hệ thống kiểm soát nội bộ

Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ

Một số quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ như:

Theo từ điển tiếng Việt: “Kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới một đối tượng nào đó” (từ điển tiếng Việt, 2000, trang 3).

Theo quan điểm của liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC): “Kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của các hoạt động”.

Theo quan điểm của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) năm 1936: “kiểm soát nội bộ là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách”.

Theo chuẩn mực kiểm toán số 35 của Việt Nam: “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.”

Theo điều 39 luật kế toán số 88/2015/QH13 có hiệu lực 01/01/2017 lại cho rằng: “kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.

HOT: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Uy Tín - Chuyên Nghiệp LIÊN HỆ

Theo COSO (2013): “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu: tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của BCTC, sự tuân thủ của các luật lệ và quy định”.

Trong khái niệm của tổ chức COSO (2013) nhấn mạnh đến 4 nội dung quan trọng:

– KSNB là một quá trình: KSNB không chỉ là một tình huống, sự kiện riêng lẻ mà nó là sự kết hợp một chuỗi các hoạt động, hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị.

– KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: trong khái niệm có nêu rất rõ KSNB do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì…Do đó KSNB trong đơn vị bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố con người. Trong đó, Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát thông qua những chính sách, thủ tục, biểu mẫu…

– KSNB đảm bảo tính hợp lý cho nhà quản lý: kiểm soát nội bộ chỉ đảm bảo tính hợp lý chứ không đảm bảo tính tuyệt đối trong việc thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý. Vì kiểm soát nội bộ không thể ngăn chặn việc sai sót của con người, sự thông đồng, sự yếu kèm, lạm quyền của nhà quản trị…không bao giờ xảy ra. Mà KSNB chỉ có thể ngăn chặn, phát hiện sớm khi những rủi ro đó xảy ra.

Download Luận văn thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ:

– Mục tiêu tuân thủ: KSNB của đơn vị đảm bảo các hoạt động của đơn vị tuân thủ pháp luật, quy định của nhà nước; yêu cầu quản lý; chính sách và quy trình nghiệp vụ của đơn vị.

– Mục tiêu hoạt động: phải sử dụng hiệu quả các tài sản và nguồn lực của đơn vị để hạn chế rủi ro; đảm bảo sự phối hợp, làm việc của toàn bộ nhân viên để đạt được mục tiêu của đơn vị; tránh thất thoát, lãng phí.

– Mục tiêu báo cáo: việc lập báo cáo tài chính và phi tài chính phải trung thực, hợp lý, đáng tin cậy phục vụ mục đích sử dụng của các bên cần đọc báo cáo. Báo cáo phải được lập trên các chuẩn mực, chính sách về kế toán, quản lý đã được xác định rõ ràng.

Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *