Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức tại thị trường Việt Nam
Phần đầu tiên, luận văn sẽ trình bày cơ sở lý thuyết nền tảng của quản trị thu nhập, đầu tư quá mức từ những nghiên cứu hàn lâm trong quá khứ của các nhà kinh tế học trên thế giới, đồng thời các lý thuyết điển hình về mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức.
Tiếp theo, tác giả sẽ lựa chọn các mô hình hồi quy khác nhau để ước tính các biến DAC (Earning management – EM) và INV (over investment) cũng như giới thiệu phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến này.
Nghiên cứu sử dụng 3 mô hình ước tính các biến DAC và 3 mô hình (phương pháp) ước tính INV, sau đó hồi quy mô hình mối quan hệ bằng các dữ liệu tài chính để tim ra mối quan hệ giữa hai biến này tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra tác động của các quan sát bất thường (outliers) tại thị trường Việt Nam là không vững.
Keywords: Đầu tư tài chính, Quản trị thu nhập, Quản trị tài chính, Financial investment, Income management, Financial management
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………………………… 1
1. Lý do nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………………………. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………………………………….. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………. 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu………………………………………………………………………………………. 3
6. Kết cấu luận văn ……………………………………………………………………………………………………………………. 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………….. 6
1.1 Quản trị thu nhập ……………………………………………………………………………………………………………….. 6
1.1.1 Khái niệm quản trị thu nhập theo các nghiên cứu trước đây …………………………………………………. 6
1.1.2. Lý do phải quản trị thu nhập ………………………………………………………………………………………….. 10
1.2. Đầu tư quá mức…………………………………………………………………………………………………………………. 11
1.3. Mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức ……………………………………………………… 13
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………. 15
2.1. Mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………… 15
2.1.1. Ước tính quản trị thu nhập (EM)…………………………………………………………………………………… 15
2.1.1.3. Nghiên cứu của Cohen và cộng sự (2005) – Mô hình 1 …………………………………………… 17
2.1.1.4. Nghiên cứu của Stubben (2010) – Mô hình 2 và mô hình 3 ……………………………………… 17
2.1.2. Ước tính đầu tư quá mức……………………………………………………………………………………………… 19
2.1.2.1. Mô hình điều chỉnh theo ngành – Mô hình 1………………………………………………………….. 19
2.1.2.2. Nghiên cứu của Vogt (1994), Fazzari và cộng sự (1988) – Mô hình 2 ………………………. 20
2.1.2.3. Nghiên cứu của Richardson (2006) – Mô hình 3……………………………………………………. 21
2.1.3. Mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức ……………………………………………………. 23
2.2. Dữ liệu ………………………………………………………………………………………………………………………….. 27
2.3. Phương pháp ………………………………………………………………………………………………………………… 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………… 31
3.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình………………………………………………………………………….. 31
3.2 Ma trận hệ số tương quan ………………………………………………………………………………………………. 32
3.3 Mối quan hệ tuyến tính giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức………………………………….. 33
3.4 Ảnh hưởng của quan sát bất thường đến kết quả nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính
giữa quản trị thu nhập và đầu tư ……………………………………………………………………………………………… 37
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH …………………………………………………………. 45
4.1 Kết luận…………………………………………………………………………………………………………………………. 45
4.2 Một số hàm ý …………………………………………………………………………………………………………………. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ CÁI CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
TT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng việt Viết đầy đủ tiếng Anh
1 INV Đầu Tư Quá Mức Overinvestment
2 EM Quản Trị Thu Nhập Earnings Management
3 DAC Phần có thể tùy chỉnh trong quản trị thu nhập
Discretionary Accruals
TÓM TẮT
Phần đầu tiên, luận văn sẽ trình bày cơ sở lý thuyết nền tảng của quản trị thu nhập, đầu tư quá mức từ những nghiên cứu hàn lâm trong quá khứ của các nhà kinh tế học trên thế giới, đồng thời các lý thuyết điển hình về mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức. Tiếp theo, tác giả sẽ lựa chọn các mô hình hồi quy khác nhau để ước tính các biến DAC (Earning management – EM) và INV (over investment) cũng như giới thiệu phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến này. Nghiên cứu sử dụng 3 mô hình ước tính các biến DAC và 3 mô hình (phương pháp) ước tính INV, sau đó hồi quy mô hình mối quan hệ bằng các dữ liệu tài chính để tim ra mối quan hệ giữa hai biến này tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra tác động của các quan sát bất thường (outliers) tại thị trường Việt Nam là không vững.
Abstract
In the first part, the thesis will present the basic theoretical basis of income management, overinvestment from past academic studies by economists in the world, and the main theory of the relationship between income management and over investment. Next, the author will choose different regression models to estimate DAC (Earning management – EM) and INV (over investment) variables as well as show methods to study the relationship between these two variables. The study uses 3 models to estimate DAC variables and 3 models (methods) to estimate INV, then regressing the relationship model by financial data to find out the relationship between these two variables in Vietnam market. In addition, the thesis also points out the impact of abnormal observations (outliers) in the Vietnamese market being unstable.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Mở đầu chương 1, luận văn sẽ trình bày lý do nghiên cứu với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu được đề cập, tiếp theo luận văn sẽ xác định phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu; đồng thời kết cấu luận văn sẽ được trình bày ở phần cuối chương này.
1. Lý do nghiên cứu:
Kể từ khi các chuẩn mực kế toán, kiểm toán lớn thế giới được thiết lập, với các hệ thống lớn như Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) hay Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASB), tính chuẩn hóa và thống nhất giữa các hệ thống các báo cáo tài chính giữa các công ty trong cùng 1 khu vực (quốc gia) nói riêng và giữa các quốc gia nói chung đã được nâng cao đáng kể. Điều này đã giúp người sử dụng cuối cùng như các nhà quản trị, cổ đông, các nhà đầu tư có sự tiếp cận thông tin tài chính một cách dễ dàng hơn so với giai đoạn trước đây.
Tuy nhiên, sự chuẩn hóa này không dễ dàng loại bỏ hoàn toàn động cơ của việc làm đẹp báo cáo tài chính (quản trị thu nhập) của nhà quản trị doanh nghiệp, chủ yếu bởi vì lợi ích to lớn mà việc quản trị thu nhập này mang lại cho cá nhân các nhà quản trị hoặc cho một nhóm cổ đông kiểm soát (chi phối).
Các lợi ích mà nhà quản trị nhận được có thể là các khoảng lương, thưởng lớn khi báo cáo tài chính đạt được những yêu cầu nhất định từ nhà hội đồng quản trị cũng như cổ đông. Và để đạt được những lợi ích này, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ sử dụng những công cụ khác nhau nhưng nổi bật hơn cả làhay còn biết đến với thuật ngữ quản trị thu nhập để làm điều đó.
Tuy nhiên, có một vấn đề được McNichols và Stubben (2008) tìm thấy là nếu quản trị thu nhập được gia tăng thì đầu tư sẽ có sự gia tăng đầu tư quá mức
2
tương ứng. Hay nói một cách dễ hiểu thì theo các nghiên cứu trước đây cho luận văn này tại thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc (Shen và cộng sự, 2015) thì có tồn tại mối quan hệ rất rõ ràng giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức. Câu hỏi đặt ra là căn cứ vào nền tảng lý thuyết và các mô hình thực nghiệm của các nghiên cứu hàn lâm của các tác giả trước đây, liệu có mối quan hệ giữa biến quản trị thu nhập và biến chi đầu tư vượt mức tại thị trường Việt Nam. Nếu có tồn mối quan hệ giữa 2 biến này, thì ý nghĩa của mối quan hệ này đến các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp như thế nào?
Đó chính là lý do tác giả quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức tại thị trường Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức tại thị trường Việt Nam, liệu có mối quan hệ cùng chiều giữa hai yếu tố này như các bài nghiên cứu tại thị trường Mỹ và Trung Quốc. Từ đó, tác giả rút ra ý nghĩa của mối quan hệ này đến các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã nêu ở phần trên, luận văn tập trung hướng đến phân tích định lượng mối quan hệ giữa nhóm biến ước tính quản trị thu nhập (Earnings management – EM) và nhóm biến ước tính đầu tư (investment – INV) tại thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2018.
3
Nguồn số liệu nghiên cứu: các doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2018 từ nguồn Bloomberg.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về quản trị thu nhập (EM), các lý thuyết về đầu tư vượt mức (INV) và tổng hợp các nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức. Bước tiếp theo là thu thập dữ liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu các biến kinh tế. Từ dữ liệu nghiên cứu, đề tài tiến hành hồi quy các mô hình để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu:
(1) Liệu có mối quan hệ cùng chiều giữa quản trị thu nhập và quyết định đầu tư tại thị trường Việt Nam tương tự như những nghiên cứu tại thị trường khác?
(2) Liệu có cần sử dụng đến phương pháp để xử lý các yếu tố bất thường (Outliers) tương tự tại thị trường Trung Quốc để củng cố cho kết quả nghiên cứu, một phần vì hệ thống chuẩn mực kế toán tại Việt Nam được đánh giá là chưa có đạt được sự hoàn thiện cao?
5 Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sẽ kiểm chứng tác động của quản trị thu nhập đến đầu tư quá mức tại thị trường Việt Nam, chủ yếu dựa trên hai nghiên cứu của McNichols cùng Stubben (2008) và Shen cùng cộng sự (2015).
Luận văn với đề tài “Mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá
mức tại thị trường Việt Nam” khi hoàn thiện các mục tiêu nghiên cứu sẽ có thể
4
là nền tảng khoa học thiết thực để bên có liên quan tham khảo trong quá trình phân tích và đề xuất các chính sách về đầu tư, chính sách thuế, ổn định nền kinh tế vĩ mô và nâng cao tính hiệu quả của các dòng đầu tư trong nền kinh tế.
Cụ thể nếu tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa hai đại lượng (quản trị thu nhập và đầu tư quá mức): Trong một năm tài chính cụ thể, nếu các số liệu thống kê cho thấy mức thu nhập của các công ty theo số liệu báo cáo tài chính cao hơn nhiều so với mức bình quân/mức kỳ vọng (quản trị thu nhập) thì khả năng xảy ra tình trạng đầu tư không hiệu quả trên thị trường là rất cao (đầu tư quá mức). Từ đó để tránh gây thất thoát lãng phí:
(1) Các nhà đầu tư cần cẩn trọng trong các quyết định mở rộng/đầu tư của
mình hơn;
(2) Các cơ quan nhà quản lý nhà nước nên có những chính sách chặt chẽ hơn để kiểm soát dòng tiền, dòng đầu tư trong thị trường.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm Phần mở đầu và 4 chương, cụ thể như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU: Luận văn sẽ trình bày lý do nghiên cứu với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu được đề cập, tiếp theo luận văn sẽ xác định phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu; đồng thời kết cấu luận văn.
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU: Khái niệm quản trị thu nhập, đầu tư
quá mức và mối quan hệ gữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức.
Chương 2: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU: Phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu, mô hình nghiên cứu và trình bày một số lý thuyết trong luận văn.
5
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Thống kê mô tả các biến trong mô hình, tiếp theo trình bày kết quả của mô hình hồi quy OLS mối quan hệ giữa quản trị thu nhập (EM) và đầu tư quá mức (INV), sau đó sử dụng phương pháp Winsorize và MM-estimates để xử lý các dữ liệu bất thường (outliers).
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý: Luận văn trình bày các kết luận nghiên cứu và hàm ý chính sách.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Quản trị thu nhập
1.1.1. Khái niệm quản trị thu nhập theo các nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu của Schipper (1989) cho rằng quản trị thu nhập là hành động tác động đến quá trình thiết lập báo cáo tài chính nhằm đặt được các mục tiêu mang tính lợi ích;
Nghiên cứu của Carlos Noronha và Yun Zeng (2008) định nghĩa quản trị thu nhập là một chuỗi các can thiệp có mục đích đến quá trình thiết lập báo cáo tài chính, gồm những hành vi hợp pháp và bất hợp pháp. Qua đó sẽ tạo nên những đánh giá không chính xác từ các bên với hoạt động của công ty;
Nghiên cứu của Scott (1997) cho rằng việc quản trị thu nhập là hành động các nhà quản lý sử dụng các chuẩn mực kế toán, để tối ưu hóa lợi ích bản thân các
nhà quản lý hoặc của doanh nghiệp.
Định nghĩa: Quản trị thu nhập là hành động của nhà quản lý tác động đến quá trình lập báo cáo tài chính. Hành động này có thể hợp pháp hoặc bất hợp pháp nhằm mang lại lợi ích cho các nhân hoặc Doanh nghiệp, trong đó:
Các hành động hợp pháp: Các nhà quản trị vận dụng các chuẩn mực kế toán để tạm thời có những hạch toán giúp ban quản lý Công ty đạt được những mục tiêu xử lý số liệu tài chính trong một thời gian nhất định. Các chính sách kế toán thường được vận dụng trong quản trị thu nhập:
7
(1) Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có thể làm thay đổi giá thành sản phẩm, từ đó có thể điều chỉnh giá vốn hàng bán; lựa chọn phương pháp tính giá hàng xuất kho có thể làm thay đổi giá vốn hàng bán trong kỳ; thay đổi giá bán và chi phí ước tính để thay đổi mức lập dự phòng, điều chỉnh chi phí trong kỳ.
Ví dụ: Trong giai đoạn giá nguyên liệu vật liệu có xu hướng tăng cao, với mong muốn đạt được lợi nhuận cao trong ngắn hạn, nhà quản lý sẽ lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho nhập trước xuất trước (FIFO).
(2) Chính sách lập dự phòng phải thu khó đòi: có thể điều chỉnh chi phí và lợi nhuận thông qua việc dự kiến mức độ tổn thất đối với những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán, điều chỉnh mức lập dự phòng phải thu khó đòi;
(3) Chính sách lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn mức cần thiết hoặc tăng mức trích lập dự phòng hơn mức cần thiết để điều chỉnh chi phí và lợi nhuận;
(4) Chính sách về kế toán tài sản cố định: dựa vào tiêu chuẩn ghi nhận tài sản để điều chỉnh việc ghi nhận là tài sản hay một khoản chi phí; lựa chọn phương pháp khấu hao hoặc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản để điều chỉnh chi phí; Lựa chọn quy mô, tính chất sửa chữa và số kỳ trích trước hoặc phân bổ để điều chỉnh chi phí; lựa chọn thời điểm mua hay thanh lý tài sản để điều chỉnh doanh thu, chi phí.
Ví dụ như: Nhà quản lý mong muốn lợi nhuận cao trong những năm đầu của giai đoạn đầu tư (thời gian còn ưu đãi về thuế), các nhà quản
8
lý có thể lựa chọn phương pháp khấu hao chậm (tương ứng với thời gian khấu hao tối đa của tài sản đầu tư). Ngược lại, với phương pháp khấu hao nhanh sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong những năm đầu của giai đoạn đầu tư nhưng doanh nghiệp sẽ giảm được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
(5) Chính sách về phân bổ chi phí trả trước: lựa chọn số kỳ phân bổ sẽ
chủ động điều chỉnh chi phí của từng kỳ;
(6) Cân đối tài chính: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn đầu tư, Nhà quản lý có thể đàm phán với các trái chủ việc trả nợ gốc và việc thực hiện quyền chuyển đổi cổ phiếu sẽ được diễn ra đồng thời vào cuối kỳ, khi đó nhà quản lý có thể hạch toán khoản trái phiếu này vào vốn chủ sở hữu mà không phải hạch toán vào nợ phải trả. Điều này sẽ giúp đòn cân nợ của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể, hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.
Những hành động lựa chọn này từ nhà quản lý sẽ có tác động nhất định đến báo cáo tài chính, qua đó có thể ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận và cân đối tài chính của doanh nghiệp.
