Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam

Mã: LA09.085 Danh mục: , Thẻ: , , Chuyên Ngành: Kế ToánLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNơi xuất bản: Học viện Tài chínhNăm: 2021Tên tác giả: Đặng Quỳnh Trinh
Số trang: 303

Download Luận án Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam

– Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa một cách toàn diện những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL ở Việt Nam với cách tiếp cận theo quy trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán. Trong đó, luận án đưa ra vấn đề về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị SNCL trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở mức độ tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Đồng thời, luận án cũng đã lồng ghép nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL để phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

– Về mặt thực tiễn: Luận án đã phản ánh thực trạng tổ chức công tác kế toán và chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế trong việc tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính, từ đó làm cơ sở định hướng cho việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị này trong thời gian tới.

– Về tính ứng dụng trong thực tiễn: Luận án cũng đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của các trường ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam, đảm bảo tính lý luận và thực tiễn trên cả hai góc độ: KTTC và KTQT, trong đó, đã đề xuất giải pháp vận dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các trường ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính với việc xây dựng hệ thống các mục tiêu và tiêu chí đo lường phù hợp với các đặc thù hoạt động của các đơn vị này. Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện.

KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 3 nội dung chính:

Chương 1: Lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam.

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………………….i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………………………………ii MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………… iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………………v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH …………………………………. viii MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………….1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………………………………..1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ……………………………………………………………….3

3. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………………..21

4. Câu hỏi nghiên cứu của luận án………………………………………………………………………21

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………..22

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………….22

7. Những đóng góp của luận án………………………………………………………………………….27

8. Bố cục của luận án………………………………………………………………………………………..28

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 29TẠI

CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP…………………………………………………………29

1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập ………………………………………………29

1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập …………………………..29

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công

lập thực hiện tự chủ tài chính …………………………………………………………………..33

1.2. Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ……43

1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc của tổ chức công tác kế toán trong các

đơn vị sự nghiệp công lập………………………………………………………………………..43

1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp

công lập thực hiện tự chủ tài chính……………………………………………………………46

1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập……………54

1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập …………………………….56

1.3.2. Tổ chức thu nhận thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập………..59

1.3.3. Tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán trong các đơn vị SNCL…………..65

1.3.4. Tổ chức lập, phân tích và cung cấp thông tin kế toán trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kế toán quản trị trong các đơn vị sự nghiệp
công lập…………………………………………………………………………………………………73
iv

1.3.5. Tổ chức kiểm tra kế toán trong các đơn vị SNCL………………………………………..81

1.4. Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại một số quốc

gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……………………………….84

1.4.1. Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại các đơn vị công của

một số quốc gia trên thế giới ……………………………………………………………………84

1.4.2. Bài học kinh nghiệm dành cho các đơn vị SNCL ở Việt Nam ………………………87

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ………………………………………………………………………………….88

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM …………………………………………………………………………………………………….90
2.1. Tổng quan về các Trƣờng đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam …..90

2.1.1. Trƣờng đại học công lập và phân loại trƣờng đại học công lập ……………………..90

2.1.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của các Trƣờng ĐHCL thực hiện

tự chủ tài chính ở Việt Nam …………………………………………………………………….93

2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính tại các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính ở

Việt Nam……………………………………………………………………………………………..102

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán tại các Trƣờng ĐHCL

thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam …………………………………………………….107

2.3. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ

tài chính ở Việt Nam……………………………………………………………………………..111

2.3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán ………………………………………………………….111

2.3.2. Thực trạng tổ chức thu nhận thông tin kế toán…………………………………………..113

2.3.3. Thực trạng tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán……………………………119

2.3.4. Thực trạng tổ chức lập, phân tích và cung cấp thông tin kế toán trên báo

cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kế toán quản trị ………………………..131

2.3.5. Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán…………………………………………………………137

2.4. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các Trƣờng ĐHCL thực

hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam…………………………………………………………….139

2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc …………………………………………………………………………139

2.4.2. Những hạn chế………………………………………………………………………………………141

2.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế……………………………………………………………..147

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ………………………………………………………………………………..148
v

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ

TOÁN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN TỰ CHỦ

TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM……………………………………………………………………………150

3.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển hoạt động tại các Trƣờng ĐHCL thực

hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam…………………………………………………………….150

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về định hƣớng phát triển các Trƣờng

ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính ……………………………………………………………150

3.1.2. Định hƣớng phát triển hoạt động trong các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ

tài chính ở Việt Nam……………………………………………………………………………..152

3.2. Quan điểm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các Trƣờng ĐHCL thực

hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam…………………………………………………………….153

3.3. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các Trƣờng ĐHCL

thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam …………………………………………………….155

3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán …………………………………..155

3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin kế toán……………………157

3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán…….159

3.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức lập, phân tích và cung cấp thông tin kế toán ……164

3.3.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán………………………………….175

3.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại

các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam …………………………178

3.4.1. Về phía Nhà nƣớc và các Bộ, Ngành ……………………………………………………….178

3.4.2. Về phía các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam ……………..184

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ………………………………………………………………………………..185

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………….187

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA

TÁC GIẢ ……………………………………………………………………………………………………..189

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………..190

DANH MỤC PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………..198
vi

 

1. Chữ viết tắt Tiếng Việt
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BGD &ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo
2 BTC Bộ Tài chính
3 ĐHCL Đại học công lập
4 SN Sự nghiệp
5 TK Tài khoản

6 SNCL Sự nghiệp công lập

7 BCTC Báo cáo tài chính
8 SV Sinh viên
9 KTQT Kế toán quản trị
10 KTTC Kế toán tài chính
11 CP Chính phủ
12 CMKT Chuẩn mực kế toán
13 NĐ Nghị định
14 NSNN Ngân sách nhà nƣớc

15 QĐ Quyết định
16 CB Cán bộ
17 KH Khoa học
18 CN Công nghệ
19 TT Thông tƣ
20 QH Quốc hội
21 TTLT Thông tƣ liên tịch
22 KT-XH Kinh tế-xã hội
23 SXKD Sản xuất kinh doanh

24 CNTT Công nghệ thông tin
25 DT Doanh thu
26 TS Tài sản
27 DN Doanh nghiệp
28 ĐVSN Đơn vị sự nghiệp
29 BMKT Bộ máy kế toán
30 TSCĐ Tài sản cố định
31 GTGT Giá trị gia tăng
32 TKKT Tài khoản kế toán

33 HCSN Hành chính sự nghiệp
vii

2. Chữ viết tắt Tiếng Anh

STT Chữ viết tắt Tiếng Anh N ĩa T ếng Việt

1 IPSAS
International Public Sector
Accounting Standard
Chuẩn mực kế toán công quốc tế
2 PSC Public Sector Committee Ủy ban Khu vực công
International Accounting Standard Chuẩn mực kế toán
3 IAS

4 IPSASB

5 IFRS

6 GASB

 

International Public Sector Accounting Standards Board International Financial Reporting Standards
Governmental Accounting
Standards Board

quốc tế
Ủy ban chuẩn mực kế
toán công quốc tế

Chuẩn mực Báo cáo
Tài chính Quốc tế
Ủy ban Chuẩn mực kế
toán chính phủ
viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH

 

Số t ứ tự Nộ dun Trang
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của các Trƣờng ĐHCL thực hiện
tự chủ tài chính ở Việt Nam…………………………………………………….. 100
Sơ đồ 2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của các
Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam………………… 118
Sơ đồ 3.1: Phƣơng án tổ chức bộ máy KTTC và KTQT hỗn hợp ………………… 156

BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô, trình độ giảng viên đại học trong những năm gần đây………95
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn kinh phí của một số Trƣờng ĐHCL thực hiện tự
chủ tài chính năm 2019…………………………………………………………….104
Bảng 2.3. Cơ cấu các khoản chi của một số Trƣờng ĐHCL thực hiện tự
chủ tài chính năm 2019…………………………………………………………….106
Bảng 2.4. Tổng hợp hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị khảo sát……..112
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi phí đào tạo theo khối ngành giai đoạn 2015-
2019 của Trƣờng Đại học Luật, Đại học Hà Nội và Đại học mở
Hà Nội …………………………………………………………………………………..121
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp giá dịch vụ đào tạo và mức thu học phí giai
đoạn 2015-2019 của Trƣờng Đại học Luật, Đại học Hà Nội và
Đại học mở Hà Nội………………………………………………………………….122
Bảng 2.7. Hình thức kế toán áp dụng trong các đơn vị khảo sát …………………..129
Bảng 3.1: Bảng phân tích chênh lệch thu, chi các hoạt động ……………………….169
Bảng 3.2. Bảng mô tả các mục tiêu và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
của các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam ……..173

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng các trƣờng Đại học trong cả nƣớc………………………………….94
Biểu đồ 2.2. Quy mô sinh viên đại học trong những năm gần đây……………………..95

HÌNH
Hình 1.1: Mô hình thẻ điểm cân bằng ………………………………………………………..79
Hình 3.1. Mô hình Thẻ điểm cân bằng áp dụng cho các Trƣờng ĐHCL
thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam ……………………………………….169
1

 

1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Giáo dục học đại học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Việc đổi mới về cơ bản và toàn diện giáo dục đại học là một yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta trong những năm gần đây đã đặc biệt quan tâm đến đổi mới, nâng cao chất lƣợng và phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo đại học. Sự quan tâm đó không phải là tăng quy mô ngân sách nhà nƣớc cấp cho các Trƣờng đại học công lập (ĐHCL) mà thay vào đó là giao quyền tự chủ cho các Trƣờng thông qua cải cách cơ chế tài chính trong khu vực công. Sự cải cách đó đƣợc thể hiện thông qua việc Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định
16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Các Nghị định này đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm cải cách giáo dục đại học của các quốc gia có nền giáo dục phát triển, đó là: Chính phủ tăng quyền tự chủ cho các trƣờng ĐHCL, trong đó tự chủ về tài chính đƣợc coi là vấn đề quan trọng nhất, có ảnh hƣởng trực tiếp đến vấn đề tổ chức – nhân sự và đào tạo của trƣờng đại học. Có thể thấy rằng đây chính hành lang pháp lý nhằm giúp các trƣờng đại học thực hiện quyền tự chủ của mình.
Để thực hiện đƣợc quyền tự chủ của các trƣờng ĐHCL không đơn thuần chỉ là đổi mới về cơ chế, chính sách của nhà nƣớc mà còn bao gồm sự đổi mới của bản thân các trƣờng ĐHCL. Bởi lẽ, các trƣờng ĐHCL hiện nay đang hoạt động trong môi trƣờng có sự cạnh tranh khốc liệt của các trƣờng đại học ngoài công lập. Chính vì vậy, các trƣờng ĐHCL bắt buộc phải đổi mới, phải thực hiện đƣợc quyền tự chủ mà Nhà nƣớc giao cho thì mới có thể tồn tại và phát triển bền vững. Một trong những giải pháp chiến lƣợc mà các trƣờng ĐHCL cần thực hiện để đổi mới là nâng cao hiệu quả công tác quản lý, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc tổ chức tốt công tác kế toán nhằm cung cấp thông tin kế toán với chất lƣợng cao để làm cơ sở cho việc ra quyết định quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị. Đây chính là chìa khóa cho sự thành công của các trƣờng ĐHCL trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo lộ trình của Chính phủ.
Thực tế cho thấy, mặc dù Nhà nƣớc đã tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện quyền tự chủ của các trƣờng ĐHCL, tuy nhiên việc thực hiện quyền tự chủ của các trƣờng còn khá chậm. Nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa hoạt động tự chủ đại học, đồng
2

thời cụ thể hoá các nội dung về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trƣờng đại học trong khuôn khổ khung pháp lý đƣợc quy định tại các bộ luật hiện hành, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 (sau đây gọi tắt là NQ77). Theo NQ77, các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính là các trƣờng cam kết tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ, khi đó sẽ đƣợc tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về các mặt: Đào tạo và nghiên cứu khoa học; Tổ chức bộ máy và nhân sự; Tài chính; Chính sách học bổng và học phí đối với đối tƣợng chính sách; Đầu tƣ và mua sắm.
Nhƣ vậy, NQ77 là văn bản pháp lý thể hiện việc giao tự chủ ở mức cao nhất mà Nhà nƣớc đã ban hành đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo. Các trƣờng ĐHCL đƣợc giao thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo NQ77 trở thành các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính, đƣợc tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện trên nhiều mặt khác nhau. Mặc dù đã đƣợc Nhà nƣớc giao quyền tự chủ ở mức cao song để thực hiện đƣợc quyền tự chủ này đòi hỏi các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính phải tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông qua việc sử dụng công cụ kế toán nhằm cung cấp thông tin nhanh, chính xác và chất lƣợng cao cho lãnh đạo các trƣờng đại học ra các quyết định quản lý phù hợp. Trên thực tế, từ khi đƣợc giao thí điểm thực hiện tự chủ theo NQ77, các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính đã có rất nhiều sự thay đổi và chuyển biến mới trong mô hình tổ chức công tác kế toán của các Trƣờng nhằm tăng cƣờng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ phát triển quy mô đào tạo. Tuy nhiên, từ năm 2018, chế độ kế toán áp dụng trong khu vực công có sự thay đổi toàn diện sau khi Thông tƣ
107/2017/TT-BTC ra đời với việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích để phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán tại các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế do chế độ kế toán này vẫn còn nhiều điểm chƣa phù hợp với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính nói riêng. Ngoài ra, kể cả khi chƣa thay đổi chế độ kế toán thì tổ chức công tác kế toán trong các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính cũng đã bộc lộ nhiều bất cập khi áp dụng khung chế độ, chính sách của nhà nƣớc cũng nhƣ yêu cầu cung cấp thông tin từ các Trƣờng khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Đặc biệt, những yêu cầu mới trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay cũng khiến cho việc tổ chức công tác kế toán theo phƣơng thức và cơ chế cũ không còn đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp thông tin kế toán bên trong và bên ngoài trƣờng đại học. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán về cả mặt lý luận và thực tiễn tại các Trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính để đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán nhằm thúc đẩy tiến trình thực
3

hiện tự chủ tài chính ở các Trƣờng này nói riêng và ở các trƣờng ĐHCL nói chung tại
Việt Nam.
Với những lý do nêu trên, qua tìm hiểu về lý luận và thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu tron nƣớc v nƣớc ngoài
Tổ chức công tác kế toán có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của toàn bộ công tác kế toán của đơn vị. Nói đến tổ chức công tác kế toán là nói đến tổ chức các phƣơng pháp kế toán và tổ chức nhân sự kế toán theo từng phần hành kế toán của một đơn vị cụ thể nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ và trung thực nhất. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán là đối tƣợng nghiên cứu của rất nhiều các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau lại có một góc nhìn khác nhau. Qua nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và hệ thống các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo 4 hƣớng nghiên cứu chính: (1) Các nghiên cứu về việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) trong các đơn vị sự nghiệp công; (2) Các nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL; (3) Các nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các trƣờng ĐHCL; (4) Các nghiên cứu về vận dụng phƣơng pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các đơn vị SNCL.
Nhóm 1: Các nghiên cứu về việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tron c c đơn vị sự nghiệp công
Chuẩn mực kế toán công là cơ sở cho việc thực hiện tổ chức công tác kế toán
tại các đơn vị sự nghiệp công ở mỗi quốc gia. Khi chƣa có sự ra đời của chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS), mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một hệ thống chuẩn mực kế toán công để thực hiện tại quốc gia mình. IPSAS ra đời trở thành thƣớc đo chung của các quốc gia và là nền tảng cho việc xây dựng chuẩn mực kế toán công tại các quốc gia. Vận dụng IPSAS trong kế toán khu vực công trở thành tất yếu khách quan đối với các quốc gia trong xu thế hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay. Với vai trò đặc biệt quan trọng của IPSAS, trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học đƣợc các tác giả nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của việc vận dụng IPSAS vào khu vực công. Sau đây là một số công trình nghiên cứu nổi bật:
James L. Chan (2006), IPSAS and Government Accounting Reform in Developing Countries (tạm dịch: Chuẩn mực kế toán công quốc tế và sự cải cách hệ thống kế toán công ở các nƣớc đang phát triển). [92] Tác giả đã nhận định những hạn chế từ hệ thống quản lý tài chính công ở các
nƣớc đang phát triển đã làm giảm nguồn lực tài trợ cho các dịch vụ công. Từ đó, nội
4

dung của cuộc cải cách là nhằm thay đổi các chính sách và thủ tục của kế toán công, hỗ trợ cho việc quản lý hiệu quả nguồn lực công, cung cấp thông tin minh bạch cho các nhà quản lý khu vực công để thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nƣớc, tăng cƣờng năng lực thể chế để đạt đƣợc mục tiêu phát triển. Tác giả đã chỉ ra rằng thành công của cuộc cải cách phụ thuộc vào vai trò hỗ trợ của các cán bộ lãnh đạo cấp cao và nguồn kinh phí để thực hiện. Nghiên cứu này đã khuyến khích các nƣớc đang phát triển thực hiện kế toán theo cơ sở dồn tích và vận dụng IPSAS làm định hƣớng cho việc cải cách. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa đề cập đến giải pháp nhằm cải cách và vận dụng IPSAS tại các nƣớc đang phát triển.
Hội thảo “Địn ƣớng và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế
vào Việt Nam” (2007). [10]

Hội thảo do Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức tại Việt Nam. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực kế toán công nhƣ: GS.TS. Jess W.Hughes – Giáo sƣ danh dự khoa kế toán – Trƣờng đại học Old Dominion, Paul Sutcliffe – Chuyên gia tƣ vấn cao cấp thuộc liên đoàn kế toán quốc tế, Chin Yeoh Tan – Chuyên gia tƣ vấn IBM, … Nội dung của Hội thảo nhằm thống nhất sự khác biệt giữa chính sách kế toán công của Việt Nam với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Tại Hội thảo, nhiều nghiên cứu về thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, tình hình xây dựng và áp dụng trong các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới nhƣ Anh, Singapore, Hồng Kông, New Zealand, Úc, Mỹ… đã đƣợc nhiều tác giả trình bày. Điểm chung của các nghiên cứu này là nghiên cứu các mô hình áp dụng và xây dựng chuẩn mực kế toán trong lĩnh vực công dựa trên việc làm rõ nội dung tổ chức công tác kế toán từ khâu chứng từ cho đến lập các báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích và cơ sở kế toán tiền mặt cũng nhƣ tác dụng của mô hình này trong việc công khai và minh bạch hệ thống tài chính của chính phủ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng chỉ ra các ích lợi từ việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế và lợi ích của việc thực hiện kế toán theo cơ sở dồn tích thay thế cho kế toán theo sơ sở tiền mặt.
Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) do Ủy ban chuẩn mực kế

toán công (IPSAB) ban hành. [9]

Đây là các chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực công, trong đó có các đơn vị cung cấp dịch vụ công không vì mục tiêu lợi nhuận. Hệ thống các chuẩn mực này bao gồm những quy định có tính nguyên tắc, mực thƣớc, làm cơ sở để các cấp chính quyền nhà nƣớc và các đơn vị thuộc khu vực công tổ chức công tác kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính nhằm đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị này.
5

Ijeoma, N.B (2014), The impact of International Public Sector Accounting Standard (IPSAS) On Reliability, Credibility And Integrity Of Financial Reporting In State Government Administration In Nigeria (tạm dịch: Ảnh hƣởng của chuẩn mực kế toán công quốc tế đối với độ tin cậy, uy tín và tính toàn vẹn của Báo cáo tài chính của Chính phủ tại Nigeria). [89] Tác giả dựa trên nghiên cứu đánh giá việc cải cách Báo cáo tài chính của Chính phủ tại Nigeria và thực hiện chuẩn mực kế toán công trên cơ sở vận dụng IPSAS. Nghiên cứu tập trung vào việc xem xét chất lƣợng Báo cáo tài chính Chính phủ và những yêu cầu cho việc cung cấp một hệ thống thông tin tài chính minh bạch. Thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và công cụ thống kê là Chi-square và Kruskal Wallis để kiểm tra, phân tích với các đối tƣợng đƣợc khảo sát bao gồm: Tất cả các đơn vị kế toán công, các kế toán viên, các kiểm toán viên, giảng viên dạy kế toán tại Đại học Nnamdi Azikiwe, Awka, … Kết quả khảo sát cho thấy việc vận dụng IPSAS sẽ tăng cƣờng mức độ trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong khu vực công, cho phép cung cấp thông tin có ý nghĩa hơn và tăng cƣờng khả năng so sánh trên phạm vi quốc tế.
Mohammed Huweish Alshujairi (2014), Government Accounting System Reform and the Adoption of IPSAS in Iraq (tạm dịch: Cải cách hệ thống kế toán công và việc vận dụng IPSAS vào I-rắc). [100] Tác giả đã xây dựng một bảng câu hỏi khảo sát nhằm đánh giá tính khả thi của việc áp dụng IPSAS tại I-rắc, trong đó có những câu hỏi liên quan đến nhu cầu cải cách quản lý tài chính công, những yêu cầu và thách thức đối với việc áp dụng IPSAS tại I-rắc. Các đơn vị đƣợc khảo sát bao gồm: Bộ Tài chính, Ban Kiểm toán viên tối cao, các trƣờng Đại học. Tác giả chỉ ra rằng việc cải cách hệ thống kế toán công tại Iraq theo hƣớng áp dụng IPSAS là cần thiết vì đây là giải pháp tốt nhất để cải thiện tình hình của I-rắc với hai lý do sau đây: Một là do sự phù hợp với các tổ chức quốc tế hoặc các nhà viện trợ, theo đó cần thiết áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích nhằm cung cấp một hệ thống thông tin tin cậy; Hai là thúc đẩy khả năng so sánh thông tin tài chính trên phạm vi quốc tế. Hơn nữa, IPSAS tăng cƣờng tính minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của Chính phủ cho ngƣời dân, cử tri và các đại diện của họ.
Cao Thị Cẩm Vân (2016), “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế”. [71] Thông qua các phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lƣợng, tác giả đã chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu đề cập đến vận dụng IPSAS vào Việt Nam mà chƣa đƣa ra hệ
6

