Download Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Nghiên cứu đã dựa trên các lý thuyết về sự thỏa mãn (Lewin, 1975; Peyton và cộng sự, 2003; Hovlvà và cộng sự, 1957; Kotler và cộng sự; 1996), lý thuyết về sự công bằng (Adams, 1963, 1966; Colquitt và cộng sự, 2005) và từ kết quả nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, chủ đầu tư và hộ gia đình có đất bị thu hồi, nghiên cứu đã bổ sung và thảo luận các yếu tố cấu thành sự thoả mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ (BT, HT) khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm: (1) Sự thỏa mãn về mức BT, HT; (2) Phương thức bồi thường; (3) tổ chức thực hiện BT, HT và (4) Sự thay đổi cuộc sống sau khi thu hồi đất.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra:
i) Thông qua phân tích EFA và CFA cho thấy sự thoả mãn chung, thoả mãn về mức BT, HT, phương thức bồi thường, tổ chức thực hiện BT, HT, sự thay đổi cuộc sống sau khi bị thu hồi đất của người dân còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, vẫn có một số hộ dân có sự thỏa mãn tích cực do được hưởng lợi từ việc thu hồi đất.
ii) Thông qua sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA và hàm hồi quy đa biến cho thấy sự thỏa mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất có sự khác biệt theo nhóm dân cư như trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp và theo vùng miền.
Trên cơ sở những phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra các hàm ý chính sách cho các bên liên quan như sau:
i) Cần bảo đảm mức BT, HT đầy đủ cho người có đất bị thu hồi, theo đó: việc định giá đất tính bồi thường phải phù hợp với giá đất thị trường, tính toán đầy đủ thiệt hại về tài sản gắn liền với đất; các khoản hỗ trợ phải đáp ứng được mục tiêu ổn định cuộc sống, sản xuất và phát triển bền vững.
ii) Đa dạng phương thức bồi thường, trong đó chú trọng việc chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
iii) Việc tổ chức thực hiện BT, HT phải công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định của pháp luật và có sự tham gia của người dân; phải nâng cao năng lực, trách nhiệm của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
iv) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ đất. Việc tăng sự thoả mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước./.
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………………..i LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………………… ii MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………………….. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT …………………………………………………………………..vi DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………………………………… vii DANH MỤC HÌNH …………………………………………………………………………………………ix PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THOẢ MÃN CỦA NGƯỜI DÂN TRONG BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT …………………………………………………………………………………….7
1.1. Sự thỏa mãn, các lý thuyết về sự thỏa mãn ………………………………………………7
1.1.1. Sự thỏa mãn………………………………………………………………………………………………….. 7
1.1.2. Sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 11
1.1.3. Các lý thuyết về sự thỏa mãn……………………………………………………………………….. 16
1.2. Tổng quan nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất……………………………………………………………………………..22
1.2.1. Sự thỏa mãn về mức bồi thường, hỗ trợ ……………………………………………………….. 22
1.2.2. Sự thỏa mãn về phương thức bồi thường ……………………………………………………… 24
1.2.3. Sự thỏa mãn về chất lượng tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và sự tham gia của người dân……………………………………………………………….. 26
1.2.4. Sự thỏa mãn trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo đặc điểm của người dân……………………………………………………………………………………………………….. 27
1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu tại Việt Nam ……………………………………………32
1.4. Đề xuất khung nghiên cứu……………………………………………………………………..33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ………………………………………………………………………………..39
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………40
2.1. Thiết kế nghiên cứu tổng thể………………………………………………………………….40
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………………… 40
2.1.2. Địa bàn khảo sát………………………………………………………………………………………….. 41
2.2. Nghiên cứu định tính …………………………………………………………………………….44
2.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính……………………………………………………………….. 44
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………………….. 44
2.2.3. Phát triển thang đo ………………………………………………………………………………………. 48
iv
2.3. Nghiên cứu định lượng ………………………………………………………………………….56
2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng ………………………………………………………………….. 56
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng……………………………………………………………………. 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………………..74
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỰ THỎA MÃN CỦA NGƯỜI DÂN TRONG BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT …………………………………76
3.1. Sự thỏa mãn của người dân về mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất…………………………………………………………………………………………………………76
3.1.1. Quy định của pháp luật về mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất … 76
3.1.2. Đánh giá sự thỏa mãn của người dân về mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất…………………………………………………………………………………………………………….. 80
3.2. Sự thỏa mãn của người dân về phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất…………………………………………………………………………………………………………91
3.2.1. Quy định của pháp luật về phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất . 91
3.2.2. Đánh giá sự thỏa mãn của người dân về phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất…………………………………………………………………………………………………………….. 92
3.3. Sự thỏa mãn của người dân về tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất …………………………………………………………………………………..98
3.3.1. Quy định của pháp luật về tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất…………………………………………………………………………………………………………….. 98
3.3.2. Đánh giá sự thỏa mãn của người dân về tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất……………………………………………………………………………………………100
3.4. Sự thỏa mãn của người dân đối với việc thay đổi điều kiện sống sau khi
Nhà nước thu hồi đất …………………………………………………………………………………109
3.5. Mức độ thỏa mãn chung trong việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất……………………………………………………………………………………………………….115
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………………………124
CHƯƠNG 4:…………………………………………………………………………………………………126
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………126
4.1. Một số khuyến nghị điều chỉnh chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất……………………………………………………………………………126
4.1.1. Về mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất …………………………………..126
4.1.2. Về phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất …………………………………129
4.1.3. Về tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ……………….130
4.1.4. Về giải pháp ổn định đời sống, bảo đảm sinh kế lâu dài cho người có đất bị thu hồi….131
4.1.5. Về giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai…………………….132
v
4.1.6. Về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ đất, bảo đảm tiến độ thực hiện dự án đầu tư và kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất…………….132
4.2. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………..133
4.2.1. Hạn chế của luận án……………………………………………………………………………………133
4.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo………………………………………………………………………..134
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ………………………………………………………………………………135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN…………………………………………………………………………………136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………..137
PHỤ LỤC 1 ………………………………………………………………………………………………….149
PHỤ LỤC 2 ………………………………………………………………………………………………….153
PHỤ LỤC 3 ………………………………………………………………………………………………….157
PHỤ LỤC 4 ………………………………………………………………………………………………….162
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA Phân tích phương sai
BT, HT Bồi thường, hỗ trợ
CMKT Trình độ chuyên môn kỹ thuật CFA Phân tích nhân tố khẳng định CT-XH Chính trị – xã hội
TĐC Tái định cư
GPMB Giải phóng mặt bằng
EFA Phân tích nhân tố khám phá SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mô tả mẫu khảo sát định tính………………………………………………………………….46
Bảng 2.2. Bảng mô tả biến quan sát sử dụng trong phiếu hỏi……………………………………51
Bảng 2.3. Bảng mô tả mẫu nghiên cứu theo phương pháp định lượng ………………………58
Bảng 2.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho mức BT, HT……………………………………….61
Bảng 2.5. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho phương thức bồi thường………………………62
Bảng 2.6a. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho Tổ chức thực hiện ……………………………….62
Bảng 2.6b. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho Tổ chức thực hiện ……………………………….63
Bảng 2.7. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho Sự thay đổi cuộc sống …………………………63
Bảng 2.8. Kiểm định KMO và Bartlett……………………………………………………………………64
Bảng 2.9. Bảng ma trận hệ số các thành phần………………………………………………………….65
Bảng 2.10. Tiêu chuẩn kiểm định sự phù hợp của mô hình………………………………………..67
Bảng 2.11. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thang đo ………………………………70
Bảng 2.12. Bảng danh sách các biến tiềm ẩn …………………………………………………………….71
Bảng 3.1. Sự thỏa mãn về mức BT, HT ………………………………………………………………….81
Bảng 3.2. Sự thỏa mãn về BT, HT của người dân chia theo trình độ CMKT …………….87
Bảng 3.3. Sự thỏa mãn về mức BT, HT của người dân chia theo nghề nghiệp…………..89
Bảng 3.4. Sự thỏa mãn về mức BT, HT của người dân chia theo vùng miền …………….90
Bảng 3.5 Sự thỏa mãn của người dân về phương thức bồi thường …………………………..93
Bảng 3.6. Sự thỏa mãn của người dân về phương thức bồi thường chia theo trình độ CMKT.95
Bảng 3.7. Sự thỏa mãn của người dân về phương thức bồi thường chia theo nghề nghiệp..96
Bảng 3.8. Sự thỏa mãn của người dân về phương thức bồi thường chia theo vùng miền …97
Bảng 3.9. Sự thỏa mãn về tổ chức thực hiện BT, HT……………………………………………..101
Bảng 3.10. Sự thỏa mãn về tổ chức thực hiện chia theo trình độ CMKT …………………..106
Bảng 3.11. Sự thỏa mãn về tổ chức thực hiện chia theo nghề nghiệp ………………………..107
Bảng 3.12. Sự thỏa mãn về tổ chức thực hiện chia theo vùng miền…………………………..108
Bảng 3.13. Sự thỏa mãn về thay đổi các điều kiện sống của người dân……………………..110
Bảng 3.14. Sự thỏa mãn về thay đổi các điều kiện sống của người dân chia theo trình độ CMKT112
Bảng 3.15. Sự thỏa mãn về thay đổi các điều kiện sống của người dân chia theo nghề
nghiệp của người dân……………………………………………………………………………113
viii
Bảng 3.16. Sự thỏa mãn về thay đổi các điều kiện sống của người dân chia theo vùng miền ..114
Bảng 3.17. Mức độ thỏa mãn chung của người dân …………………………………………………115
Bảng 3.18. Kiểm định ANOVA về khác biệt giá trị trung bình giữa các vùng …………..117
Bảng 3.19. Kiểm định ANOVA về khác biệt giá trị trung bình theo nhóm trình độ……118
Bảng 3.20 Kiểm định ANOVA về khác biệt giá trị trung bình theo nghề nghiệp………118
Bảng 3.21. Kiểm định ANOVA về khác biệt giá trị trung bình theo mục đích và giá đất ..120
Bảng 3.22. Kết quả ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự thỏa mãn…………………………..122
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung phân tích sự thỏa mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất …………………………………………………………………………………………………..34
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu……………………………………………………………………………….55
Hình 2.2. Kết quả khẳng định CFA………………………………………………………………………..69
Hình 3.1. Tỉ lệ người trả lời cho biết hộ gia đình bị thu hồi đất được đền bù với giá xấp xỉ giá thị trường (%)……………………………………………………………………………….84
Hình 3.2. Tỉ lệ hộ gia đình được thông báo cụ thể về mục đích sử dụng đất mới……..104
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, việc thu hồi đất để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội như xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu đô thị… là một tất yếu khách quan. Nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội càng lớn dẫn đến nhu cầu về thu hồi đất càng cao và trở thành thách thức lớn của mỗi quốc gia đối với các vấn đề bảo đảm an ninh lương thực, an sinh, trật tự an toàn xã hội và sinh kế của người dân.
Bồi thường, hỗ trợ (BT, HT) khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi bởi nó liên quan trực tiếp đến mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi. Việc thu hồi đất, BT, HT ngày càng xuất hiện nhiều mâu thuẫn, nguyên nhân chính là chưa giải quyết được hài hòa về sự hài lòng, thỏa mãn của người dân khi được BT, HT. Theo các nghiên cứu của Kotilainen (2011), Xinliang (2012), Oladapo and Ige (2012), mức tiền bồi thường hay sự chênh lệch giữa tiền bồi thường với giá trị thị trường của đất là yếu tố lớn dẫn đến sự không thoả mãn của những người dân; sự không thỏa mãn đã gây nên mâu thuẫn xã hội, tạo ra sự không đồng thuận của người dân trong mỗi dự án phải thu hồi đất. Theo Kakulu (2008), cộng đồng sẽ bất mãn với mức tiền bồi thường khi thu hồi đất nếu có liên quan đến cưỡng chế hoặc tranh chấp.
Vấn đề thỏa mãn hay không thỏa mãn rất quan trọng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công và tư nhân; hậu quả của việc không thỏa mãn của người dân trong cung cấp dịch vụ rất nghiêm trọng. Hoyer and Maclnns (2001) đã chỉ ra rằng nếu người dân không được thỏa mãn với dịch vụ cung cấp thì họ có thể chấm dứt việc “sử dụng” dịch vụ này, nhưng trong các dự án thu hồi đất, có thể tạo ra việc người dân kháng cự, từ chối bàn giao mặt bằng, khiếu kiện kéo dài, làm chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người dân trong việc bồi thường đất là: mức bồi thường, thủ tục bồi thường và phương thức bồi thường (Wang, 2013). Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra sự thỏa mãn trong BT, HT còn khác biệt bao gồm: đặc điểm cá nhân thu nhập; việc làm, tính gắn kết xã hội; văn hóa xã hội; cơ sở hạ tầng; dịch vụ tiện ích công cộng; môi trường tự nhiên; sức khỏe; đất đai – nhà ở; chính quyền địa phương (Qin và cộng sự, 2016; Ibem and Aduwo, 2013).
2
Theo Kotler và cộng sự (2002), sự thỏa mãn của người dân là một cảm giác vui lòng hoặc không thỏa mãn của một người khi so sánh một hiệu suất cảm nhận được của các sản phẩm và dịch vụ với những kỳ vọng của người đó. Do đó, nếu kết quả nhận được không đáp ứng được như kỳ vọng, người dân sẽ thấy không thỏa mãn và nếu kết quả đáp ứng được như kỳ vọng, có nghĩa là người dân được thỏa mãn. Trong việc thu hồi đất, “sự không thỏa mãn” là trạng thái hay cảm giác khó chịu hoặc không bằng lòng hoặc bất mãn với mức BT, HT hoặc các quy trình được áp dụng, điều này thể hiện trạng thái không thỏa mãn với các quá trình thu hồi đất bắt buộc. Các bên có quyền lợi đối với khu đất thu hồi có thể sẽ không thỏa mãn với nhiều vấn đề.
Việc người dân được hài lòng, được thỏa mãn với các dịch vụ công của Nhà nước, với chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước là điều hết sức quan trọng. Làm cho người dân thỏa mãn sẽ tác động đến mọi mặt hoạt động của tổ chức như gia tăng hiệu quả công việc do người dân thỏa mãn sẽ có thái độ tích cực và hành vi tốt hơn. Sự thỏa mãn của người dân sẽ góp phần duy trì và ổn định trật tự xã hội. Người dân sẽ ít bị kích động từ bên ngoài, người dân sẽ đề cao lợi ích tập thể bởi khi họ muốn gắn bó là họ sẽ “chăm sóc”, “xây dựng” và “bảo vệ” ngôi nhà chung của mình. Khi người dân thỏa mãn trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất, họ sẽ hợp tác và ứng xử tốt hơn với Nhà nước và chủ đầu tư dự án, họ cũng là người sẽ truyền thông chủ trương chính sách thu hồi đất, BT, HT ra bên ngoài, tác động tích cực đến các hộ gia đình khác.
Ở Việt nam, với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng và thực hiện việc thu hồi đất trong các trường hợp cần thiết vì mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hàng năm Việt Nam phải thu hồi diện tích lớn đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển công nghiệp, phát triển hạ tầng, xây dựng các khu đô thị, khu dân cư… Chính sách BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất đã được quan tâm, xây dựng theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người dân khi bị thu hồi đất như giá đất tính bồi thường được quy định theo nguyên tắc phù hợp với giá đất chuyển nhượng phổ biến trên thị trường, ngoài việc bồi thường còn được hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, hỗ trợ tái định cư (TĐC) tuỳ theo nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất (Từ Điều 74 đến Điều 94 của Luật Đất đai năm 2013). Tuy nhiên, thực tế trong thời gian
3
vừa qua việc BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư, kể cả các dự án lớn, dự án trọng điểm của Trung ương và địa phương vẫn chậm trễ, ách tắc, có dự án triển khai thu hồi đất trên 5, 10 năm vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) do người có đất bị thu hồi còn chưa đạt được sự thoả mãn về mức BT, HT, phương thức bồi thường; tổ chức thực hiện BT, HT và thoả mãn về thay đổi cuộc sống sau khi bị thu hồi đất, dẫn đến khiếu kiện, chậm bàn giao mặt bằng, làm đội vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư; mức độ đồng thuận của người người dân cũng có sự khác nhau theo vùng miền, trình độ học vấn, loại hình dự án khi thu hồi đất…
Việc xác định và hiểu rõ thực trạng sự thỏa mãn của người dân trong việc thực hiện BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất, sự thoả mãn theo các khía cạnh khác nhau, dẫn đến sự đồng thuận sẽ thúc đẩy tích cực tiến độ bồi thường, GPMB để thực hiện các dự án đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội và giúp cho người có đất bị thu hồi có quan điểm nhìn nhận tích cực hơn về các chính sách BT, HT cũng như cách thức tiến hành trước và sau khi thu hồi đất, sẽ góp phần làm giảm thiểu những khiếu kiện, bức xúc của người dân có đất bị thu hồi đất.
Tại Việt Nam, đã có khá nhiều các nghiên cứu về sự thỏa mãn của người dân trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế, sản phẩm hàng hóa… trong đó đã tập trung xây dựng các thang đo để đánh giá chất lượng dịch vụ hoặc sự hài lòng của người dân trong sử dụng các dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết, các thang đo để phân tích các yếu tố cấu thành sự thỏa mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất, chưa phân tích đồng thời các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sự thỏa mãn của người dân với các nhóm đặc điểm của người dân; chưa xem xét sự thay đổi cuộc sống của người dân, sự thay đổi giá đất sau khi thu hồi cũng như các yếu tố nội tại của người dân đến sự thỏa mãn khi Nhà nước thu hồi đất.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, nhằm góp phần tổng quát hóa cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất, xác định các yếu tố và đo lường mức độ thỏa mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất, để có cơ sở khuyến nghị sửa đổi chính sách, pháp luật về đất đai ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất” làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình.
4
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố cấu thành sự thoả mãn và đánh giá mức độ thỏa mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất nhằm khuyến nghị điều chỉnh chính sách cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là, nghiên cứu các yếu tố cấu thành sự thỏa mãn và phát triển thang đo đánh giá sự thoả mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với chính sách, pháp luật và chế độ quản lý, sử dụng đất của Việt Nam.
Hai là, đánh giá được mức độ thỏa mãn chung và mức độ thỏa mãn theo các nhóm yếu tố cấu thành đến sự thỏa mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất.
Ba là, nghiên cứu đưa ra được một số những khuyến nghị điều chỉnh chính sách
BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự thỏa mãn và các yếu tố cấu thành đến sự thỏa mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của Việt Nam; không nghiên cứu trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật và người dân bị ảnh hưởng nhưng nằm ngoài phạm vi ranh giới thu hồi đất.
– Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016-2020.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Nghiên cứu đã dựa trên các lý thuyết về sự thỏa mãn (Lewin, 1975; Peyton và cộng sự, 2003; Hovlvà và cộng sự, 1957; Kotler và cộng sự; 1996), lý thuyết về sự công bằng (Adams, 1963, 1966; Colquitt và cộng sự, 2005) và từ kết quả nghiên cứu
5
định tính thông qua phỏng vấn sâu đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, chủ đầu tư và hộ gia đình có đất bị thu hồi, nghiên cứu đã bổ sung và thảo luận các yếu tố cấu thành sự thoả mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ (BT, HT) khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm: (1) Sự thỏa mãn về mức BT, HT; (2) Phương thức bồi thường; (3) tổ chức thực hiện BT, HT và (4) Sự thay đổi cuộc sống sau khi thu hồi đất.
4.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ nghiên cứu
1. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra:
i) Thông qua phân tích EFA và CFA cho thấy sự thoả mãn chung, thoả mãn về mức BT, HT, phương thức bồi thường, tổ chức thực hiện BT, HT, sự thay đổi cuộc sống sau khi bị thu hồi đất của người dân còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, vẫn có một số hộ dân có sự thỏa mãn tích cực do được hưởng lợi từ việc thu hồi đất.
ii) Thông qua sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA và hàm hồi quy đa biến cho thấy sự thỏa mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất có sự khác biệt theo nhóm dân cư như trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp và theo vùng miền.
2. Trên cơ sở những phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra
các hàm ý chính sách cho các bên liên quan như sau:
i) Cần bảo đảm mức BT, HT đầy đủ cho người có đất bị thu hồi, theo đó: việc định giá đất tính bồi thường phải phù hợp với giá đất thị trường, tính toán đầy đủ thiệt hại về tài sản gắn liền với đất; các khoản hỗ trợ phải đáp ứng được mục tiêu ổn định cuộc sống, sản xuất và phát triển bền vững.
ii) Đa dạng phương thức bồi thường, trong đó chú trọng việc chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
iii) Việc tổ chức thực hiện BT, HT phải công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định của pháp luật và có sự tham gia của người dân; phải nâng cao năng lực, trách nhiệm của tổ chức làm nhiệm vụ BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
iv) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ đất. Việc tăng sự thoả mãn của người dân trong BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
6
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được trình bày thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về sự thoả mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất
Chương 4: Một số khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu.
7
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ SỰ THOẢ MÃN CỦA NGƯỜI DÂN TRONG BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Sự thỏa mãn, các lý thuyết về sự thỏa mãn
1.1.1. Sự thỏa mãn
Sự thỏa mãn là một khái niệm đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên, đánh giá theo sự thỏa mãn của bệnh nhân trong bệnh viện và đánh giá trang Website bởi sự thỏa mãn của khách truy cập giữa những người khác nhau. Tuy nhiên, sự thỏa mãn là nền tảng cho khái niệm tiếp thị trong hơn ba thập kỷ; như việc sử dụng rộng rãi nhất của sự thỏa mãn đã có trong tài liệu liên quan đến sự thỏa mãn của khách hàng. Wilton and Nicosia (1986) cho rằng một số mô hình về sự thỏa mãn đã xuất hiện theo thời gian trong các lĩnh vực khác nhau. Kim (1997) lập luận rằng các mô hình được phát triển cho đến nay đều xem sự thỏa mãn của người dùng liên quan đến niềm tin và đánh giá của người tiêu dùng về hàng hóa và hành vi mua hàng. Tuy nhiên, khái niệm được thừa nhận rộng rãi nhất là lý thuyết xác nhận kỳ vọng (McQuitty and Wiley, 2000). Lý thuyết xác nhận kỳ vọng được phát triển bởi Oliver (1980), người đã đề xuất rằng mức độ thỏa mãn của người dùng là kết quả của sự khác biệt giữa sản phẩm được mong đợi và cảm nhận, kỳ vọng như dự đoán về kết quả trong tương lai. Các kỳ vọng đề xuất rằng các sản phẩm đáp ứng kỳ vọng cao được dự đoán sẽ tạo ra sự thỏa mãn của khách hàng lớn hơn các sản phẩm đáp ứng kỳ vọng thấp. Còn theo Bachelet (1995) thì cho rằng “sự thỏa mãn của khách hàng là một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng đáp lại trải nghiệm của họ đối với một sản phẩm hay dịch vụ”. Sự thỏa mãn của khách hàng là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc đáp ứng những mong muốn của họ (Oliver, 1997). Tương tự, Zeithaml and Bitner (2000) cho rằng, “sự thỏa mãn của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng thông qua một sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được mong muốn và yêu cầu của họ”. Như vậy, những khái niệm này đã cho thấy sự thỏa mãn của khách hàng là sự đánh giá và được đo dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ.
Theo Kotler (2001), sự thỏa mãn của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ và những kỳ vọng của khách hàng. Những kỳ vọng của con người là mong đợi của con người, bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước đó và
8
thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin truyền miệng từ gia đình và bạn bè. Kotler đã xác định có 3 mức độ của sự thỏa mãn: (1) Nếu kết quả nhận được ít hơn mong đợi, thì khách hàng sẽ cảm thấy không thỏa mãn; (2) Nếu kết quả nhận được như mong đợi, thì khách hàng sẽ cảm thấy thỏa mãn; (3) Nếu kết quả nhận được vượt quá sự mong đợi của khách hàng, thì họ sẽ cảm thất rất thỏa mãn đối với dịch vụ đó.
Theo Campbell và cộng sự (1976), Campbell (1981) cho rằng sự thỏa mãn có thể được xem là một hành động phán xét, so sánh giữa khát vọng và thành tích, từ nhận thức về sự hoàn thành đến sự thiếu hụt. Họ cũng cảm thấy rằng sự thỏa mãn mang tính cá nhân cao, bị ảnh hưởng nặng nề bởi những kinh nghiệm trong quá khứ và những kỳ vọng hiện tại. Về mặt lý thuyết, nguyên nhân có thể xảy ra của không thỏa mãn là tồn tại mức độ mà các nhu cầu không được đáp ứng (Morris and Winter, 1978). Liên quan đến ý tưởng về sự thỏa mãn với môi trường, Rigby and Vreugdenhil (1987) đánh đồng các thuật ngữ sự thỏa mãn với hạnh phúc và khả năng sống. Rojek và cộng sự (1975) lại cho rằng sự thỏa mãn với một môi trường cụ thể phụ thuộc vào hai đánh giá chính: (1) cách thức mà các thuộc tính được cảm nhận và (2) tiêu chuẩn tham chiếu theo đó đo lường.
Sự thỏa mãn (xác nhận tích cực) được biết là xảy ra khi sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn mong đợi. Mặt khác, ngược lại nếu kém hơn kết quả mong đợi là không thỏa mãn. Trong lý thuyết này, kỳ vọng bắt nguồn từ niềm tin về mức độ hiệu suất mà sản phẩm/dịch vụ sẽ cung cấp, đó là ý nghĩa dự đoán của khái niệm kỳ vọng. Để so sánh, Kotler (2000) định nghĩa sự thỏa mãn là một người cảm thấy vui thích hay thất vọng, so sánh một sản phẩm mà cảm nhận về hiệu suất (hoặc kết quả) liên quan đến kỳ vọng của người dân. Hoyer and MacInni (2001) khuyến khích rằng sự thỏa mãn có thể được liên kết với cảm giác chấp nhận, hạnh phúc, nhẹ nhõm, phấn khích và vui thích.
Tương tự, Hansemark and Albinsson (2004), đã xác định rằng sự thỏa mãn là thái độ chung của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ, hoặc phản ứng cảm xúc về sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán và những gì họ nhận được, liên quan đến việc đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hoặc mong muốn. Phần lớn các nghiên cứu về sự thỏa mãn đã sử dụng một số biến thể của mô hình xác nhận. Người ta thường đồng ý rằng sự thỏa mãn có thể được định nghĩa là việc đánh giá sự khác biệt về nhận thức giữa kỳ vọng trước đó và hiệu suất thực tế của sản phẩm.
Sự thỏa mãn là một quá trình đánh giá giữa những gì đã nhận được và những gì được mong đợi (Parker and Mathews, 2001). Sự thỏa mãn có thể được định nghĩa chính xác là sự khác biệt về nhận thức giữa khát vọng và thành tích (Campbell và cộng sự, 1976). Sự TM không chỉ bị chi phối bởi các khía cạnh vật lý mà còn bởi khả
9
năng hình thành các mạng lưới xã hội. Cuối cùng, sự TM là một phản ứng chủ quan đối với một môi trường khách quan (Potter and Cantarero, 2006).
Satsangi and Kearns (1992), định nghĩa sự TM của người dân là khía cạnh tâm lý, sự thỏa mãn của khách hàng là một thái độ phức tạp. Ngoài ra, Lu (1999) đã định nghĩa sự thỏa mãn của người dân là một cấu trúc nhận thức phức tạp. Bên cạnh đó, Ogu (2002) đã báo cáo rằng khái niệm về sự thỏa mãn của nhà ở hoặc nhà ở thường được sử dụng để đánh giá cư dân ‘nhận thức và cảm xúc đối với các đơn vị nhà ở của họ và môi trường. Mặt khác, Galester (1985) đã định nghĩa sự thỏa mãn của người dân là khía cạnh xã hội. Khái niệm về sự thỏa mãn của người dân đã trở thành chỉ số xã hội ưu việt được sử dụng bởi các nhà phát triển nhà ở, nhà phân tích và nhà hoạch định chính sách trong suốt thập kỷ qua. Ngoài ra, McCray and Day (1977) đề cập đến sự thỏa mãn về nhà ở là mức độ thỏa mãn của một cá nhân hoặc một thành viên gia đình liên quan đến tình hình nhà ở hiện tại. Từ các khái niệm về sự thỏa mãn thì có thể sử dụng 6 nhóm chỉ số giúp đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng như: i) Kỳ vọng và cảm nhận thực tế của khách hàng; ii) Khả năng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho bạn bè, người thân; iii) Trải nghiệm thực tế và trải nghiệm lý tưởng của khách hàng; iv) Sự hài lòng tổng thể; v) Sự hài lòng dựa trên cảm tình và nhận thức; vi) Khả năng quay trở lại lần sau.
Trái ngược với những điều trên, nhiều chuyên gia đã nhận ra rằng, sự TM của người dân là khía cạnh đa chiều. Chẳng hạn, Bechtel (1997) đã quan sát thấy rằng sự TM của người dân được xác định bởi sự kết hợp của các yếu tố không chỉ bao gồm hộ gia đình và đặc điểm của hộ gia đình mà còn cả khu vực lân cận và chất lượng xã hội xung quanh. Hơn nữa, Francescato và cộng sự (1986) đã đề cập đến sự thỏa mãn của người dân là phản ứng của mọi người đối với môi trường mà họ sống. Trong định nghĩa này, thuật ngữ môi trường không chỉ liên quan đến các khía cạnh vật lý của môi trường dân cư như nhà ở, phát triển nhà ở và khu vực lân cận, mà còn cả các khía cạnh xã hội, kinh tế và tổ chức hoặc thể chế của các thiết lập đó.
Lòng trung thành, theo Neihoff và cộng sự (2001) thì lòng trung thành được định nghĩa là “những biểu hiện mang tính chủ động về lòng tự hào và sự tận tậm với tổ chức. Biểu hiện cụ thể của lòng trung thành là nó chống đối lại những chỉ trích về tổ chức, hạn chế những phàn nàn về tổ chức và nhấn mạnh vào những khía cạnh tích cực của một tổ chức”.
Sự hài lòng của khách hàng dẫn đến lòng trung thành của khách hàng như là
một quy luật tồn tại trong môi trường kinh doanh. Một khách hàng trung thành là một