Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng (ThS02.187)

Mã: ThS02.187 Danh mục: , Nơi xuất bản: Trường Đại Học Dân Lập Hải PhòngChuyên Ngành: Tài chính - Ngân hàngLoại tài liệu: Luận văn thạc sĩNăm: 2017Tên tác giả: Phạm Trung
Số trang: 107

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng (ThS02.187)

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạn chế RRTD trong thời gian tới tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2012-2016 và đưa ra các biện pháp hạn chế RRTD trong thời gian tới.

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (ThS02.186)

4. Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến Tín dụng, Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng làm tiền đề nghiên cứu đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động cho vay. Từ đó đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng

5. Kết cấu của nghiên cứu trong Luận văn

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

ThS02.187_Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................iii MỤC LỤC........................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................viii DANH MỤC BẢNG........................................................................................ ix DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ..................................................................... x MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2 5. Kết cấu của nghiên cứu trong Luận văn ....................................................... 3 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................ 4 1.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng ................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm và bản chấttín dụng ngân hàng.............................................. 4 1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng ............................................................... 5 1.1.3. Phân loại tín dụng.................................................................................... 6 1.1.4. Nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng ................................................... 11 1.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng........................................................................ 12 1.2.1. Khái niệm và bản chất rủi ro tín dụng ngân hàng ................................. 12 1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng ngân hàng ............................................... 14 1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng ...................................................... 14 1.2.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ngân hàng ......................................... 16 1.2.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ngân hàng ............................................ 20 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng........................................................... 22 iv 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng....................................... 22 1.3.2. Sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng..................................... 22 1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng ........................................ 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG ......... 42 2.1. Khái quát chung về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng ............................................................................................. 42 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 42 2.1.2. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 44 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ: ............................................................................ 45 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng .................................................................. 47 2.2.1. Tình hình huy động vốn ........................................................................ 47 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn .......................................................................... 49 2.2.3. Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng ....................................................................................... 51 2.2.4. Đánh giá tổng quan hoạt động tín dụng và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng ................................ 52 2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng ................................................................................... 58 2.3.1. Nợ quá hạn đối theo kỳ hạn. ................................................................. 58 2.3.2. Nợ quá hạn theo nhóm nợ. ................................................................... 59 2.3.3. Một số tồn tại và nguyên nhân dẫn đến phát sinh RRTD tại Vietinbank Hải Phòng:....................................................................................................... 62 2.4. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng .................................................................. 63 v 2.4.1. Xây dựng, tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng............................... 63 2.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng ....................................................................... 64 2.4.3. Áp dụng linh hoạt phương thức cho vay............................................... 67 2.4.4. Giám sát, kiểm tra tín dụng................................................................... 70 2.4.5. Phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng ..................................................... 71 2.4.6. Xử lí rủi ro tín dụng .............................................................................. 73 2.4.7. Kết quả đạt được của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng. ................ 75 2.4.8. Những tồn tại và hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng. ...................... 76 2.4.9. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng. ...................... 78 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG ........................................................................................................... 82 3.1. Mục tiêu phát triển và định hướng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng ............................... 82 3.1.1 Định hướng tín dụng chung của hệ thống Vietinbank đối với Khách hàng... 82 3.1.2 Định hướng tín dụng chung của Vietinbank Hải Phòng........................ 83 3.1.3 Định hướng tín dụng đối với Doanh nghiệp của Vietinbank Hải Phòng... 84 3.2. Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng ........................................... 85 3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức phòng ban theo định hướng quản lý rủi ro. .................................................................................................. 85 3.2.2 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và chính sách tín dụng hợp lý đối với doanh nghiệp................................................................................... 88 3.2.3. Xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm dấu hiệu rủi ro tín dụng........... 91 vi 3.2.4. Nâng cao năng lực trình độ cán bộ và triển khai thực hiện quy trình cho vay tốt hơn:...................................................................................................... 92 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng.............. 99 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam............ 99 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ........................... 101 3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan. 102 KẾT LUẬN ................................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 107 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ NH Ngân hàng KH Khách hàng DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại RRTD Rủi ro tín dụng CBTD Cán bộ tín dụng KHDN Khách hàng doanh nghiệp TMCP Thương mại cổ phần NHCT Ngân hàng Công thương NHCTVN Ngân hàng Công thương Việt Nam QTRR Quản trị rủi ro QHKH Quan hệ khách hàng DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ QLRR&NCVĐ Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề HĐTD Hợp đồng tín dụng TMCP Thương mại cổ phần viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Xếp hạng khách hàng ................................................................................36 Bảng 1.2: Xếp hạng rủi ro khoản vay ........................................................................38 Bảng 1.3: Xếp hạng tài sản đảm bảo.........................................................................39 Bảng 2.1:Tình hình dư nợ của Vietinbank Hải Phòng ..........................................49 Bảng 2.2: Tình hình nợ quá hạn của Vietinbank Hải Phòng từ 2012 - 2016...50 Bảng 2.3:Kết quả tài chính của của Vietinbank Hải Phòng từ 2012 - 2016 ....51 Bảng 2.4: Hiệu suất sử dụng vốn ................................................................................53 Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh...........................................54 Bảng 2.6: Nợ quá hạn theo kỳ hạn..............................................................................58 Bảng 2.7: Tình hình phân loại nhóm nơ, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu................59 Bảng 2.8: Xếp hạng tín dụng khách hàng.................................................................66 Bảng 2.9 : Phân loại nhóm nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro................... 72 Bảng 2.10: Tình hình trích lập dự phòng RRTD trong cho vay ..................... 73 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành trụ sở chính ............................. 23 Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch ................................................... 24 Sơ đồ 1.3 Mô hình tổ chức của một Chi nhánh ngân hàng lớn ...................... 24 Sơ đồ 1.4 Mô hình tổ chức của một ngân hàng nhỏ ....................................... 25 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank Hải Phòng ................................. 44 Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Hải Phòng....................... 47 từ năm 2012 – 2016......................................................................................... 47 x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các tổ chức tín dụng nói riêng có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng cũng đem lại rất nhiều nguy cơ rủi ro cho các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Do hoạt động tín dụng mang lại thu nhập chính cho các Ngân hàng thương mại nên rủi ro tín dụng vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất cho các Ngân hàng thương mại. Khi rủi ro tín dụng xảy ra các Ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn, tính thanh khoản thấp, lợi nhuận giảm sút, thậm chí bị phá sản. Rủi ro tín dụng không chỉ gây thiệt hại cho các tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng xấu tới cả hệ thống Ngân hàng, đồng thời kéo theo sự bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Bởi vậy, việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng là biện pháp hữu hiệu để các Ngân hàng tránh được nguy cơ đổ vỡ và kinh doanh có hiệu quả hơn, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như ổn định chính trị- xã hội của đất nước. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng (Vietinbank Hải Phòng) trong những năm vừa qua đã có những bước tăng trưởng khá, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương phát triển cũng như đóng góp một phần đưa hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) trở thành một trong bốn Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam và lọt vào tốp 2.000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những tháng từ đầu năm 2014 đến nay, tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng cao, mà chủ yếu nằm ở nhóm khách hàng là Doanh nghiệp, gây 1 ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Việc tìm ra nguyên nhân để từ đó đề ra những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng hữu hiệu là chìa khóa giúp Ngân hàng thoát khỏi tình trạng nợ xấu hiện nay và kinh doanh có hiệu quả hơn. Vì vậy, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu và quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2012-2016 và đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến Tín dụng, Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng làm tiền đề nghiên cứu đánh giá thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động cho vay. Từ đó đưa ra một số biện pháp, kiến 2 nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng 5. Kết cấu của nghiên cứu trong Luận văn CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 3 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠTĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng 1.1.1. Khái niệm và bản chấttín dụng ngân hàng Trong nền kinh tế hàng hoá, trong cùng một thời gian luôn có một số người tạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay. Bên cạnh đó luôn có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay. Hiện tượng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển từ nơi tạm thời thừa sang nơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu được do sử dụng vốn vay. Đây chính là quan hệ tín dụng. Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Nói một cách khái quát, tín dụng (credit) là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (tài sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức, nó để thoả mãn nhu cầu của cả 2 bên, do đó nó là một quan hệ bình đẳng, cả 2 bên cùng có lợi và mang tính thoả thuận lớn. Tín dụng có nhiều loại, như; tín dụng nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và tín dụng ngân hàng. Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với công nghệ ngân hàng hiện nay, tín dụng ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụng không thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế. 4 Từ phân tích trên, ta đi đến khái niệm: Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh và nghiệp vụ khác. Bất kỳ sự chuyển giao quyền sử dụng tạm thời (có hoàn trả) về tài sản đều phản ánh quan hệ tín dụng; mối quan hệ tín dụng này lại được thể hiện dưới các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính. Như vậy, nội dung tín dụng là rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, thì cho vay (tín dụng bằng tiền) là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các NHTM. Chính vì vậy, thuật ngữ tín dụng và cho vay thường được dùng đan xen và thay thế cho nhau. 1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân. Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại. Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế. 5 Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là: Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn. Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay. Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay. 1.1.3. Phân loại tín dụng Kinh tế thị trường càng phát triển, xu hướng tự do hoá càng sâu sắc, thì các ngân hàng càng phải nghiên cứu đưa ra các hình thức tín dụng đa dạng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, tăng lợi nhuận, thực hiện phân tán rủi ro và đứng vững trong cạnh tranh. Chính vì vậy, ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng khách hàng với những mục đích sử dụng khác nhau. Để tránh nhẫm lẫn và có cái nhìn tổng quát về các loại tín dụng, người ta phân loại tín dụng theo một số tiêu thức cơ bản như sau: 1.1.3.1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: Là tín dụng thời hạn đến 1 năm và được dùng để: (i) bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp như: bổ sung ngân quỹ, ứng trước tiền hàng, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, duy trì hàng tồn kho…; (ii) phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 đến 5 năm và sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. 6 - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất, nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập. 1.1.3.2. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: - Tín dụng bằng tiền: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền. Tín dụng bằng tiền gọi là vay. - Tín dụng bằng tài sản: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản. Hình thức tín dụng này chính là cho thuê tài chính. - Tín dụng bằng uy tín: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín. Hình thức tín dụng này chính là bảo lãnh ngân hàng. 1.1.3.3.Phân loại theo hình thức cấp tín dụng Mỗi nghiệp vụ tín dụng có những đặc điểm và quy định riêng biệt, do đó để đưa ra những cơ chế quản lý phù hợp, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện phân loại như sau: - Cho vay: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Trong thời gian trước đây, hoạt động cho vay chiếm phần lớn tổng tài sản và nguồn thu của ngân hàng, đồng thời những rủi ro trong hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung vào danh mục các khoản vay. Nghiệp vụ cho vay bao gồm nhiều loại: + Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ qua đó ngân hàng cho phép người vay chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và khoảng thời gian nhất định. + Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp 7 cho khách hàng một hạn mức tín dụng và duy trì hạn mức này trong một thời hạn nhất định. Trong kỳ, mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, cung cấp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ phù hợp với yêu cầu vay. Ngân hàng sẽ dựa trên tính chất hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu này để phát tiền cho khách hàng. + Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hóa. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm, hoặc đầu quý doanh nghiệp làm đơn xin vay luân chuyển và thỏa thuận với ngân hàng về hình thức, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ. + Cho vay gián tiếp: Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian, áp dụng với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán cách xa ngân hàng. Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra bảo lãnh cho các thành viên vay vốn. Cho vay qua trung gian tiết kiệm được chi phí cho vay, giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. - Chiết khấu: là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ khá đơn giản, độ an toàn cao do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho khách hàng. Chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng vì thời hạn chiết khấu ngắn, ngân hàng có thể tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp. - Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ 8 nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận. Đây là hình thức tài trợ thông qua uy tín, chỉ khi khách hàng không thực hiện cam kết thì ngân hàng có trách nhiệm chi trả cho bên thứ ba. - Cho thuê tài chính: Trong một số trường hợp khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho thuê lại. Đây là phương thức vay tài sản thông qua hợp đồng cho thuê, kèm theo lời hứa đơn phương bán cho người thuê một giá nhất định có tính đến những số tiền thuê đã trả. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng phải xuất tiền theo yêu cầu của khách hàng và sau một thời gian nhất định phải thu đủ gốc và lãi, tài sản cho thuê thường là các tài sản cố định. 1.1.3.4.Theo mức độ đảm bảo Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ cấp của các khoản tín dụng, với từng khoản vay thì có mức độ đảm bảo khác nhau tùy thuộc vào loại tài sản bảo đảm, giá trị bảo đảm, nghĩa vụ được bảo đảm, …Căn cứ theo mức độ bảo đảm của từng khoản tín dụng, các ngân hàng thương mại có thể xác định được mức tổn thất dự kiến của từng khoản vay trong trường hợp xảy ra nợ quá hạn để đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp. Căn cứ vào mức độ bảo đảm, tín dụng được phân thành 2 loại, tín dụng có bảo đảm và tín dụng không có bảo đảm. - Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba bằng tài sản. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không có hoặc không đủ. Thông thường các khoản tín dụng của ngân hàng đều có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo gắn trách nhiệm vật chất của người nhận tín dụng trong việc sử dụng vốn của ngân hàng, ngăn ngừa hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. 9
Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS02.187_Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng
Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Hải Phòng