTD.
Khách hàng phải sử dụng tiền vay đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Mục đích sử dụng vốn là cơ sở để ngân hàng thẩm định và đưa ra quyết định cho khách hàng vay vốn. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng vay vốn, mà lại sử dụng sang các mục đích khác, thậm chí là các hoạt động phi pháp sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng; mặt khác, việc sử dụng
7

 

 

vốn đúng mục đích là cơ sở để ngân hàng giám sát và xử lý khi có dấu hiệu vi phạm thỏa thuận đã cam kết.
Khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả gốc và lãi đúng hạn theo thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng tín dụng để ngân hàng có điều kiện hoàn trả khoản huy động của khách hàng gửi tiền, đảm bảo vòng tuần hoàn nhịp nhàng, hiệu quả, không bị gián đoạn. Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi, trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được TCTD chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc và/hoặc lãi, thì TCTD có quyền chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.
Mặt khác, tiền lãi thu từ khách hàng, là cơ sở, điều kiện để ngânhàng trang trải các chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo phần lợi nhuận cho chủ ngân hàng. Vì vậy, khách hàng trả lãi để ngân hàng tồn tại và phát triển; đồng thời tạo điều kiện để tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, góp phần luân chuyển nguồn vốn hợp lý, hiệu quả phục cho phát triển kinh tế-xã hội.
Đối với cho vay nông nghiệp cũng không tách rời các nguyên tắc cơ bản nêu trên.

* Phương thức cho vay

TCTD thỏa thuận với khách hàng vay về việc áp dụng những phương thức cho vay cơ bản sau:
– Cho vay từng lần: TCTD và khách hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng trong mỗi lần thực hiện quan hệ vay vốn.
– Cho vay theo hạn mức tín dụng: khách hàng và TCTD thỏa thuận và xác định 01

hạn mức tín dụng được duy trì trong 01 khoảng thời gian nhất định.

– Cho vay theo dự án đầu tư: khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các dự án đầu tư phục vụ đời sống, khách hàng được TCTD cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh
– Cho vay hợp vốn : là phương thức cho vay khi 01 nhóm các TCTD cùng cho vay đối với 01 dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, 01 TCTD được quy định làm đầu mối, phối hợp với các TCTD khác trong quan hệ vay vốn.
8

 

 

– Cho vay trả góp: là phương thức mà khi phát sinh quan hệ vay vốn, khách hàng và TCTD thỏa thuận và xác định số lãi vay phải trả cộng với số dư nợ gốc được chia ra trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong 01 thời hạn cho vay.
– Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: phát sinh trong quan hệ vay vốn khi TCTD cam kết đảm bảosẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng và mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng được khách hàng và TCTD thỏa thuận.
– Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: là phương thức cho vay phát sinh khi khách hàng vay được TCTD chấp thuận cho sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng nhằm mục đích thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại ATM hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Các bên phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
– Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phương thức cho vay mà khách hàng được TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho chi vượt số tiền hiện có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán.

2.2.3

Đặc điểm cho vay của NHTM

Thứ nhất, về chủ thể bao giờ cũng có 02 bên cùng tham gia: Bên cho vay – là ngân hàng có vốn với mong muốn cho người khác sử dụng để thỏa mãn một số lợi ích của mình, và Bên vay – là khách hàng đang cần sử dụng vốn đó để thỏa mãn nhu cầu của mình. Người vay phải hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn theo thỏa thuận. Ngân hàng tin tưởng khách hàng sẽ trả nợ.
Lãi suất là biểu hiện giá cả khoản vay.cMức lãi suất cho vay do khách hàng và ngân hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quy chế cho vay của ngân hàng đó. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng
9

 

 

không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
Thứ hai, hình thức pháp lý của việc cho vay được thể hiện dưới dạng hợp đồng tín dụng. Trong hợp đồng tín dụng bắt buộc phải có các nội dung: điều kiện, phương thức cho vay, mục đích sử dụng vốn, số vốn vay, thời hạn cho vay, lãi suất, hình thức đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ và những cam kết khác do các bên thỏa thuận
Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứng trước và hành vi hoàn trả một số tiền (gồm cả lãi) nhất định, không có chuyển dịch quyền sở hữu. Ngân hàng chỉ chuyển quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận. Ngân hàng và khách hàng dựa vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh; thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng để có sự thỏa thuận về thời hạn cho vay. Còn đối với các pháp nhân trong nước và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Đối với cá nhân là người nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thờihạn được phép sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Ngân hàng phải thẩm định mới quyết định cho vay: Quy trình xét duyệt cho vay được ngân hàng xây dựng theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và cần phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân; trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Ngân hàng quy định một cách cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trên cơ sở xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư; phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, ngân hàng quyết định cho vay hay không. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
10

 

 

Thứ tư, việc cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa hai bên về khả năng hoàn trả tiền vay.
Ngoài những yếu tố cơ bản nêu trên thì trong khái niệm cho vay của ngân hàng

thương mại còn thể hiện những dấu hiệu mang tính chất đặc thù như là:

Một là việc cho vay của các ngân hàng thương mại là hoạt động nghề nghiệp kinh doanh mang tính chức năng. Đây là quy định mang tính chất đặc thù, mang tính chất nghề nghiệp kinh doanh được pháp luật quy định cho nó những quyền năng cụ thể.
Hai là hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại không chỉ là một nghề kinh doanh mà còn là một nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này thể hiện ở việc hoạt động cho vay chuyên nghiệp của ngân hàng thương mại phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định như phải có vốn pháp định, phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngân hàng khi đăng ký kinh doanh theo luật định.
Ba là hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại còn phải chịu sự điều chỉnh, chi phối của các đạo luật về ngân hàng, thậm chí kể các các tập quán thương mại về ngân hàng ngoài việc tuân thủ quy định chung của pháp luật về hợp đồng. Sở dĩ có đặc điểm này là do bị chi phối bởi tính chất đặc thù trong nghề nghiệp kinh doanh của các ngân hàng thương mại như tính rủi ro cao và sự ảnh hưởng mang tính chất
dây chuyền đối với nhiều lợi ích khác trong xã hội.

2.2.4

Phân loại cho vay

Thứ nhất, căn cứ vào thời hạn, cho vay của các TCTD được chia thành:

– Cho vay ngắn hạn, là loại hình cho vay có thời hạn dưới 1 năm;

– Cho vay trung hạn, là loại hình cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm;

– Cho vay dài hạn, là loại hình cho vay có thời hạn trên 5 năm.

Thứ hai, căn cứ vào mục đích vay vốn, cho vay của các TCTD được chia thành:

– Cho vay sản xuất, kinh doanh: là hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá

nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh.

– Cho vay tiêu dùng: là hình thức cấp tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm nhà cửa, xe cộ, thiết bị gia đình và các nhu cầu khác của cá nhân.
11

 

 

Thứ ba, căn cứ vào sự ưu đãi về lãi suất và điều kiện vay vốn, cho vay của các ngân hàng được chia thành:
– Cho vay theo cơ chế thị trường: người cho vay và người đi vay thỏa thuận với nhau về lãi suất, điều kiện vay vốn v.v… theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi, và tuân thủ các quy định của pháp luật. Đây là loại hình cho vay phổ biến nhất hiện nay;
– Cho vay chính sách: dành cho các đối tượng khách hàng không có đủ khả năng và điều kiện để tiếp cận với loại hình cho vay theo cơ chế thị trường. Đây là loại hình cho vay đặc thù bởi vì người đi vay sẽ được hưởng một số ưu đãi về lãi suất,
điều kiện vay vốn, thời hạn vay, v.v…

2.2.5

Đối tượng cho vay của các NHTM

– Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam:

+ Các pháp nhân: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự;
+ Cá nhân;

+ Hộ gia đình;

+ Tổ hợp tác;

+ Doanh nghiệp tư nhân;

+ Công ty hợp doanh.

– Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.

* Quyền và nghĩa vụ của đối tượng vay vốn:

– Khách hàng vay có quyền: từ chối các yêu cầu của ngân hàng thương mại không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; khiếu nại, khởi kiện về việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo qui định của pháp luật.
– Khách hàng vay có nghĩa vụ: cung cấp một cách đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin và tài liệu liên quan đến việc vay vốn, đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin và tài liệu đã cung cấp; sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và
12

 

 

các cam kết khác (nếu có); thực hiện việc trả nợ gốc và lãi vay theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận trong việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ đảm bảo nợ vay như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
– Các đối tượng không được vay vốn tại các NHTM: thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của TCTD; cán bộ, nhân viên của chính TCTD đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay; bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm
soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc).

2.2.6

Điều kiện cho vay của NHTM

Theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, TCTD xem xét và quyết định cho vay khi khách hàngcó đủ các điều kiện sau:
“- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
– Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

– Có phương án sử dụng vốn khả thi.

– Có khả năng tài chính để trả nợ.

– Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.”
Đây là những điều kiện bắt buộc mà các TCTD phải thực hiện khi cho vay. Tuy nhiên, tùy từng TCTD căn cứ các điều kiện nêu trên, cụ thể hóa các điều kiện cho vay bằng quy chế nội bộ, đảm bảo không trái với quyđịnh trên; đồng thời đảm bảo chặt chẽ, an toàn, hiệu quả cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.

ThS01.187_Các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại hội sở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Đồng Nai

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS01.187_Các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại hội sở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Đồng Nai
Các yếu tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng nông nghiệp của nông hộ tại hội sở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Đồng Nai