2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu những biến đổi nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM và thực trạng KHHGĐ (kiểm soát sinh sản) qua sử dụng BPTT của họ. Các phát hiện nghiên cứu đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng thực tiễn đối với lĩnh vực thuộc đề tài KHHGĐ nói riêng và Xã hội học nói chung, và đồng thời đưa ra những kiến nghị hỗ trợ cho cơ quan chức năng đề ra các chính sách KHHGĐ phù hợp và hiệu quả cho cộng đồng Công giáo tại TP.HCM cũng như tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án này bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
1- Tìm hiểu và khái quát những thay đổi nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân của giáo hội Công giáo.
2- Khảo sát thực trạng nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM.
3- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM.
4- Đưa ra các kiến nghị phù hợp để thực hiện có hiệu quả chính sách KHHGĐ đối với cộng đồng Công giáo tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quan niệm truyền sinh trong hôn nhân và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong độ tuổi sinh sản tại TP.HCM hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là các cặp vợ chồng Công giáo tuổi sinh sản, đây là nhóm nghiên cứu chính của luận án. Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng Công giáo cao tuổi và nhóm thanh niên Công giáo độc thân đƣợc chọn làm nhóm phân tích so sánh với nhóm dân số chính. Ngoài ra, để có kết luận bao quát và đầy đủ về vấn đề nghiên cứu, các linh mục quản xứ tại các giáo xứ cũng là một trong những khách thể nghiên cứu quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên quan đến đề tài.