Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay

100.000 VNĐ

Download Luận án Luật: Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay

Mã: LA31.046 Danh mục: , Thẻ: , , Chuyên Ngành: LuậtNăm: 2021Nơi xuất bản: Trường Đại học Luật Hà NộiLoại tài liệu: Luận án tiến sĩTên tác giả: Nguyễn Thị Hoài Phương
Số trang: 227

Download Luận án Luật: Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam. Luận án đã phân tích và làm rõ khái niệm, đặc điểm, mục đích, nội dung, chủ thể, hình thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Luận án cũng đã phân tích, làm rõ những điều kiện bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; phân tích, đánh giá một cách khái quát về việc kiểm soát quyền hành pháp ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ các mô hình tham khảo có thể vận dụng ở Việt Nam.

Thứ hai, thông qua tài liệu thứ cấp kết hợp với phương pháp phân tích và so sánh, luận án đánh giá tương đối đầy đủ, có hệ thống và khá toàn diện thực trạng kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2021 với các kết quả đạt được, hạn chế cùng các nguyên nhân. Các phân tích, luận giải của luận án về những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là cơ sở để luận án nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, luận án đã luận giải các quan điểm, đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………………………. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………… 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………. 4
4. Cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ……………………….. 5
5. Những đóng góp mới của Luận án ……………………………………………………… 7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài …………………………………………….. 8
7. Kết cấu của luận án ………………………………………………………………………….. 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN …………………………………………………… 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ………………………………………………. 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước …………. 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, tổ chức, thực hiện quyền
hành pháp của Chính phủ và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của
Chính phủ …………………………………………………………………………………….. 11
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ……………………………………………….. 18
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam 18
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, tổ chức, thực hiện quyền
hành pháp của Chính phủ và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của
Chính phủ ở Việt Nam ……………………………………………………………………. 24
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài của luận án ………………………… 35
1.3.1. Những ưu điểm và kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp
tục phát triển …………………………………………………………………………………. 35
1.3.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong luận án ……………….. 37
1.4. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ………………………………. 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 …………………………………………………………………………….. 40
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT VIỆC
THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ …………………………… 41
2.1. Khái niệm, đặc điểm của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp
của Chính phủ …………………………………………………………………………………. 41
2.1.1. Khái niệm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ………. 41

2.1.2. Đặc điểm của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ . 49
2.2. Mục đích của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ . 53
2.3. Nội dung của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ 56
2.4. Chủ thể, hình thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của
Chính phủ ……………………………………………………………………………………….. 60
2.4.1. Kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc thực hiện quyền
hành pháp của Chính phủ. ……………………………………………………………….. 60
2.4.2. Kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền
hành pháp của Chính phủ. ……………………………………………………………….. 62
2.4.3. Kiểm soát của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành
pháp của Chính phủ ……………………………………………………………………….. 66
2.5. Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở nước
ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam ………………………………………………….. 69
2.5.1. Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở nước
ngoài ……………………………………………………………………………………………. 69
2.5.2. Những kinh nghiệm cho Việt Nam ………………………………………….. 79
2.6. Những điều kiện bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực
hiện quyền hành pháp của Chính phủ ……………………………………………….. 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 …………………………………………………………………………….. 89
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN
HÀNH PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ……………………… 90
3.1. Thực trạng kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc thực
hiện quyền hành pháp của Chính phủ ……………………………………………….. 90
3.2. Thực trạng kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với việc thực
hiện quyền hành pháp của Chính phủ ……………………………………………… 101
3.2.1. Thực trạng kiểm soát của Quốc hội đối với việc thực hiện quyền hành
pháp của Chính phủ ……………………………………………………………………… 101
3.2.2. Thực trạng kiểm soát của Chủ tịch nước đối với việc thực hiện quyền
hành pháp của Chính phủ ………………………………………………………………. 121
3.2.3. Thực trạng kiểm soát của Toà án nhân dân đối với việc thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ …………………………………………………….. 123
3.2.4. Thực trạng kiểm soát của Kiểm toán Nhà nước đối với việc thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ …………………………………………………….. 131
3.3. Thực trạng kiểm soát của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ. ……………………………………………………. 133
3.3.1. Thực trạng kiểm soát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên của Mặt trận đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ……….. 133

