Download Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng khung lý thuyết và đƣa ra các bằng chứng thực nghiệm về tác động của SXCS đến sức khoẻ và tình trạng làm việc của NCT ở Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số chính sách nhằm góp ph n cải thiện sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện đƣợc mục tiêu chung ở trên, luận án xác định các mục tiêu cụ thể sau:
i Hệ thống hóa và phát triển các lý luận về sắp xếp cuộc sống của NCT và tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT;
ii Phân tích thực trạng sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi Việt Nam;
iii Phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của
iv Trên cơ sở các kết quả phân tích, đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT.
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………….1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………………………..1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ………………………………………………………………5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………….5
4. Những đóng góp mới của luận án……………………………………………………………..6
5. Kết cấu của luận án …………………………………………………………………………………8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ……………………………………………………10
1.1. Các nghiên cứu về sắp xếp cuộc sống ngƣời cao tuổi……………………………………..10
1.1.1. Các nghiên cứu về sắp xếp cuộc sống ngƣời cao tuổi ở nƣớc ngoài ……….10
1.1.2. Các nghiên cứu về sắp xếp cuộc sống ngƣời cao tuổi ở Việt Nam …………14
1.2. Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khoẻ NCT ……………………………..16
1.3. Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến tình trạng làm việc của NCT …………25
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ……………………………………………………………………………28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ………………………………………………………………………………….30
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI CAO TUỔI ……………………………………………………………………………………………………………..31
2.1. Những vấn đề chung về ngƣời cao tuổi và sắp xếp cuộc sống ngƣời cao tuổi ……31
2.1.1. Một số khái niệm liên quan ………………………………………………………………31
2.1.2. Khái niệm “sắp xếp cuộc sống”…………………………………………………………32
2.2. Phân loại sắp xếp cuộc sống của NCT ………………………………………………………….33
2.3. Lý thuyết về sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi………………………………………..36
2.4. Sắp xếp cuộc sống và sức khỏe của ngƣời cao tuổi ………………………………………..38
2.4.1. Khái niệm và đo lƣờng sức khỏe ……………………………………………………….38
2.4.2. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe ngƣời cao tuổi ………………41
2.5. Sắp xếp cuộc sống và tình trạng làm việc của NCT………………………………………..44
2.5.1. Khái niệm và phân loại làm việc của NCT………………………………………….44
2.5.2. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến tình trạng làm việc ở NCT …………..46
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ………………………………………………………………………………….49
ii
CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………..50
3.1. Bối cảnh nghiên cứu …………………………………………………………………………………..50
3.2. Khung phân tích và mô hình nghiên cứu tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe của ngƣời cao tuổi…………………………………………………………………………………….52
3.2.1. Khung phân tích………………………………………………………………………………52
3.2.2 Mô hình nghiên cứu ………………………………………………………………………….53
3.2.3. Mô tả và đo lƣờng các biến nghiên cứu………………………………………………54
3.3. Khung phân tích và mô hình nghiên cứu tác động của sắp xếp cuộc sống đến tình trạng làm việc của ngƣời cao tuổi……………………………………………………………………….63
3.3.1. Khung phân tích………………………………………………………………………………63
3.3.2. Mô hình nghiên cứu …………………………………………………………………………64
3.3.3. Mô tả và đo lƣờng các biến nghiên cứu………………………………………………64
3.4. Dữ liệu nghiên cứu …………………………………………………………………………………….68
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………….69
3.5.1. Xử lý số liệu……………………………………………………………………………………69
3.5.2. Phƣơng pháp phân tích …………………………………………………………………….69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ………………………………………………………………………………….72
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………73
4.1. Thực trạng sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi ở Việt Nam…………………………73
4.1.1. Khái quát về dân số cao tuổi ở Việt Nam ……………………………………………73
4.1.2. Cách thức sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi ở Việt Nam ……………….77
4.1.3. Sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi theo từng độ tuổi ………………………78
4.1.4. Sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi theo giới tính ……………………………81
4.1.5. Sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi theo khu vực sống …………………….82
4.2. Kết quả các kiểm định ………………………………………………………………………………..84
4.2.1. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến………………………………………………….84
4.2.2. Kiểm định Chow ……………………………………………………………………………..84
4.2.3. Kiểm định Hosmes – Lemeschow ……………………………………………………..85
4.3. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe tự đánh giá của NCT………………..85
4.3.1. Tình trạng sức khỏe do NCT tự đánh giá ……………………………………………85
4.3.2. SXCS và các yếu tố tác động tới sức khỏe tự đánh giá ở NCT ………………87
iii
4.4. Tác động của sắp xếp cuộc sống tới tình trạng tr m cảm của NCT…………………..91
4.4.1. Tình trạng tr m cảm của NCT …………………………………………………………..91
4.4.2. SXCS và các yếu tố tác động tới tình trạng tr m cảm của NCT …………….94
4.5. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến tình trạng làm việc của NCT…………………..97
4.5.1. Tình trạng làm việc của NCT phân theo giới tính và khu vực ……………….97
4.5.2. SXCS và các yếu tố tác động tới tình trạng làm việc của NCT…………….103
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ………………………………………………………………………………..112
CHƢƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CH NH SÁCH ………………………………………………… 113
5.1. Các kết quả nghiên cứu chính …………………………………………………………………..113
5.2. Một số đề xuất chính sách …………………………………………………………………………114
5.2.1. Chính sách khuyến khích đồng cƣ trú ………………………………………………115
5.2.2. Chăm sóc sức khỏe NCT ………………………………………………………………..116
5.2.3. Chính sách làm việc cho NCT …………………………………………………………117
5.2.4. Chính sách vận động tuyên truyền……………………………………………………119
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ………………………………………………………………………………..120
KẾT LUẬN CHUNG ……………………………………………………………………………………121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………… i
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ …………………………………………….. xvii
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………….. xviii
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADLs CI IADLs GSO HGĐ
H-L LLLĐ LSMS NCT OR
SRH
Các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày
Khoảng tin cậy
Các hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày
Tổng cục Thống kê
Hộ gia đình
Kiểm định Homes – Lemeshow
Lực lƣợng lao động
Điều tra đo lƣờng mức sống của Ngân hàng Thế giới
Ngƣời cao tuổi
T số chênh lệch odds ratio
Sức khỏe tự đánh giá
SXCS Sắp xếp cuộc sống
UNFPA UN VHLSS VNAS
WHO
Quỹ Dân số Liên hợp quốc
Liên hợp quốc
Điều tra mức sống của hộ gia đình Việt Nam
Điều tra Ngƣời cao tuổi Việt Nam
Tổ chức Y tế Thế giới
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các biến trong mô hình hồi quy logistic cho sức khỏe tự đánh giá SRH của NCT ………………………………………………………………………………….57
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các biến trong mô hình hồi quy logistic cho tình trạng tr m cảm của NCT …………………………………………………………………………………………………..61
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp đo lƣờng các biến trong mô hình hồi quy logistic…………….67
về tình trạng làm việc của NCT………………………………………………………………………….67
Bảng 4.1. Số lƣợng ngƣời cao tuổi ở Việt Nam qua các năm …………………………………73
Bảng 4.2. Đặc trƣng của dân số cao tuổi Việt Nam ………………………………………………76
Bảng 4.3. Cách thức sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi Việt Nam…………………….77
Bảng 4.4. Sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi theo độ tuổi………………………………..80
Bảng 4.5. Sự sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi theo giới tính………………………….81
Bảng 4.6. Sự sắp xếp cuộc sống của NCT theo khu vực thành thị-nông thôn …………..82
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Chow ……………………………………………………………………84
Bảng 4.8. T lệ ngƣời cao tuổi có sức khỏe tự đánh giá tốt theo các đặc trƣng ………..86
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy logistic cho sức khỏe tự đánh giá của NCT …………………..88
Bảng 4.10. T lệ mắc bệnh tr m cảm của ngƣời cao tuổi ………………………………………93
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy logistic cho tr m cảm của ngƣời cao tuổi……………………96
Bảng 4.12. T lệ ngƣời cao tuổi đang làm việc theo giới …………………………………….100
Bảng 4.13. T lệ ngƣời cao tuổi đang làm việc theo khu vực……………………………….102
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy tình trạng làm việc của ngƣời cao tuổi, theo giới tính ..105
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy tình trạng làm việc của NCT, theo khu vực sống………..108
vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Khung phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe NCT ………………………..52
Hình 3.2. Khung phân tích tác động của SXCS đến tình trạng làm việc của NCT…….64
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các quốc gia phát triển và đang phát triển đã và đang bƣớc vào giai đoạn già hoá dân số. Trên thế giới hiện nay, cứ mỗi giây có hai ngƣời vừa bƣớc vào tuổi 60; trung bình cứ 9 ngƣời trên trái đất thì có một ngƣời từ 60 tuổi trở lên và t số này sẽ là 5:1 vào năm 2050. Châu Á là khu vực có số lƣợng ngƣời cao tuổi lớn nhất thế giới chiếm 55,2% dân số cao tuổi trên thế giới bởi các quốc gia có siêu quy mô dân số trên thế giới đều tập trung tại châu Á nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản. Theo dự báo dân số của Liên hợp quốc (United Nations, 2017), cho đến năm 2050, thứ hạng này vẫn thuộc về châu Á. Sự lão hoá dân số là kết quả của mức sinh giảm và tuổi thọ tăng. Trong khi già hóa dân số đƣợc coi là thành tựu của quá trình phát triển thì nó cũng là thách thức lớn với các nƣớc đang phát triển, đặc biệt là những nƣớc với đặc điểm nổi bật là “già trƣớc khi giàu” (Goli & Pandey, 2016) trong đó có Việt Nam.
Một trong vấn đề trọng tâm của già hoá dân số là lựa chọn mô hình sắp xếp cuộc sống gia đình của ngƣời cao tuổi NCT . Đây là một lĩnh vực mà đòi hỏi c n có sự quan tâm đ y đủ của xã hội và gia đình (United Nations, 2006). Việc sắp xếp cuộc sống gia đình của NCT – d là ngẫu nhiên mang tính chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác hay là sự lựa chọn có chủ đích của NCT – có ảnh hƣởng đến phúc lợi của NCT trong tƣơng lai (Velkoff, 2001).
Ở các nƣớc châu Á, một quan niệm đƣợc xã hội thừa nhận là NCT đƣợc con cái chăm sóc khi về già bởi điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống về lòng hiếu thảo, đó là con cái có nghĩa vụ trả ơn cho cha m vì những hy sinh của họ khi nuôi dạy con cái. Do đó, ngƣời ta mong đợi rằng nhiều NCT ở các nƣớc châu Á dựa vào gia đình để hỗ trợ và chăm sóc khi về già. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế đã dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu gia đình của nhiều nƣớc châu Á, trong đó có Việt Nam, từ mô hình gia đình mở rộng sang kiểu gia đình hạt nhân. Do đó, kiểu
SXCS theo truyền thống của ngƣời châu Á đã và đang có sự thay đổi nhanh chóng.
1
Cũng nhƣ nhiều nƣớc châu Á khác, gia đình là nguồn hỗ trợ chính cho NCT ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực nông thôn với ph n lớn NCT đang sinh sống. Tuy nhiên, trong hai thập k g n đây, số lƣợng NCT tăng nhanh chóng cả về quy mô và tốc độ, trong khi đó số lƣợng trẻ em giảm và nền kinh tế-xã hội có những thay đổi nhanh chóng đƣợc xem là các yếu tố tác động sâu sắc đến các hộ gia đình, mạng lƣới liên kết trong gia đình và do đó sẽ thay đổi hoàn cảnh sống của NCT. Những thay đổi trong cách SXCS này tác động rất lớn đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT cũng nhƣ sự chăm sóc và hỗ trợ NCT. Vì vậy, c n một nghiên cứu toàn diện với bộ dữ liệu đ y đủ để có thể đóng góp thêm sự đa dạng cho những bằng chứng thực nghiệm cũng nhƣ nghiên cứu học thuật.
Về mặt thực nghiệm, trong thời gian qua có nhiều nghiên cứu trên thế giới đƣợc thực hiện trên nhiều phạm vi khác nhau để nhằm tìm ra câu trả lời liệu cách SXCS của NCT có thay đổi theo thời gian và có hay không tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc ở NCT. Ph n lớn các nghiên cứu cho thấy, theo thời gian, cách SXCS của NCT ở các nƣớc đã có sự thay đổi Park, 2001; Sathyanarayana, Kumar và James, 2012; United Nations, 2017 và các nghiên cứu đều đƣa ra bằng chứng thống kê rằng cách SXCS có tác động đến sức khỏe và tình trạng làm việc ở NCT. Các nghiên cứu về tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe của NCT đã chỉ ra những lợi ích của việc sống chung, những ngƣời cao tuổi sống chung có sức khỏe tốt hơn so với những ngƣời sống một mình McKinnon, Harper và Moore, 2013; Samanta, Chen và Vanneman, 2015; Paul & Verma, 2016
…). Tuy nhiên, một số các nghiên cứu khác chứng minh rằng việc sống chung gây ra những bất lợi cho sức khỏe NCT so với sống một mình do những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, do sự phụ thuộc quá mức vào những hỗ trợ từ gia đình và do thiếu sự riêng tƣ ví dụ, Chen và cộng sự, 2015; Mahapatro, Acharya và Singh, 2017). Rõ ràng, với những bằng chứng trái ngƣợc nhau nhƣ thế thì việc nghiên cứu tác động của SXCS đến sức khỏe NCT trong bối cảnh xã hội Việt Nam
là hết sức c n thiết để có những chính sách ph hợp.
2
Các nghiên cứu cũng cho thấy thực tế là ph n lớn NCT vẫn tham gia làm việc Hội LHPN Việt Nam, 2012; United Nations, 2019 . Một số bằng chứng cho thấy rằng tham gia làm việc ở NCT có liên quan tích cực đến sức khỏe thể chất, tinh th n và nhận thức của họ WHO 2015 . NCT tham gia làm việc sẽ giúp quá trình suy giảm về thể chất và nhận thức chậm hơn so với những ngƣời không làm việc do những kích thích tích cực khi làm việc và lợi ích từ sự tham gia vào xã hội mang lại. Hơn nữa, do hiện đại hóa, NCT giờ đây đƣợc khuyến khích và thậm chí thúc đẩy tìm việc làm trong thị trƣờng lao động để có sự độc lập hơn nếu mạng lƣới an sinh xã hội không đủ đáp ứng. Tuy nhiên, động lực tham gia làm việc ở NCT cũng c n phải đƣợc xem xét trong bối cảnh văn hóa xã hội (Teerawichitchainan, Pothisiri và Long, 2015). Nghiên cứu của Connelly, Maurer-fazio và Zhang (2014), Tong , Chen và Su (2018) đƣa ra kết luận rằng, NCT sống chung với con có thể ít phải làm việc hơn vì ảnh hƣởng của giá trị truyền thống liên quan đến sự hỗ trợ giữa các thế hệ. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu khác cho kết quả ngƣợc lại là NCT sống chung với con lại có xác suất làm việc cao hơn so với những hình thức SXCS khác ví dụ, Croda & Gonzalez, 2005; Paul & Verma, 2016; Raymo và cộng sự, 2018 .
Nhƣ vậy, bằng chứng về tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT trong các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho đến nay vẫn chƣa thống nhất. Sự khác biệt này là do không gian nghiên cứu, giai đoạn nghiên cứu và đặc biệt là điều kiện kinh tế-xã hội và đặc điểm văn hóa, lối sống… Do đó, nghiên cứu này là thật sự c n thiết để bổ sung thêm một bằng chứng thực nghiệm trong bối cảnh của một nƣớc có mức thu nhập trung bình nhƣng lại có tốc độ già hóa dân số nhanh nhƣ Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nƣớc có tốc độ già hóa dân số rất cao, đặc biệt là so với các nƣớc có mức thu nhập trung bình. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, t lệ NCT ngƣời từ 60 tuổi trở lên là g n 11,9% tổng dân số tƣơng đƣơng với 11,4 triệu ngƣời . Dự báo dân số giai đoạn 2014-2049 của Tổng cục Thống kê TCTK 2016 cho thấy, t lệ NCT sẽ tăng lên mức 26,1% vào
năm 2050 tƣơng đƣơng với 27 triệu ngƣời .
3
Theo truyền thống, đồng cƣ trú là hình thức phổ biến ở Việt Nam nên ngƣời cao tuổi NCT đƣợc chăm sóc bởi các thành viên trong gia đình. Cho tới nay, gia đình vẫn là nguồn an sinh của NCT – là nơi cung cấp và hỗ trợ chính cho NCT cả về mặt vật chất và tinh th n. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi nhanh chóng về kinh tế – xã hội và xu hƣớng di cƣ đã tác động mạnh mẽ đến hộ gia đình theo hƣớng thay đổi từ hộ gia đình truyền thống với nhiều thế hệ sang hộ gia đình hạt nhân, đặc biệt là hộ gia đình chỉ có vợ chồng là NCT sống với nhau. Sự thay đổi đó cũng làm cho vị thế của NCT trong hộ gia đình cũng thay đổi. Bên cạnh đó, sống một mình là điều ít mong muốn về mặt xã hội nhƣng lại đang trở thành xu hƣớng ngày càng phổ biến ở NCT, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi rất cao từ 80 trở lên . Những sự biến đổi sắp xếp cuộc sống SXCS hay sắp xếp cƣ trú nhƣ thế vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho việc chăm sóc và phát huy vai trò NCT.
C ng lúc đó, ph n lớn NCT Việt Nam sống ở khu vực nông thôn không có lƣơng hƣu và không có thu nhập tích lũy khi về già và nhiều NCT không nhận đƣợc sự hỗ trợ từ hệ thống an sinh xã hội UNFPA 2011; Giang Thanh Long và Phí Mạnh Phong 2016 nên thực tế nhiều NCT vẫn ở lại làm việc lâu hơn để hỗ trợ tài chính cho bản thân và gia đình. Cho nên, với sự thay đổi trong cách SXCS gia đình của NCT theo xu hƣớng sống với con ngày càng giảm sẽ có ảnh hƣởng lớn đến an sinh thu nhập cho NCT, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Nhƣ vậy, trong bối cảnh già hóa dân số, những thay đổi trong SXCS, thị trƣờng lao động thì việc xem xét tác động của SXCS đến sức khỏe, tình trạng làm việc của NCT rất c n thiết. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì cho đến nay, vẫn chƣa có một nghiên cứu nào ở Việt Nam phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe thể chất và tâm th n và tình trạng làm việc của NCT. Do đó, nghiên cứu này là c n thiết để cung cấp những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm để từ đó mang lại những giá trị học thuật và chính sách. Đây cũng chính là động lực, lý do chính mà NCS lựa chọn đề tài “Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình
trạng làm việc của người cao tuổi Việt Nam” để nghiên cứu.
4
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng khung lý thuyết và đƣa ra các bằng chứng thực nghiệm về tác động của SXCS đến sức khoẻ và tình trạng làm việc của NCT ở Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số chính sách nhằm góp ph n cải thiện sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện đƣợc mục tiêu chung ở trên, luận án xác định các mục tiêu cụ thể sau:
i Hệ thống hóa và phát triển các lý luận về sắp xếp cuộc sống của NCT và tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT;
ii Phân tích thực trạng sắp xếp cuộc sống của ngƣời cao tuổi Việt Nam;
iii Phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của
NCT;
iv Trên cơ sở các kết quả phân tích, đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của luận án đƣợc làm rõ qua các câu hỏi nghiên cứu sau:
i Tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc ở NCT đƣợc giải thích bằng các lý thuyết nào?