thống nguyên tắc nền tảng giúp cho việc hoàn thiện hệ thống kế toán khu vực công trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong ngắn hạn và dài hạn.
Dƣơn T ị Vân Anh (2019), “Áp dụng chuẩn mực kế toán công vào Việt Nam và một số vấn đề cần trao đổi”. [3] Tác giả đã trình bày sự cần thiết phải ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam và kết luận rằng đó là một tất yếu khách quan của quá trình hội nhập quốc tế. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nƣớc về việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, tác giả đã đƣa ra 6 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm định hƣớng cho việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc gia đảm bảo phù hợp với các quy định quốc tế.
Abhishek N., Divyashree M. S. (2019), “Public Sector Accounting System – A Conceptual Analysis” (tạm dịch: Hệ thống kế toán khu vực công – Một phân tích khái niệm). [76] Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích khái niệm của cơ sở kế toán tiền mặt và cơ sở kế toán dồn tích trong việc thực hiện kế toán khu vực công nói chung và Ấn Độ nói riêng. Tác giả đã phân tích khái niệm về hệ thống kế toán khu vực công trên cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích, xem xét việc ứng dụng IPSAS vào Ấn Độ cũng nhƣ đánh giá hệ thống kế toán khu vực công tại Ấn Độ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực hiện kế toán trong khu vực công dựa trên cơ sở kế toán dồn tích là xu thế toàn cầu và hệ thống kế toán công của Ấn Độ cần phải chuyển đổi sang cơ sở dồn tích cho phù hợp. Tuy nhiên, do hệ thống kế toán công Ấn Độ nhiều năm nay đã hạch toán trên cơ sở tiền mặt, do vậy mặc dù gần đây Ấn Độ đã có nhiều nỗ lực để chuyển sang hạch toán trên cơ sở dồn tích nhƣng vẫn chƣa đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định trên toàn thế giới. Vì vậy, tác giả cho rằng cần phải có sự cam kết của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kế toán trong lĩnh vực công để đƣa kế toán khu vực công của Ấn Độ đạt ở mức độ đƣợc chấp nhận trên toàn thế giới để đảm bảo trách nhiệm giải trình và tính minh bạch các báo cáo tài chính của Chính phủ.
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy rằng các nghiên cứu đều tập trung vào đánh giá tầm quan trọng và tính tất yếu khách quan của việc vận dụng IPSAS trong việc thực hành kế toán công tại các quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam.
Nhóm 2: Các nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL
Với vai trò và tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán trong việc cung
cấp các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị SNCL, nhiều nhà khoa học đã có những nghiên cứu chuyên sâu về nội dung này trong các đơn vị sự nghiệp công nói chung và trong các đơn vị sự nghiệp ngành y tế, lao động – thƣơng binh – xã hội, viện nghiên cứu, địa chất và khoáng sản,… Những nghiên cứu này
7

thƣờng trình bày nội dung của tổ chức công tác kế toán trên góc nhìn của KTTC hoặc KTQT, hoặc có sự kết hợp giữa KTTC và KTQT. Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Ehsan Rayegan, Mehdi Parveizi, Kamran Nazari và Mostafa Emami (2012), “Government accounting: An Assessment of Theory, Purposes and Standards” (tạm dịch: Kế toán công: Đánh giá về lý luận, mục tiêu và các tiêu chuẩn). [84] Các tác giả đã tổng hợp các vấn đề trong thực hành kế toán ở các đơn vị công lập, trong đó việc tổ chức công tác kế toán đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích. Nghiên cứu cũng đề cập đến vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với công tác kế toán; vai trò của chƣơng trình đổi mới công tác quản lý tài chính công và đề cập tới một số vấn đề liên quan đến NSNN. Nghiên cứu cũng đã đề xuất mở rộng một số nguyên tắc kế toán để thúc đẩy trách nhiệm trong việc giải trình thực hiện công tác kế toán liên quan đến nghĩa vụ kinh tế và chính trị.
Phan Thị Thu Mai (2012), “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và Xã hội”. [44] Trong công trình này, tác giả đã đề xuất các giải pháp mà các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thƣơng binh và Xã hội cần áp dụng nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị này, bao gồm: Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán và tổ chức công tác kế toán; đề xuất giải pháp tổ chức hạch toán kế toán khi kế toán trở thành một ngành dịch vụ; Vận dụng IPSAS dựa trên cơ sở kế toán dồn tích trong việc xây dựng phƣơng pháp hạch toán và hệ thống báo cáo kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trên góc độ kế toán tài chính.
Muhammad Syaifullah (2014), “Influence Organizational Commitment On The Quality Of Accounting Information System” (tạm dịch: Ảnh hƣởng của cam kết gắn bó với tổ chức tới chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán). [101] Tác giả nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng của hệ thống thông tin kế toán của một tổ chức. Dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, tác giả đã xác định rằng yếu tố cam kết của ban quản trị và yếu tố cam kết của nhân viên kế toán có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hệ thống thông tin kế toán của một tổ chức.
Bùi Thị Yến Linh (2014), “Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi”. [43] Tác giả đã tiếp cận nội dung của tổ chức công tác kế toán theo các yếu tố cấu thành, từ đó đã đề xuất các giải pháp mà các cơ sở y tế công lập ở tỉnh Quảng Ngãi cần thực hiện nhằm tăng cƣờng chất lƣợng tổ chức công tác kế toán, bao gồm: Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán; hoàn thiện phƣơng pháp kế toán trích khấu hao tài sản cố
8

định, kế toán hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết và hoạt động dịch vụ tiêm phòng vắc xin; hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị; hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán. Đặc biệt, tác giả đã nghiên cứu nội dung tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tổ chức công tác kế toán. Đây là điểm khác biệt so với các nghiên cứu trƣớc đây. Tuy nhiên, luận án còn chƣa đề xuất đƣợc một hệ thống sổ kế toán chung và cũng nhƣ chƣa đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kế toán để áp dụng chung cho các cơ sở y tế công lập ở tỉnh Quảng Ngãi.
Ma Thị Hƣờng (2015), “Tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam”. [41] Tác giả đã khẳng định tính tất yếu khách quan của việc tiếp tục đổi mới cơ chế tự chủ tài chính trong khu vực công, đặc biệt là các đơn vị SNCL cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Tác giả đã nghiên cứu nội dung của tổ chức hạch toán kế toán ở các đơn vị SNCL bao gồm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán. Tác giả đã đánh giá các ƣu điểm, hạn chế về tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của các hạn chế từ hai góc độ: Khuôn khổ pháp luật và thực tế khi triển khai thực hiện theo từng nội dung tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị này, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị này. Tác giả cũng đã đề xuất nghiên cứu, xây dựng để ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực công; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp cho phù hợp với yêu cầu đổi mới theo cơ chế tự chủ. Tuy nhiên, tác giả chƣa có những đề xuất hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trên góc độ kế toán quản trị.
Nguyễn Thị Lan Anh (2016), “Kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam”. [1] Luận án đã nghiên cứu về nội dung của tổ chức công tác kế toán trên khía cạnh KTQT với việc sử dụng phƣơng pháp kế toán trách nhiệm nhằm đánh giá thành quả, kiểm soát quá trình hoạt động và chi phí phát sinh của các bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của đơn vị SNCL nói chung và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nói riêng. Luận án đã trình bày sự cần thiết của việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, từ đó thiết lập đƣợc mô hình kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện này thông qua việc xây dựng định mức, xây dựng dự toán, xây dựng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, thiết kế các trung tâm trách nhiệm và thiết lập hệ thống báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm này. Tuy nhiên, luận án còn chƣa nghiên cứu các trung tâm trách nhiệm gắn với hoạt động đặc thù nhƣ hoạt động phân loại bệnh nhân, hoạt động khám chữa bệnh, hoạt động đào tạo, hoạt động NCKH, …
Leslie G. Eldenburg (2017), “Management Accounting and Control in the Hospital Industry: A Review” (tạm dịch: Kế toán quản trị và sự kiểm soát trong ngành chăm sóc sức khỏe: Tóm tắt sơ lƣợc). [98] 9

Nghiên cứu trình bày tổng quan về kế toán quản trị tại các bệnh viện công lập. Trên cơ sở khung lý thuyết, nghiên cứu cũng phân tích những đặc thù về tính sở hữu của các bệnh viện, tính đặc thù hoạt động trong lĩnh vực y tế và những thay đổi từ sự phát triển của thị trƣờng dịch vụ y tế, qua đó chỉ ra những yêu cầu đặt ra trong hoàn thiện và nâng tầm quan trọng đối với kế toán quản trị tại các bệnh viện. Nghiên cứu cũng chỉ ra những hƣớng nghiên cứu mới cho kế toán trong tƣơng lai nhƣ sử dụng lý thuyết phụ thuộc tài nguyên RDT để kiểm tra các giả thuyết bắt nguồn từ lý thuyết đại diện, lý thuyết chi phí giao dịch và lý thuyết thể chế; khám phá vai trò của thẻ điểm cân bằng và các hệ thống đo lƣờng cân bằng khác để đánh giá tác động của tỷ lệ chi tiêu của chính phủ đối với y tế và các dịch vụ xã hội khác.
Jacqueline L.Reck, Sunzanne Lowensohn và Daniel Neely (2018), “Accounting for Governmental and Nonprofit Entities” (tạm dịch: Kế toán nhà nƣớc và các tổ chức phi lợi nhuận). [91] Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu về kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công và các tổ chức phi lợi nhuận. Các nội dung nghiên cứu chủ yếu của cuốn sách đƣợc viết trên góc độ kế toán tài chính, trong đó trình bày các nguyên tắc cơ bản của kế toán, hƣớng dẫn cách ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh và cách thức lập các báo cáo tài chính trong các đơn vị công và các tổ chức phi lợi nhuận. Cuốn sách cũng đi sâu vào trình bày các quy trình hạch toán cơ bản của kế toán trong một số đơn vị đặc thù nhƣ các trƣờng đại học, trƣờng cao đẳng, các tổ chức y tế, các tổ chức phi lợi nhuận, …
Trần Viết Hùng (2018), “Tổ chức công tác kế toán tại các Viện nghiên cứu thuộc các Tập đoàn kinh tế nhà nước”. [38] Tác giả nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại các viện nghiên cứu thuộc các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc. Đây là các đơn vị sự nghiệp không thụ hƣởng NSNN cấp. Trong điều kiện chuyển sang chế độ tự chủ tài chính, tiến tới thực hiện mục tiêu thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ theo chủ trƣơng chung của Nhà nƣớc, hoạt động của các Viện nghiên cứu gắn với tự chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động, việc phân cấp quản lý tài chính trong nội bộ các Viện nghiên cứu là điều cốt lõi để xác định trách nhiệm của từng bộ phận đối với kết quả chung của toàn Viện nghiên cứu. Do vậy, trong số các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong tổ chức công tác kế toán tại các Viện nghiên cứu thuộc các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, bên cạnh những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tài chính thì nổi bật lên là giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị với việc đặt trọng tâm vào việc đáp ứng yêu cầu nhà quản lý nhằm kiểm soát trách nhiệm của từng bộ phận, từng loại hoạt động để hoàn thành mục tiêu chung. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh tới giải pháp hoàn thiện cơ sở kế toán áp dụng và đề xuất chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các Viện nghiên cứu là
10