3.3.2. Thực trạng kiểm soát của các phương tiện thông tin đại chúng đối với
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ………………………………… 140
3.3.3. Thực trạng kiểm soát trực tiếp của Nhân dân đối với việc thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ. ……………………………………………………. 144
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 …………………………………………………………………………… 148
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM KIỂM SOÁT VIỆC THỰC
HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY …… 149
4.1. Các quan điểm bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp
của Chính phủ ở Việt Nam ……………………………………………………………… 149
4.1.1. Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ phải gắn
liền với việc đáp ứng các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. …………………………………………………………………………………… 149
4.1.2. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong kiểm soát việc
thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. ……………………………………… 150
4.1.3. Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ phải phù
hợp với đòi hỏi hội nhập quốc tế của đất nước …………………………………. 151
4.1.4. Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đồng bộ, khả thi trong kiểm soát
việc thực hiện quyền hành pháp. …………………………………………………….. 154
4.2. Giải pháp bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của
Chính phủ ở Việt Nam hiện nay ……………………………………………………… 155
4.2.1. Nâng cao nhận thức về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của
Chính phủ …………………………………………………………………………………… 155
4.2.2. Giải pháp bảo đảm kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. ……………………………….. 159
4.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. ……………………………….. 161
4.2.4. Nhóm giải pháp bảo đảm kiểm soát của các thiết chế xã hội đối với
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ………………………………… 175
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 …………………………………………………………………………… 184
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 185
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐDT : Hội đồng dân tộc
KTNN : Kiểm toán Nhà nước
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
TAND : Toà án nhân dân
TTCP : Thủ tướng Chính phủ
UBTVQH : Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
VBQPPL : Văn bản qui phạm pháp luật
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các nền chính trị dân chủ hiện đại, kiểm soát quyền lực nhà nước mà
trọng tâm là kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp là điều kiện cơ bản để
bảo đảm thực hiện tự do, dân chủ chính trị. Bởi lẽ, quyền hành pháp do Chính
phủ đảm nhiệm là quyền lực nhà nước về tổ chức thực thi quyền lực, đưa pháp
luật vào đời sống xã hội. Hoạt động quản lý của Chính phủ bao trùm toàn bộ các
lĩnh vực trong phạm vi cả nước từ kinh tế, văn hóa xã hội cho đến lĩnh vực đối
ngoại và an ninh quốc phòng nên luôn trực tiếp đụng chạm đến mọi mặt của đời
sống xã hội, đến các lợi ích thiết thân nhất của người dân. Có thể nói sức mạnh
của quyền lực nhà nước trên thực tế được thể hiện trực tiếp thông qua quyền
hành pháp. Chính vì bộ phận quyền hành pháp là nơi tập trung quyền lực nhà
nước, tài sản, tiền tài của quốc gia nên luôn có xu hướng lạm dụng quyền lực mà
xâm phạm đến lợi ích của Nhân dân, biểu hiện rõ nhất là phần lớn các hành vi
tham nhũng thường liên quan đến cán bộ, công chức công tác trong ngành hành
pháp. Vì thế cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ bộ phận quyền lực này thông qua
việc tăng cường các thiết chế kiểm tra, giám sát cả từ phía Nhà nước và từ phía
xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, hạn chế các hành vi vượt quá giới
hạn pháp luật trong thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; khắc phục những
vấn đề bất cập để hoàn thiện thể chế, cơ chế, phương thức kiểm soát việc thực
hiện quyền hành pháp của Chính phủ; hướng tới xây dựng một Nhà nước pháp
quyền minh bạch, trong sạch, hiệu lực và hiệu quả.
Ở Việt Nam, kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước luôn là một quan
điểm quan trọng của Đảng, là một nguyên tắc hiến định, đồng thời không ngừng
được bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Trong lần sửa đổi Hiến
pháp 1992 vào năm 2001, nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” đã được hiến định tại Điều 2. Tiếp sau đó,
từ yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa (XHCN), Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã bổ
sung nội dung “kiểm soát quyền lực” vào thành một yếu tố mới của cơ chế quyền
lực nhà nước ở Việt Nam. Đặc biệt, với việc bổ sung cụm từ “kiểm soát” trong
Khoản 3 Điều 2 thì Hiến pháp 2013 đã tiến thêm một bước mới trong việc hiến
định nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp”. Bên cạnh đó, việc Hiến pháp năm 2013 định danh rõ ràng
Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện
quyền lập pháp, Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xác định phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đồng thời thiết lập được cơ chế
phối hợp và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền

 

2

cơ bản trên. Chính các yếu tố này là cơ sở hiến định để xây dựng cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm soát thực hiện quyền hành pháp nói
riêng nhằm phòng, chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước, đảm bảo cho
quyền lực nhà nước thực sự thuộc về Nhân dân.
Kể từ sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Việt Nam đã có nhiều
công trình nghiên cứu luận giải nội dung, tinh thần qui định của Hiến pháp năm
2013 về nguyên tắc kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước giữa các cơ
quan nhà nước, việc cụ thể hoá nguyên tắc này trong các văn bản pháp luật hiện
hành, thực tiễn tổ chức thực hiện những qui định đó; kết quả đạt được, những
hạn chế, bất cập trong qui định và thực hiện qui định của pháp luật về kiểm soát
việc thực hiện quyền lực nhà nước, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp; từ
đó đề xuất kiến nghị, giải pháp hoàn thiện nguyên tắc kiểm soát việc thực hiện
quyền lực nhà nước, kiếm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Tuy nhiên,
khoảng thời gian từ khi Hiến pháp 2013 ra đời cho đến nay là chưa đủ dài để
kiểm nghiệm và làm bộc lộ những mặt tích cực, hạn chế, những yêu cầu đặt ra để
vận hành một nguyên tắc mới được bổ sung trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước. Thực tế cho thấy, hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành
pháp của Chính phủ ở Việt Nam thời gian qua được Đảng Cộng sản, các cơ quan
nhà nước, các thiết chế xã hội chú trọng thực hiện và đã đạt được một số thành
tựu đáng ghi nhận song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trên nhiều phương diện
nên hiệu quả kiểm soát chưa cao; nguyên nhân cơ bản là do còn tồn tại nhiều hạn
chế về pháp luật, về tổ chức hoạt động, về nguồn nhân lực vật lực của các chủ
thể có thẩm quyền kiểm soát. Vì vậy, yêu cầu đang được đặt ra cấp bách ở Việt
Nam hiện nay là cần phải có sự nâng cao nhận thức, hoàn thiện pháp luật, đổi
mới tổ chức hoạt động, bảo đảm nguồn nhân lực vật lực của các chủ thể có thẩm
quyền kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát việc thực hiện quyền hành
pháp của Chính phủ của các chủ thể này; thông qua đó, góp phần bảo đảm quyền
hành pháp được sử dụng đúng mục đích và thực hiện hiệu quả, ngăn ngừa nguy
cơ lạm quyền của Chính phủ, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm
quyền con người, quyền công dân, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và của xã hội.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng về mục tiêu và động lực của chiến lược xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và thực trạng năng lực kiểm soát của Đảng
Cộng sản, các cơ quan nhà nước, các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay, tác giả nhận thấy, kiểm
soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ hiện vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu, cần phải tiếp tục xây dựng, đổi mới và hoàn thiện. Vì vậy, việc tiếp tục
nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát việc thực hiện quyền
hành pháp của Chính phủ để từ đó xây dựng những giải pháp khoa học phù hợp
với điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị Việt Nam nhằm bảo đảm kiểm soát việc
thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là việc làm có ý nghĩa khoa học, xã
hội sâu sắc góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân thành công.

 

3

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm soát việc thực
hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ
luật học của mình với mong muốn góp phần bổ sung lý luận về kiểm soát việc
thực hiện quyền hành pháp; phân tích, đánh giá những kết quả đạt được đặc biệt là
những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong hoạt động
kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, TAND, KTNN,
MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, các phương tiện thông tin đại chúng và
Nhân dân với tư cách cá nhân công dân đối với việc thực hiện quyền hành pháp
của Chính phủ để làm cơ sở cho việc đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm
hiệu quả hoạt động kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và kiểm soát
của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở
Việt Nam hiện nay. Việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ nếu được
kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần bảo đảm Chính phủ trong quá trình thực hiện
quyền hành pháp hoạt động đúng qui định của Hiến pháp và pháp luật từ đó bảo
đảm quyền hành pháp được sử dụng đúng mục đích và thực hiện hiệu quả; ngăn
ngừa nguy cơ lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền của Chính phủ trong việc
thực hiện quyền hành pháp; bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;
bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích của Nhà nước và xã
hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm soát việc
thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
– Hệ thống hoá và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: Kiểm
soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở trong và ngoài nước, từ đó
rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu;
– Làm rõ những phương diện lý luận cơ bản về kiểm soát việc thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ;
– Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp
của Chính phủ thông qua việc phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế
và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kiểm soát của Đảng
cầm quyền (Đảng Cộng sản Việt Nam), kiểm soát của các cơ quan nhà nước (bao
gồm kiểm soát của Quốc hội, Chủ tịch nước, TAND, KTNN) và kiểm soát của
các thiết chế xã hội (bao gồm kiểm soát của MTTQ Việt Nam các tổ chức thành
viên, các phương tiện thông tin đại chúng và Nhân dân với tư cách cá nhân công
dân) đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam;
– Đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm soát
của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiểm soát của các cơ quan nhà nước và kiểm soát

 

4

của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm
soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam, cụ thể là:
– Các học thuyết, tư tưởng, quan điểm khoa học về quyền hành pháp, kiểm
soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.
– Các quan điểm, qui định của Đảng Cộng sản Việt Nam về kiểm soát
quyền lực nhà nước, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.
– Các qui định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về kiểm soát quyền
lực nhà nước, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.
– Các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp
của Chính phủ bao gồm các vấn đề nguồn gốc, bản chất, các đặc trưng, mục
đích, nội dung, chủ thể, hình thức, mô hình, kinh nghiệm nước ngoài.
– Thực tiễn hoạt động kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ
quan nhà nước và của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành
pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về kiểm soát việc thực hiện quyền hành
pháp của Chính phủ có nội dung rất rộng và được các nhà nghiên cứu luật học
tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Với cách tiếp cận cấu trúc hệ thống dựa
trên tiêu chí chủ thể kiểm soát, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc phân
tích lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm
kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam bao gồm
kiểm soát của Đảng cầm quyền (Đảng Cộng sản Việt Nam), kiểm soát các cơ
quan nhà nước và kiểm soát của các thiết chế xã hội. Trong đó, đối với kiểm soát
của các cơ quan nhà nước, luận án chỉ tập trung nghiên cứu về kiểm soát của
Quốc hội, Chủ tịch nước, TAND và KTNN. Đối với kiểm soát của các thiết chế
xã hội luận án tập trung nghiên cứu kiểm soát của MTTQ Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận, các phương tiện thông tin đại chúng và Nhân dân
với tư cách cá nhân công dân đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính
phủ. Ngoài ra, Chính phủ trong phạm vi đề tài này được nghiên cứu dưới góc độ
là hoạt động của tập thể Chính phủ, hoạt động của các thành viên Chính phủ
(Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ)
và hoạt động của các Bộ và cơ quan ngang Bộ
– Phạm vi không gian: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, ngoài ra có nghiên
cứu khái quát về kiểm soát quyền hành pháp ở một số nước trên thế giới là Hoa
Kỳ, Vương quốc Anh, Cộng hoà liên bang Đức, Phần Lan, Trung Quốc,
Australia.
– Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về kiểm soát của Đảng
Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Mặt trận Tổ

 

5

quốc Việt Nam, của các phương tiện thông tin đại chúng và của Nhân dân về
thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam kể từ khi kiểm soát quyền
lực nhà nước được quy định trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cho đến nay,
cụ thể là từ năm 2013 đến năm 2021.
4. Cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN;
các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền lực nhân dân, quyền con
người, về Nhà nước và pháp luật và về mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân;
các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước
và kiểm soát quyền hành pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam; một số học thuyết hiện đại đang được áp dụng phổ biến
ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay về chủ quyền nhân dân, quyền con người,
tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước trong phạm vi nghiên cứu của Luật học
so sánh. Ngoài ra, những quan điểm lý luận, kết quả nghiên cứu thực tiễn về
kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền hành pháp của các nhà khoa học,
tác giả đi trước cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của luận án.
4.2. Cách tiếp cận
Trên cơ sở định hướng nghiên cứu đã được xác định, luận án giải quyết các
luận điểm khoa học theo các cách tiếp cận sau:
– Tiếp cận cấu trúc hệ thống dựa trên tiêu chí chủ thể kiểm soát việc thực
hiện quyền hành pháp của Chính phủ: Việc phân tích các vấn đề lý luận cơ bản
về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; đánh giá thực trạng
kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; xây dựng các giải
pháp bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt
Nam hiện nay được đặt trong một phức hợp những yếu tố có liên quan, tác động
qua lại với nhau tạo ra một thể thống nhất. Để bảo đảm tính hệ thống của luận
án, trong quá trình nghiên cứu, tác giả thống nhất phân tích cơ sở lý luận, đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp dựa trên tiêu chí chủ thể tham gia kiểm soát
việc thực hiện quyền hành pháp, bao gồm kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt
Nam, kiểm soát của các cơ quan nhà nước (với các chủ thể kiểm soát là Quốc
hội, Chủ tịch nước, TAND, KTNN) và kiểm soát của các thiết chế xã hội (với
các chủ thể kiểm soát là, MTTQ Việt Nam, các phương tiện thông tin đại chúng,
Nhân dân với tư cách cá nhân công dân).
– Tiếp cận liên ngành khoa học xã hội và liên ngành luật học: Việc nghiên cứu
luận án có sự kết hợp tri thức của nhiều ngành khoa học xã hội, như khoa học
chính trị, khoa học triết, khoa học luật trong đó đặc biệt chú trọng đến khoa học

 

6

luật với sự kết hợp liên ngành luật học mà chủ yếu là khoa học luật Hành chính,
khoa học lý luận Nhà nước và pháp luật, khoa học luật Hiến pháp, khoa học
quyền con người. Cách tiếp cận này được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận
án để luận chứng các vấn đề đa chiều thuộc chủ đề nghiên cứu.
– Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử được nhất quán sử dụng trong toàn
bộ quá trình nghiên cứu đặc biệt là trong quá trình đánh giá những kết quả đạt
được, những hạn chế, tồn tại trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của
Chính phủ ở Việt Nam của các chủ thể có thẩm quyền.
– Tiếp cận luật học so sánh được sử dụng chủ yếu trong việc làm rõ các cơ
chế, cách thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở một
số nước trên thế giới; đánh giá thực trạng kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt
Nam, của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế xã hội đối với việc thực
hiện quyền hành pháp của Chính phủ và trong việc đề xuất các giải pháp bảo
đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
– Chương 1 của luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp lịch sử và lôgic nhằm chỉ ra những vấn đề lý luận, thực tiễn đã
được các nhà khoa học ở trong nước và ở nước ngoài nghiên cứu có nội dung
liên quan đến luận án; đồng thời xác định những vấn đề mà luận án cần phải tiếp
tục nghiên cứu.
– Chương 2 của luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá và so
sánh, phương pháp chuyên gia để nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của luận
án (phân tích và luận giải khái niệm, đặc điểm, mục đích, nội dung, chủ thể, hình
thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ và các điều kiện
bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ); nghiên cứu,
đánh giá hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở
một số nước trên thế giới và chỉ ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
– Chương 3 của luận án sử dụng phương pháp mô tả và phân tích quy phạm,
phân tích thông tin, tài liệu có sẵn kết hợp với phương pháp thống kê – so sánh,
phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic, phương pháp chuyên gia để đánh giá,
phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế trong thực tiễn hoạt động kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội,
Chủ tịch nước, TAND, KTNN, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, các
phương tiện thông tin đại chúng, Nhân dân với tư cách cá nhân công dân đối với
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

 

7

– Chương 4 của luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích- dự báo
khoa học để phân tích, luận chứng, làm sáng tỏ các quan điểm và giải pháp bảo đảm
kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống và tương
đối toàn diện về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, về phương diện lý luận, luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý
luận về kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam. Luận án đã phân
tích và làm rõ khái niệm, đặc điểm, mục đích, nội dung, chủ thể, hình thức kiểm
soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Luận án cũng đã phân tích,
làm rõ những điều kiện bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ; phân tích, đánh giá một cách khái quát việc
kiểm soát quyền hành pháp ở một số nước trên thế giới (Hoa Kỳ, Vương quốc
Anh, Cộng hoà liên bang Đức, Phần Lan, Trung Quốc, Australia) từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm từ các mô hình tham khảo có thể vận dụng ở Việt
Nam. Việc luận án phân tích khá toàn diện những vấn đề lý luận liên quan đến
kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ đã tạo cơ sở cho việc
phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của
Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, về phương diện thực tiễn, luận án đã phân tích, đánh giá tương đối
đầy đủ, có hệ thống và khá toàn diện thực trạng kiểm soát việc thực hiện quyền
hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến
năm 2021. Luận án tập trung đánh giá những kết quả đạt được, đặc biệt là những
hạn chế trong hoạt động kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiểm soát của
các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chủ tịch nước, TAND, KTNN) và kiểm soát
của các thiết chế xã hội (MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
trận, các phương tiện thông tin đại chúng và Nhân dân với tư cách là cá nhân công
dân) đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; đồng thời chỉ ra
những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó. Các phân tích, luận giải của
luận án về những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong trong hoạt động
kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, một mặt cho thấy sự
cần thiết phải tăng cường kiểm soát vấn đề này; đồng thời là cơ sở để luận án
nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành
pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng về kiểm soát việc thực hiện quyền
hành pháp của Chính phủ, luận án đã luận giải các quan điểm, đề xuất những giải
pháp mang tính khoa học và thực tiễn nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm
soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. Từ các
giải pháp đã đề xuất, luận án góp phần thúc đẩy sự đổi mới về tư duy, sự hoàn
thiện pháp luật, sự đổi mới tổ chức hoạt động, sự tăng cường nguồn nhân lực vật
lực cho hoạt động kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan nhà
nước và của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của

 

8

Chính phủ; từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm soát
việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở
lý luận khoa học của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở
Việt Nam. Cụ thể, luận án đã góp phần bổ sung, làm phong phú thêm, hoàn
chỉnh thêm sự hiểu biết về khái niệm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp
của Chính phủ; đặc điểm, mục, nội dung, chủ thể, hình thức kiểm soát việc thực
hiện quyền hành pháp của Chính phủ; phân tích các điều kiện bảo đảm hoạt động
kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; phân tích, đánh giá
một cách khái quát về việc kiểm soát quyền hành pháp ở một số nước trên thế
giới từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm tốt từ các mô hình tham khảo có thể
vận dụng ở Việt Nam để nâng cao hiệu quả kiểm soát của Nhà nước và của các
thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt
Nam hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần khắc phục những hạn chế, tồn tại trong
kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan nhà nước và kiểm soát
của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở
Việt Nam bằng việc đề xuất các giải pháp mang tính khoa học và thực tiễn, phù
hợp với điều kiện và định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN cho
từng chủ thể có thẩm quyền kiểm soát, bao gồm: giải pháp hoàn thiện pháp luật,
đổi mới tổ chức hoạt động, bảo đảm nguồn nhân lực, vật lực cho hoạt động kiểm
soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ của các chủ thể có thẩm
quyền nhằm bảo đảm hoạt động kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các
cơ quan nhà nước và kiểm soát của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam được thực hiện có hiệu quả.
Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy và cần thiết phục vụ hoạt động nghiên
cứu khoa học và giảng dạy cho các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở giáo dục và đào
tạo, sinh viên, học viên và những người quan tâm về khía cạnh Luật hiến pháp, tổ
chức bộ máy Nhà nước và đặc biệt là về khía cạnh kiểm soát quyền lực nhà nước.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học đã công bố và danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề
tài luận án.
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát việc thực hiện quyền
hành pháp của Chính phủ.
Chương 3: Thực trạng kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính
phủ ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền
hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay

 

9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong khoa học pháp lý ở nước ngoài, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước,
kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ được nhiều tác giả ở nhiều
quốc gia khác nhau nghiên cứu, tiếp cận trên nhiều phương diện, nhiều góc nhìn
khác nhau. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến kiểm
soát quyền lực nhà nước và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính
phủ mà tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu luận án.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước
Tư tưởng về kiểm soát quyền lực nhà nước đã xuất hiện từ thời cổ đại – khi
kiểu Nhà nước và pháp luật đầu tiên tồn tại ở Hy Lạp và La Mã – cùng với sự
hình thành và phát triển của thuyết phân chia quyền lực. Thời kỳ này, trong tác
phẩm “The Politics” (Nền chính trị) hay “A Treatise on Government” (Luận về
chính quyền), Aristote khi bàn về tổ chức bộ máy Nhà nước đã phân tách Nhà
nước thành ba bộ phận là thảo luận hay quyết nghị (lập pháp), áp dụng luật (hành
pháp) và cơ quan tòa án để xét xử theo luật (tư pháp). Như vậy, thông qua các
tác phẩm này, Aristote đã đề cập đến việc phân chia quyền lực để kiểm soát
quyền lực lẫn nhau giữa các bộ phận quyền lực nhà nước, mặc dù mới dừng ở
mức độ sơ khai.
Tư tưởng này của Aristote đã được các nhà tư tưởng John Locke,
Montesquieu, Rousseau kế thừa phát triển và hoàn thiện. Tư tưởng phân chia
quyền lực, kiểm soát quyền lực nhà nước của John Locke chủ yếu được thể hiện
trong tác phẩm: “Two Treatises of Government” (Hai chuyên luận về chính
quyền). Trong tác phẩm này, John Locke đã lý giải khá cặn kẽ về nguồn gốc,
mục đích của Nhà nước và các loại quyền lực nhà nước; phân tích rõ về nội
dung, phạm vi giới hạn của từng quyền, về vị trí và mối quan hệ giữa các loại
quyền lực nhà nước. John Loke cho rằng, trong thể chế chính trị tự do, cả ba loại
quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và liên bang) đều do Nhân dân ủy
quyền cho Nhà nước thông qua khế ước và cả quyền lực nhà nước nói chung và
từng loại quyền lực nhà nước đều phải bị hạn chế hoặc giới hạn bởi chính những
điều khoản của khế ước đó. Điều đặc biệt là trong tác phẩm này, John Locke đã
chỉ rõ những mối nguy hại của việc lạm dụng quyền lực, đồng thời đã dự kiến
được sự xung đột giữa hai bộ phận quyền lực quan trọng là lập pháp và hành
pháp với nhau và với Nhân dân. Từ đó, ông chỉ ra những biện pháp để ngăn chặn
và giải quyết những xung đột nói trên và đặc biệt là ngăn chặn sự chuyển từ chế
độ dân chủ sang chế độ độc tài chuyên chế. So với tư tưởng phân quyền của
Aristote thì tư tưởng phân quyền để kiểm soát quyền lực của John Locke rõ ràng,
cụ thể hơn. Tuy nhiên, tư tưởng dân chủ và tư tưởng phân quyền thiếu triệt để là
hạn chế cơ bản trong quan niệm về phân chia quyền lực của John Locke.

 

10

Tác phẩm “The Spirit of the Laws” (Tinh thần pháp luật) của Montesquieu
đã đưa thuyết phân chia quyền lực nhà nước đạt đến sự hoàn thiện. Trong tác
phẩm này, Montesquieu cho rằng muốn có tự do của con người mà đặc biệt là tự
do chính trị thì phải có một cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước chống
được sự lạm quyền. Đó chính là cơ chế phân chia quyền lực nhà nước thành ba
loại quyền là quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và phải có sự kiềm chế lẫn
nhau giữa các loại quyền đó. Theo Montesquieu, ba loại quyền lực nói trên có
nội dung khác nhau và phải được chia tách với nhau, phải được trao cho các chủ
thể khác nhau thực hiện mới có thể kiểm soát được quyền lực, tránh được sự
chuyên quyền, độc đoán và nhiều hậu quả xấu khác, nhờ vậy mới bảo đảm được
tự do của công dân. Tóm lại, điểm đặc biệt của tư tưởng phân quyền của
Montesquieu là ông đã đề cập đến tính triệt để của thuyết phân quyền. Ông đã đề
xướng việc phân chia quyền lực nhà nước thành ba bộ phận quyền là lập pháp,
hành pháp và tư pháp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, hoạt động
theo nguyên tắc kiềm chế và đối trọng lẫn nhau, “dùng quyền lực để kiểm soát
quyền lực” để ngăn ngừa sự lạm quyền, chuyên quyền của bất kỳ bộ phận quyền
nào, từ đó bảo đảm quyền tự do cho công dân. Tư tưởng phân chia quyền lực của
Monstesquieu đã trở thành nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước của nhiều nước
trên thế giới ngày nay. Dù vậy, với tác phẩm này Montesquieu mới chỉ nghiên
cứu, luận bàn về cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong bộ máy Nhà nước mà
chưa đề cập đến cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của Nhân dân, xã hội.
Tác phẩm “Du contrat social” (Bàn về khế ước xã hội) của Rousseau Jean
Jacques: Trong tác phẩm này, Rousseau thừa nhận sự tồn tại của các quyền lực
lập pháp, hành pháp và tư pháp trong một Nhà nước. Là người khẳng định tư
tưởng chủ quyền tối cao là của Nhân dân, nên Rousseau luôn đề cao đến việc
ngăn chặn sự lạm quyền trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước và nêu lên
các giải pháp ngăn chặn sự lạm quyền của bộ phận quyền hành pháp và tư pháp.
Vì vậy, Rousseau đòi hỏi phải chia tách giữa các ngành quyền, mỗi cơ quan nắm
giữ mỗi quyền trên phải chuyên chú và thu hẹp hoạt động vào việc thực hiện
chức năng riêng của mình. Đối với bộ phận quyền hành pháp, ông cho rằng
những người được ủy thác nắm quyền hành pháp là đang thực hiện chức năng
được quốc gia giao phó, đang làm nghĩa vụ công dân chứ không có quyền đặt
điều kiện với Nhân dân. Khi Chính phủ lạm quyền và thoái hóa thì sẽ bị giải tán.
Rousseau đã nêu việc giải tán Chính phủ có thể xảy ra trong hai trường hợp là:
khi người đứng đầu Chính phủ không cai trị theo pháp luật mà lấn át cơ quan
quyền lực tối cao (cơ quan lập pháp) và khi các thành viên Chính phủ thoán đoạt
quyền hành một cách riêng rẽ mà đáng ra họ phải thực hiện quyền này một cách
tập thể. Như vậy, Rousseau đã góp phần hoàn thiện thêm cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước, khẳng định quyền lực nhà nước cần phải bị kiểm soát cả từ bên
trong lẫn bên ngoài, tuy vẫn chưa đầy đủ và toàn diện. Điểm đặc biệt trong quan
điểm của Rousseau là ông không đề cập đến sự lạm quyền của quyền lập pháp vì
theo ông bộ phận quyền này thuộc về Nhân dân, là bộ phận quyền tối cao và ông

 

11

cho rằng sự lạm quyền chỉ xảy ra với hai ngành hành pháp và tư pháp là những
ngành được Nhân dân hoặc luật ủy quyền
Chuyên khảo: “Chính thể đại diện” (Representative government) của John
Stuart Mill (1861). Đây được xem là một trong những khảo cứu mang tính nền
tảng đối với các thiết chế chính trị – xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ
XIX. Thông qua tác phẩm, John Stuart Mill đã tập trung phân tích chức năng của
các bộ phận quyền lực hợp thành chính thể đại diện: cơ quan đại diện quốc gia –
Nghị viện, bộ phận hành pháp, cơ quan đại diện địa phương. Theo đó, quyền lực
kiểm soát tối thượng thuộc về Nhân dân thông qua các đại diện được Nhân dân
bầu lên theo định kỳ. Ông cũng bàn về những nguy cơ có thể xảy ra đối với
chính thể đại diện đó là nguy cơ về trình độ dân trí thấp trong hội đồng đại biểu
và trong công luận kiểm soát hội đồng; và nguy cơ về sự lập pháp giai cấp dựa
vào bộ phận đa số số học bao gồm toàn bộ những người cùng một giai cấp. John
Stuart Mill dành chương XIV để bàn về hoạt động của bộ phận hành pháp. Đối
với bộ phận này, John Stuart Mill nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân chia
trách nhiệm rõ ràng, ông đặc biệt coi trọng việc xác định trách nhiệm cá nhân và
phê phán kiểu chịu trách nhiệm tập thể. Ông cho rằng, việc xác định trách nhiệm
là yếu tố quan trọng trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính
phủ. Tuy nhiên tác phẩm chưa đi sâu vào phân tích việc kiểm soát giữa các bộ
phận quyền lực nhà nước, đặc biệt là các hình thức, phương pháp kiểm soát
quyền hành pháp của Chính phủ.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, tổ chức, thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp
của Chính phủ
Đối với việc nghiên cứu về quyền hành pháp và kiểm soát việc thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ, các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài dưới góc
độ luật học cho thấy bức tranh đa màu sắc về cách thức hiến định vị trí, vai trò
Chính phủ, mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan nhà nước khác trong
việc thực hiện quyền lực nhà nước, cách thức kiểm soát quyền hành pháp của
Chính phủ.
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, tổ chức và thực hiện
quyền hành pháp của Chính phủ
– “Imperial Presidency” (Tổng thống toàn quyền) của Arthur Achlesinger,
Jr. (1973). Trong tác phẩm, tác giả đã trình bày quan điểm của ông khi cho rằng
quyền lực và đặc quyền của Tổng thống (Chính phủ) Hoa Kỳ đã phát triển quá
nhanh trong suốt thế kỷ XX dẫn đến nguyên tắc của Chính phủ cân bằng rơi vào
tình thế nguy hiểm. Richard Nixon, người đã lạm dụng quyền lực và cuối cùng
đã buộc phải từ chức, đã đại diện cho sự mở rộng khuynh hướng đó của
Achlesinger. Trước sự ra đi của Nixon, những học giả, chính trị gia, và những
nhà quan sát chính trị đã kêu gọi Quốc hội kiềm chế quyền lực của Tổng thống
toàn quyền và Quốc hội đã nỗ lực hành động đạt được những thành công nhất
định.

 

12

– “The excutive, branch of the federal government: purpose, process and
people” (Nhánh hành pháp của Chính phủ liên bang: mục đích, quá trình thực
hiện và con người), do Britannica Educational Publishing xuất bản năm 2010.
Cuốn sách tập trung nghiên cứu về vai trò của bộ phận quyền hành pháp liên
bang, về Tổng thống và Chính phủ, về nhiệm kỳ của Tổng thống, về các nhiệm
vụ của Cơ quan điều hành và Văn phòng và cách thức bầu Tổng thống. Đồng
thời, thông qua việc nghiên cứu sự nghiệp chính trị của các đời Tổng thống Hoa
Kỳ, tác phẩm này đã phân tích hoạt động của Tổng thống (Chính phủ), mối quan
hệ của Chính phủ với Nghị viện và Tòa án. Cuốn sách đã cho chúng ta cách nhìn
tương đối toàn diện về bộ phận quyền hành pháp của Chính phủ liên bang Hoa
Kỳ.
– “Government in France – An Introduction to the Executive Power”
(Chính phủ Pháp – Giới thiệu về quyền hành pháp), của Malcolm Anderson
(1970), Oxford Pergamon Press Inc., New York 10523. Tác giả tập trung nghiên
cứu về việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ Pháp: nội dung, cách thức
thực hiện quyền hành pháp từ đó khẳng định vị trí quan trọng của bộ phận quyền
hành pháp trong hệ thống chính trị ở nước này.
– Ngoài ra việc nghiên cứu về vị trí, vai trò, đặc điểm của bộ phận quyền
hành pháp của các quốc gia khác nhau, khu vực khác nhau được thể hiện trong
nhiều bài viết khác nhau, điển hình là các bài viết: “Executive power in the new
European constitution” (Quyền hành pháp trong Hiến pháp mới châu Âu) của
George A. Bermann, Tạp chí quốc tế về Luật Hiến pháp, Tuyển tập 3, Số tạp chí
2-3, Trang 440-447 (2005); “European governance: Executive and
administrative powers under the new constitutional settlement” (Quản trị châu
Âu: Các quyền hành pháp và hành chính dưới việc xác lập của Hiến pháp mới)
của Paul Craig, Tạp chí quốc tế về Luật Hiến pháp, Tuyển tập 3, Trang 407-439
(2005); “Presidential powers in the European union”(Quyền lực tổng thống ở
liên minh châu Âu) của Daniela Caruso, Tạp chí Luật Trường đại học Boston,
Tuyển tập 88, Trang 561-575 (2008); “Looking at the Executive Power through
the High Court’s New Spectacles” (Nhìn vào quyền hành pháp thông qua những
cái nhìn mới của Tòa án tối cao) của Gabrielle Appleby và Stephen McDonald,
Tạp chí Luật Sydney, Tuyển tập 35, Số tạp chí 2, Trang 253 (2013); “The
Parliament, the Executive and the Courts: Roles and immunities” (Quốc hội, cơ
quan hành pháp và các Tòa án: Những vai trò và sự miễn trừ) của Sir Gerard
Brennan, Tạp chí Luật Bond, Tuyển tập 9, Số tạp chí 2 (1997); “The limits and
use of executive power by government” (Những giới hạn và việc sử dụng quyền
hành pháp bởi Chính phủ) của George Winterton, Tạp chí Luật Liên bang, Tuyển
tập 31, Trang 421-444 (2003). Những bài viết này cung cấp cái nhìn đa chiều về
vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa hành pháp với các cơ quan nhà nước khác. Đồng
thời, chỉ ra những giới hạn của quyền hành pháp để bảo đảm quyền hành pháp
hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

LA31.046_Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay

Chuyên Ngành

Năm

Nơi xuất bản

Loại tài liệu

Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay
Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay