Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý Thuế tại Chi cục Thuế Quận 11

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý Thuế tại Chi cục Thuế Quận 11

Mã: ThS09.051 Danh mục: , Thẻ: , , , , , , , Chuyên Ngành: Kế ToánNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2019Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩTên tác giả: Nguyễn Văn Phước
Số trang: 133

Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý Thuế tại Chi cục Thuế Quận 11

Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của đề tài là các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận 11. Để đạt được các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu, tác giả lần lượt đưa ra các vấn đề và giải quyết như sau:

1. Kiểm soát nội bộ trong các đơn vị khu vực công theo định nghĩa của INTOSAI: Thế nào là kiểm soát nội bộ trong các đơn vị khu vực công; Vai trò, ý nghĩa của kiểm soát nội bộ trong tổ chức công; Đánh giá đặc điểm của kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thuế.

2. Thực trạng vận dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế Quận 11: Quy định về tổ chức bộ máy quản lý trong ngành thuế; Vận dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế Quận 11; Khảo sát và thống kê bằng phiếu câu hỏi về tình trạng thực tế về công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận 11.

3. Đề xuất giải pháp để xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả hơn trong công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận 11: Những trở ngại và nguyên nhân trong quá trình vận dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế Quận 11; Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thuế nhằm tích hợp những ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên nền tảng báo cáo INTOSAI 2004 vào thực tiễn công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận 11.

Keywords: Hành chính thuế, Thuế, Tài chính công, Kiểm soát nội bộ, Tax administration, Taxation, Public finance, Internal control, Viết thuê luận văn thạc sĩ

PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………… 1

CHƢƠNG 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 11 … 4

1.1. Công tác quản lý thuế của ngành thuế ……………………………………………………….. 4

1.1.1. Cơ sở lý luận công tác quản lý thuế………………………………………………………… 4

1.1.1.1. Khái niệm thuế ……………………………………………………………………………… 4

1.1.1.2. Đặc điểm của thuế …………………………………………………………………………. 4

1.1.1.3. Chức năng của thuế ……………………………………………………………………….. 5

1.1.1.4. Công tác quản lý thuế …………………………………………………………………….. 5

1.1.2. Tổng quan về cơ quan thuế và ngành thuế ………………………………………………. 8

1.1.2.1. Khái niệm về cơ quan thuế và tổ chức bộ máy ngành thuế………………….. 8

1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuế và đặc điểm công tác quản

lý thuế của ngành thuế ……………………………………………………………………………….. 9

1.2. Tổng quan Chi cục Thuế Quận 11……………………………………………………………. 11

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ………………………………………………………… 11

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục Thuế Quận 11 ……………………………….. 12

1.2.3. Tình hình quản lý thuế, thực trạng thu thuế tại Chi cục Thuế Quận 11 những năm gần đây……………………………………………………………………………………… 13

1.2.3.1. Thực trạng về tình hình các doanh nghiệp do Chi cục Thuế Quận 11 quản lý …………………………………………………………………………………………………… 13

1.2.3.2. Thực trạng tình hình thu thuế tại Chi cục Thuế Quận 11 …………………… 14

Kết luận chƣơng 1 …………………………………………………………………………………………. 17

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ………………………………………………………… 18

2.1. Tổng quan về Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong khu vực công…………………… 18

2.1.1. Định nghĩa Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong khu vực công …………………….. 18

2.1.2. Mục tiêu của Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong khu vực công ………………….. 23

2.1.3. Ý nghĩa Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong một tổ chức hành chính công …… 24

2.1.4. Giới hạn của Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong khu vực công ………………….. 24

2.2. Mối quan hệ giữa Hệ thống Kiểm soát nội bộ và hiệu quả quản lý khu vực công………………………………………………………………………………………………………………. 25

2.2.1. Sự cần thiết Hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với khu vực công …………………. 26

2.2.2. Tính hữu hiệu của Hệ thống Kiểm soát nội bộ khu vực công …………………… 28

2.2.3. Tác động của Hệ thống Kiểm soát nội bộ đến hiệu quả quản lý khu vực công…………………………………………………………………………………………………………… 29

2.2.4. Mối quan hệ giữa Hệ thống Kiểm soát nội bộ và hiệu quả công tác quản lý thuế……………………………………………………………………………………………………………. 31

2.2.4.1. Mục tiêu và hiệu quả công tác quản lý thuế …………………………………….. 31

2.2.4.2. Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả công tác quản lý thuế … 31

Kết luận chƣơng 2 …………………………………………………………………………………………. 33

 

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 11 …………………………………………………………………………… 34

3.1. Môi trƣờng kiểm soát………………………………………………………………………………. 35

3.1.1. Thực hiện thường xuyên các chế độ, định mức, tiêu chuẩn ……………………… 35

3.1.2. Chi cục Thuế Quận 11 được xây dựng mô hình phù hợp với chức năng

nhiệm vụ của cơ quan thuế các cấp ……………………………………………………………….. 35

3.1.3. Tổ chức thực hành nâng cao đạo đức công vụ ……………………………………….. 36

3.1.4. Tổ chức xét khen thưởng hàng năm ……………………………………………………… 36

3.1.5. Triển khai cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội

ngũ công chức …………………………………………………………………………………………….. 37

3.2. Đánh giá rủi ro ……………………………………………………………………………………….. 38

3.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và triển khai công tác quản lý rủi ro…………….. 38

3.2.2. Thực hiện công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng trong giải quyết các công việc của đơn vị………………………………………………………………………………. 38

3.2.3. Thực hiện công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng trong hoạt động kiểm tra ……………………………………………………………………………………………………… 39

3.2.4. Thực hiện công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng trong công tác

giải quyết khiếu nại, tố cáo …………………………………………………………………………… 39

3.2.5. Triển khai hoá đơn điện tử…………………………………………………………………… 39

3.3. Hoạt động kiểm soát………………………………………………………………………………… 40

3.3.1. Thực hiện phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các đội theo đúng chức

năng, nhiệm vụ……………………………………………………………………………………………. 40

3.3.2. Phân công quyền hạn, chức năng gắn với nhiệm vụ nhất định …………………. 41

3.3.3. Xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức định kỳ, chuyển đổi vị trí công

tác của công chức thuế…………………………………………………………………………………. 41

3.3.4. Kiểm soát dữ liệu quản lý bằng ứng dụng công nghệ thông tin ………………… 43

3.3.5. Theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước để đưa ra các

biện pháp kịp thời ……………………………………………………………………………………….. 43

3.3.6. Tổ chức thực hiện quy trình giải quyết tố cáo ………………………………………… 44

3.4. Thông tin và truyền thông……………………………………………………………………….. 44

3.4.1. Liên thông thông tin giữa các cơ quan, ban ngành với nhau …………………….. 44

3.4.2. Xây dựng kế hoạch quản lý thuế cụ thể và triển khai thực hiện xuyên suốt

đến các Đội thuế liên quan……………………………………………………………………………. 45

3.4.3. Thực hiện kế hoạch thông tin tuyên truyền của ngành thuế năm 2019 ………. 46

3.4.4. Đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng máy tính……………………… 46

3.4.5. Công khai thông tin những doanh nghiệp ngừng hoạt động …………………….. 47

3.5. Giám sát …………………………………………………………………………………………………. 47

3.5.1. Chủ động giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của công chức …………………….. 47

3.5.2. Ban lãnh đạo thực hiện giám sát tình hình thực hiện công tác thu NSNN

thông qua các báo cáo và các cuộc họp giao ban hàng tháng…………………………….. 48

3.5.3. Triển khai Nhật ký điện tử trong hoạt động kiểm tra thuế trên địa bàn Quận

11………………………………………………………………………………………………………………. 48

3.5.4. Nâng cao trình độ chuyên môn, kế toán cho công chức thuộc bộ phận kiếm

tra thuế ………………………………………………………………………………………………………. 49

3.5.5. Tổ chức tập huấn Kỹ năng An ninh thông tin cho người sử dụng……………… 49

3.5.6. Tăng cường thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ, kiểm tra công vụ………….. 49

3.5.7. Bổ sung nhân sự hỗ trợ công tác kiểm tra thuế ………………………………………. 50

3.6. Đánh giá về thực trạng triển khai Hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Chi cục

Thuế Quận 11 ……………………………………………………………………………………………….. 51

3.6.1. Môi trường kiểm soát…………………………………………………………………….. 51

3.6.2. Đánh giá rủi ro ……………………………………………………………………………… 51

3.6.3. Hoạt động kiểm soát ……………………………………………………………………… 52

3.6.4. Thông tin và truyền thông………………………………………………………………. 52

3.6.5. Giám sát ………………………………………………………………………………………. 53

Kết luận chƣơng 3 …………………………………………………………………………………………. 53

CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM CHỨNG TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 11 ……………………………….. 55

4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………. 55

4.1.1. Mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 55

4.1.2. Dữ liệu nghiên cứu……………………………………………………………………………… 56

4.1.2.1. Dữ liệu sơ cấp……………………………………………………………………………… 56

4.1.2.2. Dữ liệu thứ cấp ……………………………………………………………………………. 56

4.1.3. Thực hiện khảo sát ……………………………………………………………………………… 56

4.1.4. Cách xây dựng bảng câu hỏi khảo sát …………………………………………………… 57

4.2. Kết quả nghiên cứu …………………………………………………………………………………. 58

4.2.1. Môi trường kiểm soát………………………………………………………………………….. 58

4.2.2. Đánh giá rủi ro …………………………………………………………………………………… 61

4.2.3. Hoạt động kiểm soát …………………………………………………………………………… 63

4.2.4. Thông tin và truyền thông……………………………………………………………………. 65

4.2.5. Giám sát ……………………………………………………………………………………………. 68

4.2.6. Hiệu quả công tác quản lý thuế…………………………………………………………….. 70

Kết luận chƣơng 4 …………………………………………………………………………………………. 72

CHƢƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 11 ………………………………………………………. 74

5.1. Những trở ngại và nguyên nhân trong quá trình vận dụng HTKSNB tại

CCTQ11 ……………………………………………………………………………………………………….. 74

5.1.1. Trong công tác quản lý thuế ………………………………………………………………… 74

5.1.2. Trong việc vận dụng các yếu tố của HTKSNB tại CCTQ11…………………….. 76

5.1.2.1. Môi trường kiểm soát …………………………………………………………………… 76

5.1.2.2. Đánh giá rủi ro…………………………………………………………………………….. 77

5.1.2.3. Hoạt động kiểm soát …………………………………………………………………….. 77

5.1.2.4. Thông tin và truyền thông …………………………………………………………….. 78

5.1.2.5. Giám sát ……………………………………………………………………………………… 78

5.2 Quan điểm hoàn thiện HTKSNB tại CCTQ11…………………………………………… 79

5.2.1. Quan điểm kế thừa ………………………………………………………………………… 79

5.2.2. Quan điểm ứng dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế …………………. 80

5.2.3. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin………………………………………… 81

5.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại CCTQ11………………………………… 82

5.3.1. Mục tiêu HTKSNB trong công tác quản lý thuế tại CCTQ11…………………… 82

5.3.2. Đề xuất giải pháp ……………………………………………………………………………….. 84

5.3.2.1. Môi trường kiểm soát …………………………………………………………………… 84

5.3.2.2. Đánh giá rủi ro…………………………………………………………………………….. 85

5.3.2.3. Hoạt động kiểm soát …………………………………………………………………….. 88

5.3.2.4. Thông tin và truyền thông …………………………………………………………….. 89

5.3.2.5. Giám sát ……………………………………………………………………………………… 91

5.4. Kế hoạch thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB trong công tác quản lý thuế tại CCTQ11 …………………………………………………………………………. 93

5.4.1. Về công tác thực hiện dự toán thu NSNN hàng năm ………………………………. 94

5.4.2. Về công tác thu hồi, xử lý nợ thuế………………………………………………………… 94

5.4.3. Về công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai, nộp thuế của NNT .. 96

5.4.4. Về công tác kiểm tra thuế ……………………………………………………………………. 96

5.4.5. Về công tác quản lý các khoản thu từ đất ………………………………………………. 97

Kết luận chƣơng 5 …………………………………………………………………………………………. 98

KẾT LUẬN CHUNG …………………………………………………………………………………… 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCTQ11 Chi cục Thuế Quận 11

COSO Committee of Sponsoring Organization

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

INTOSAI International Organisation of Supreme Audit

Institutions KSNB Kiểm soát nội bộ NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách Nhà nước UBND Uỷ ban Nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số lượng các doanh nghiệp do Chi cục Thuế Quận 11 quản lý qua các
năm 2014-2018……………………………………………………………………………………………13

Bảng 1.2: Số lượng các hộ kinh doanh do Chi cục Thuế Quận 11 quản lý qua các
năm 2014-2018……………………………………………………………………………………………13

Bảng 1.3: Kết quả thực hiện thu Ngân sách nhà nước tại Chi cục Thuế Quận 11 giai
đoạn 2014-2018…………………………………………………………………………………………..15

Bảng 1.4: Thống kê công tác kiểm tra thuế giai đoạn 2014 – 2018 ……………………16

Bảng 4.1: Thống kê tình hình khảo sát …………………………………………………………..57

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế theo các cấp từ Trung ương đến địa

phương……………………………………………………………………………………………………….9

Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện tác động của HTKSNB …………………………………………….32

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………………….55

Hình 4.2: Kết quả khảo sát yếu tố Môi trường kiểm soát ………………………………….58

Hình 4.3: Kết quả khảo sát yếu tố Đánh giá rủi ro……………………………………………61

Hình 4.4: Kết quả khảo sát yếu tố Hoạt động kiểm soát……………………………………63

Hình 4.5: Kết quả khảo sát yếu tố Thông tin và truyền thông ……………………………65

Hình 4.6: Kết quả khảo sát yếu tố Giám sát…………………………………………………….68

Hình 4.7: Kết quả khảo sát Hiệu quả công tác quản lý thuế ………………………………70

TÓM TẮT

Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của đề tài là các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận 11. Để đạt được các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu, tác giả lần lượt đưa ra các vấn đề và giải quyết như sau:
1. Kiểm soát nội bộ trong các đơn vị khu vực công theo định nghĩa của INTOSAI.

– Thế nào là kiểm soát nội bộ trong các đơn vị khu vực công.

– Vai trò, ý nghĩa của kiểm soát nội bộ trong tổ chức công.

– Đánh giá đặc điểm của kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thuế.

2. Thực trạng vận dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế Quận 11

– Quy định về tổ chức bộ máy quản lý trong ngành thuế.

– Vận dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế Quận 11.

– Khảo sát và thống kê bằng phiếu câu hỏi về tình trạng thực tế về công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận 11.
3. Đề xuất giải pháp để xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả hơn trong công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận 11.
– Những trở ngại và nguyên nhân trong quá trình vận dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục Thuế Quận 11.
– Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thuế nhằm tích hợp những ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên nền tảng báo cáo INTOSAI 2004 vào thực tiễn công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận
11.

ABSTRACT

The object researching and surveying of the subject is the integral part of internal control system in order to give solutions to perfect the internal control system in the tax management at District 11 Tax Department. To achieve the objectives of researching, authors turn making and solving the problems as follows:
1. The internal control in the public institutions according to definition of

INTOSAI.

– What is internal control in the public institutions?

– The role and significance of internal control in the public institutions.

– Evaluating the characteristics of internal control in tax management.

2. The current status about applying the internal control system in District 11 Tax

Department.

– Regulations on organization of management in tax industry.

– Applying the internal control system at District 11 Tax Department.

– Surveying and statistical analyzing by questionnaires about the status in the tax management at District 11 Tax Department.
3. Suggesting the solutions in order to perfect the internal control system in the tax management at District 11 Tax Department.
– Difficulties and causes in the process of applying the internal control system at District 11 Tax Department.
– Orienting to perfect the internal control system in the tax management in order integrate the advantage of internal control based on INTOSAI 2004 into reality of tax management at District 11 Tax Department.
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước (NSNN) mà còn là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Điều đó nói lên tầm quan trọng của công tác quản lý thuế đối với sự sống còn của nền tài chính một quốc gia. Vì vậy, có thể nói nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, chất lượng quản lý thuế gắn với cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý thuế hiện nay nhằm góp phần đảm bảo nguồn thu cho NSNN và tạo sự công bằng về nghĩa vụ thuế đối với NNT.
Để có những cơ chế, chính sách, những quyết định phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế thì hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) chính là một công cụ đắc lực và rất cần thiết đối với hoạt động tài chính Nhà nước: ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hoạt động hiệu quả, tăng cường trách nhiệm giải trình và đạt được sự tuân thủ các quy trình đã thiết lập (INTOSAI 2004).
Chi cục Thuế Quận 11 là một đơn vị hành chính thuộc Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, được giao nhiệm vụ quản lý thuế trên đại bàn Quận 11. Trên cơ sở các chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ được giao, Chi cục Thuế Quận 11 thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế cũng như kiểm tra nội bộ về hiệu quả thực thi công vụ, thái độ ứng xử với NNT của công chức ngành thuế. Trong quá trình vận hành, các chính sách về thuế thường xuyên thay đổi, các quy trình kiểm soát nội bộ trong đơn vị không còn phù hợp với thực tiễn, vì vậy công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn, tình trạng trốn thuế, lách thuế xảy ra khá phổ biến. Số thuế truy thu sau mỗi niên độ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế của NNT tăng dần qua mỗi năm. Các biểu hiện tiêu cực khác như mua bán hoá đơn bất hợp pháp, xuất hoá đơn khống,… cũng tăng dần qua mỗi năm và đều được đơn vị phối hợp với các Chi cục Thuế khác hoặc các
2

cơ quan ban ngành liên quan tiến hành xử lý. Ngoài ra, trong năm 2017 và 2018, đơn vị cũng đã phát hiện và đưa ra các hình thức xử lý kỷ luật những trường hợp các công chức thuế chiếm dụng tiền thuế của NNT vào mục đích cá nhân. Để có thể kiểm soát nội bộ tốt công tác quản lý thuế, đơn vị cần phải xây dựng một HTKSNB vững mạnh. Ban lãnh đạo CCTQ11 luôn đề cao vai trò của HTKSNB trong công tác quản lý thuế, tuy nhiên chưa phát huy hết vai trò và những điểm mạnh của HTKSNB. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của toàn đơn vị chưa được phát huy ở mức tối đa, kéo theo những hệ luỵ khác như thất thu thuế, tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà ở khâu thủ tục hành chính còn kéo dài, quản lý các đối tượng nộp thuế còn nhiều thiếu sót.
Vì lẽ đó, việc thực hiện đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận 11” là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế cũng như công cuộc cải cách hành chính hiện nay, góp phần đảm bảo nguồn thu cho NNT cũng như tạo sự công bằng, minh bạch đối với nghĩa vụ thuế của NNT trên địa bàn Quận 11.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp để hoàn thiện HTKSNB tại CCTQ11. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài này hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:
– Hệ thống hoá cơ sở lý luận về HTKSNB trong công tác quản lý thuế tại

CCTQ11.

– Đánh giá, phân tích thực trạng về HTKSNB tại CCTQ11.

– Đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTKSNB trong công tác quản lý thuế tại

CCTQ11.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ lần lượt giải quyết các câu hỏi

sau:

– Thứ nhất, cơ sở lý luận về HSKSNB tại CCTQ11?

– Thứ hai, thực trạng về HTKSNB tại CCTQ11?
3

– Thứ ba, giải pháp hoàn thiện HTKSNB nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế tại CCTQ11?
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Tiến hành khảo sát các thông tin về cơ quan thuế và tham khảo ý kiến các Ban lãnh đạo và các công chức trong Chi cục thuế để đánh giá tác động của các nhân tố của HTKSNB đến hiệu quả công tác quản lý thuế của CCTQ11. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB để tăng cường hiệu quả quản lý thuế trên địa bàn quận.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 5 chương:

Chƣơng 1: Công tác quản lý thuế tại CCTQ11: Giới thiệu khái quát đặc điểm CCTQ11, giới thiệu các hoạt động của CCTQ11 gắn với HTKSNB đang áp dụng tại đơn vị.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về HTKSNB trong công tác quản lý thuế: Trình bày cơ sở lý luận về HTKSNB, các nhân tố tác động đến HTKSNB trong công tác quản lý thuế.
Chƣơng 3: Thực trạng về HTKSNB tại CCTQ11: Mô tả chi tiết quá trình vận dụng HTKSNB tại CCTQ11.
Chƣơng 4: Phƣơng pháp nghiên cứu và kiểm chứng tác động của HTKSNB đến hiệu quả công tác quản lý thuế của CCTQ11: Trình bày phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố của HTKSNB đến hiệu quả công tác quản lý thuế của CCTQ11.
Chƣơng 5: Các giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại CCTQ11: Phân tích những trở ngại trong quá trình vận dụng HTKSNB tại CCTQ11, từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB tại CCTQ11.
4

CHƢƠNG 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 11

1.1. Công tác quản lý thuế của ngành thuế

1.1.1. Cơ sở lý luận công tác quản lý thuế

1.1.1.1. Khái niệm thuế

Cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm về thuế đã được nêu ra trong khá nhiều các sách báo trên thế giới nhưng vẫn chưa có khái niệm thống nhất tuyệt đối.
Theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì định nghĩa rằng: “Thuế là nguồn thu chủ yếu của NNT. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế”.
Hai nhà kinh tế Mỹ là K.P.Makkohhell và C.L.Bryu đã nêu một khái niệm khác về thuế tương đối hoàn chỉnh trong cuốn “Economics” như sau: “Thuế là khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hóa dịch vụ) của các Công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà là Tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”.
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế

Thuế có hai đặc điểm chính sau:

– Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc. Tính bắt buộc là bởi vì không có người dân nào tự nguyện trả các dịch vụ công mà họ nhận được, nên Nhà nước phải dùng quyền lực để nhân dân nộp thuế đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu công.
– Thuế là một khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Có nghĩa là số tiền thuế người dân đóng góp không phải đòi hỏi Nhà nước phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu nhưng được xem là một khoản Nhà nước vay mượn và sẽ hoàn trả qua các việc đầu tư và cung cấp hàng hóa công, vì vậy người dân có quyền ý kiến nếu số thuế đóng quá cao trong khi lợi ích nhận được từ dịch vụ công lại quá thấp.
5

1.1.1.3. Chức năng của thuế

– Đảm bảo nguồn thu cho NSNN: là phương tiện huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước bù đắp cho các khoản chi ngân sách.
– Tạo sự công bằng trong phân phối thu nhập và ổn định xã hội: sự công bằng thể hiện qua việc phân chia nghĩa vụ thuế dựa trên mức thu nhập của NNT, tuy nhiên sự công bằng này chỉ đảm bảo ở mức tương đối.
– Điều tiết nền kinh tế vĩ mô: khắc phục những bất cập của thị trường nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện để tăng thu nhập của các tầng lớp nhân dân.
1.1.1.4. Công tác quản lý thuế

 Khái niệm quản lý thuế

Quản lý thuế là hoạt động của cơ quan thuế các cấp dựa trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động quản lý thuế của Nhà nước. Theo Điều 4 Luật quản lý thuế 2019 ngày 13 tháng 6 năm 2019, công tác quản lý thuế bao gồm những nội dung sau:
– Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

– Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.

– Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế
nợ.

– Quản lý thông tin người nộp thuế.

– Quản lý hóa đơn, chứng từ.

– Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn

chặn vi phạm pháp luật về thuế.

– Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

– Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

– Hợp tác quốc tế về thuế.

– Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
6

Như đã trình bày ở phần trên, một trong những chức năng quan trọng nhất của thuế là đảm bảo nguồn thu NSNN. Vì vậy, hiệu quả quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý thu thuế là những chỉ tiêu luôn được Bộ Tài chính quan tâm hướng đến, thông qua các văn bản pháp luật điều chỉnh các chính sách về các loại thuế và các khoản thu khác sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngoài ra, hàng năm, Bộ Tài chính đều phát động thi đua dựa trên các chỉ tiêu về số nợ còn tồn đọng, số thu NSNN mỗi đơn vị đạt được. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ phân tích những chỉ tiêu này khi nghiên cứu về hiệu quả công tác quản lý thuế.
Công tác quản lý thuế đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng kết quả thu NSNN. Trong quá trình quản lý thuế sẽ luôn gặp phải những thuận lợi cũng như khó khăn nhất định. Một trong những khó khăn luôn tồn tại đó là vấn đề thất thu thuế.
Thất thu thuế được hiểu là những biểu hiện khi những khoản tiền được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT cần phải nộp vào NSNN, nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan mà các khoản tiền này không được nộp vào NSNN. Bao gồm các lý do cụ thể sau:
– Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của các doanh nghiệp khi kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tăng doanh thu, giảm chi phí và nhất là giảm được những khoản chi phí phải bỏ ra để nộp vào NSNN. Để cụ thể hoá, họ tìm đến các hành vi trốn thế, gian lận số tiền thuế, hoặc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, gây thất thu lớn cho NSNN.
– Trình độ quản lý, bộ máy tổ chức, trình độ chuyên môn của công chức thuế còn yếu kém, không hiệu quả, dẫn đến việc không phát hiện ra những sai sót, gian lận của NNT. Hay vì chính sách thuế sửa đổi liên tục, còn nhiều những sơ hở làm cho NNT hiểu sai hay cố tình hiểu sai, tìm đủ mọi cách để trốn thuế. Hoặc cũng vì lợi ích của cá nhân mà công chức thuế thông đồng với NNT nhằm giảm số thuế phải nộp, dẫn đến thất thu thuế, thất thoát nguồn thu vào NSNN và gây hậu quả nghiêm trọng đến lợi ích chung của đơn vị.

ThS09.051_Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý Thuế tại Chi cục Thuế Quận 11

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Loại tài liệu

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
ThS09.051_Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý Thuế tại Chi cục Thuế Quận 11
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý Thuế tại Chi cục Thuế Quận 11