chế độ kế toán doanh nghiệp để phù hợp với chế độ kế toán của tập đoàn hiện đang áp dụng cũng nhƣ phù hợp với định hƣớng phát triển các viện thành doanh nghiệp nghiên cứu khoa học.
Nguyễn Thị P ƣơn An (2020), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của các bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội”. [2] Tác giả đã nghiên cứu nội dung của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL trên cả hai góc độ: KTTC và KTQT. Trong đó, trên góc độ KTTC, tác giả đã tiếp cận nội dung của tổ chức công tác kế toán với cách tiếp cận theo quy trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán, bao gồm: Tổ chức nguồn nhân lực, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, phân tích và cung cấp thông tin kế toán, tổ chức kiểm tra kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Trên góc độ KTQT, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nội dung phân loại chi phí và xây dựng định mức, dự toán chi phí. Trên cơ sở đó, tác giả đã nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các Bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra những tồn tại và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị này. Tuy nhiên, các Bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đều là các đơn vị mới đƣợc giao tự chủ một phần, vẫn còn có nguồn kinh phí NSNN cấp, chƣa có đơn vị nào đƣợc giao tự chủ chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ nên các giải pháp đƣa ra mặc dù đã gắn với việc thực hiện cơ chế tự chủ nhƣng còn chƣa đầy đủ nếu áp dụng vào đơn vị tự chủ chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ. Đồng thời, luận án cũng chƣa tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các bệnh viện này thông qua việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng nhằm có những đánh giá về hiệu quả hoạt động của các bệnh viện.
Hy Thị Hải Yến (2020), “Tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện đa khoa trung ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính”. [74] Luận án đã nghiên cứu về nội dung tự chủ tài chính và tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập nói chung và các bệnh viện đa khoa Trung ƣơng trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở mô tả nội dung tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, luận án đã chỉ ra những yêu cầu đối với tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị này trong điều kiện tự chủ tài chính. Đồng thời, luận án đã trình bày nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập với cách tiếp cận theo quy trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán, trên cơ sở đó đã phân tích rõ nét thực trạng quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại 03 bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E và bệnh viện Hữu Nghị trong giai đoạn từ 2014 –
2018, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị này trong điều kiện tự chủ tài chính (cả 3 bệnh viện đã tự chủ chi thƣờng xuyên, trong đó có 1 bệnh viện tự chủ chi đầu tƣ). Các giải pháp đƣợc đƣa ra tập trung vào 6 nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức thu nhận thông tin kế toán, tổ chức hệ
11

thống hóa, xử lý thông tin kế toán, tổ chức cung cấp thông tin kế toán, tổ chức kiểm tra kế toán và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán. Các nhóm giải pháp đƣợc xây dựng gắn sát với các yêu cầu đặt ra đối với tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trong điều kiện tự chủ tài chính. Tuy nhiên, giải pháp về ứng dụng CNTT trong tổ chức công tác kế toán chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay khi chỉ dừng lại ở việc áp dụng máy tính, phần mềm ứng dụng vào công tác kế toán chứ chƣa sử dụng công nghệ cao nhƣ công nghệ điện toán đám mây, Blockchain, …
Nhóm 3: Các nghiên cứu về tổ chức công tác kế to n tron c c trƣờng
ĐHCL
Việc nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các trƣờng ĐHCL cũng đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc nghiên cứu khá nhiều, bao gồm các nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán nói chung, các nghiên cứu trên góc độ kế toán tài chính, các nghiên cứu trên góc độ kế toán quản trị và các nghiên cứu trên cả hai góc độ KTTC và KTQT. Sau đây là một số công trình nghiên cứu điển hình:
Andrew Goddard và Kean Ooi (1998), “Activity-Based Costing and Central Overhead Cost Allocation in Universities: A Case Study” (tạm dịch: Kế toán chi phí dựa trên hoạt động và sự phân bổ chi phí chung: Trƣờng hợp nghiên cứu điển hình). [78] Các tác giả đã nghiên cứu về việc sử dụng phƣơng pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động và vai trò của nó trong việc phân bổ các trung tâm chi phí trong các trƣờng đại học. Các tác giả đã thực hiện một nghiên cứu điển hình tại Đại học Southampton với việc sử dụng phƣơng pháp kế toán chi phí hiện đại (phƣơng pháp ABC) và phƣơng pháp kế toán chi phí truyền thống cho dịch vụ thƣ viện. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong việc phân bổ các trung tâm chi phí giữa các khoa chuyên ngành khi sử dụng một trong hai phƣơng pháp này. Các tác giả đã khẳng định cách tiếp cận của phƣơng pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) đảm bảo cho việc ra các quyết định đúng đắn và phân bổ các nguồn lực tốt hơn. Với nguồn lực tài chính dành cho các trƣờng đại học ngày càng trở nên ít ỏi, các trƣờng cần phải bù đắp chi phí và các khoản lãi (lỗ) cho tất cả các khoá học để quản lý các nguồn lực của trƣờng đại học đƣợc tốt hơn.
Charalambos Spathis, John Ananiadis (2004), The accounting system and resource allocation reform in a public university (tạm dịch: Hệ thống kế toán và sự cải cách trong phân bổ nguồn lực tại một trƣờng ĐHCL). [80] Trong ấn phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu về việc cải cách hệ thống kế toán trong các trƣờng đại học công lập tại Hy Lạp nói chung và tại Đại học Aristotle ở Thessaloniki (AUTH) nói riêng. AUTH là trƣờng ĐHCL lớn nhất ở Hy Lạp và là một trong những trƣờng đại học lớn nhất ở châu Âu vào giai đoạn này. Sau khi phân tích số liệu tài chính về chênh lệch chi tiêu trong 12 năm trƣớc đó, nghiên cứu đã đề xuất một
12

công thức mới dùng để phân bổ nguồn lực cho các đơn vị trực thuộc trƣờng AUTH. Kết quả từ việc áp dụng công thức phân bổ nguồn lực đã chỉ ra rằng việc phân bổ nguồn lực phải đƣợc thay đổi để công bằng hơn và kết quả này đã đƣợc cộng đồng học thuật thừa nhận.
Nguyễn Thị M n Hƣờng (2004), “Tổ chức công tác kế toán ở các trường đại học thuộc Bộ giáo dục và đào tạo”. [40] Theo hƣớng nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa và phát triển đƣợc cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các trƣờng ĐHCL, từ đó đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại một số trƣờng ĐHCL điển hình với những ƣu điểm và những hạn chế. Trên cơ sở các mặt còn hạn chế, tác giả đã đƣa ra định hƣớng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trƣờng đại học thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo nhằm cung cấp thông tin kế toán có chất lƣợng cao cho các đối tƣợng sử dụng, trong đó có các nhà quản lý để phục vụ cho việc điều hành hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, tác giả chỉ trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán nói chung áp dụng cho các đơn vị kế toán mà không đi vào tìm hiểu tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp. Các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trƣờng đại học chủ yếu đứng trên trên góc độ của kế toán tài chính, chƣa có các giải pháp hoàn thiện đứng trên góc độ của kế toán quản trị.
Teresa García-Valderrama, Rosario Del Rio Sanchez (2006), Development and Implementation of a University Costing Model (tạm dịch: Sự vận dụng và phát triển mô hình chi phí trong trƣờng đại học). [109] Các tác giả đã nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của mô hình kế toán chi phí trong các trƣờng ĐHCL tại Tây Ban Nha. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất xây dựng mô hình kế toán chi phí cho các trƣờng ĐHCL, trong đó kết hợp giữa hệ thống kế toán chi phí truyền thống và hệ thống kế toán chi phí hiện đại – hệ thống kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC).
Nazm Sae’b Jarrar, Malcolm Sm t , Col n Dolley (2007), Perceptions of preparers and users to accounting change: a case study in an Australian university (tạm dịch: Nhận thức của những ngƣời đang và sẽ sử dụng đối với sự thay đổi của kế toán: Trƣờng hợp nghiên cứu điển hình ở một trƣờng đại học của Úc). [102] Nghiên cứu này tập trung vào việc kiểm tra khả năng thực hiện thành công hệ thống kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) tại một trƣờng đại học điển hình tại Úc. Dựa trên các phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng vận dụng thành công phƣơng pháp ABC có liên quan đến sự tham gia và hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao, các chiến lƣợc cạnh tranh và các chƣơng trình đào tạo dành cho cho nhân viên về việc thiết kế, thực hiện và sử dụng ABC. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khẳng định ABC chỉ có thể đƣợc phát huy khi hệ thống thông tin đƣợc cung cấp chính xác. Do đó, cần phải nâng cấp hệ thống thông tin trƣớc khi triển khai thực hiện ABC.
13

