Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Ứng dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam (ThS02.181)

Mã: ThS02.181 Danh mục: , Từ khóa: , , , , , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: Tài chính - Ngân hàngNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Định dạng file: pdfTên tác giả: Nguyễn Thị Như Hòa
Số trang: 85

Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam (ThS02.181)

Song song với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ngành ngân hàng cũng không ngừng đổi mới và mở rộng. Tuy nhiên, sự mở rộng về quy mô và sản phẩm hoạt động này dẫn đến sự gia tăng trong rủi ro hoạt động ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp. Trong đó, rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và gây ra ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị RRTD trong kinh doanh và xu thế tất yếu là tiếp cận các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro của mình. Vì vậy tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu “Ứng dụng Hiệp ước basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam”.

Bài nghiên cứu phân tích trên các yếu tố cơ bản, gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản, mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro, tỷ lệ nợ xấu, quy trình thanh tra giám sát ngân hàng. Dữ liệu được sử dụng là số liệu của 10 Ngân hàng thương mại được Ngân hàng nhà nước chỉ định thí điểm áp dụng Basel II, trong giai đoạn 2014 – 2018. Kết luận, nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp khuyến nghị từ phía NHNN và phía NHTM liên quan đến việc ứng dụng Hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng. Bài nghiên cứu đóng góp thêm cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho các nhà quản trị ngân hàng về việc quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II.

Accompanying with the development of Vietnamese economic, the banking industry is constantly innovating and expanding. However, the expansion in both size and products entails an increases in risks, such as credit risks, market risks, operation risks. In particular, credit risks account for the largest proportion. Nowadays, Vietnamese commercial bank are aware of the importance of credit risk management, and the inevitable trend is applying Basel II standards to risk management. Therefore, I conducted the research: “Applying Basel II standards to credit risk management at Vietnamese commercial bank”.

The research analyzes basics factors, include: capital adequacy ratio (CAR), indicators of liquidity, bad debt ratio, credit risk provision, credit risk loss. The research used data of 10 comercial banks designated by The State bank of Vietnam (SBV), in the period 2014 – 2018. In concusion, the research proposes a number of solutions from the SBV and Vietnamese commercial bank for the success of applying Basel II standards to credit risk management. The research will be helpful to bank managers on credit risk mangemment.

Key word: Banking, Basel II, credit risks management

ThS02.181_Ứng dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. .......................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. ............................................................2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .........................................................3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ......................................................................3 1.5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu. ...............................................................3 1.6. Ý nghĩa của đề tài. .................................................................................3 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG................................................5 2.1. Hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam........................................................5 2.1.1. Quy mô vốn điều lệ........................................................................................5 2.1.2. Hoạt động huy động vốn ................................................................................8 2.1.3. Hoạt động tín dụng ........................................................................................9 2.1.4. Lợi nhuận NHTM VN ................................................................................. 11 2.1.5. Tình hình nợ xấu.......................................................................................... 13 2.2. Quá trình triển khai thực hiện quản trị rủi ro theo Hiệp ƣớc Basel II của hệ thống NHTM Việt Nam – Biểu hiện của vấn đề. ................................................... 15 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................... 16 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO HIỆP ƢỚC BASEL II.............................. 17 3.1. Một số vấn đề cơ bản về RRTD của NHTM. .................................................. 17 3.1.1. Khái niệm RRTD của NHTM ...................................................................... 17 3.1.2. Nguyên nhân xảy ra RRTD.......................................................................... 17 3.1.2.1. Nguyên nhân từ môi trƣờng bên ngoài ...................................................... 18 3.1.2.2. Nguyên nhân từ khách hàng...................................................................... 18 3.1.2.3. Nguyên nhân từ ngân hàng........................................................................ 19 3.1.3. Tác động tiêu cực của RRTD. ...................................................................... 19 3.1.3.1. Ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng ............................... 20 3.1.3.2. Ảnh hƣởng xấu đến nền kinh tế................................................................. 21 3.2. Quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II. .......................................................... 21 3.2.1. Khái niệm quản trị RRTD. ........................................................................... 21 3.2.2. Quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II. ....................................................... 22 3.2.2.1. Nguyên tắc quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II. .................................. 24 3.2.2.2. Nhận diện RRTD. ..................................................................................... 26 3.2.2.3. Đo lƣờng, đánh giá RRTD. ....................................................................... 26 3.2.2.4. Kiểm soát RRTD. ..................................................................................... 30 3.2.2.5. Giám sát và báo cáo RRTD....................................................................... 32 3.3. Lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II. . 33 3.4. Kinh nghiệm triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II tại một số NHTM nƣớc ngoài và giá trị tham khảo cho Việt Nam.......................................... 34 3.4.1. Kinh nghiệm triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II tại một số NHTM nƣớc ngoài. ............................................................................................... 34 3.4.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam. ................................................................. 40 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..................................................................... 41 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ....................................... 42 4.1. Ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam ........................ 42 4.1.1. Về phía NHNN Việt Nam............................................................................ 42 4.1.2. Về phía 10 NHTM thí điểm thực hiện Basel II............................................. 44 4.1.2.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu......................................................................... 45 4.1.2.2. Chỉ tiêu đo lƣờng khả năng thanh khoản. .................................................. 49 4.1.2.3. Mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro tín dụng......................................... 52 4.1.2.4. Hoạt động thanh tra, giám sát.................................................................... 56 4.1.2.5. Công bố thông tin ..................................................................................... 58 4.2. Đánh giá việc ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại VN ............ 59 4.2.1. Thành tựu. ................................................................................................... 59 4.2.2. Hạn chế........................................................................................................ 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ..................................................................... 62 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HIỆP ƢỚC BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM................................ 63 5.1. Giải pháp, kiến nghị đối với NHNN................................................................ 63 5.2. Giải pháp, kiến nghị đối với NHTM. .............................................................. 66 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ..................................................................... 70 KẾT LUẬN ..................................................................... 71 TÀI LỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt CAR Hệ số an toàn vốn CQTTGSNH Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng Tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm khách EAD hàng không trả đƣợc nợ IRB Phƣơng pháp xếp hạng nội bộ KSRR Kiểm soát rủi ro LGD Tỷ trọng tổn thất ƣớc tính M Kỳ hạn hiệu dụng NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam NHTM CP Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần NHTW Ngân hàng Trung ƣơng PD Xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ QTRR Quản trị rủi ro QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng SA Phƣơng pháp chuẩn hóa TCTD Tổ chức tín dụng XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Vốn điều lệ tăng thêm của các NHTM trong năm 2018 ..........................7 Bảng 2. 2. Tỷ lệ ROA của các NHTM giai đoạn 2013 – 2018................................ 12 Bảng 3. 1. Tình hình các quốc gia Đông Nam Á áp dụng các phƣơng pháp đánh giá rủi ro tín dụng theo Basel II ................................................................................... 34 Bảng 4. 1. Hệ thống VBPL của NHNN liên quan đến lộ trình áp dụng Basel II ..... 42 Bảng 4. 2. Lộ trình triển khai thực hiện Basel II của các NHTM Việt Nam ........... 44 Bảng 4. 3. CAR các ngân hàng trong giai đoạn 2014 – 2018 ................................. 46 Bảng 4. 4. Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) của các ngân hàng trong giai đoạn 2015 - 2018 ...................................................................................................................... 50 Bảng 4. 5. Tỷ lệ tăng trƣởng dự phòng rủi ro tín dụng của 10 NHTM thí điểm ...... 52 Bảng 4. 6. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của 10 NHTM thí điểm trong năm 2018............................................................................................................... 54 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Tốc độ tăng trƣởng vốn điều lệ và tổng tài sản của hệ thống các TCTD giai đoạn 2014 - 2018 ..............................................................................................5 Biểu đồ 2. 2. Tốc độ tăng trƣởng vốn điều lệ của hệ thống các TCTD năm 2018 .....6 Biểu đồ 2. 3. Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của hệ thống các TCTD .................8 Biểu đồ 2. 4. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của hệ thống các TCTD........................ 10 Biểu đồ 2. 5. ROA của hệ thống các TCTD ........................................................... 11 Biểu đồ 2. 6. Tỷ lệ nơ xấu của các TCTD giai đoạn 2014 - 2018 ........................... 13 Biểu đồ 2. 7. Tỷ lệ nợ xấu năm 2018 của 10 NHTM thí điểm ................................ 14 Biểu đồ 4. 1. Tỷ lệ LDR của hệ thống các TCTD tháng 12/2018 ........................... 51 Tóm tắt: Song song với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ngành ngân hàng cũng không ngừng đổi mới và mở rộng. Tuy nhiên, sự mở rộng về quy mô và sản phẩm hoạt động này dẫn đến sự gia tăng trong rủi ro hoạt động ngân hàng nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro tác nghiệp. Trong đó, rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và gây ra ảnh hƣởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hiện nay, các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và xu thế tất yếu là tiếp cận các chuẩn mực của Hiệp ƣớc Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro của mình. Vì vậy tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu “Ứng dụng Hiệp ƣớc basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam”. Bài nghiên cứu phân tích trên các yếu tố cơ bản, gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), chỉ tiêu đo lƣờng khả năng thanh khoản, mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro, tỷ lệ nợ xấu, quy trình thanh tra giám sát ngân hàng. Dữ liệu đƣợc sử dụng là số liệu của 10 Ngân hàng thƣơng mại đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc chỉ định thí điểm áp dụng Basel II, trong giai đoạn 2014 – 2018. Kết luận, nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp khuyến nghị từ phía NHNN và phía NHTM liên quan đến việc ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng. Bài nghiên cứu đóng góp thêm cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho các nhà quản trị ngân hàng về việc quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel II. Từ khóa: Ngân hàng, Basel II, Quản trị rủi ro tín dụng, Abstract: Accompanying with the development of Vietnamese economic, the banking industry is constantly innovating and expanding. However, the expansion in both size and products entails an increases in risks, such as credit risks, market risks, operation risks. In particular, credit risks account for the largest proportion. Nowadays, Vietnamese commercial bank are aware of the importance of credit risk management, and the inevitable trend is applying Basel II standards to risk management. Therefore, I conducted the research: “Applying Basel II standards to credit risk management at Vietnamese commercial bank”. The research analyzes basics factors, include: capital adequacy ratio (CAR), indicators of liquidity, bad debt ratio, credit risk provision, credit risk loss. The research used data of 10 comercial banks designated by The State bank of Vietnam (SBV), in the period 2014 – 2018. In concusion, the research proposes a number of solutions from the SBV and Vietnamese commercial bank for the success of applying Basel II standards to credit risk management. The research will be helpful to bank managers on credit risk mangemment. Key word: Banking, Basel II, credit risks management 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. Hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thƣờng xuyên là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất và lớn nhất trong thị trƣờng tài chính, thƣờng xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Rủi ro tín dụng là điều không thể loại bỏ, hệ thống NH các quốc gia luôn tìm cách kiểm soát nhằm giảm thiểu loại rủi ro này thông qua cơ chế quản trị. Hiệp ƣớc Basel II (còn gọi là Hiệp ƣớc vốn mới) là thỏa thuận của các Ngân hàng Trung Ƣơng của các nƣớc thành viên Ủy ban Basel về một cơ chế quản lý, điều hành, giám sát hoạt động ngân hàng nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Năm 2006, Hiệp ƣớc có hiệu lực với các định chế tài chính tại các nƣớc thành viên Ủy ban Basel. Đến nay, theo khảo sát của Ủy ban Basel, Hiệp ƣớc đã đƣợc áp dụng rộng rãi tại các NHTM ở hơn 150 quốc gia bao gồm cả các quốc gia không phải là thành viên Ủy ban Basel nhƣ một chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM. Thực tế tại Việt Nam, ngày 20/3/2014, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã có chủ trƣơng chính thức về triển khai Hiệp ƣớc Basel II bằng Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH với lộ trình gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thí điểm ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II tại 10 ngân hàng (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank). Thời gian bắt đầu là tháng 2/2016, mục tiêu là đến cuối năm 2018 các ngân hàng này phải cơ bản đáp ứng các chuẩn mực của Hiệp ƣớc Basel II. Giai đoạn 2: Đến năm 2020 các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Hiệp ƣớc Basel II, ít nhất 12 - 15 ngân hàng thƣơng mại áp dụng thành công Hiệp ƣớc Basel II. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 11 năm 2018, chỉ có 2 ngân hàng trong hệ thống đƣợc NHNN trao quyết định đạt chuẩn quản trị rủi ro theo chuẩn Hiệp ƣớc Basel II là Vietcombank và VIB. Đầu tháng 12/2018, có 1 trong 10 ngân hàng đã rút ra khỏi danh sách thí điểm, xin lùi lại đến năm 2020, đồng thời có 2 NHTM là TPBank và 2 OCB xin gia nhập nhóm những ngân hàng đƣợc áp dụng sớm. Vào cuối tháng 12 năm 2018, OCB đã đƣợc NHNN chấp thuận cho ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II. Tuy nhiên, trong tƣơng lai, hệ thống NHTM Việt Nam, đặc biệt là những NHTM muốn đẩy mạnh hoạt động ra thị trƣờng quốc tế sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực Hiệp ƣớc Basel II để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Các nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro theo Hiệp ƣớc Basel II đã đƣợc nhiều tác giả trên thế giới lựa chọn thực hiện. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng ở mỗi quốc gia khác nhau có những đặc thù riêng. Để ứng dụng thành công Hiệp ƣớc Basel II, mỗi quốc gia cần nghiên cứu sâu, rộng nội dung Basel II để từ đó có thể triển khai thực tế. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu và thực hiện luận văn với đề tài “Ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam”. Dựa trên kết quả bài nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Mục tiêu chính của đề tài: Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị theo Basel II. Từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II vào hệ thống NHTM Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Mục tiêu cụ thể của đề tài: để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu chính nêu trên, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể dƣới đây:  Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về những quy định và chuẩn mực của Basel II, tập trung vào quản trị rủi ro tín dụng.  Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II của 10 NHTM đƣợc chọn thí điểm thực hiện, giai đoạn 2014 – 2018.  Phân tích những thành tựu, hạn chế trong việc ứng dụng Basel II để làm cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao khả năng thành công trong việc quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II của hệ thống NHTM Việt Nam. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: 3  Các NHTM Việt Nam sử dụng các nguyên tắc và chuẩn mực của Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng nhƣ thế nào?  Thực trạng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc đánh giá nhƣ thế nào?  Các giải pháp, kiến nghị nào là cần thiết để các NHTM Việt Nam thành công trong việc quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel II? 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tƣợng nghiên cứu: các chuẩn mực và thực trạng ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II của 10 ngân hàng thí điểm thực hiện Basel II, bao gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank. - Phạm vi nghiên cứu: số liệu phân tích đƣợc thu thập và xử lý trong giai đoạn 2014 - 2018 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua cách thức suy luận logic, phân tích tổng hợp, so sánh nhằm xác định thực trạng và đề xuất giải pháp áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel II của hệ thống NHTM Việt Nam. 1.5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu. Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài. Chƣơng 2: Giới thiệu hệ thống NHTM Việt Nam – Vấn đề QTRR tín dụng Chƣơng 3: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM theo Hiệp ƣớc Basel II. Chƣơng 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel II của hệ thống NHTM Việt Nam. Chƣơng 5: Giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. 1.6. Ý nghĩa của đề tài.  Ý nghĩa khoa học: 4 Trên cơ sở hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II tại NHTM, luận chỉ ra các lợi ích của việc quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II tại NHTM và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II. Bên cạnh đó, luận văn đã đúc kết các bài học kinh nghiệm tốt nhất về triển khai ứng dụng Hiệp ƣớc Basel II vào quản trị RRTD trên cơ sở khảo sát thực tiễn triển khai tại một số NHTM nƣớc ngoài.  Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị RRTD của 10 NHTM thí điểm thực hiện Hiệp ƣớc Basel II giai đoạn 2014-2018, luận văn chỉ ra thuận lợi và khó khăn để đáp ứng chuẩn mực Hiệp ƣớc Basel II về quản trị RRTD. Từ thực trạng quản trị RRTD tại Việt Nam và kinh nghiệm triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II tại một số NHTM nƣớc ngoài, luận văn đề xuất giải pháp và kiến nghị. Các giải pháp đƣợc xây dựng trên nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, và đảm bảo sự phù hợp với chủ trƣơng của Chính phủ và NHNN Việt Nam. 5 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 2.1. Hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam Song song với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều bƣớc chuyển biến mạnh mẽ và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong đổi mới, phát triển và lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô số lƣợng ngân hàng cũng nhƣ về sản phẩm dịch vụ. 2.1.1. Quy mô vốn điều lệ Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đã định hƣớng rõ ràng việc triển khai Basel II thông qua Công văn 1601/NHNN-TTGSNH ban hành ngày 17/3/2014, trong đó lựa chọn 10 NHTM thí điểm áp dụng Basel II theo lộ trình từ năm 2015 - 2018. Để đảm bảo về lộ trình tăng vốn, các biện pháp chủ yếu đƣợc các NHTM Việt Nam áp dụng là (i) sáp nhập/mua lại, (ii) bán cổ phần cho đối tác chiến lƣợc, (iii) tái cơ cấu bằng thay đổi cổ đông lớn sở hữu và (iv) ngân hàng lớn hỗ trợ toàn diện ngân hàng nhỏ. Biểu đồ 2. 1. Tốc độ tăng trƣởng vốn điều lệ và tổng tài sản của hệ thống các TCTD giai đoạn 2014 - 2018 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2014 - 2017 và Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng của NHNN năm 2018) 6 Quy mô tổng tài sản của cả hệ thống có xu hƣớng tăng liên tục theo thời gian. Cùng với việc mở rộng quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ của các NHTM cũng đƣợc tăng cƣờng theo các quy chế đảm bảo an toàn hoạt động của NHNN. Năm 2020 là thời hạn mà 10 ngân hàng thuộc diện thí điểm phải đáp ứng đƣợc tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn (quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%). Kết thúc năm 2018, giá trị vốn điều lệ của toàn ngành ngân hàng Việt Nam đạt hơn 576,3 nghìn tỉ đồng, tăng 12,47% so với năm 2017. Biểu đồ 2. 2. Tốc độ tăng trƣởng vốn điều lệ của hệ thống các TCTD năm 2018 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng của NHNN năm 2018) Trong đó, giá trị vốn điều lệ của của khối NHTM cổ phần đạt hơn 267,2 nghìn tỉ, tăng trƣởng 24,42% và chiếm 46,4% tổng vốn điều lệ toàn ngành.Vốn điều lệ của khối các Ngân hàng NHTM nhà nƣớc đứng thứ hai đạt 147,9 nghìn tỉ, gần nhƣ không thay đổi so với cuối năm trƣớc. Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị có tốc đột tăng vốn điều lệ cao nhất hệ thống ở mức 29,9%, đạt gần 13,9 nghìn tỉ. Bảng 2.1 bên dƣới cho thấy, chỉ một số NHTM tăng vốn điều lệ, còn lại một số NHTM hầu nhƣ không tăng. Đến thời điểm 31/12/2018, hiện trong hệ thống (8 NHTM) vẫn còn ngân hàng có vốn điều lệ chỉ xấp xỉ hơn so với mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng) theo quy định của NHNN nhƣ: ABBank, VietABank, SGB, NVB, PGBank… các ngân hàng nhỏ này gặp nhiều khó khăn với kế hoạch tăng vốn điều lệ, vốn điều lệ của 10 NHTM thí điểm đều trên 10.000 tỷ đồng cho thấy có sự phân 7 hóa và khoảng cách giữa các ngân hàng về vốn điều lệ. Các NHTM có vốn điều lệ quá thấp, việc tăng vốn điều lệ là điều kiện để tăng trƣởng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo hoạt động an toàn. Bảng 2. 1. Vốn điều lệ tăng thêm của các NHTM trong năm 2018 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) (Nguồn: VietstockFinance, https://vietstock.vn/2019/03/dam-bao-an-toan-von-theo- basel-ii-duoc-co-nhieu-hon-mat-757-656594.htm) So sánh tốc độ tăng trƣởng vốn điều lệ của 10 NHTM thí điểm trong năm 2018 với năm 2017: Các ngân hàng lớn nhƣ: BIDV, VietinBank: năm 2013 và 2014 tăng mạnh vốn điều lệ bằng cách phát hành cho cổ đông chiến lƣợc, các năm sau đến năm 2018 thì không thể tăng vốn điều lệ. Các ngân hàng này đã kiến nghị cho phép đƣợc giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, đồng thời nới tỷ lệ room cổ phần nƣớc ngoài để hỗ trợ cho hoạt động tăng vốn. Trong khi đó các NHTMCP nhƣ: Techcombank (TCB), Vietinbank, ACB, MBB có tốc độ tăng trƣởng khá cao so với năm 2017 bằng phƣơng thức chia cổ tức bằng cổ phiếu; đặc biệt là trƣờng hợp của TCB, ngân hàng có tốc độ tăng trƣởng vốn điều lệ cao nhất trong năm 2018, tăng 200% (hiện 8 ngân hàng có vốn điều lệ cao chỉ sau VietinBank, Vietcombank và vƣợt qua BIDV và Agribank - Trên bảng xếp hạng vốn điều lệ, thứ hạng đã tăng vọt từ vị trí thứ 11 lên thứ 3). Techcombank đã tăng vốn thông qua việc chia cổ phiếu thƣởng với tỷ lệ 1:2 cho các cổ đông sau khi niêm yết tháng 7/2018. 2.1.2. Hoạt động huy động vốn Chính sách huy động vốn của ngân hàng là những công cụ, cách thức, phƣơng pháp và chƣơng trình cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của các cá nhân, các tổ chức và từ đó gửi tiền vào ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều có chính sách huy động vốn riêng của mình tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích hoạt động kinh doanh. Theo Kleff và Weber (2003): tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có tác động cùng chiều đến CAR. Thực tế cho thấy, tại các NHTM Việt Nam thì vốn huy động tăng lên thì tỷ lệ an toàn vốn cũng tăng. Để đảm bảo thanh khoản trong ngân hàng, các ngân hàng phải tăng cƣờng huy động vốn bởi khi tiền gửi của khách hàng giảm, ngân hàng không đủ vốn để hoạt động, nhất là hoạt động tín dụng thì các ngân hàng phải vay tiền từ thị trƣờng liên ngân hàng với lãi suất cao, từ đó chi phí tăng lên làm giảm khoản dự phòng. Biểu đồ 2. 3. Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của hệ thống các TCTD (Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2014 - 2017 và Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng của NHNN năm 2018) 9 Theo số liệu từ NHNN, tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của toàn hệ thống từ năm 2016 có xu hƣớng giảm từ mức 16.46% năm 2016 giảm còn 14.6% năm 2017 và tăng nhẹ mức 15% trong năm 2018. Nguyên nhân: - Giai đoạn 2014 – 2018: NHNN áp dụng biện pháp can thiệp hành chính với trần lãi suất tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng; việc khống chế mức trần lãi suất huy động thay vì theo lãi suất thực trên thị trƣờng theo hƣớng giảm nhẹ lãi suất (lãi suất huy động USD vẫn ở mức 0%) gây ảnh hƣởng đến việc huy động vốn của hệ thống NHTM, nhất là với các ngân hàng nhỏ. - Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, với các loại hình dịch vụ, chiến lƣợc truyền thông, quảng bá rầm rộ của các ngân hàng nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam gây thách thức và nhiều khó khăn cho các NHTM trong nƣớc về cạnh tranh về thị phần, gặp khó khăn trong huy động vốn. Các ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn cấp 1, áp lực gia tăng vốn huy động trung dài hạn đáp ứng Basel II (giảm dần tỷ trọng vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn) dẫn đến các NHTM chú trọng huy động vốn cấp 2. Phát hành trái phiếu không chịu sự điều chỉnh của quy định dự trữ bắt buộc, có tính ổn định cao; tuy nhiên việc phát hành trái phiếu phải đƣợc NHNN chấp thuận, chi phí vốn tăng lên vì huy động vốn trung - dài hạn thƣờng có lãi suất cao. 2.1.3. Hoạt động tín dụng Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao trong nguồn thu của ngân hàng. Giai đoạn 2014 -2018, tình hình tăng trƣởng tín dụng của hệ thống NHTM đã tăng một cách nhanh chóng dễ gây ra nợ xấu do khó kiểm soát về chất lƣợng tín dụng, gây rủi ro cho ngân hàng.
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Định dạng file

ThS02.181_Ứng dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Ứng dụng hiệp ước Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam