Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam
Tài chính vi mô là sáng kiến quan trọng trong nỗ lực tìm ra phương thức hiệu quả cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo, tạo ra cơ hội cho người nghèo tự tạo việc làm và tăng thu nhập, xây dựng lòng tự tin, tinh thần tự lực để vượt qua nghèo khó. Nghiên cứu ứng dụng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam.
Trong đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô được xem xét qua khía cạnh quan trọng là khả năng tự vững về hoạt động. Các cơ chế hạn chế bất cân xứng thông tin độc đáo và các yếu tố khác được xem xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của 42 tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1999 đến 2014. Nghiên cứu đã phát hiện ra 05 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê từ 0.1% đến 5%, bao gồm: Lợi tức trên danh mục cho vay danh nghĩa (YIELDit); Cơ cấu vốn (DERit); CPBit (Chi phí trung bình trên mỗi người vay); Cơ chế cho vay đồng trách nhiệm (LM).
Trong đó, Lợi tức trên danh mục cho vay danh nghĩa (YIELDit) và cơ chế cho vay đồng trách nhiệm là các yếu tố tác động mạnh nhất. Nghiên cứu đề nghị những giải pháp nhằm tăng cường sự tự vững về hoạt động của các tổ chức TCVM, bao gồm: Áp dụng triệt để cơ chế cho vay theo nhóm (cho vay đồng trách nhiệm; yêu cầu tiết kiệm bắt buộc; cho vay tăng dần theo năng lực trả nợ; thu hồi nợ thường xuyên); Đơn giản hóa hoạt động cho vay, nâng cao lợi tức trên danh mục cho vay, tăng năng suất nhân viên và giảm sự phụ thuộc vào các nhà tài trợ, giảm chi phí điều hành, khai thác các nguồn lực để tạo ra doanh thu tài chính và tập trung vào việc tăng giá trị tổng tài sản.
Từ khóa: Tài chính vi mô; Tự vững về hoạt động; Hiệu quả hoạt động