Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính Ngân hàng: Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam (ThS02.180)
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội đầu tư nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thách thức. Vì vậy để Việt Nam có thể theo kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng hết sức để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng là một bộ phận vô cùng quan trọng vì hiệu quả của ngân hàng tác động trực tiếp đến hiệu quả của nền kinh tế đất nước. Trong các hoạt động của ngân hàng thì thanh khoản là một trong những hoạt động chủ yếu. Tại Việt Nam thời gian qua đã có một lượng nh ngân hàng có tình hình thanh khoản xấu dẫn đến hoạt động không hiệu quả. Trước tiên là Ngân hàng Xây dựng (VNCB) bị NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng ngày 2/2/2015, kế đến, NHNN phải mua lại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) với giá 0 đồng. Trong tháng 7/2015, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) là ngân hàng thứ 3 bị NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần giá 0 đồng. Đến tháng 08/2015, NH TMCP Đông Á (DongAbank) là tổ chức tín dụng bị đưa vào diện quản lý đặc biệt. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nước nhà. Như vậy, kiểm soát RRTK tốt không những giúp hệ thống ngân hàng hoạt động tốt mà còn góp phần nâng cao uy tín kinh tế Việt Nam trên thế giới.
Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài ảnh hưởng của RRTK đến hiệu quả HĐKD của các NHTM nhưng thường phân tích theo từng ngân hàng riêng lẽ hoặc từng nhóm ngân hàng khác nhau. Mặc khác, các nghiên cứu thường chú trọng đến những yếu tố bên trong mà ít xem xét những yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp hàng năm… Từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” nghiên cứu trong luận văn này.
ThS02.180_Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƢƠNG :GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục ti u và câu h i nghi n cứu .......................................................................2
1.2.1. Mục ti u nghi n cứu ..................................................................................2
1.2.2. Câu h i nghi n cứu ....................................................................................2
1.3. Đối tượng phạm vi nghi n cứu........................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghi n cứu ................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghi n cứu ...................................................................................2
1.4. Phương pháp nghi n cứu..................................................................................3
1.5. Kết cấu của đề tài .............................................................................................3
1.6. Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................4
CHƢƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................5
2.1. Tổng quan lý thuyết về rủi ro thanh khoản ......................................................5
2.1.1. Thanh khoản của ngân hàng thương mại...................................................5
2.1.2. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại .........................................7
2.2. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại...........................................15
2.2.1 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ..................................15
2.2.2 Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ....................................15
2.3. Rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động kinh doanh..................................17
2.4. Các nghi n cứu thực nghiệm về rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động
kinh doanh .............................................................................................................19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................25
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................26
3.1. Mô hình nghi n cứu .......................................................................................26
3.2. Quy trình thực hiện nghi n cứu......................................................................29
3.2.1. Thống k mô tả dữ liệu ............................................................................29
3.2.2. Phân tích ma trận hệ số tương quan.........................................................30
3.2.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................30
3.2.4. Phân tích kết quả hồi quy.........................................................................30
3.2.5. Kiểm định và xử lý các khiếm khuyết của mô hình ................................31
3.3. Dữ liệu nghi n cứu .........................................................................................31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................33
CHƢƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................34
4.1. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018 ..................................................................................................34
4.1.1. Thực trạng thanh khoản rủi ro thanh khoản tại các NHTM ...................34
4.1.2. Thực trạng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM............35
4.1.3. Thực trạng ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả kinh doanh tại các NHTM ....................................................................................................36
4.2. Thống k mô tả dữ liệu ..................................................................................37
4.3. Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình.....39
4.4. Kết quả hồi quy các mô hình và lựa chọn mô hình phù hợp .........................40
4.5. Kiểm tra các khiếm khuyết của mô hình........................................................44
4.5.1. Hiện tượng phương sai thay đổi phần dư tr n dữ liệu bảng ....................44
4.5.2. Hiện tượng tự tương quan phần dư tr n dữ liệu bảng .............................45
4.6. Xử lý khiếm khuyết của mô hình ...................................................................45
4.7. Thảo luận kết quả nghi n cứu ........................................................................48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................51
CHƢƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT RỦI RO THANH KHOẢN ....................................................................................................52
5.1. Kết luận ..........................................................................................................52
5.2. Khuyến nghị chính sách .................................................................................53
5.2.1. Đối với các Ngân hàng thương mại .........................................................53
5.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước...................................................................57
5.3. Hạn chế của nghi n cứu và hướng nghi n cứu trong tương lai .....................57
5.3.1. Hạn chế của nghi n cứu...........................................................................57
5.3.2. Hướng nghi n cứu trong tương lai ..........................................................58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5........................................................................................60
KẾT LUẬN .............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung Tiếng Việt Nội dung Tiếng Anh
BCTC Báo cáo tài chính
CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Capital Adequacy Ratio
CSTT Chính sách tiền tệ DPRR Dự phòng rủi ro HĐKD Hoạt động kinh doanh
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
RRTK Rủi ro thanh khoản
FEM Mô hình hiệu ứng tác động cố định Fixed effect model NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận bi n Net Interest Margin NPL Trạng thái thanh khoản ròng Non Performing Loans
Mô hình hiệu ứng tác động ngẫu
nhiên Random effect model
ROA Tỷ suất lợi nhuận tr n tổng tài sản Return On Assets
Tỷ suất lợi nhuận tr n tổng vốn chủ
sở hữu Return On Equity
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. : Tổng hợp kết quả nghi n cứu...............................................................22
Bảng 3. : Mô tả biến và kỳ vọng tương quan quan hệ của các biến trong mô hình
ROA.......................................................................................................................27
Bảng 3.2: Mô tả biến và kỳ vọng tương quan quan hệ của các biến trong mô hình
ROE .......................................................................................................................28
Bảng 4. : Thống k mô tả các biến đo lường .......................................................38
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến................39
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai .............................................................................................................40
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy mô hình Pooled OLS - FEM – REM .........41
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi .............................44
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ......................................45
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp GMM ...........................46
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng GMM:....................................................................48
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản qua các năm của các NHTM: ......................34
Hình 4.2: Biểu đồ hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTM............................35
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR ..............................................37
1
CHƢƠNG : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội đầu tư nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thách thức. Vì vậy để Việt Nam có thể theo kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng hết sức để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh tr n thương trường quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng là một bộ phận vô cùng quan trọng vì hiệu quả của ngân hàng tác động trực tiếp đến hiệu quả của nền kinh tế đất nước. Trong các hoạt động của ngân hàng thì thanh khoản là một trong những hoạt động chủ yếu. Tại Việt Nam thời gian qua đã có một lượng nh ngân hàng có tình hình thanh khoản xấu dẫn đến hoạt động không hiệu quả. Trước tiên là Ngân hàng Xây dựng (VNCB) bị NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng ngày
2/2/2015, kế đến, NHNN phải mua lại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) với giá
0 đồng. Trong tháng 7/2015, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) là ngân hàng thứ 3 bị NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần giá 0 đồng. Đến tháng 08/2015, NH TMCP Đông Á (DongAbank) là tổ chức tín dụng bị đưa vào diện quản lý đặc biệt. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nước nhà. Như vậy, kiểm soát RRTK tốt không những giúp hệ thống ngân hàng hoạt động tốt mà còn góp phần nâng cao uy tín kinh tế Việt Nam trên thế giới.
Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài ảnh hưởng của RRTK đến hiệu quả HĐKD của các NHTM nhưng thường phân tích theo từng ngân hàng riêng lẽ hoặc từng nhóm ngân hàng khác nhau. Mặc khác, các nghiên cứu thường chú trọng đến những yếu tố bên trong mà ít xem xét những yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp hàng năm... Từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt
2
động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” nghiên cứu trong luận
văn này.
1.2. M c ti u và câu hỏi nghi n cứu
1.2.1. M c ti u nghi n cứu
1.2.1.1. M c ti u tổng quát
Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là phân tích ảnh hưởng của RRTK đến hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam để từ đó đề các giải pháp kiểm soát RRTK.
1.2.1.2. M c ti u c thể
- Phân tích ảnh hưởng của RRTK đến hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt
Nam.
- Đề xuất các giải pháp để kiểm soát RRTK tại các NHTM Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghi n cứu
- Ảnh hưởng của RRTK đến hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam như thế nào?
- Biện pháp nào để kiểm soát RRTK tại các NHTM Việt Nam?
1.3. Đối tƣ ng ph m vi nghi n cứu
1.3.1. Đối tƣ ng nghi n cứu
Đối tượng nghiên cứu trong phạm vi đề tài này là ảnh hưởng của RRTK đến hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam.
1.3.2. Ph m vi nghi n cứu
1.3.2.1. Về không gian
Không gian nghi n cứu: 25 NHTM Việt Nam bao gồm cả NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần. Danh sách các ngân hàng được đính kèm trong Phụ lục 1.
1.3.2.2. Về thời gian
3
Thời gian nghi n cứu: dữ liệu được lấy từ BCTC Báo cáo thường ni n của
các NHTM Việt Nam và số liệu vĩ mô từ 2008-2018.
1.4. Phƣơng pháp nghi n cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phối hợp phương pháp nghi n cứu định tính và định
lượng.
Đầu tiên, tác giả thực hiện việc thu thập các dữ liệu nghiên cứu bằng cách thống kê, so sánh để tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng RRTK, hiệu quả HĐKD của các NHTM Việt Nam.
Tiếp đến, tác giả tiến hành hồi quy tuyến tính bội dựa trên dữ liệu bảng của 25
NHTM đã thu thập được. Trong đó: hiệu quả HĐKD của các NHTM là biến phụ thuộc được đại diện bởi biến ROA và ROE, RRTK là biến độc lập được đại diện bởi biến FGAP.
Các bước nghiên cứu cụ thể như sau:
Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu.
Bước 2: Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến giữa các biến
Bước 3: Hồi quy và chọn mô hình phù hợp trong các mô hình Pooled OLS, FEM, REM
Bước 4: Kiểm tra các khiếm khuyết của mô hình và xử lý
Bước 5: Đưa ra kết luận cuối cùng.
1.5. Kết cấu của đề tài
Bài nghi n cứu được chia làm 5 phần: Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan về rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Chương 3: Mô hình và dữ liệu nghiên cứu
4
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách kiểm soát rủi ro thanh khoản
1.6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bài luận văn không giới thiệu những lý thuyết mới về RRTK trong ngân hàng mà chỉ hệ thống hóa một cách chi tiết và đầy đủ các vấn đề về RRTK và ảnh hưởng của RRTK đến hiệu quả HĐKD của các NHTM. Đây là nền tảng để xây dựng các khung lý thuyết chặt chẽ hơn cho việc phân tích các đề tài về RRTK và hiệu quả HĐKD.
B n cạnh đó ý nghĩa của kết quả nghi n cứu hồi quy sẽ cung cấp th m bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của RRTK đến hiệu quả HĐKD ngân hàng. Đây là cơ sở để các nhà lãnh đạo quản trị ngân hàng đưa ra các chiến lược hợp lý trong công tác điều hành và quản lý góp phần hạn chế RRTK xảy ra trong quá trình hoạt động ngân hàng.
.
5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. Tổng quan lý thuyết về rủi ro thanh khoản
2.1.1. Thanh khoản của ngân hàng thƣơng m i
2.1.1.1. Khái niệm thanh khoản
Theo Ủy ban Basel định nghĩa: “Thanh khoản là khả năng của ngân hàng trong việc cung ứng tài sản và đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán khi đến hạn mà không để xảy ra những tổn thất không thể chấp nhận được cho ngân hàng”.
Năm 2010 Trong giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại Trương Quang Thông cho rằng: “Thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh chóng, với một chi phí thấp nhất có thể. Một cách đầy đủ hơn dựa vào cả hai tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lí để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh. Trong đó nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh”.
Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để
chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh (Trần Huy Hoàng, 2011)
Như vậy, từ những định nghĩa tr n cho thấy: Thanh khoản của ngân hàng là khả năng mà các ngân hàng có thể đáp ứng các nhu cầu trên thị trường một cách nhanh nhất tại mọi thời điểm. Đối với một ngân hàng tính thanh khoản được xét dựa tr n ba góc độ là tính thanh khoản của tài sản, tính thanh khoản của nguồn vốn và tính thanh khoản của ngân hàng
Dưới góc độ tài sản: Thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản. Tài sản được xem là có tính thanh khoản khi ít tốn ít thời gian và chi phí cho việc chuyển đổi tài sản đó thành tiền.
6
Dưới góc độ nguồn vốn: Thanh khoản là khả năng ngân hàng huy động và mở rộng nguồn vốn của mình. Các nguồn vốn có thời gian và chi phí huy động càng cao thì tính thanh khoản của nó càng thấp.
Dưới góc độ ngân hàng: Khi các nghĩa vụ tài chính đến hạn, khả năng ngân hàng có thể đáp ứng các nghĩa vụ này được hiểu là thanh khoản của ngân hàng đó. Các nhu cầu thanh khoản cần được đáp ứng như: việc chi trả các khoản tiền gửi của khách hàng, rút tiền, các yêu cầu vay vốn hợp lệ của ngân hàng…
2.1.1.2. Tr ng thái thanh khoản của NHTM
Cung thanh khoản
Cung thanh khoản được hiểu là khả năng ngân hàng cung cấp các khoản vốn cho khách hàng để đáp ứng kịp thời các nhu cầu sử dụng và thanh toán của khách hàng khi cần thiết. Các nguồn cung thanh khoản gồm: các món huy động tiền gửi của khách hàng, vay mượn từ thị trường tiền tệ, phát hành cổ phiếu, khách hàng thanh toán nợ vay, các khoản thu từ dịch vụ của ngân hàng, các khoản đầu tư tín dụng, các hoạt động bán tài sản, các hoạt động vay mượn khác, ...
Cầu thanh khoản
Cầu thanh khoản được hiểu là các nhu cầu thanh toán và sử dụng của khách hàng mà ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp ứng. Cầu thanh khoản sẽ làm giảm lượng tiền quỹ của ngân hàng như: các món rút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, thanh toán các khoản vay phải trả, các khoản phải trả khác, đề nghị vay vốn của khách hàng, các khoản chi trả cổ tức cho cổ đông các chi phí hoạt động cho quá trình cung cấp dịch vụ ngân hàng và hoạt động kinh doanh ngân hàng, ...
Tr ng thái thanh khoản
Khi đến cùng một thời điểm, sự kết hợp giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản sẽ tạo thành trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng. Trạng thái thanh khoản ròng được đo bằng chênh lệch giữa tổng cung thanh khoản và tổng cầu thanh khoản:
7
NLP = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản
NLP > 0: Ngân hàng sẽ thặng dư thanh khoản khi cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản. Tình trạng này xảy ra khi các ngân hàng không phát huy được khả năng sinh lời từ nguồn vốn huy động được, lúc này ngân hàng b mất đi những cơ hội đầu tư sinh lời hoặc cho khách hàng vay vốn để tăng lợi nhuận. Trước khi những nguồn cung thanh toán này tới hạn trong tương lai nguồn thặng dư thanh khoản có thể được ngân hàng đem đi đầu tư sinh lợi bằng cách: gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác cho các tổ chức tín dụng khác vay vốn...
NLP < 0: Khi cung thanh khoản nh hơn cầu thanh khoản sẽ làm cho ngân hàng thâm hụt thanh khoản. Tình trạng này xảy ra khi các ngân hàng không đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu chi trả cho các nhu cầu của khách hàng của nền kinh tế làm mất đi những cơ hội kinh doanh mất sự tin tưởng của khách hàng. Lúc này ngân hàng phải tăng nguồn thanh khoản để đáp ứng nhu cầu sử dụng bằng cách: nếu có nguồn dự trữ bắt buộc thì lấy ra sử dụng; Vay vốn từ NHNN hoặc ngân hàng khác; bán các tài sản có tính thanh khoản thấp,...
NLP = 0: Ngân hàng sẽ đạt được trạng thái cân bằng thanh khoản khi cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản, lúc này ngân hàng không xảy tra tình trạng dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản. Nhưng tr n thực tế trạng thái này rất ít khi xảy ra tại một thời điểm cụ thể các ngân hàng thường xuy n phải giải quyết các vấn đề về dư thừa hoặc thiếu hụt.
2.1.2. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng m i
2.1.2.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản
Duttweiler (2009) cho rằng, RRTK là rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguy n nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM theo đó nó sẽ k o theo những hậu quả không mong muốn.
8
Phan Thị Thu Hà (2009) RRTK là rủi ro li n quan đến việc ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay.
RRTK trong hệ thống ngân hàng là rủi ro mà trong đó các ngân hàng không thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình đối với các giao dịch đến hạn. Điều này xảy ra do bản thân ngân hàng không có khả năng chuyển đổi các khoản đảm bảo hoặc các tài sản thành tiền mặt, dẫn đến ngân hàng không đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu tài chính của mình tại mọi thời điểm cần thiết. RRTK xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng, khiến cho khách hàng đánh mất niềm tin vào ngân hàng. Nếu RRTK xảy ra không chỉ làm đình trệ hoạt động, gây thua lỗ cho một ngân hàng mà nghiêm trọng hơn RRTK còn lan truyền nhanh trong hệ thống ngân hàng gây nên khủng hoảng đối với cả nền kinh tế. Năm 2006 ủy ban Basel phân loại rủi ro thanh khoản làm hai loại là:
RRTK nguồn vốn: là loại rủi ro đặc trưng có thể tính toán được của ngân hàng. RRTK nguồn vốn xảy ra khi các ngân hàng không đủ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nhưng không thể huy động tiền gửi tại thời điểm đó.
RRTK thị trường: xảy ra khi một định chế tài chính không thể đóng hay thoát kh i một vị thế mà không làm cho giá của nó giảm đáng kể do rối loạn thị trường hoặc do tiềm lực không đủ.
RRTK nguồn vốn và RRTK thị trường có ảnh hưởng mạnh đến nhau đặc biệt
trong giai đoạn khủng hoảng.
2.1.2.2. Ảnh hƣởng rủi ro thanh khoản
Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong số đó có RRTK. Khi ngân hàng hoạt động ổn định thì ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng ở bất kì thời điểm nào. Khi RRTK xảy ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng đến khách hàng của ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Sự ảnh hưởng đó cụ thể như sau:
9
Đối với NHTM:
Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà khi RRTK xảy ra thì các NHTM sẽ gặp phải các vấn đề như:
- Việc chuyển đổi các tài sản thanh khoản thanh tiền tốn k m chi phí.
- Khi thiếu hụt nguồn vốn các ngân hàng buộc phải vay vốn tr n thị trường tiền tệ với những điều kiện cho vay khắc khe đồng thời phải chịu mức lại suất cao
sút.
- Khó khăn trong quá trình hoạt động làm cho thu nhập của ngân hàng bị giảm
- Tác động xấu đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng.
Mặc khác, nếu các NHTM gặp phải RRTK đặc biệt nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời sẽ rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán có thể phá sản, bị bán hoặc bị sáp nhập với ngân hàng khác.
Đối với khách hàng của NHTM:
Khi các khách hàng có nhu cầu rút tiền sử dụng mà không được ngân hàng đáp ứng sẽ tác động xấu đến:
- Tình hình tài chính của khách hàng làm ảnh hưởng đến kế hoạch chi ti u cho sản xuất kinh doanh và ti u dùng
- Sự kỳ vọng của khách hàng dành cho hệ thống NHTM. Vì khi chọn ngân hàng giao dịch tâm lý mọi khách hàng đều luôn kỳ vọng đó là một tổ chức tài chính hoạt động tốt n n khi RRTK xảy ra những nhu cầu thanh toán sử dụng tiền chính đáng của khách hàng không được ngân hàng đáp ứng thì khách hàng sẽ có cái nhìn trái ngược lại.
Đối với nền kinh tế - xã hội:
Một ngân hàng đứng trên bờ vực phá sản sẽ gây ra tâm lý hoang mang cho dân chúng vì sợ ngân hàng đó mất đi khả năng thanh toán, không thể trả hết các khoản nợ cho người dân. Điều này sẽ làm cho niềm tin của khách hàng vào hệ thống ngân
10
hàng bị lung lay và lan truyền các tin đồn đe dọa đến sự ổn định và an toàn của toàn hệ thống NHTM. Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng sẽ gây ra sự rối loạn trật tự, chính trị - xã hội, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước nhà.
2.1.2.3. Nguy n nhân rủi ro thanh khoản
Là ngành đặc thù luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động,
trong đó có RRTK. Các nguy n nhân dẫn đến RRTK có thể kể đến như sau:
- Sự bất cân xứng kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ: Ngân hàng thường huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm. Những khoản tiền gửi này thường có kì hạn ngắn. Sau đó sử dụng nguồn vốn từ việc huy động ngân hàng đem đi đầu tư sinh lời và cho vay vốn. Những khoản tín dụng này thường có kỳ hạn dài hơn. Do đó khi các khoản tiền gửi tiết kiệm đến hạn nguồn tiền thu về từ hoạt động đầu tư ít hơn nguồn tiền phải trả cho các khách hàng khiến cho ngân hàng thiếu hụt nguồn tiền dẫn đến RRTK xảy ra.
- Sự biến động về lãi suất luôn tác động đến khách hàng. Khi lãi suất tiền gửi thay đổi các khách hàng gửi tiền có xu hướng rút các khoản tiết kiệm ở ngân hàng có lãi suất thấp chuyển qua gửi ở những ngân hàng có lãi suất cao hơn để hưởng lãi. B n cạnh đó các khách hàng vay vốn sẽ tìm cách trì hoãn việc thanh toán các khoản nợ đã tới hạn tại ngân hàng có lãi suất vay vốn thấp hoặc trả trước hạn tại ngân hàng có lãi suất vay cao để xin vay vốn ở các ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp hơn. Những điều này sẽ tác động trực tiếp đến nguồn vốn cũng như khả năng thanh khoản của các NHTM.
- Mặc khác khi lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư của ngân hàng không được như mong muốn hoặc các khoản đầu tư của bị thua lỗ sẽ làm cho nguồn thu nhập của ngân hàng bị suy giảm. Để cải thiện hoạt động kinh doanh và phù đắp phần thua lỗ do đầu tư ngân hàng sẽ phát sinh nhu cầu tăng th m vốn làm tăng RRTK.
- Cơ cấu khách hàng không hợp lý cũng là một nguy n nhân ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng. Khi ngân hàng chỉ tập trung huy động một vài khách hàng
11
cá nhân lớn hoặc tập trung cho vay một vài công ty hoặc khách hàng cá nhân chính thì khi các công ty hoặc khách hàng này gặp khó khăn rút tiền gửi bất ngờ hoặc không trả nợ đúng hạn sẽ gây ra RRTK
- Ngoài ra còn có những nguy n nhân khách quan có thể dẫn đến RRTK trong hoạt động của ngân hàng như: do các biến động bất thường của nền kinh tế các tin đồn thất thiệt sự thay đổi về CSTT của NHTW…
2.1.2.4. Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản
Các yếu tố b n trong ngân hàng
Quy mô ngân hàng: Với những ngân hàng lớn việc đảm bảo thanh khoản thường dễ dàng hơn những ngân hàng nh bằng cách những ngân hàng lớn có thể dùng uy tín của mình để đi vay tr n thị trường li n ngân hàng hoặc nhận được sự hỗ trợ thanh khoản từ phía NHTW. Do đó, một ngân hàng lớn sẽ ít gặp RRTK hơn một ngân hàng nh . Mặc khác vì khó sụp đổ n n những ngân hàng có quy mô lớn dám đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro cao nhưng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng từ đó dễ phát sinh RRTK cho ngân hàng.
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản tr n tổng tài sản: Những ngân hàng có nguồn dữ trữ thanh khoản dồi dào sẽ dễ dàng chuyển đổi các tài sản thanh khoản thành tiền để đáp ứng cho các nghĩa vụ thanh khoản của mình. Do đó những ngân hàng có nguồn dự trữ thanh khoản dồi dào sẽ ít gặp các vấn đề về RRTK.
Tỷ lệ vốn tự có tr n tổng nguồn vốn: đây là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Theo nghi n cứu của Berger và cộng sự (2013) thì vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều đến RRTK. Các ngân hàng tăng vốn làm tăng khả năng tài chính được tăng l n. Do đó các ngân hàng mà tỷ lệ vốn tự có tr n tổng nguồn vốn cao sẽ hạn chế được nguy cơ dẫn đến RRTK tr n hệ thống ngân hàng.
Tỷ lệ dư nợ tín dụng tr n tổng tài sản: Tỷ lệ dư nợ tín dụng tr n tổng tài sản luôn chiếm tỷ trọng cao và đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động ngân hàng. Các khoản vay vốn thường có tính thanh khoản thấp. Vì các khoản cấp tín dụng thường