(ii) Thực trạng về SXCS của NCT Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào?
iii Trong điều kiện của Việt Nam, yếu tố SXCS tác động đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT nhƣ thế nào?
iv Dựa vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, c n có các chính sách nhƣ
thế nào để nâng cao sức khỏe cho NCT và cải thiện tình trạng làm việc của NCT?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là SXCS của NCT Việt Nam, sức khoẻ của
5
NCT, tình trạng làm việc của NCT và tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận án đƣợc thực hiện trong phạm vi nội dung, thời gian và không gian nhƣ sau:
– Về nội dung: Luận án tập trung xây dựng mô hình và phân tích tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khoẻ gồm thể chất và tâm th n và SXCS đến tình trạng làm việc của NCT trên ba góc độ: sắp xếp cuộc sống trong hộ gia đình của ngƣời cao tuổi ở Việt Nam; sức khỏe của NCT và tác động của SXCS đến sức khỏe NCT; tình trạng làm việc của NCT và tác động của SXCS đến tình trạng làm việc của NCT
– Về không gian: Luận án nghiên cứu ở Việt Nam.
– Về thời gian:
Nghiên cứu sự thay đổi trong cách SXCS của NCT giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2016 trên cơ sở sử dụng dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam VHLSS của Tổng cục Thống kê.
Nghiên cứu tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của
NCT trên cơ sở dữ liệu của Điều tra Ngƣời cao tuổi Việt Nam năm 2011 VNAS
2011 vì đến thời điểm hoàn thành Luận án này, VNAS 2011 là cơ sở dữ liệu đại diện quốc gia cho dân số cao tuổi mà có đ y đủ nhất các thông tin phục vụ nghiên cứu, đặc biệt là thông tin về sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Những đóng góp về mặt khoa học
Đã có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và các nƣớc về các vấn đề kinh tế-xã hội và chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi NCT , nhƣng cho tới nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về sức khỏe (cả về thể chất và tâm th n và tình trạng làm việc của
NCT, đặc biệt trong mối liên hệ với sắp xếp cuộc sống (hay sắp xếp cƣ trú của
6
ngƣời cao tuổi. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án về tác động của sắp xếp cuộc sống SXCS đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm th n và tình trạng làm việc của NCT là sự bổ sung c n thiết, đúng lúc cho các nghiên cứu về chủ đề này trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của luận án gắn liền với đặc thù của Việt Nam – một nƣớc có thu nhập trung bình thấp nhƣng có tốc độ già hóa dân số rất nhanh – cũng là sự bổ sung c n thiết. Về mặt học thuật, luận án có những đóng góp sau đây:
– Luận án đã thực hiện hệ thống hóa các lý thuyết về SXCS, sức khỏe, làm việc và tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT. Trên cơ sở này, tác giả đã xây dựng đƣợc định nghĩa về sắp xếp cuộc sống của NCT và phân loại cách SXCS phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội và bối cảnh văn hóa của Việt Nam.
– Trên cơ sở xây dựng khung phân tích và mô hình hồi quy phù hợp để lƣợng hóa tác động của SXCS đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm th n và tình trạng làm việc của NCT, luận án đã góp ph n bổ sung và hoàn thiện phƣơng pháp nghiên cứu tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT. Phƣơng pháp này hoàn toàn có thể đƣợc áp dụng ở các nƣớc có điều kiện kinh tế-xã hội tƣơng tự nhƣ Việt Nam và có những dữ liệu, thông tin tƣơng ứng.
4.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn
Việt Nam là nƣớc có mức thu nhập trung bình thấp nhƣng dân số đang già hóa rất nhanh. Tuy nhiên, thực trạng về SXCS tác động thế nào tới sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh th n và tình trạng làm việc của NCT – những vấn đề rất quan trọng để hƣớng tới “già hóa thành công”, “già hóa tích cực” – vẫn còn bỏ ngỏ và chƣa đƣợc phân tích thấu đáo, khoa học. Do đó, luận án này đã có những đóng góp về mặt thực ti n nhƣ sau:
– Bằng việc sử dụng dữ liệu có tính đại diện quốc gia về NCT, luận án cung
7
cấp các kết quả thực ti n về SXCS, sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm th n và tình trạng làm việc hiện nay của NCT Việt Nam;
– Luận án làm rõ đƣợc cách thức SXCS của NCT đã có tác động đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm th n và tình trạng làm việc của NCT nhƣ thế nào trong bối cảnh của Việt Nam để từ đó bổ sung thêm bằng chứng thực ti n về vấn đề này không chỉ cho các nghiên cứu của Việt Nam mà cả những nghiên cứu về NCT nói chung và vấn đề SXCS, sức khỏe và làm việc của NCT cho thế giới;
– Luận án có thể là nguồn học liệu cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh cũng nhƣ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà lập chính sách trong lĩnh vực nghiên cứu này.
4.3. Đóng góp về chính sách
Phát triển bao tr m với mục tiêu “không bỏ lại ai ở phía sau” đang đƣợc chính phủ Việt Nam theo đuổi nên việc bảo vệ ngƣời cao tuổi về sức khỏe qua chế độ chăm sóc sức khỏe và an sinh thu nhập qua việc làm là điều hết sức quan trọng trong bối cảnh và thách thức “chƣa giàu đã già”. C ng với nhiều nghiên cứu trƣớc đó, luận án này đóng góp thêm các luận điểm chính sách quan trọng khi chỉ ra các yếu tố, trong đó có SXCS của NCT, đã tác động thế nào tới sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm th n cũng nhƣ quyết định làm việc của NCT. Các kết quả của luận án có thể là đ u vào, là bằng chứng cho việc đề xuất các chính sách ph hợp trong việc chăm sóc cũng nhƣ phát huy vai trò của NCT trong gia đình, cộng đồng và xã hội nhƣ đã đƣợc nhấn mạnh trong “Kế hoạch hành động quốc gia về ngƣời cao tuổi giai đoạn 2011-2020, t m nhìn đến 2030” c ng nhiều văn bản chính sách khác của Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, kết quả của luận án cũng củng cố thêm các bằng chứng cho việc c n phải có những điều chỉnh về chiến lƣợc và chính sách để thích ứng với dân số già hóa nhanh, trong đó chăm sóc sức khỏe và an sinh thu nhập là những
mục tiêu quan trọng.
8
5. Kết cấu của luận án
Để đáp ứng đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, ngoài ph n mở đ u, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án đƣợc tổ chức thành năm 05 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT.
Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5. Một số đề xuất chính sách
9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về sắp xếp cuộc sống ngƣời cao tuổi
Quá trình già hóa dân số ở các quốc gia trên thế giới đã và đang di n ra nhanh chóng. Điều đáng lƣu ý là các nƣớc đang phát triển lại là nơi có t lệ NCT đang sống cao nhất. Theo phân tích và dự báo của United Nations (2017) thì t lệ NCT sống ở các nƣớc đang phát triển sẽ tăng từ 56% vào năm 1980 lên 79% vào năm
2050. Già hóa dân số ngày càng đƣợc quan tâm vì những thay đổi của nó gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội, sức khỏe cũng nhƣ thay đổi trong quan hệ gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Việt Nam đang chuyển rất nhanh chóng từ một dân số “trẻ” vào những năm
1980 sang “cơ cấu dân số vàng” vào cuối những năm 2000 và cũng bƣớc vào giai đoạn “dân số bắt đ u già” từ năm 2011 (UNFPA, 2011). C ng với dân số già hóa là những thay đổi trong cấu trúc nhân khẩu học, nền kinh tế, văn hóa, xã hội, mô hình thu nhập-tiêu d ng cũng nhƣ c n những nỗ lực của chính phủ để đƣa ra các chính sách thích ứng với tiến trình này. Sự lão hóa của dân số đặt ra nhiều thách thức c n phải giải quyết cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Sự lựa chọn SXCS của NCT là một vấn đề phức tạp bởi nó không chỉ đƣợc hình thành dựa trên các chuẩn mực xã hội và sở thích cá nhân mà còn đƣợc xác định bởi nhiều biến số kinh tế – xã hội, nhân khẩu học và sức khỏe.
1.1.1. Các nghiên cứu về sắp xếp cuộc sống người cao tuổi ở nước ngoài
Ở các nƣớc phát triển, hơn 60% NCT ngƣời từ 65 tuổi trở lên sống một mình hoặc chỉ sống với vợ/chồng (Palloni, 2000; Tomassini và cộng sự, 2004 . Bắt đ u từ những năm 1960 đã có sự thay đổi trong cách SXCS của NCT ở các nƣớc này, trong đó NCT sống độc lập với con cái trở nên phổ biến (United States, 1988;
Gaymu và cộng sự, 2006 và con số này không ngừng gia tăng. Hiện có khoảng
10
70% NCT ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ sống độc lập với con cái (United Nations,
2017). Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng, ở các nƣớc này, các kiểu SXCS của NCT lựa chọn không phải cố định trong suốt những năm cuối của cuộc đời mà có thể thay đổi theo từng độ tuổi vì NCT có thể thay đổi từ sự sắp xếp cuộc sống nhất định ban đ u sang một cách sắp xếp cuộc sống khác (Wilmoth, 1998). Wilmoth xem xét mối quan hệ giữa độ tuổi và sự chuyển tiếp từ bốn cách sắp xếp cuộc sống đó là: sống một mình; chỉ sống với vợ/chồng; sống với ít nhất một ngƣời con; sống với vợ/chồng và các con. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sống một mình hoặc sống chỉ với vợ/chồng là cách sắp xếp cuộc sống ổn định nhất trong giai đoạn đ u của cuộc đời và cách sắp xếp cuộc sống này sẽ giảm d n theo tuổi tác, trong khi sống với con cái là hình thức sắp xếp cuộc sống ổn định nhất đối với nhóm ngƣời cao tuổi nhất. Nhƣ vậy, tuổi tác càng tăng thì sắp xếp cuộc sống không ổn định. Cũng c ng quan điểm, Chaudhuri và Roy (2007) cũng có kết luận khi NCT càng lớn tuổi thì khả năng sống một mình giảm. Ngƣợc với kết quả nghiên cứu này, Martin (1989) và Park (2001) cho thấy, ngƣời càng lớn tuổi thì xác suất sống chung với con càng giảm – một kết quả ngƣợc với suy nghĩ là ngƣời càng già thì càng c n nhiều sự hỗ trợ hơn từ con và vì thế mà t lệ sống chung với con sẽ tăng theo tuổi.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, có sự khác biệt lớn trong SXCS giữa nam và nữ cao tuổi cũng nhƣ giữa khu vực thành thị và nông thôn. Theo giới tính, t lệ phụ nữ cao tuổi sống một mình cao gấp đôi nam giới Gaymu và cộng sự, 2006 . Sở dĩ có sự khác biệt lớn này là do phụ nữ sống lâu hơn nam giới (Gjonca, 2005; WHO,
2019). Phụ nữ thƣờng có chồng lớn tuổi hơn nên họ thƣờng chết sau chồng. Hơn nữa, ly hôn và ly thân gia tăng cũng dẫn đến sự gia tăng số lƣợng ngƣời sống một mình. Theo khu vực sống, các nghiên cứu cho thấy những NCT ở khu vực thành thị ít có khả năng sống một mình hơn NCT ở khu vực nông thôn (Karagiannaki, 2011).
NCT sống c ng với gia đình hay đồng cƣ trú là mô hình SXCS phổ biến ở các nƣớc châu Á Brown và cộng sự, 2002; Evi & Arifin, 2006; Giang & Pfau, 2007). Tiến hành nghiên cứu với bộ dữ liệu điều tra rộng hơn cho 43 quốc gia châu Á,
châu Phi và châu Mỹ La Tinh, Bongaarts và Zimmer (2002) cho thấy, h u hết NCT
11