Ph m Thị Thu Thuỷ (2012), “Tổ chức kế toán quản trị chi hoạt động tại các trường đại học công lập khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”. [57] Đề tài đã chỉ ra rằng hệ thống kế toán truyền thống trong các trƣờng ĐHCL tại Việt Nam chủ yếu cung cấp các thông tin tài chính phục vụ việc báo cáo cho các cơ quan cấp trên mà chƣa cung cấp đƣợc các thông tin cho lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học. Do vậy, cần phải sử dụng công cụ kế toán quản trị thông qua việc áp dụng phƣơng pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC. Trên cơ sở phân tích xu hƣớng phát triển của giáo dục Việt Nam trong thời gian tới và từ những tồn tại về tổ chức kế toán quản trị chi hoạt động tại các trƣờng ĐHCL thuộc khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, đề tài đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi hoạt động tại các đơn vị này, bao gồm: Các giải pháp về tổ chức kế toán quản trị trong bộ máy kế toán; giải pháp về phân loại chi hoạt động, giải pháp về xác định chi phí, …
Ngô Anh Tuấn (2017), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các học viện thuộc Bộ Quốc Phòng. [69] Tác giả Ngô Anh Tuấn đã nghiên cứu về nội dung của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị SNCL theo quy trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán. Trên cơ sở đó, tác giả đã nghiên cứu thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại các học viện thuộc Bộ Quốc phòng, chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các học viện thuộc Bộ Quốc phòng, nhƣ: Giải pháp về tổ chức thu thập thông tin kế toán; Giải pháp về tổ chức lập báo cáo, phân tích và cung cấp thông tin kế toán; Giải pháp về tổ chức kiểm tra kế toán, lƣu trữ, bảo mật thông tin kế toán; Giải pháp về tổ chức bộ máy kế toán. Đặc biệt, tác giả đã đƣa ra các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, trong đó không chỉ dừng lại ở việc sử dụng máy tính, phần mềm kế toán để thực hiện công tác kế toán nhƣ nhiều công trình nghiên cứu trƣớc đây, mà tác giả còn đề xuất ứng dụng phần mềm hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) vào công tác quản lý của các học viện thuộc Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, các Học viện thuộc Bộ quốc phòng là các đơn vị tự đảm bảo một phần chi thƣờng xuyên, do vậy nghiên cứu của tác giả chƣa đặt trong điều kiện các đơn vị này tự chủ về chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ.
Lê Quốc Diễm (2021), “Kế toán quản trị tại các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam”. [35] Luận án đã nghiên cứu nội dung kế toán quản trị tại các đơn vị SNCL đã đƣợc giao tự chủ tài chính (tự chủ chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ) với cách tiếp cận theo chức năng của nhà quản trị, trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị tại các trƣờng ĐHCL đã đƣợc giao tự chủ tài chính. Luận án cũng đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới việc vận dụng kế toán quản trị tại trong các tổ chức và thực hiện nghiên
14

cứu định lƣợng thông qua việc sử dụng phƣơng pháp hồi quy đa biến để kiểm định các giả thuyết với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đối với việc vận dụng kế toán quản trị vào các trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính. Luận án cũng đã đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị tại các trƣờng ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính với các nội dung hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng lập kế hoạch; phục vụ chức năng tổ chức thực hiện; phục vụ chức năng kiểm soát và đánh giá; phục vụ chức năng ra quyết định.
Nhóm 4: Các nghiên cứu về vận dụn p ƣơn p p T ẻ đ ểm cân bằng
(BSC) t c c đơn vị SNCL
Thẻ điểm cân bằng là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong việc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL trên góc độ kế toán quản trị. Trong thời gian qua, nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu về việc vận dụng phƣơng pháp Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị SNCL. Sau đây là một số nghiên cứu điển hình:
Alice C. Stewart, Julie Carpenter-Hubin (2000), “The Balanced Scorecard Beyond Reports and Ranking” (tạm dịch: Thẻ điểm cân bằng – Cơ sở của các báo cáo và xếp hạng). [77] Trong bài báo này, các tác giả đề xuất khung phân tích có tác dụng trong việc chuyển điểm chuẩn từ bài tập theo dõi và giám sát sang quá trình tổ chức cung cấp thông tin cho việc ra quyết định chiến lƣợc phục vụ quản trị trƣờng đại học. Bài báo đã chỉ ra 5 khía cạnh đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Trƣờng Đại học Ohio (Mỹ) khi áp dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng, bao gồm: Sự đa dạng, Kinh nghiệm học tập của sinh viên, Sự xuất sắc về học thuật, Dịch vụ công/Sự tham gia với bên ngoài, Quản lý nguồn lực. Các khía cạnh này có tên gọi khác khác biệt so với mô hình ban đầu của Kaplan and Norton, tuy nhiên về bản chất vẫn nằm trong nội dung của 4 khía cạnh trong mô hình ban đầu.
Stewart Lawrence, Umesh Sharma (2002), “Commodification of education and academic labour – using the balanced scorecard in a university setting” (tạm dịch: Thƣơng mại hóa giáo dục và lao động học thuật sử dụng Thẻ điểm cân bằng trong bối cảnh một trƣờng đại học). [108] 4 khía cạnh đƣợc đề cập trong nghiên cứu bao gồm: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đổi mới và phát triển. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nguồn lực tài chính đầy đủ thì các Trƣờng sẽ cải thiện tốt hoạt động của mình, các thiết bị dạy học cũng sẽ đƣợc trang bị tốt hơn và có đƣợc đội ngũ giảng viên, nhân viên trình độ cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với sự làm việc hiệu quả của đội ngũ này sẽ giúp tổ chức đạt đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc. Để đánh giá hiệu quả hoạt động theo 4 khía cạnh trên, nghiên cứu đã đƣa ra 14 chỉ tiêu đo lƣờng, bao gồm: Dòng tiền, khả năng sinh lời, tỷ lệ
15

nợ trên vốn chủ sở hữu, hiệu quả của nguồn thu, nhu cầu chi tiền, thời gian vận hành trung bình, tỷ lệ sinh viên phàn nàn, tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng phàn nàn, tỷ lệ sinh viên đánh giá giảng viên, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và nghiên cứu khoa học, xếp hạng về học thuật, cải tiến liên tục, tăng cƣờng đào tạo, trao quyền cho nhân viên.
Karathanos, D., Karathanos, P. (2005), “Applying the Balanced Scorecard to
Education” (tạm dịch: Áp dụng thẻ điểm cân bằng trong giáo dục). [96] Tác giả đã trình bày về việc xây dựng mô hình Thẻ điểm cân bằng của 03 trƣờng nhận giải thƣởng chất lƣợng quốc gia Malcolm Baldrige ở Mỹ trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có Trƣờng Đại học Wisconsin-Stout. Tác giả đã chỉ ra rằng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Trƣờng Đại học Wisconsin-Stout cần đánh giá trên 5 khía cạnh với các tiêu chí tƣơng ứng với từng khía cạnh, bao gồm khía cạnh Student- learning (16 tiêu chí), khía cạnh Sinh viên và các bên liên quan (9 tiêu chí), khía cạnh Ngân sách và tài chính (11 tiêu chí), khía cạnh Khoa trực thuộc và nhân viên (14 tiêu chí), khía cạnh Organizational effectiveness (9 tiêu chí). Các khía cạnh này cũng đƣợc dùng để đánh giá hiệu quả của Trƣờng Chugach và Trƣờng Pearl River. Tuy nhiên, do sứ mệnh của các trƣờng khác nhau nên mặc dù các khía cạnh giống nhau nhƣng về cơ bản các tiêu chí đo lƣờng cho các khía cạnh là khác nhau.
Shun-Hsing Chen, Ching-Chow Yang, Jiun-Yan Shiau (2006), “The application of balanced scorecard in the performance evaluation of higher education” (tạm dịch: Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả giáo dục đại học). [107] Nghiên cứu này dựa trên một nghiên cứu điển hình tại Học viện Công nghệ Chin-Min, Đài Loan với mục tiêu để thực hiện đƣợc sứ mệnh và tầm nhìn đã đƣa ra. Sứ mệnh và tầm nhìn của một tổ chức giáo dục phải phù hợp thì mới xây dựng đƣợc BSC cho tổ chức đó. Với các nguồn lực và mục tiêu hiện có, 05 mục tiêu chiến lƣợc chính đƣợc xây dựng, bao gồm cơ cấu tài chính phù hợp, phù hợp với mong đợi của khách hàng, môi trƣờng học tập tốt, tổ chức học tập và quản lý tốt, đội ngũ nhân viên chất lƣợng cao. Để đạt đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc, cần phải đề xuất chiến lƣợc cụ thể và hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Để đánh giá tiến độ và hiệu quả đối với các mục tiêu chiến lƣợc này phải định lƣợng các chỉ số đo lƣờng hiệu suất (PMI) thông qua thiết lập một cách cụ thể và đơn giản để cho phép tất cả nhân viên hiểu đƣợc định hƣớng của BSC trong việc hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày của họ. Nghiên cứu đã chỉ ra 4 khía cạnh (Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển) với 52 tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của Học viện.
Tiew Ming Yek, Dawn Penny, Alice C H Seow (2007), “Using Balanced Scorecard (BSC) to Improve Quality and Performance of Vocational Education and Training (VET): A Case Study in Singapore” (tạm dịch: Sử dụng Thẻ điểm Cân bằng (BSC) để cải thiện chất lƣợng và hiệu quả của Giáo dục và Đào tạo Nghề (VET): Một nghiên cứu điển hình ở Singapore). [110] 16

Các tác giả đã tiến hành áp dụng BSC vào Viện đào tạo kỹ thuật (ITE) để gia tăng kết quả và chất lƣợng đào tạo của Viện. Từ mô hình gốc của Kaplan và Norton là áp dụng cho doanh nghiệp, các tác giả đã đƣa ra mô hình BSC áp dụng cho trƣờng ITE, trong đó thay đổi khía cạnh “Tài chính” bằng khía cạnh “Bên liên quan” (Stakeholder), giữ nguyên khía cạnh “Khách hàng” và khía cạnh “Học hỏi và phát triển”, thay khía cạnh “Quy trình nội bộ” bằng khía cạnh “Quy trình”. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra rằng việc sử dụng BSC cho thấy có sự cải thiện đáng kể về chất lƣợng và kết quả đào tạo nghề. Thành quả này đƣợc nhóm tác giả phân tích và cho rằng nhờ ITE đã áp dụng BSC, trong khi BSC lại hƣớng dẫn và yêu cầu tất cả các nhân viên trong Viện thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu chiến lƣợc và kết quả đƣợc đo lƣờng cụ thể, rõ ràng, do vậy đã thúc đẩy tinh thần làm việc và sự hợp tác trong công việc của nhân viên.
Niven, P. R. (2008), “Balanced scorecard: Step-by-step for government and nonprofit agencies” (tạm dịch: Thẻ điểm cân bằng: Bƣớc đi cho các đơn vị công và tổ chức phi lợi nhuận). [104] Thẻ điểm cân bằng đƣợc áp dụng rộng rãi để đo lƣờng hiệu suất hoạt động của các tổ chức thuộc khu vực tƣ nhân. Tuy nhiên, hiệu quả khi áp dụng Thẻ điểm cân bằng cũng đƣợc phát huy nhƣ nhau khi áp dụng cho các tổ chức thuộc khu vực công. Tác giả cũng đƣa ra mô hình BSC dành riêng cho tổ chức thuộc khu vực công. Cuốn sách này khẳng định rằng BSC có thể áp dụng cho khu vực công với 4 khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Học tập và phát triển nhân viên. Tuy nhiên, khi xây dựng bản đồ chiến lƣợc của các tổ chức này cần lƣu ý phải đặt khía cạnh “Khách hàng” lên trên hết. Đồng thời, cuốn sách cũng đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng các khía cạnh, trong đó khía cạnh “Tài chính” gồm 38 tiêu chí, khía cạnh “Khách hàng” gồm 34 tiêu chí, khía cạnh “Quy trình nội bộ” gồm 31 tiêu chí, khía cạnh “Học tập và phát triển nhân viên” gồm 33 tiêu chí.
Carlotta del Sordo, Rebecca L. Orelli, Emanuele Padovani, Silvia Gardini (2012), “Assessing global performance in universities: an application of Balanced Scorecard” (tạm dịch: Đánh giá toàn cầu về hiệu quả trong các trƣờng đại học: một ứng dụng của Thẻ điểm cân bằng). [79] Theo nghiên cứu này, hoạt động chủ yếu của các trƣờng đại học là nghiên cứu và giảng dạy. Các trƣờng đại học phải xây dựng một hệ thống báo cáo về hiệu quả của các mục tiêu và theo dõi tình hình thực hiện các mục tiêu đã đề ra, do vậy cần áp dụng phƣơng pháp BSC để xây dựng hệ thống báo cáo này. Đặc biệt, nghiên cứu xem xét BSC nhƣ một công cụ chiến lƣợc trong quản trị trƣờng đại học bởi nó có thể hệ thống hóa các thông tin mà Hiệu trƣởng và các khoa, phòng sẽ phải sử dụng. Nghiên cứu cho rằng tuyên bố Sứ mệnh là bƣớc đầu tiên của quá trình xây dựng mô hình BSC trong

LA09.085_Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

LA09.085_Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam