Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong giải quyết tranh chấp

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Luật: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong giải quyết tranh chấp

Download Luận văn thạc sĩ Luật: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong giải quyết tranh chấp

Người tiêu dùng (NTD) nhỏ lẻ thường là đối tượng cần được bênh vực trong các tranh chấp với thương nhân khi sử dụng hàng hóa và dịch vụ từ những thương nhân này. Thế nhưng, tại thời điểm hiện tại khi họ gặp khó khăn thì chưa ai có thể thay họ hoặc nếu có thì cũng chưa có người thực sự vì họ mà đấu tranh với các thương nhân do phần lớn các thương nhân có thế mạnh về các nguồn lực so với NTD nhỏ.

Thương nhân khi bán hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nhiều khi bản thân họ không biết hoặc chưa biết mức độ cảm nhận về chất lượng hàng hóa/dịch vụ của khách hàng, họ rất cần một kênh phản hồi về chất lượng hàng hóa/dịch vụ cũng như muốn tránh gặp các rắc rối khi giải quyết các sự kiện liên quan đến khiếu nại. Vì vậy, tạo ra một cơ chế trong hoạt động giải quyết các tranh chấp giữa NTD, tổ chức xã hội dân sự hoặc Hội bảo vệ người tiêu dùng (HBVNTD) với thương nhân là một hoạt động cần thiết.

HOT: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Uy Tín - Chuyên Nghiệp LIÊN HỆ

Tuy nhiên, đối với hàng hóa/dịch vụ có giá trị nhỏ thì NTD thường có khuynh hướng bỏ qua mà chưa phản hồi cho thương nhân biết về chất lượng hàng hóa/dịch vụ của họ. Việc này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp hàng hóa/dịch vụ của thương nhân, xét trên bình diện hàng hóa/dịch vụ của quốc gia, nó cũng ảnh hưởng đến thương hiệu của một quốc gia.

Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy rằng NTD hoặc HBVNTD rất cần hỗ trợ trong các hoạt động giải quyết tranh chấp với thương nhân nhưng các quy định về pháp lý hiện hành còn gặp nhiều trở ngại. Đồng thời, việc tham gia của các tổ chức xã hội dân sự khi thuê luật sư để giải quyết các tranh chấp là rất cần thiết trong hoạt động này. Tuy nhiên, chi phí giải quyết tranh chấp nói riêng và các chi phí khác nói chung lại một lần nữa khiến NTD, tổ chức xã hội dân sự và HBVNTD đắn đo khi phải quyết định có nên thực hiện giải quyết tranh chấp qua con đường giải quyết tranh chấp hay không. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị như: cần có quy định về lập hội, quyền khởi kiện tập thể và các quy định liên quan đến chi phí cho vụ khởi kiện tại tòa.

Keywords:Bảo vệ người tiêu dùng, Luật và pháp lý, Consumer protection, Law and legislation

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………………. 1

DANH MỤC VIẾT TẮT………………………………………………………………………………….. 1

TÓM TẮT LUẬN VĂN………………………………………………………………………………….. 4

TỪ KHÓA: NTD; HBVNTD; kiện tập thể; VICOPRO……………………………………….. 4

LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………………………………………… 1

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………………………….. 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………………………. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………. 3

4. Câu hỏi nghiên cứu ……………………………………………………………………………………. 4

5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………… 4

6. Cấu trúc của luận văn ……………………………………………………………………………….. 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ NTD TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ……………………………………………………………………………………………….. 6

1.1. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD TRÊN

THẾ GIỚI VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀO VIỆT NAM………………………….6

1.1.1. Lược sử phát triển của pháp luật bảo vệ NTD trên thế giới:……………….. 6

1.1.2 Quá trình du nhập pháp luật bảo vệ NTD vào Việt Nam ………………….. 10

1.2. KHÁI NIỆM “NTD”……………………………………………………………………….13

1.2.1 Khái niệm……………………………………………………………………………………………. 13

1.2.2. Đặc điểm ……………………………………………………………………………………………. 14

1.3. KHIẾM KHUYẾT CỦA LUẬT DÂN SỰ, LUẬT THƯƠNG MẠI TRONG

BẢO VỆ NTD…………………………………………………………………………………………..15

1.4. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN, KHÁC BIỆT GIỮA BẢO VỆ NTD SO VỚI BẢO VỆ BÊN MUA HÀNG TRONG LUẬT DÂN SỰ, LUẬT THƯƠNG MẠI
………………………………………………………………………………………………………………..18

1.4.1. Các hiệp HBVNTD …………………………………………………………………………….. 19

 

3

1.4.2. Các yếu tố xã hội dân sự giúp nhận diện cảnh báo cho NTD ………………… 21

1.4.3. Quy định về tư cách khởi kiện và phạm vi yêu cầu của đơn kiện ………….. 24

1.4.4. Quy định về án phí và chi phí tố tụng………………………………………………….. 28

1.4.5. Các vấn đề liên quan đến chi phí cho các vụ kiện của NTD và phân chia lợi ích khi thắng kiện:………………………………………………………………………………………. 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN Ở VIỆT NAM …………………………………………………… 41

2.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN BẢO VỆ NTD…………………………………………………………….41

2.1.1. Hiệp hội bảo vệ quyền lợi NTD …………………………………………………………… 41

2.1.2. Tư cách khởi kiện và phạm vi yêu cầu của đơn kiện…………………………….. 52

2.1.3. Các vấn đề về án phí và chi phí tố tụng ……………………………………………….. 58

2.1.4. Phân chia lợi ích thu được khi thắng kiện……………………………………………. 60

2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NTD TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN Ở VIỆT NAM. 63

2.2.1. Cần sớm ban hành luật về hội ……………………………………………………………… 63

2.2.2 Cần quy định chi tiết về khởi kiện tập thể……………………………………………. 67

2.2.3. Cần quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện được giảm, miễn chi phí thẩm

định tại chỗ, định giá tài sản………………………………………………………………………… 68

2.2.4. Cần quy định chi tiết về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của NTD

…………………………………………………………………………………………………………………… 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… 74

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ………………………………………. 78

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Vũ Gia Kiên là học viên lớp Cao học Khóa 28 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ NTD trong giải quyết tranh chấp” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn các ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện

VŨ GIA KIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2020

 

Nhận xét của Người hướng dẫn khoa học

 

1. Họ và tên học viên: Vũ Gia Kiên. Khoá: 28.

2. Mã chuyên ngành: 8380107.

3. Đề tài nghiên cứu: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong giải quyết tranh chấp.
4. Họ và tên Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO

5. Nhận xét:

5.1. Chủ đề, mục tiêu, câu hỏi và đối tượng nghiên cứu:

5.1.1. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và các phương thức bảo vệ người tiêu dùng hiện tại trong tranh chấp tại các nước trên thế giới như thế nào?.
5.1.2. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ NTD (xét toàn hệ thống), tổ chức phi nhà nước (còn gọi là xã hội dân sự) và HBVNTD trong hoạt động tranh chấp hiện nay tại Việt Nam có điểm dị thường nào?
5.1.3. Làm thế nào để luật bảo vệ NTD tiệm cận với các yêu cầu pháp luật khác trong việc tham gia các giai đoạn giải quyết các tranh chấp của các bên khi có thể.
– Phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lịch sử, các văn bản pháp luật như: Hiến Pháp nước CHXHCN VN, Luật Tố Tụng Dân Sự, Luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng, nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, nghị quyết số: 04/2017/NQ-HĐTP về quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. Nghiên cứu các bài báo có uy tín trên mạng, bản án trên trang web của tòa án nhân.
– Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, phân tích luật khái quát hóa để giải quyết
nội dung khoa học của đề tài.

 

1

5.2. Kết quả nghiên cứu:

5.2.1. Luận văn đã thể hiện rõ các qui định về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và các phương thức bảo vệ người tiêu dùng hiện tại trong tranh chấp tại các nước trên thế giới và tại Việt Nam.
5.2.2. Luận văn đã làm rõ những quy định của pháp luật về khởi kiện của người tiêu dùng hay tổ chức đại diện cho người tiêu dùng. Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp giữa thương nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ và người tiêu dùng qua các sản phẩm lỗi trên thị trường có giá trị nhỏ (như một lít xăng, một cây viết, chai nước ngọt,…) tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân để có thể đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp.
5.2.3. Luận Văn đã đưa ra các điểm dị thường của hệ thống pháp luật Việt Nam, từ Quyền lập hội, các thể chế dân sự để bảo vệ người tiêu dùng, tư cách khởi kiện, án phí…. Từ đó nêu các giải pháp, chính sách thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp trong vấn đề kinh doanh sản phẩm và dịch vụ có trách nhiệm xã hội, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và các hiệp hội người tiêu dùng để giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng giúp phát triển và ổn định thị trường.
6. Kết luận chung:

Luận văn đã xác định rõ được mục đích nghiên cứu của đề tài, kết cấu của đề tài được xây dựng hợp lý. Luận văn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu nghiên cứu đã
đặt ra; đưa ra giả thuyết mới về sự vô năng của Hội BVNTD Việt Nam và đã chứng

minh thành công giả thuyết nghiên cứu này.

Xác nhận của Người hướng dẫn hoặc Khoa
đào tạo

17%, chủ yếu do trích dẫn VBQPPL; các phần còn lại có reference đúng quy định

Chữ ký của
Người hướng dẫn

 

 

 

Võ Trí Hảo Võ Trí Hảo

 

2

DANH MỤC VIẾT TẮT

 

BVNTD Bảo vệ NTD

CHXHCN VN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

CNXH Chủ nghĩa xã hội DN Doanh nghiệp HBVNTD HBVNTD
NTD NTD

TAND Tòa án nhân dân TNXH Trách nhiệm xã hội BVQLNTD Bảo vệ quyền lợi NTD
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Người tiêu dùng “NTD” nhỏ lẻ thường là đối tượng cần được bênh vực trong các tranh chấp với thương nhân khi sử dụng hàng hóa và dịch vụ từ những thương nhân này. Thế nhưng, tại thời điểm hiện tại khi họ gặp khó khăn thì chưa ai có thể thay họ hoặc nếu có thì cũng chưa có người thực sự vì họ mà đấu tranh với các thương nhân do phần lớn các thương nhân có thế mạnh về các nguồn lực so với NTD nhỏ. Thương nhân khi bán hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nhiều khi bản thân họ không biết hoặc chưa biết mức độ cảm nhận về chất lượng hàng hóa/dịch vụ của khách hàng, họ rất cần một kênh phản hồi về chất lượng hàng hóa/dịch vụ cũng như muốn tránh gặp các rắc rối khi giải quyết các sự kiện liên quan đến khiếu nại. Vì vậy, tạo ra một cơ chế trong hoạt động giải quyết các tranh chấp giữa NTD, tổ chức xã hội dân sự hoặc Hội bảo vệ người tiêu dùng “HBVNTD” với thương nhân là một hoạt động cần thiết. Tuy nhiên, đối với hàng hóa/dịch vụ có giá trị nhỏ thì NTD thường có khuynh hướng bỏ qua mà chưa phản hồi cho thương nhân biết về chất lượng hàng hóa/dịch vụ của họ. Việc này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp hàng hóa/dịch vụ của thương nhân, xét trên bình diện hàng hóa/dịch vụ của quốc gia, nó cũng ảnh hưởng đến thương hiệu của một quốc gia.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy rằng NTD hoặc HBVNTD rất cần hỗ trợ trong các hoạt động giải quyết tranh chấp với thương nhân nhưng các quy định về pháp lý hiện hành còn gặp nhiều trở ngại. Đồng thời, việc tham gia của các tổ chức xã hội dân sự khi thuê luật sư để giải quyết các tranh chấp là rất cần thiết trong hoạt động này. Tuy nhiên, chi phí giải quyết tranh chấp nói riêng và các chi phí khác nói chung lại một lần nữa khiến NTD, tổ chức xã hội dân sự và HBVNTD đắn đo khi phải quyết định có nên thực hiện giải quyết tranh chấp qua con đường giải quyết tranh chấp hay không. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị như: cần có quy định về lập hội, quyền khởi kiện tập thể và các quy định liên quan đến chi phí cho vụ khởi kiện tại tòa.
TỪ KHÓA: Người tiêu dùng; hội bảo vệ người tiêu dùng; kiện tập thể; VICOPRO

 

 

4

 

ABSTRACT

Detail consumers are often the object to advocate in disputes with traders when using goods and services from these merchants. However, at the movement when they have difficulties, not yet a person can replace them or if any, there is no real person because they fight with traders because almost all of traders have the strength of resources compared to detail consumers. Traders when selling goods or services to the market sometimes themselves do not know or not yet know the level of perception about the quality of goods or services of customers, they really need a feedback channel on goods quality or service and it’s want to avoid the hassle of handling complaints-related events. Therefore, creating a mechanism in resolving disputes between consumers, civil society organizations or consumers protect organization with traders is a necessary activity. However, consumers often tend to be small value goods or services that are often overlooked without feedback to the traders about their quality of goods or services. This also affects the goods or services provided by the merchants, From the perspective of a nation’s goods or services, it also affects a country’s brand.

The research results of the thesis show that Consumers or consumer protection orgazization need to supported in dispute resolution activities with traders, but the current legal regulations are still many obstacles. Involvement of civil society organizations in hiring lawyers to resolve disputes is essential in this activity. However, the cost of resolving disputes in particular and other expenses in general once again make consumers, civil society organizations and Consumer Protection Orgarization hesitant about deciding whether to sue in court or not. On that basis, the dissertation has made a number of recommendations such as: provisions on civil organizations, the collective right to sue and the provisions related to the cost of the lawsuit.

KEY WORDS: The Consumers; The Consumer Protection Orgarizations; the collective lawsuit; VICOPRO

1. Lý do chọn đề tài
LỜI NÓI ĐẦU

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hoạt động tiêu dùng hằng ngày có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia. Ngay cả ở những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thụy Điển, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,… thì giải quyết tranh chấp trong các hoạt động tiêu dùng cũng sôi động và là một phần không thể thiếu để hiệu chỉnh những khuyết tật của sản phẩm, dịch vụ. Những khuyết tật này chỉ được kiểm chứng khi tới tay người sử dụng mà không thể phát hiện được trong quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ.
Để xã hội phát triển cần có những giải pháp hoặc cơ chế mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và NTD, đáp ứng được các nhu cầu kinh tế, xã hội và nâng cao văn hóa ứng xử trong xã hội. Thường thì những vụ việc tranh chấp nhỏ, hoặc rất nhỏ như mua một cây viết bị hư, một lít xăng không đạt chất lượng, đa số NTD sẽ có ít hoặc không đủ thời gian và chi phí để khởi kiện hoặc giải quyết tranh chấp này. Khi đó các tổ chức xã hội dân sự và HBVNTD sẽ tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp sao cho tiết kiệm chi phí, gia tăng giá trị và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Hoặc làm ổn định thị trường là một phương cách thiết thực nhằm huy động các nguồn lực thúc đẩy việc đối thoại và giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp và NTD thông qua các tổ chức xã hội dân sự và HBVNTD mà NTD tham gia.
Tuy nhiên tìm hiểu kỹ quy định tại điều 25 của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định quyền lập hội của công dân Việt Nam1 được ghi nhận long trọng trong Hiến pháp Việt Nam, nhưng quyền thiêng liêng là được lập hội ở trên lại mang giá trị thực tế khác nhau, hiện tại chưa có luật cụ thể quy định về việc lập hội và các tổ chức xã hội, việc này tùy thuộc vào các văn bản dưới luật.
Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2015 quy định tại khoản 3 điều 187, quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước: Tổ chức xã hội có quyền tham gia bảo vệ quyền và lợi
ích của NTD có quyền đại diện cho NTD khởi kiện bảo vệ quyền lợi NTD hoặc tự

 

1 Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội

1

mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi NTD2. Tuy nhiên theo quy định của văn bản dưới luật, tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi NTD phải thực hiện đúng quy định việc lập hội, việc lập hội này lại bị hạn chế bởi nghị định số: 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội3.
Như vậy, ai sẽ là người bảo vệ quyền và lợi ích của NTD khi mà những lợi ích đó vị xâm phạm, nhất là trong những tranh chấp tại tòa. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ NTD trong giải quyết tranh chấp” để nghiên cứu cho luận văn cao học luật.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động khởi kiện của NTD và HBVNTD trong thời gian qua. Từ đó phân tích, làm rõ những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân nhằm đưa ra giải pháp thu hút sự tham gia của cá nhân NTD trong thời gian tới hoặc thông qua HBVNTD góp phần xây dựng và nâng cao cách thức giải quyết tranh chấp giữa các DN và NTD hoặc HBVNTD để có cách cải tiến giúp việc giải quyết các tranh chấp giữa NTD cá nhân hoặc HBVNTD được văn minh, giúp cho DN có thể nhận ra những khuyết tật từ sản phẩm hoặc dịch vụ trong quá trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ khi tới tay NTD của mình để cải tiến sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Để đạt được mục đích đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:

– Nghiên cứu làm rõ những quy định của pháp luật về khởi kiện của NTD

hay tổ chức đại diện cho NTD.

– Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp giữa thương nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ và NTD qua các sản phẩm lỗi trên thị trường có giá trị nhỏ (như một lít xăng, một cây viết, chai nước ngọt,…) tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân để có thể đưa ra giải pháp giải quyết tranh
chấp.

2 Khoản 1 điều 41 quy định vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, luật bảo vệ người tiêu dùng.
3 Điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng điều 27 nghị định 99/2011/NĐ-CP –
giải thích luật bảo vệ người tiêu dùng.

2

– Tìm hiểu tính nhất nguyên của thể chế chính trị trong xã hội4 nên chỉ có một tổ chức HBVNTD đại diện cho 90 triệu dân, thì khi thắng kiện 96 triệu thành viên của HBVNTD sẽ được chia như thế nào; từ đó đưa ra các kiến nghị đa dạng hóa hiệp hội NTD để NTD có đủ công cụ có thể khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên thông qua các tổ chức xã hội. Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức xã hội này sẽ gắn liền với tranh chấp khi được giải quyết, từ đó tạo động lực cho việc giải quyết các tranh chấp một cách văn minh bởi một bản án có hiệu lực từ Tòa án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm:

– Những vấn đề thực tiễn và các quy định pháp luật hiện tại về hoạt động giải quyết các tranh chấp của NTD khi gặp sản phẩm/dịch vụ khuyết tật.
– Cá nhân là NTD có hoạt động tranh chấp sản phẩm tiêu dùng trong thời gian

qua.

 

– Các tổ chức xã hội dân sự và HBVNTD, các luật sư hoặc công ty luật khi

tham gia giải quyết tranh chấp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian:

Đối tượng của luận văn là các cá nhân và HBVNTD có tranh chấp với các doanh nghiệp bán hàng tiêu dùng thông qua các tổ chức hành nghề luật hoặc luật sư. Từ đó, nghiên cứu các nhân tố quyết định sự tham gia của người dân vào các tổ chức xã hội dân sự và HBVNTD đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Các tổ chức chính trị xã hội dân sự khác như hội liên hiệp thanh niên, phụ nữ,… không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Về thời gian:

4 Khoản 1 điều 4 hiếp pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

3

Các dữ liệu, thông tin của luận văn được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ các thông tin chung trong nước, quốc tế.
Những thông tin thứ cấp dùng để phân tích đề tài được thu thập từ các báo cáo, bản án, bài báo trên thư viện pháp luật, cổng thông tin chính phủ, các bản án trên trang web của tòa án nhân dân từ năm 2011 cho đến nay.
4. Câu hỏi nghiên cứu

– Pháp luật về bảo vệ NTD và các phương thức bảo vệ NTD hiện tại trong tranh

chấp tại các nước trên thế giới như thế nào?

– Pháp luật Việt Nam về bảo vệ NTD, tổ chức phi nhà nước (còn gọi là xã hội dân sự) và HBVNTD trong hoạt động tranh chấp hiện nay tại Việt Nam ra sao?
– Làm thế nào để luật bảo vệ NTD tiệm cận với các yêu cầu pháp luật khác trong

việc tham gia các giai đoạn giải quyết các tranh chấp của các bên khi có thể?

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận và các quy định pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

– Nghiên cứu các văn bản pháp luật như: Hiến Pháp nước CHXHCN VN, Luật Tố Tụng Dân Sự, Luật Bảo Vệ NTD, nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP về quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.
– Nghiên cứu các bài báo có uy tín trên mạng, bản án trên trang web của tòa án nhân dân.
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp các bài báo, thống kê các dữ liệu từ các trang Web chuyên ngành, phân tích so sánh với các yêu cầu pháp luật của các quốc gia tại chương I. Chương II được thu tập những tình huống thực tế đã xảy ra ngoài xã hội tại Việt Nam, đối chiếu các văn bản pháp luật, , khái quát hóa để giải quyết nội dung khoa học của đề tài. Đồng thời
đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung luận văn gồm 2 chương.
Chương 1: Khái quát chung về bảo vệ NTD trong giải quyết tranh chấp.

Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền lợi NTD trong giải quyết tranh chấp tại tòa án ở Việt Nam.
Kết luận và kiến nghị.

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ NTD

TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

1.1. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD TRÊN THẾ GIỚI VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀO VIỆT NAM
1.1.1. Lược sử phát triển của pháp luật bảo vệ NTD trên thế giới:

“Bảo vệ NTD” là một thuật ngữ lần đầu tiên được giới thiệu bởi John Fitzgerald Kennedy, Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 3 năm 1962. Ông đã nói về khái niệm này trong một bài phát biểu đặc biệt trước Quốc hội5. Bài phát biểu của ông nhấn mạnh bảo vệ lợi ích của NTD. Kennedy cũng đã nói về bốn quyền cơ bản của NTD, cụ thể tại thời điểm đó 04 quyền được nêu ra bởi John Fitzgerald Kennedy là:
 Quyền được an toàn

 Quyền được thông báo

 Quyền được nghe

 Quyền lựa chọn

Khi Ông đưa ra đã gây ra một cuộc thảo luận và các biện pháp tiếp theo để bảo vệ NTD. Ngày 15 tháng 3 được tổ chức là Ngày Quyền của NTD Thế giới, lấy cảm hứng từ Kennedy.
Một người cũng quan trọng khác trong lĩnh vực quốc tế trong khi thảo luận về bảo vệ NTD là Ralph Nader. Ông là tác giả của cuốn sách: “Unsafety at Any Speed”, trong đó chỉ ra thiết kế bị lỗi của ô tô. Cuốn sách đã dẫn đến một loạt các đạo luật mang tính bước ngoặt đã ngăn chặn nhiều vụ tai nạn xe cơ giới do đó hạn chế tử vong và thương tích. Ông đã cách mạng hóa Bảo vệ NTD ở Hoa Kỳ.
Để hiểu được sự phát triển về vấn đề bảo vệ NTD trên thế giới chúng ta có

thể quay trở lại các thời kỳ cổ đại, trung đại và hiện đại để tìm hiểu xuất xứ của cụm

5 The History of Consumer Protection, 2018, [online] Available at: <http://lawtimesjournal.in/the-history-of- consumer-protection/> [Ngày truy cập: 12 tháng 4 nâm 2020]

6

từ NTD, cụ thể tại Ấn Độ trong giai đoạn cổ đại và trung đại, để theo dõi sự khởi đầu của sự hình thành khái niệm bảo vệ NTD này qua các thời kỳ.
Thời kỳ cổ đại

Ấn Độ cổ đại đã chứng kiến quyền lực tối cao của kinh Veda (một số văn bản khác còn gọi kinh Vệ Đà) như một văn bản tôn giáo, đến từ Thượng Đế của chính họ. Kinh Veda (~3300 – 1700 TCN)6 được đa số các giai tầng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Một phần từ kinh Veda đã phát sinh ra Bộ luật Chanakya, Manu Smriti, Narada Smriti, Kautilya’s Arthashastra, v.v.. Các quy định này có các điều khoản nhằm bảo vệ lợi ích của NTD, với mục đích an toàn cho NTD, và kinh Veda cũng đưa ra hình phạt cũng được ban hành kèm theo các điều răn liên quan đến NTD. Tìm hiểu thêm một số luật phái sinh từ kinh Veda.
Manu Smriti

Manu Smriti7 như là một văn bản pháp lý cổ xưa trong số rất nhiều pháp lý của Ấn Độ giáo. Đó là một trong những văn bản tiếng Phạn đầu tiên được dịch sang tiếng Anh vào năm 1794, bởi Sir William Jones và được chính quyền thực dân Anh sử dụng để xây dựng luật Ấn Độ giáo, quy định về các điều kiện xã hội, chính trị và kinh tế của xã hội trong thời cổ đại. Văn bản này nhấn mạnh vào thực tiễn thương mại đạo đức, trừng phạt những người không công bằng cho NTD. Quy tắc ứng xử được mở rộng đến những hành vi sai trái như pha trộn hoặc trộn lẫn một mặt hàng với mặt hàng khác, dẫn đến tạp chất. Tất cả hàng hóa phải có giá thị trường hoặc giá bán, do nhà vua đặt ra. Tất cả các trọng lượng và biện pháp phải được kiểm tra sáu tháng một lần và kết quả của các cuộc kiểm tra này đã được lưu giữ một hồ sơ. Các phương tiện bảo vệ NTD hiệu quả như vậy đã được phát triển sớm trong giai đoạn này là rất đáng chú ý.
Kautilya’s Arthashastra

6 Nguồn gốc kinh VEDA(2013). Nghiên cứu lịch sử [online] Available at:
<https://nghiencuulichsu.com/2013/05/04/nguon-goc-kinh-veda/> [Ngày truy cập: 12 tháng 4 nâm 2020] 7Manu-smriti HINDU LAW [online] Available at:< https://www.britannica.com/topic/Manu-smriti> [Ngày truy cập: 13 tháng 4 nâm 2020].

7

Kautilya’s Arthashastra8 xác định rõ ràng các luật điều chỉnh trọng lượng và biện pháp. Một hình phạt đã được đề xuất cho thương nhân người mà dám trộn lẫn hàng hóa là ngũ cốc, thuốc, nước hoa, muối và đường. Kautilya’s Arthashastra mô tả vai trò của nhà nước trong việc điều tiết thương mại và nghĩa vụ của mình trong việc ngăn chặn tội ác đối với NTD. Tiếp thị gian dối và thương mại không công bằng đã bị Kautilya’s Arthashastra lên án nghiêm khắc. Có những hình phạt được quy định cho các loại gian lận khác nhau, nghiêm ngặt. Những hình thức phạt này có thể nghiêm trọng như cắt đứt tay gian lận. Quyền của các thương nhân cũng được bảo vệ tốt bởi Arthashastra9.
Thời Trung cổ

Từ thời cổ đại sang trung cổ xuất hiện Kinh Quran của người Hồi Giáo10 cũng quy định các cách thức bảo vệ NTD rất nghiêm ngặt khỏi những sai lầm bất công do người bán mắc phải. Trong quy tắc của Alauddin Khalji, thị trường đã bị kiểm soát bởi nhiều lệnh và quy định khác nhau. Nhà vua cố định giá của các loại ngũ cốc. Có một cơ chế kiểm soát giá nghiêm ngặt được thực hiện trên thị trường. Các khu vực mua sắm khác nhau được thành lập cho các hàng hóa khác nhau.
Thời kỳ hiện đại

Trong thời kỳ hiện đại, các hệ thống pháp luật truyền thống trước đây được thiết lập bởi các vị vua Ấn Độ đã được thay thế bằng các luật hiện đại mới. Người Anh đã giới thiệu Luật chung của Anh tại Ấn Độ11 cùng với các biện pháp lập pháp
khác cho công chúng và NTD.

8 Kautilya’s Arthashastra. Translated into English by: R. Shamasastry, (1915)
9 Kautilya’s Arthashastra, [online] Available at:<http://lawtimesjournal.in/the-history-of- consumer-protection/> [Ngày truy cập: 29/04/2020].
10 Thánh thư Koran Vietnamese translation, [online] Available at:
<https://www.alislam.org/quran/Holy-Quran-Vietnamese.pdf> [Ngày truy cập: 25/05/2020].
11 Những chuyển biến căn bản trong cơ cấu giai tầng xã hội ấn độ dưới tác động của thực dân anh [online] Available at:<https://vnu.edu.vn/home/?C1635/N2812/Nhung-chuyen-bien-can-ban- trong-co-cau-giai-tang-xa-hoi-an-do-duoi-tac-dong-cua-thuc-dan-Anh-(nua-cuoi-the-ky-XIX—
nua-dau-XX).htm>[Ngày truy cập: 29/04/2020].

8

Nhằm thúc đẩy việc bảo vệ NTD trên phạm vi toàn cầu, năm 1960, Tổ chức

Quốc tế NTD CI (Consumer International) được thành lập12.

Đến ngày 15/03/1983, Liên Hiệp Quốc đã chính thức tuyên bố ngày 15/03 là “Ngày Quyền của NTD thế giới”13 đồng thời khẳng định14 8 quyền cơ bản của NTD bao gồm:
– Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản: Là quyền được có những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, nơi ở, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu tinh thần,… với giá hợp lý.
– Quyền được an toàn: Là quyền có những hàng hóa, dịch vụ an toàn, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng, cả trước mắt và lâu dài.
– Quyền được thông tin: NTD được cung cấp các thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về các hàng hóa, dịch vụ để có thể lựa chọn một cách khách quan, chính xác. Quyền này còn bao gồm việc được bảo vệ chống lại các thủ đoạn dối trá, lừa đảo, các quảng cáo lừa dối.
– Quyền được lựa chọn: Có quyền được lựa chọn hàng hóa và dịch vụ mình cần một cách trung thực, không bị ép, lừa dối hoặc làm lạc hướng,… với chất lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp giá cả.
– Quyền được lắng nghe: Quyền được bày tỏ ý kiến trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách có liên quan đến lợi ích của NTD, cả đối với cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh. Quyền này bao gồm cả việc được tham khảo ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình về những vấn đề liên quan đến NTD.
– Quyền được khiếu nại và bồi thường: NTD khi bị thiệt thòi có quyền khiếu nại và đòi hỏi được bồi thường hợp lý những thiệt hại chính đáng của mình,
kể cả quyền khiếu nại và kiện ra tòa án.

 

12 CI: Tiền thân là Tổ chức quốc tế các Hiệp hội người tiêu dùng – IOCU – sau được được đổi tên là Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng. CI được sáng lập bởi 5 nhóm tổ chức người tiêu dùng ở Mỹ, Tây Âu, Ôxtrâylia năm 1960. Hiện nay CI có trên 260 tổ chức thành viên ở trên 130 quốc gia.
13 Quyết định Số: 1035/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2015 về ngày quyền của người tiêu dùng việt nam của thủ tướng chính phủ
14 Nghị quyết 35/63 Đại hội đồng thông qua ngày 5 tháng 12 năm 1980

9

– Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng: NTD được quyền bồi dưỡng về những kiến thức về tiêu dùng, về kỹ năng tiêu dùng, về phong cách tiêu dùng lành mạnh và hợp lý để có thể chủ động và sáng suốt trong lựa chọn, nhằm có thể tiêu dùng hợp lý và có thể tự bảo vệ mình, góp phần phát triển xã hội.
– Quyền có được môi trường sống lành mạnh và bền vững: Được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh, được sống xứng đáng, không bị đe dọa tới hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai15.
1.1.2 Quá trình du nhập pháp luật bảo vệ NTD vào Việt Nam

Sau đổi mới, lần lượt BLDS 1995, BLDS 2005 được ban hành, nhưng công luận sớm nhận thấy rằng những quy định đó chưa đủ để bảo vệ NTD khỏi bị các tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng. Trong hợp đồng, có một số quy định bất lợi cho NTD nhưng ngay chính bản thân họ lại không nhận thức được điều đó. Nhà làm luật cảm thấy phải quan tâm đặc biệt hơn nữa đến các điều khoản vô hiệu để có thể thiết lập một mối quan hệ bình đẳng giữa bên mua và bên bán. Với mục đích đó, đã có rất nhiều hợp đồng mẫu được soạn thảo.
Cách tiếp cận của luật bảo vệ NTD dành nhiều cho việc phòng ngừa thiệt hại hơn là các giải pháp nhằm bồi thường thiệt hại. Chính vì thế, giải quyết bằng biện pháp hành chính được ưu tiên hơn là giải quyết qua con đường tài phán. Các nhà làm luật lo ngại nhiều nguy cơ từ các giải pháp khác nhau mà tòa án có thể đưa ra cho cùng một vấn đề. Ví dụ: sau khi nghiên cứu hợp đồng mẫu, thẩm phán A đưa ra một giải pháp khác hoàn toàn với thẩm phán B cũng nghiên cứu cùng một hợp đồng đó. Nói cách khác, cùng một điều khoản quy định trong hợp đồng nhưng lại có nhiều giải pháp khác nhau do các thẩm phán ở các khu vực khác nhau đưa ra. Vì vậy, các nhà làm luật đã quyết định sẽ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hành chính, theo quan điểm của các nhà làm luật, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải được biết về những điều khoản không thể đưa vào hợp đồng để tránh vi phạm các quy định về điều khoản vô hiệu. Đây cũng là một phương thức để cảnh báo
NTD, các tổ chức bảo vệ NTD bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, họ

15 CI: Tiền thân là Tổ chức quốc tế các Hiệp hội người tiêu dùng – IOCU – sau được được đổi tên là Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng.

ThS30.027_Pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong giải quyết tranh chấp

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

ThS30.027_Pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong giải quyết tranh chấp
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong giải quyết tranh chấp