Các hành động quản trị thu nhập bất hợp pháp: Các hành động thao túng số liệu tài chính nhằm đạt được mục tiêu của nhà quản trị nhưng không tuân thủ quy định của pháp luật kế toán và chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo Shen và cộng sự (2015), chúng ta có thể phân loại các công ty thao túng bất hợp pháp báo cáo tài chính thành ba nhóm dựa trên động cơ và giao dịch của các hoạt động lừa đảo của họ:
9
(1) Thao túng giá cổ phiếu (Manipulating Stock Prices-MSP): Nhóm các công ty này bị cáo buộc tiết lộ thông tin sai lệch hoặc phóng đại lợi nhuận bằng cách tiết lộ thông tin nội bộ để thao túng giá cổ phiếu. Các nhà quản lý đưa ra một bức tranh màu hồng về thu nhập của công ty để giúp tăng giá cổ phiếu công ty trên thị trường vốn. Từ đó góp phần tạo điều kiện cho việc gia tăng quy mô huy động vốn từ các nguồn tài chính bên ngoài (phát hành mới với giá cao hoặc phát hành trái phiếu với lãi suất thấp), việc gia tăng quy mô vốn quá mức tạo điều kiện cho các nhà quản lý thực hiện các dự án đầu tư có NPV âm, các dự án đầu tư dưới chuẩn…
(2) Các cổ đông kiểm soát (The Controlling Shareholder-TCS): Các cổ đông kiểm soát hút tài nguyên từ một công ty để tăng sự giàu có của họ trong khi công ty bị giảm thu nhập thông qua việc hướng các khoản đầu tư của Công ty đến các Công ty/khoản đầu tư riêng do chính họ sở hữu. Điều này vừa giúp các cổ đông kiểm soát chuyển lãi từ các công ty niêm yết sang kho bạc của riêng họ, đồng thời có thể giúp dễ dàng kiểm soát được số liệu tài chính và từ đó thúc đẩy đầu tư quá mức/đầu tư dưới chuẩn ?
Ví dụ điển hình là một vài các Công ty kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Khu vực Tây Nam Bộ, lỗ sẽ được dịch chuyển về 1 công ty và được cho phá sản công ty đó, để lại khoản nợ lớn cho ngân hàng và các cổ đông nhỏ lẻ.
(3) Quản trị chống lỗ (Avoid Losses Management-ALM): Để hạn chế việc thua lỗ triền miên, hoặc không tạo ra khoản lỗ bất thường, Công ty có thể sử dụng EM bằng cách trì hoãn việc ghi nhận các loại chi phí,
10
tạm thời ghi nhận trước các khoản doanh thu chưa thực hiện hoặc thực hiện mua bán các giao dịch với bên có liên quan (tùy ý điều chỉnh về giá trị hạch toán) để biến các khoản lỗ thành có lợi nhuận tích cực (một số trường hợp điển hình cho vấn đề này là mô hình hoạt động của công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen – HSG và Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa –SBT).
1.1.2. Lý do phải quản trị thu nhập:
Theo phân tích nêu trên về các loại EM hợp pháp và bất hợp pháp, chúng ta thấy được việc điều chỉnh EM của các nhà quản lý là để thực hiện mục tiêu vì lợi ích của cá nhân hoặc của của chính doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu của Healy và Wahlen (1999), McNichols (2000, 2002), and Dechow and Skinner (2000), Skinner và Sloan (2002), Richardson và cộng sự (2001), Burgstahler (1997), có các lý do chính mà nhà quản lý bắt buộc phải quản trị thu nhập, cụ thể như sau:
Một là, Nhà quản lý sẽ đạt được các khoản lương và thưởng như kỳ vọng: Việc thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông giao sẽ giúp các khoản thu nhập của các nhà quản lý tăng lên, vì vậy, mặc dù thực tế có thể việc kinh doanh không hiệu quả, nhưng các nhà quản lý bắt buộc phải điều chỉnh/thao túng báo cáo tài chính (EM) để đạt được thu nhập như cá nhân đã kỳ vọng.
Hai là, Nhà quản lý sẽ đạt được các tiêu chuẩn để theo các hợp đồng vay: Các hợp đồng vay vốn/cấp tín dụng với các chủ nợ thường có những điều kiện kiện ràng buộc về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tạo ra lợi nhuận của dự án đầu tư hoặc cũng có những tiêu chuẩn bắt buộc về
11
cân đối tài chính…Điều này vô hình chung đẩy các nhà quản lý đến với việc điều chỉnh/thao túng báo cáo tài chính (EM) nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn/dòng tiền của doanh nghiệp.
Ba là, Nhà quản lý sẽ Đạt được các tiêu chuẩn từ cơ quan quản lý: Các công ty hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc đang niêm yết tại các sàn chứng khoán đều phải chịu những ràng buộc nhất định từ cơ quan quản lý, trong đó có các ràng buộc về mặc tài chính như nguồn vốn, hiệu quả kinh doanh,…Vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, không dẫn đến các sự cố về pháp lý, các nhà quản lý phải có những điều chỉnh/thao túng về số liệu tài chính doanh nghiệp.
Bốn là, Nhà quản lý sẽ có tác động đến giá cổ phiếu: Việc sụt giảm trong giá cổ phiếu liên quan trực tiếp đến tài sản của các cổ đông, nên các cổ đông thường có áp lực nhất định đến các nhà quản lý về việc phải làm gia tăng giá cổ phiếu hoặc tối thiểu phải được giữ ổn định. Vì vậy, để làm hài lòng các nhà đầu tư/cổ đông, các nhà quản lý phải có những điều chỉnh/thao túng về số liệu tài chính doanh nghiệp, từ đó tác động vào kỳ vọng của nhà đầu tư và đạt được mục tiêu về giá cổ phiếu.
1.2. Đầu tư quá mức:
Modigliani và Miller (1985) cho rằng trong thị trường hoàn hảo thì chính sách đầu tư của công ty không chịu tác động bởi quyết định tài trợ. Tuy nhiên, trong thế giới thực lại tồn tại các vấn đề như thông tin bất cân xứng, chi phí đại diện,.. đã làm xuất hiện vấn đề “đầu tư dưới mức” (under-investment) hay “đầu tư vượt mức” (over-investment).
12
Theo bài nghiên cứu của Myer (1977), tác giả kết luận chính những mâu thuẫn giữa nhóm các cổ đông – nhà quản lý và các trái chủ trong một công ty có sử dụng nợ vay có thể làm giảm động cơ đầu tư vào những cơ hội kinh doanh có NPV dương vì lo sợ những lợi ích từ các dự án sẽ thuộc về trái chủ. Chính điều này đã dẫn đến vấn đề “đầu tư dưới mức” ( under-investment).
Theo Jensen (1986), các giám đốc vì lợi ích bản thân thường có xu hướng mở rộng quy mô của công ty thậm chí là thực hiện cả những dự án gây hại đến lợi ích của cổ đông, dẫn đến “đầu tư quá mức” (overinvestment).
Định nghĩa: Đầu tư quá mức (hay có thể gọi là đầu tư không tối ưu) là những quyết định đầu tư của Công ty vượt quá hoặc dưới mức cần thiết hoặc các quyết định đầu tư không có hiệu quả (NPV<0) nhằm đạt được những lợi ích cho nhà quản lý hoặc cổ đông.
Do đó, vì các mục tiêu dưới đây mà nhà quản trị sẽ thực hiện việc đầu tư
quá mức, hay đầu tư không hiệu quả:
Tối đa hóa thu nhập (lương, thưởng) của nhà quản lý: Biddle và cộng sự. (2009) cho rằng các nhà quản lý sẽ gia tăng đầu tư (đầu tư nhiều hơn mức cần thiết) để đạt được lợi ích cho nhà quản lý.
Hoàn thành các mục tiêu được cổ đông giao phó.
Ngân sách năm sau sẽ bị cắt giảm nếu không đầu tư hết ngân sách được
giao cho năm nay.
Nguyên nhân chính của đầu tư quá mức đó là sự bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị và các nhà đầu tư. Theo Biddle và cộng sự (2009), bằng cách giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin, tăng cường giám sát và nâng cao tiêu chuẩn của báo cáo tài chính hơn, sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.
ThS02.213_Mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và đầu tư quá mức tại thị trường Việt Nam
Nơi xuất bản | |
---|---|
Năm | |
Chuyên Ngành | |
Loại tài liệu |