Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Khám chữa bệnh tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Hướng Ứng Dụng) Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Khám chữa bệnh tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh (ThS08.060)

Download Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Hướng Ứng Dụng): Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Khám chữa bệnh tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh (ThS08.060)

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát:

Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu cụ thể:

– Nghiên cứu cơ sở lí luận về sự hài lòng của khách hàng mà ở đây là bệnh nhân của Viện Tim.

– Phân tích thực trạng về chất lượng khám chữa bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc xác định sự hài lòng của bệnh nhân.

– Đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết về sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế, từ đó đề tài sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:

– Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

– Hồi quy bội để xác định và đo lường sự hài lòng đối với từng nhân tố dịch vụ khám chữa bệnh.

– Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của từng mức độ chất lượng dịch vụ.

– Phân tích sự khác nhau của các nhân tố trong sự hài lòng dịch vụ ở từng đặc điểm bệnh nhân.

– Dữ liệu được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đang khám và điều trị tại Viện Tim.

Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Tim từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2018 bằng phương pháp khảo sát mô tả cắt ngang trên 800 bệnh nhân nội trú, ngoại trú và người nhà bệnh nhân.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Nghiên cứu này cung cấp kết quả thực nghiệm để tìm ra nhân tố nào tác động đến chất lượng dịch vụ nhằm cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh theo kết quả nghiên cứu để có được chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân theo Bộ Tiêu chí quản lý chất lượng của Bộ Y tế (bắt đầu áp dụng từ năm 2016).

Kết quả nghiên cứu, phân tích này sẽ phần nào góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin trong công tác cải tiến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua đó sẽ tạo năng lực khám chữa bệnh cho bệnh nhân trên khắp cả nước. Ngoài ra, nếu CLDV khám chữa bệnh được nâng cao thì uy tính của Viện Tim theo đó cũng được năng cao tạo sự tin tưởng cho bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh tại Viện Tim.

6. Kết cấu của luận văn:

Luận văn bao gồm 3 chương (không bao gồm Phần mở đầu và Kết luận)

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của bệnh nhân.

Chương 2: Thực trạng về dịch vụ khám chữa bệnh tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Giải pháp nâng cao CLDV khám chữa bệnh tại Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh.

ThS08.060_Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Khám chữa bệnh tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự theo giới tính ......................................................... 26 Bảng 2.2: Các khoa/phòng chức năng của Viện Tim ...................................... 27 Bảng 2.3: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Viện Tim ................................. 28 Bảng 2.4: Đặc điểm các đối tượng tham gia nghiên cứu của Nội trú (n=399) .......................................................................................................................... 36 Bảng 2.5: Mức độ sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ nội trú (N= 399) .................................................................................................................. 37 Bảng 2.6: Đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhân tố “Khả năng tiếp cận”.................................................................................................................. 37 Bảng 2.7: Đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhân tố “Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám, điều trị” ........................................................................... 38 Bảng 2.8: Đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhân tố “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh ..................................................................... 39 Bảng 2.9: Đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhân tố “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế” ............................................................... 40 Bảng 2.10: Đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhân tố “Kết quả cung cấp dịch vụ” ............................................................................................................ 41 Bảng 2.11: Đánh giá về sự ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đối với sự hài lòng bệnh nhân ......................................................................... 42 Bảng 2.12: Phân tích sự khác nhau trong sự hài lòng của bệnh nhân theo đặc điểm nhân khẩu học của những bệnh nhân ..................................................... 42 Bảng 2.13: Đặc điểm các đối tượng tham gia nghiên cứu của Ngoại trú ( n= 401) .................................................................................................................. 45 Bảng 2.14: Đánh giá mức độ sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ ngoại trú (N= 401) .......................................................................................... 45 Bảng 2.15: Số liệu về các bảng chỉ dẫn thông tin cho bệnh nhân ................... 46 Bảng 2.16: Đánh giá chất lượng dịch vụ các nhân tố “Khả năng tiếp cận” . 46 Bảng 2.17: Đánh giá chất lượng dịch vụ các nhân tố “Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị ......................................................................... 47 Bảng 2.18: Đánh giá chất lượng dịch vụ các nhân tố “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh”................................................................................. 48 Bảng 2.19: Cơ sở vật chất của Viện Tim ......................................................... 49 Bảng 2.20: Đánh giá chất lượng dịch vụ các nhân tố “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế” ...................................................................... 50 Bảng 2.21: Đánh giá chất lượng dịch vụ các nhân tố “Kết quả cung cấp dịch vụ”.................................................................................................................... 51 Bảng 2.22: Đánh giá về sự ảnh hưởng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đối với sự hài lòng bệnh nhân ............................................................................... 52 Bảng 2.23: Phân tích sự khác nhau trong sự hài lòng của bệnh nhân theo đặc điểm nhân khẩu học của những bệnh nhân .................................................... 53 DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH Mô hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Song Thất và Lê Kim Long (2013) .......................................................................................................................... 10 Mô hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của Hồ Bạch Nhật 2015 ........................... 11 Mô hình 1.3: Mô hình Nghiên cứu của Lê Thị Kim Ngân và Lê Thị Thu Trang (2014) .............................................................................................................. 12 Mô hình 1.4: Mô hình nghiên cứu của Loh Chun T’ing và cộng sự (2019) .... 17 Mô hình 1.5: Mô hình nghiên cứu của Dr. Rana Tahir Naveed và cộng sự (2019) .......................................................................................................................... 18 Mô hình 1.6: Mô hình nghiên cứu của Abid Hussain 1, Muhammad Asif 1, Arif Jameel 1, Jinsoo Hwang 2, Noman Sahito 3 and Shahida Kanwel 4 (2019) . 19 Mô hình 1.7: Mô hình của Jeen-Su Lima và Cộng sự (2018).......................... 20 Mô hình 1.8: Mô hình nghiên cứu (Nguồn Bộ Y tế) ........................................ 21 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Quy trình nghiên cứu ........................................................... 23 TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH DANH MỤC SƠ ĐỒ TÓM TẮT-ABSTRACT MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 3 3. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................... 4 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ............................................................................. 4 6. Kết cấu của luận văn: ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Y TẾ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN ................................................................................................... 5 1.1. Tổng quan về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng bệnh nhân....................... 5 1.1.1. Định nghĩa dịch vụ:.............................................................................................. 5 1.1.2. Định nghĩa chất lượng dịch vụ ............................................................................ 6 1.1.3. Định nghĩa sự hài lòng của khách hàng ............................................................. 6 1.1.4. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng............. 7 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và sự hài lòng bệnh nhân trong lĩnh vực khám Ngoại trú-Nội trú: ......... 8 1.2.1. Các nghiên cứu về CLDV KCB và sự hài lòng bệnh nhân Ngoại trú.............. 8 1.2.2. Các nghiên cứu về CLDV KCB và sự hài lòng bệnh nhân Nội trú................ 10 1.3. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về chất lượng dịch vụ KCB và sự hài lòng bệnh nhân trong lĩnh vực khám Ngoại trú và Nội trú ....................... 13 1.3.1. Các nghiên cứu về CLDV KCB và sự hài lòng bệnh nhân Ngoại trú............ 13 1.3.2. Các nghiên cứu về CLDV KCB và sự hài lòng bệnh nhân Nội trú................ 17 1.4. Vận dụng các nghiên cứu về phân tích CLDV KCB của Ngoại trú và Nội trú trong nước và nước ngoài vào Viện Tim TP.HCM: ................................... 21 1.5. Quy trình nghiên cứu: .................................................................................. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI VIỆN TIM TP.HCM.................................................................................................... 24 2.1. Giới thiệu chung về Viện Tim TP.HCM ................................................. 24 2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ y tế tại Viện Tim TP.HCM ...................... 25 2.2.1. Công tác đón tiếp, chăm sóc và phục vụ bệnh nhân ....................................... 25 2.2.2 Nguồn nhân lực trong bệnh viện........................................................................ 25 2.2.3. Các hoạt động chuyên môn đặc thù chuyên khoa Tim mạch......................... 26 2.2.5. Những hạn chế, khó khăn của Viện Tim.......................................................... 29 2.3. Phương pháp đánh giá CLDV và sự hài lòng bệnh nhân nội trú và ngoại trú tại Viện Tim.................................................................................................... 31 2.3.1. Quy trình thực hiện khảo sát ............................................................................ 31 2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 32 2.3.3. Bảng câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 33 2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................... 34 2.4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp Cronbach Alpha .............. 34 2.4.2. Thống kê mô tả ................................................................................................... 34 2.4.3. Phân tích hồi quy................................................................................................ 34 2.5. Vấn đề y đức .................................................................................................. 35 2.6. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 35 2.6.1. Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ KCB và sự hài lòng bệnh nhân tại Khoa điều trị Nội trú.................................................................................................... 35 2.6.1.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu của Nội trú .......................... 35 2.6.1.2. Đánh giá mức độ sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ nội trú ........................................................................................................................................ 36 2.6.1.3. Phân tích chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa Nội trú. .............. 37 2.6.1.4. Đánh giá về sự ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đối với sự hài lòng bệnh nhân .................................................................................................. 41 2.6.1.5. Phân tích sự khác nhau trong sự hài lòng của bệnh nhân theo đặc điểm nhân khẩu học của những bệnh nhân ........................................................................ 42 2.6.2. Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ KCB và sự hài lòng bệnh nhân tại Khoa điều trị Ngoại trú .................................................................................. 44 2.6.2.1. Đặc điểm các đối tượng tham gia nghiên cứu của khoa Ngoại trú ............. 44 2.6.2.2. Đánh giá mức độ sự hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ ngoại trú (N= 401)................................................................................................................... 45 2.6.2.3. Phân tích chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa Ngoại trú ........... 46 2.6.2.4. Đánh giá về sự ảnh hưởng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đối với sự hài lòng bệnh nhân....................................................................................................... 51 2.6.2.5. Phân tích sự khác nhau trong sự hài lòng của bệnh nhân theo đặc điểm nhân khẩu học của những bệnh nhân ........................................................................ 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI VIỆN TIM ........................................................................................................ 56 3.1. Giải pháp chất lượng dịch vụ khám và điều trị Ngoại trú ........................ 56 3.2. Giải pháp chất lượng dịch vụ khám và điều trị Nội trú ............................ 57 3.3. Giải pháp chung cho Viện Tim .................................................................... 57 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 59 1. Kết luận về Nội trú........................................................................................ 59 2. Kết luận về Ngoại trú.................................................................................... 61 3. Kết luận chung .............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của bệnh viện đối với người dân mà nó còn là một trong những tiêu chí đánh giá xếp hạng bệnh viện, quyết định thương hiệu của bệnh viện thông qua sự hài lòng của bệnh nhân, nó tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng của người bệnh là yêu cầu rất cần thiết hiện nay đối với Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Viện Tim). Sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một bệnh viện. Nó được xem là một thước đo đánh giá mức độ đáp ứng của các dịch vụ cung cấp đối với các nhu cầu, kỳ vọng của bệnh nhân. Như vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân? Làm thế nào để bệnh nhân hài lòng với chất lượng dịch vụ tại viện tim? Giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là gì? Đó là một trong số các câu hỏi mà tác giả sẽ đi tìm các giải đáp thông qua nghiên cứu đề tài này. Hiện nay, yếu tố hài lòng người bệnh đã không còn là vấn đề của riêng một bệnh viện, tùy thuộc vào mức độ quan tâm mỗi cơ sở y tế mà đã trở thành một tiêu chí quan trọng được quy định, quản lý chặt chẽ bởi Bộ Y tế thông qua “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam” và được kiểm tra, đánh giá thường xuyên bởi các cấp quản lý. Đặc biệt, đối với Viện Tim – một đơn vị sự nghiệp y tế công lập - đây còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị bởi nó là bằng chứng quan trọng phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị y tế. Theo Nghị định số 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập: “3 năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập thì sẽ bị giải thể….”. 2 Theo thực trạng hiện tại của Viện Tim đang xảy ra những bất cập về quản lý chất lượng bệnh viện cần được quan tâm: (1) Quy trình khám chữa bệnh còn nhiều thủ tục rườm rà; (2) Chưa triển khai tốt về công nghệ thông tin trong việc quản lý và chăm sóc khách hàng; (3) Kỹ năng giao tiếp và thái độ ứng xử của nhân viên y tế còn yếu kém chưa được đào tạo tốt; (4) Tình trạng bệnh nhân gọi trực tiếp phản ánh vào đường dây nóng vẫn còn xảy ra thường xuyên; (5) Những thư góp ý, than phiền về tình trạng không hài lòng chung của Viện Tim vẫn xảy ra hàng quý. Dựa vào thống kê báo cáo hàng quý của Phòng Kế hoạch tổng hợp về chất lượng dịch vụ nói chung thông qua việc Khảo sát sự hài lòng bệnh nhân định kỳ thì tỷ lệ phản ánh chung về chất lượng dịch vẫn chưa đạt yêu cầu như Viện Tim mong muốn. Bên cạnh đó, sự xuất hiện ngày càng đông các cơ sở y tế: bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân xung quanh Viện Tim, các bệnh viện được trang bị những phòng khám hiện đại, cơ sở vật chất tiên tiến và đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, là một vấn đề đáng quan tâm của Viện Tim… gắn liền với nó là sự cạnh tranh gay gắt trên tất cả các lãnh vực cung cấp dịch vụ bệnh viện nói chung và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nói riêng. Từ tình hình thực tế nói trên cho thấy: việc vận dụng lý thuyết và phương pháp khảo sát, phân tích sự hài lòng của bệnh nhân là việc làm cần thiết, nhằm nhận diện và kiểm định lại thực trạng hài lòng của bệnh nhân và đo lường những nhân tố tác động đến sự hài lòng đó. Từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý giúp ban lãnh đạo bệnh viện chấn chỉnh lại quy trình cung cấp dịch vụ, tăng cường giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của bệnh nhân, góp phần tạo dựng thương hiệu cho Viện Tim. Như vậy với các câu hỏi trên và những vấn đề mà viện tim đang cần lời giải đáp và sửa chữa xây dụng nên tác giả xin đề xuất nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Khám chữa bệnh tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các kết quả của những 3 công trình nghiên cứu đã có, nghiên cứu với mục đích tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại viên tim Tp. Hồ Chí Minh. Thông qua các kết quả nghiên cứu tác giải sẽ có cơ sở để xây dựng kết hoạch xây dựng quy trình khám chữa bệnh một cách hợp lý và khoa học, nhằm nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh tại viên tim từ đó nâng cao chât lượng khám chữa bệnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu:  Mục tiêu tổng quát: Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự chất lượng khám chữa bệnh tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh.  Mục tiêu cụ thể:  Nghiên cứu cơ sở lí luận về sự hài lòng của khách hàng mà ở đây là bệnh nhân của Viện Tim.  Phân tích thực trạng về chất lượng khám chữa bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc xác định sự hài lòng của bệnh nhân.  Đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết về sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế, từ đó đề tài sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:  Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.  Hồi quy bội để xác định và đo lường sự hài lòng đối với từng nhân tố dịch vụ khám chữa bệnh.  Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của từng mức độ chất lượng dịch vụ.  Phân tích sự khác nhau của các nhân tố trong sự hài lòng dịch vụ ở từng đặc điểm bệnh nhân. 4  Dữ liệu được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đang khám và điều trị tại Viện Tim. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Tim từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2018 bằng phương pháp khảo sát mô tả cắt ngang trên 800 bệnh nhân nội trú, ngoại trú và người nhà bệnh nhân. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu này cung cấp kết quả thực nghiệm để tìm ra nhân tố nào tác động đến chất lượng dịch vụ nhằm cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh theo kết quả nghiên cứu để có được chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân theo Bộ Tiêu chí quản lý chất lượng của Bộ Y tế (bắt đầu áp dụng từ năm 2016). Kết quả nghiên cứu, phân tích này sẽ phần nào góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin trong công tác cải tiến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua đó sẽ tạo năng lực khám chữa bệnh cho bệnh nhân trên khắp cả nước. Ngoài ra, nếu chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được nâng cao thì uy tính của Viện Tim theo đó cũng được năng cao tạo sự tin tưởng cho bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh tại Viện Tim. 6. Kết cấu của luận văn: Luận văn bao gồm 3 chương (không bao gồm Phần mở đầu và Kết luận) Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của bệnh nhân. Chương 2: Thực trạng về dịch vụ khám chữa bệnh tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Y TẾ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN 1.1. Tổng quan về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng bệnh nhân. 1.1.1. Định nghĩa dịch vụ: Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất. Có nhiều khái niệm đã được đưa ra theo các góc độ khác nhau về dịch vụ. Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ... và mang lại lợi nhuận. Theo Zeithaml & Britner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Theo Kotler & Armstrong (2004), dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng. Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: “Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất”. Nhìn chung, các phát biểu trên đều chỉ ra đặc điểm nổi bật của dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Nó không 6 tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội. 1.1.2. Định nghĩa chất lượng dịch vụ Theo Wisniewski (2001, dẫn theo Nguyễn Thị Phương Trâm, 2008), chất lượng dịch vụ là một khái niệm vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong các tài liệu nghiên cứu bởi vì các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ và chưa tìm được sự thống nhất về để đưa ra một kết luận sau cùng. Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu, chất lượng dịch vụ sẽ được định nghĩa bởi những cách khác nhau. Evardsson, Thomson and Ovretveit (1994, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và cộng sự., 2003) cho rằng chất lượng dịch vụ là dịch vụ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Một trong số những người đầu tiên nghiên cứu về chất lượng dịch vụ một cách cụ thể và chi tiết phải nhắc đến là Parasuraman et al. (1985, 1988) đã đưa ra mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ (mô hình SERVQUAL). 1.1.3. Định nghĩa sự hài lòng của khách hàng Theo Oliver (1997), sự hài lòng là một trạng thái phản ứng của khách hàng đối với việc được đáp ứng những mong đợi thông qua sử dụng dịch vụ bao gồm cả mức độ đáp ứng trên và dưới mức mong muốn. Năm 1992, Brown cho rằng hài lòng là một trạng thái trong đó những gì khách hàng cần, muốn, và mong đợi ở sản phẩm và gói dịch vụ được thỏa mãn hay vượt quá sự mong đợi. Zeithaml và Bitner (2012) cho rằng sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi. Khái niệm này đã cụ thể hóa về “sự hài lòng của khách hàng” là sự đánh giá được đo lường dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ. 7 Theo Kotler, Keller và Armstrong (2012), sự hài lòng là trạng thái tâm lý mà khách hàng cảm nhận về một dịch vụ, doanh nghiệp khi những kỳ vọng của họ được thoả mãn hoặc là thoả mãn vượt qua sự mong đợi thông qua tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ và là mức độ của trạng thái cảm xúc bắt nguồn từ việc so sánh giữa nhận thức về sản phẩm, dịch vụ với mong đợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Nếu sản phẩm không đạt được mong đợi thì khách hàng không hài lòng. Khi sản phẩm vượt quá mong đợi, khách hàng hài lòng với dịch vụ. Như vậy, sự hài lòng là một trạng thái đáp ứng của khách hàng khi nhu cầu của khách hàng được đáp ứng đạt mức mong muốn hoặc trên mức mong muốn. 1.1.4. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự hài lòng của khách hàng có sự trùng khớp, do đó hai khái niệm này có thể thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là hai khái niệm hoàn toàn phân biệt. Theo Parasuraman & cộng sự (1993), điểm khác biệt cốt yếu giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng chính là vấn đề “nhân quả”. Một số nghiên cứu khác cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng chất lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng (Cronin & Taylor, 1992; Spreng & Taylor, 1996). Lý do là chất lượng dịch vụ liên quan đến việc cung cấp dịch vụ còn sự hài lòng chỉ được đánh giá sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Trong khi đó, Zeithalm & Bitner (2012) cho rằng sự hài lòng của khách hàng không chỉ là vấn đề về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm hay giá cả mà nó còn bị tác động bởi nhiều yếu tố như yếu tố tình huống, yếu tố cá nhân. Tuy nhiên mối liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là điều không thể phủ nhận. Bởi sự hài lòng của khách hàng đối với một 8 dịch vụ chính là dựa trên dịch vụ đó có thỏa mãn được nhu cầu, mong đợi của khách hàng hay không hay nói cách khác, chất lượng của dịch vụ đó có tốt hay không. Có thể nói mối quan hệ nhân-quả giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là yếu tố then chốt trong các nghiên cứu về dịch vụ. Trong mối quan hệ này, chất lượng dịch vụ được xem như là nguyên nhân, sự hài lòng của khách hàng là kết quả, chất lượng dịch vụ là một chuẩn lý tưởng trong khi hài lòng có tính dự báo và mong đợi. Chất lượng dịch vụ mang tính khách quan, trong khi đó sự hài lòng lại dựa trên cảm nhận, cảm xúc chủ quan của người dùng. Do đó sự đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đề cập đến các tiêu chí mà khác hàng cảm nhận được, còn đánh giá chất lượng của một dịch vụ lại tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ (Zeithalm & Bitner 2000). Mức độ giải thích của các thành phần của chất lượng dịch vụ đối với sự hài lòng đặc biệt đối với từng ngành dịch vụ cụ thể cũng đã được đánh giá qua các nghiên cứu trước. Cronin & Taylor đã kiểm định mối quan hệ này và đưa đến kết luận chất lượng dịch vụ dẫn đến sự thỏa mãn của khách hàng. Theo một số nghiên cứu khác, chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự hài lòng (Cronin & Taylor, 1992) và là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng (Ruyter; Bloemer; 1997). 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và sự hài lòng bệnh nhân trong lĩnh vực khám Ngoại trú-Nội trú: 1.2.1. Các nghiên cứu về CLDV KCB và sự hài lòng bệnh nhân Ngoại trú 1.2.1.1. Nghiên cứu của Phạm Trí Dũng và cộng sự (2011) Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú về dịch vụ khám chữa bệnh được thực hiện tại Khoa Khám bệnh của ba bệnh viện hạng III. Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định 9 lượng và định tính trong nghiên cứu này với đối tượng được phỏng vấn là người bệnh đến khám và điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh. Nghiên cứu sử dụng mô hình SERVQUAL để đo lường sự hài lòng của người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng (bệnh nhân) đạt điểm cao nhất ở (1) khía cạnh hữu hình: “Trang phục của nhân viên y tế luôn sạch sẽ, gọn gàng”; theo sau đó lần lượt là (2) Khía cạnh tin tưởng: “Người bệnh luôn được cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng bệnh tật, hướng điều trị”; (3) Khía cạnh đáp ứng: “Các nhân viên y tế luôn sẵn lòng giúp đỡ người bệnh”; (4) Khía cạnh đảm bảo: “Người bệnh luôn được khám bệnh một cách tỉ mỉ, toàn diện”; (5) Khía cạnh cảm thông: “Thời gian khám chữa bệnh đuợc bố trí phù hợp, thuận tiện cho các bệnh nhân tới khám chữa bệnh”. 1.2.1.2. Nghiên cứu của Nguyễn Song Thất và Lê Kim Long (2013) Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Các tác giả đã dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đã và đang điều trị bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các thành phần cấu tạo nên sự hài lòng của bệnh nhân, xây dựng thang đo, từ đó đề xuất mô hình đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu cũng sử dụng mô hình SERVQUAL để đo lường mức độ kỳ vọng – mức độ cảm nhận về dịch vụ nơi đây. Kết quả cho thấy, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa bao gồm 3 thành phần: sự phù hợp, thông tin, viện phí. 10 (Nguồn: Nguyễn Song Thất và Lê Kim Long (2013), Tạp chí Khoa học Công Nghệ Thủy sản) Mô hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Song Thất và Lê Kim Long (2013) 1.2.2. Các nghiên cứu về CLDV KCB và sự hài lòng bệnh nhân Nội trú 1.2.2.1. Nghiên cứu của Hồ Bạch Nhật (2015) Nghiên cứu tiến hành khảo sát 260 bệnh nhân nội trú tại bốn bệnh viện lớn tại thành phố Long Xuyên - An Giang gồm: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, Bệnh viện Đa khoa thành phố Long Xuyên, Bệnh viện Bình dân và Bệnh viện Hạnh Phúc từ tháng 04 năm 2013 đến tháng 06 năm 2013. Nghiên cứu này sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF, dẫn xuất từ thang đo SERVQUAL để đo lường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nhằm mục đích xác định những thành phần của chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 05 thành phần chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh [1] “Phương tiện hữu hình”; [2] “Tin cậy”; [3] “Đáp ứng”; [4] 11 “Năng lực phục vụ”; [5] “Đồng cảm” thì có 03 thành phần có tác động tích cực đến sự hài lòng của bệnh nhân gồm: “Năng lực phục vụ”; “Đồng cảm” và “Phương tiện hữu hình”, trong đó thành phần năng lực phục vụ có ảnh hưởng cao nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định sự khác biệt theo một số biến nhân khẩu học cho thấy có sự khác biệt rõ rệt trong đánh giá giữa nhóm bệnh nhân điều trị tại bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân. (Nguồn: Hồ Bạch Nhật (2015), Tạp chí Khoa học Trường ĐH An Giang) Mô hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của Hồ Bạch Nhật 2015 1.2.2.2. Nghiên cứu của Lê Thị Kim Ngân và Lê Thị Thu Trang (2014) Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Sau khi tiến hành khảo sát 100 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để biết được có 4 yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của bệnh nhân về chất lượng dịch vụ tại đây, đó là (1) “Đáp ứng”; (2) “Chất lượng chăm sóc”; (3) “Chất lượng khám điều trị” và (4) “Hữu hình”. Cũng theo nghiên 12 cứu này, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của các bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ giữa những bệnh nhân có trình độ học vấn và tình trạng sức khỏe khi ra viện khác nhau với thông qua phương pháp kiểm định Chi bình phương. (Nguồn: Lê Thị Kim Ngân và Lê Thị Thu Trang (2014), Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ) Mô hình 1.3: Mô hình Nghiên cứu của Lê Thị Kim Ngân và Lê Thị Thu Trang (2014) 1.2.2.3. Nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Tú & cộng sự (2014) Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế với mục tiêu đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân nội trú được điều trị tại đây và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang và được thực hiện trên 845 bệnh nhân nội trú. Mỗi ngày, các bệnh nhân xuất viện trong ngày hôm đó sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn với mỗi khoa 5 người bệnh.Thang đo Likert 5 mức độ từ “Rất không hài lòng” đến “Rất hài lòng” được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng của người bệnh. 13 Kết quả cho thấy tỉ lệ người bệnh hài lòng chung về dịch vụ KCB tại Bệnh viện Trung ương Huế là 86,4%. Hầu hết các yếu tố được đánh giá đều cho thấy có tỉ lệ bệnh nhân hài lòng trên 80%. Trong đó, cụ thể, yếu tố cho thấy có tỉ lệ bệnh hài lòng cao nhất là kết quả điều trị với 89,4%. Theo sau lần lượt là các yếu tố về giao tiếp, tương tác với bác sĩ với 87,9%; tiếp cận dịch vụ, sự thuận tiện trong khám chữa bệnh: 86,9%; thời gian chờ sử dụng dịch vụ: 85,2%; giao tiếp, tương tác với nhân viên y tế: 83,5%; cơ sở vật chất, phục vụ vệ sinh: 82,0%. Yếu tố được đánh giá có tỉ lệ người bệnh hài lòng thấp nhất là về chi phí KCB, xét nghiệm với tỷ lệ 67,4%. Ngoài ra, các nguyên nhân dẫn đến việc không hài lòng của bệnh nhân cũng được chỉ ra là thời gian chờ đợi quá lâu, thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí chậm, hướng dẫn người bệnh chưa rõ ràng. 1.3. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài về chất lượng dịch vụ KCB và sự hài lòng bệnh nhân trong lĩnh vực khám Ngoại trú và Nội trú 1.3.1. Các nghiên cứu về CLDV KCB và sự hài lòng bệnh nhân Ngoại trú 1.3.1.1. Nghiên cứu của Sanjib Gogoi và Bhaben Choudhury (2015) Nghiên cứu được mô tả cắt ngang khảo sát trên 70 bệnh nhân bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Mức độ hài lòng được xác định bằng cách phân tích các câu trả lời (Thỏa đáng/Không thỏa đáng; Đầy đủ/Không đầy đủ; Có / không; Cần thiết /Không cần thiết). Kết quả: trong số 70 người được hỏi, có 47 là nam và 23 là nữ. Phần lớn bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 37-47 (37.1%). Đa số những người được hỏi trong nghiên cứu này đến từ Khoa Nội (35.7%), tiếp theo là bệnh nhân từ Khoa Tai mũi họng (20%). Nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự hài lòng của bệnh nhân nói chung là tốt về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe như chăm sóc lâm sàng, cơ sở vật chất và phương tiện chẩn đoán, thái độ, hành vi của bác sĩ và y tá và chi phí điều trị. Mối quan tâm chính là mức độ sự hài lòng thấp của bệnh nhân (38.6%) đối với 14 hành vi của các nhân viên vệ sinh. Kết luận rằng cung cấp dịch vụ chất lượng là một quá trình liên tục và mỗi Bệnh viện nên bắt đầu tiến hành nhiều nghiên cứu như thế này để đánh giá chất lượng của quy trình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. 1.3.1.2. Nghiên cứu của Seema Sachdeva, Harmanpreet Kaur (2018) Nghiên cứu này để đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về việc chăm sóc và điều trị tại khoa Cấp cứu. Bằng phương pháp khảo sát mô tả cắt ngang được thực hiện trong số 150 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên trong 24 giờ, tại ba đơn vị cấp cứu (Cấp cứu y tế, cấp cứu phẫu thuật và Cấp cứu chấn thương) trong tháng 2 đến tháng 3 năm 2017. Bảng câu hỏi về sự hài lòng của bệnh nhân đến quá trình nhập viện, môi trường vật lý, thông tin xử lý và xả thải đang được sử dụng làm công cụ thu thập dữ liệu. Các đối tượng đã được phỏng vấn để thu thập dữ liệu. Kết quả của chất lượng chăm sóc tổng thể được báo cáo là hài lòng bởi 55% đối tượng. Khi phân tích sâu hơn các thành phần của sự hài lòng của bệnh nhân, 51% đối tượng hài lòng về hiệu quả của quá trình nhập viện và 47% với kiểm tra được thực hiện bởi bác sĩ. Trong khi đó, sự không hài lòng được báo cáo trong trường hợp sạch sẽ về cơ sở vật chất (59%), tiếng ồn cao (53%) và thiếu nước uống và nhà vệ sinh sạch sẽ chiếm trên 58% đối tượng được khảo sát. Trong khi có đến 61% đối tượng hài lòng với những giải thích rõ ràng về tình trạng bệnh lý và 49% hài lòng với sự có mặt kịp thời của bác sĩ và y tá trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, các đối tượng được khảo sát không hài lòng với các yếu tố như thời gian chờ đợi lâu (53%), chăm sóc lâm sàng (47%), bảo vệ sự riêng tư (41%) và kỹ năng giao tiếp (55%). Thời gian nằm viện và hình thức cấp cứu có mối liên quan đáng kể với bệnh nhân với mức độ hài lòng p <0,05. Nhìn chung, số lượng bệnh nhân hài lòng cao hơn với quy trình nhập viện, sự thăm khám của bác sĩ và giải thích về tình trạng bệnh nhưng họ không hài lòng với việc thời gian chờ đợi lâu, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc lâm sàng
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

ThS08.060_Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Khám chữa bệnh tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Khám chữa bệnh tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh