Năng lực kế toán

Khái niệm Năng lực kế toán

Khái niệm Năng lực kế toán

Ủy ban Giáo dục của IFAC năm 1998 và 2003 xác định năng lực kế toán (accounting competency) được thể hiện thông qua các khả năng của kế toán để thực hiện các nhiệm vụ và vai trò dự kiến của một kế toán chuyên nghiệp, cả người mới hoàn thành việc học cũng như người có trình độ, kinh nghiệm, theo tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng và công chúng mong đợi (Palmer và cộng sự, 2004). Sự phát triển của ngành nghề kế toán đã tạo ra những thách thức và cơ hội mới cho các nhà thực hành và các nhà giáo dục kế toán. Năm 1999, Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ đã cố gắng chỉ đạo trong việc thực hiện các nghiên cứu để hiểu và đánh giá về những năng lực cần thiết của kế toán. Căn cứ vào phương pháp tiếp cận năng lực dựa trên các yếu tố đầu vào, năng lực kế toán gồm các kiến ​​thức, các kỹ năng và các phẩm chất cá nhân khác của kế toán được ưa chuộng bởi những tổ chức hành nghề kế toán (Boritz và Carnaghan, 2003).

Tiếp đó, bằng việc phân tích các công trình nghiên cứu về năng lực kế toán của nhiều tổ chức nghề hành nghề kế toán, Palmer và cộng sự (2004) cũng nhất trí rằng kiến thức kế toán, kiến thức kinh doanh tổng hợp, kiến thức công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng máy tính, kỹ năng tương tác, thái độ và phẩm chất cá nhân tích cực là những tiêu chí cơ bản quan trọng mà người kế toán có năng lực tốt sẽ thể hiện ra bên ngoài khi làm việc. Rõ ràng, quan điểm về năng lực kế toán của Palmer và cộng sự (2004) đưa ra là khá toàn diện và phù hợp với cách đánh giá của các tổ chức hành nghề kế toán được ưu chuộng trên thế giới nên tác giả sử dụng các tiếp cận này cho nghiên cứu luận án. Tóm lại, năng lực kế toán được thể hiện thông qua các loại kiến thức, các loại kỹ năng, các thái độ và phẩm chất cá nhân mà người kế toán thể hiện ra bên ngoài khi thực hiện các nhiệm vụ và vai trò dự kiến của một kế toán theo tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng và công chúng mong đợi.

Luận án Kế toán: Tác động của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến chất lượng báo cáo tài chính, trách nhiệm giải trình và thành quả hoạt động trong các đơn vị công tại Việt Nam

Trước hết, một người kế toán cần những kiến thức về chuyên môn, kiến thức kinh doanh tổng hợp và kiến thức về công nghệ thông tin (Mohamed và Lashine, 2003; Palmer và cộng sự, 2004). Kiến thức chuyên môn bao gồm những chủ đề tạo nên chuyên ngành kế toán, cũng như các kiến thức về chuyên ngành kinh doanh khác, những kiến thức này cùng nhau tạo thành nền tảng kiến ​​thức thiết yếu cho kế toán chuyên nghiệp (International Federation of Accountants Education Committee, 2003). Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã đưa đến sự chuyển đổi mạnh mẽ về vai trò của kế toán. Kế toán không chỉ sử dụng và rèn luyện các kỹ năng kiểm soát công nghệ thông tin mà còn giữ vị trí quan trọng khi đánh giá, thiết kế và quản lý các hệ thống đó (International Federation of Accountants Education Committee, 2003). Vì thế, kiến thức về công nghệ thông tin không chỉ giúp họ sáng tạo tại nơi làm việc mà còn giúp họ thích nghi với môi trường làm việc mới nhanh hơn (Mohamed và Lashine, 2003).

Hơn nữa, Nguyen và Leclerc (2011) cho rằng để hoàn thành tốt công việc, nhân viên văn phòng cần rất nhiều kỹ năng, tuy nhiên, đối với nghề kế toán ngày nay, Palmer và cộng sự (2004) nhận thấy kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng máy tính (tin học) và kỹ năng tương tác là những kỹ năng cần thiết để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ và giúp họ có cơ hội thăng tiến trong tương lai. Trong đó, kỹ năng giao tiếp được coi là bắt buộc để người kế toán có thể hòa hợp với mọi người trong đơn vị và kỹ năng này cũng là nền tảng của sự thăng tiến trong công việc của họ (Mohamed và Lashine, 2003). Bộ máy kế toán nói riêng và bộ máy tổ chức nói chung luôn có sự gắn kết giữa các cá nhân. Các hoạt động giữa các bộ phận luôn chi phối lẫn nhau, kỹ năng giao tiếp giúp công việc của kế toán diễn ra thuận lợi hơn. Còn kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng thu thập dữ liệu hợp lý, xử lý và áp dụng các kỹ năng có được để giúp xác định và giải quyết vấn đề. Và để giải quyết tốt vấn đề, kế toán cần khả năng phân tích (Mohamed và Lashine, 2003). Với sự phát triển của công nghệ thông tin, cụ thể cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đặt ra nhiều yêu cầu cho kế toán không chỉ là thích nghi, làm quen với các giao diện phần mềm mới mà còn yêu cầu các thao tác thực hành nhanh hơn để xử lý công việc nhanh chóng, kịp thời cung cấp thông tin cho các nhà quản lý cũng như các cơ quan chức năng yêu cầu. Do đó, kỹ năng sử dụng máy tính (kỹ năng tin học) không những cần thiết mà còn rất quan trọng đối với nghề kế toán ngày nay.

Ngoài ra, trong bộ máy kế toán, người phụ trách kế toán cần phải có thêm kỹ năng tương tác. Kỹ năng này có thể hiểu là kỹ năng làm việc và quản lý nhóm, nó được thể hiện ở khả năng tổ chức và ủy thác các nhiệm vụ, thúc đẩy và gây ảnh hưởng đến người khác và giải quyết xung đột nhanh chóng, hiệu quả. Kỹ năng làm việc và quản lý nhóm không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện, kỹ năng này dự kiến sẽ giúp kế toán dễ thăng tiến trong tương lai (Mohamed và Lashine, 2003). Ngoài ra, các phẩm chất cá nhân khác của kế toán như sự tự tin, niềm đam mê, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, yêu thích công việc, thái độ nghiêm túc, trung thực, có ý thức trách nhiệm cao, phong thái hòa đồng, tinh thần lạc quan,… cũng hỗ trợ rất nhiều cho các yêu cầu về năng lực của kế toán (Mohamed và Lashine, 2003). Palmer và cộng sự (2004) cũng đồng ý rằng các giá trị, đạo đức và thái độ tích cực như vậy sẽ giúp kế toán trở nên chuyên nghiệp, có năng lực tốt hơn, giúp họ hoàn thành công việc hiệu quả hơn.

Khái niệm Năng lực kế toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *