Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nghiên cứu rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Download Luận án Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Tính cấp thiết của đề tài

Rủi ro được coi là sự không chắc chắn xảy ra trong tương lai, đây là một trong những đề tài đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ thế kỷ 20, có thể kể đến như Frak Knight (1921), Arthur William, Jr Micheal, L.Smith (1998), Nassim Nicholas (2007) và Nguyễn Minh Kiều (2009). Với nhận định chung về sự ngẫu nhiên của rủi ro, những mặt tiêu cực và tích cực của rủi ro, các nhà khoa học đưa ra những quan điểm nhằm giảm thiểu rủi ro và đón nhận rủi ro trong đầu tư với tâm thế chủ động.

Bên cạnh những nghiên cứu về đặc điểm rủi ro nói chung, rủi ro trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) cơ sở nói chung và TTCK phái sinh nói riêng cũng là vấn đề được quan tâm hiện nay. Thực tế đang cho thấy chứng khoán phái sinh hiện đang là kênh đầu tư lợi nhuận cao và rủi ro lớn, dù bản chất của sản phẩm này là sản phẩm phòng ngừa rủi ro. Do đó, rủi ro trong đầu tư trên TTCK phái sinh cần thiết được các nhà nghiên cứu chú ý và có những nghiên cứu về rủi ro tập trung đến đối tượng nhà đầu tư (NĐT) cá nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã tiến hành mới chỉ xem xét các mô hình đo lường rủi ro trong đầu tư trên TTCK cơ sở như mô hình đánh giá trên lãi suất trái phiếu (Macaulay, 1983), mô hình phân tích trung bình và phương sai (Harry Markowitz, 1952), mô hình định giá tài sản vốn CAPM (William Sharpe, 1964), mô hình đa nhân tố (Stephen Ross, 1976),  mô hình giá trị rủi ro VaR (1993), mô hình phương sai thay đổi GARCH (1986)… Cụ thể hơn nữa, các nghiên cứu về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giá cổ phiếu có thể kể đến như tỷ giá hối đoái, lạm phát, cung tiền và lãi suất như Liu và Shrestha (2008), Eita (2012), Aurangzeb (2012), Shaique và Herani (2016), Rahman và Mustafa (2018)… Và chưa có nghiên cứu đo lường rủi ro trên TTCK phái sinh được thực hiện.

Nói về sản phẩm được lựa chọn nghiên cứu trên TTCK phái sinh, hợp đồng tương lai (HĐTL) là một trong bốn loại CKPS được quan tâm do mang những đặc điểm để trở thành sản phẩm đầu tiên được hoạt động nhằm phòng vệ rủi ro trên TTCK cơ sở. Các nghiên cứu chủ yếu đang tập trung đến rủi ro biến động giá, cụ thể là giá của chỉ số ảnh hưởng đến giá của HĐTL. Hiện tại các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chỉ ra mối quan hệ giữa giá chỉ số và giá HĐTL chỉ số, có thể kể đến như nghiên cứu đối với chỉ số giá S&P500 ( Ira G.Kawaller, Paul D.Koch, Timothy W.Koch, 1990; Asim Ghosh, 1993; Acraig MacKinlay và cộng sự, 2015), chỉ số Hangseng tại Hồng Kông (Tang, Mak, Choi, 1992, chỉ số Nikkei (Tse, 1995), chỉ số FTSE (Brook, Rew, Ritson, 2001) và chỉ số VN30 (Trương Đồng Lộc và cộng sự, 2020). Chính những nghiên cứu trên đã gợi mở nghiên cứu về rủi ro trong đầu tư HĐTL, cụ thể là rủi ro liên quan đến giá HĐTL.

Tiếp nối nghiên cứu những yếu tố khách quan tác động đến rủi ro trong đầu tư HĐTL, từ phía bản thân của NĐT cá nhân – đối tượng đầu tư chiếm đa số trên thị trường cần thiết phải xác định những yếu tố tác động tới năng lực chấp nhận rủi ro của bản thân để từ đó đưa ra quyết định đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Những yếu tố tác động đến năng lực chấp nhận rủi ro đã được nghiên cứu có thể kể đến như tuổi (Nobre và cộng sự, 2016; Awais và cộng sự, 2016; Chiang và Xiao, 2017; Celikkol và cộng sự, 2017; Mahdzan, 2017), giới tính (Montford và Goldsmith, 2016; Dichkason và Ferreira, 2018), tình trạng hôn nhân (Kannadhasan và cộng sự, 2016; Chatterjee và cộng sự, 2017; Dickason và Ferreira, 2019), trình độ học vấn (Kannadhasan và cộng sự, 2016; Mohan và Singh, 2017; Fisher, 2020), thu nhập (Ryack và Sheikh, 2016; Magendans và cộng sự, 2016), thái độ với rủi ro (Park và Yao, 2016; Saurabh và Nandan, 2018), khả năng chịu rủi ro (Kitces, 2018; Saurabh và Nandan, 2018). Những nghiên cứu kể trên đã được thực hiện trên TTCK cơ sở nhưng chưa được thực hiện trên TTCK phái sinh.

Được thành lập từ tháng 8/2017, TTCK phái sinh Việt Nam đã trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn giảm thiểu rủi ro cho các NĐT cá nhân. Trong những ngày đầu thành lập, sản phẩm chính của TTCK phái sinh là HĐTL chỉ số VN30. Đến ngày 4/7/2019, sản phẩm HĐTL Trái phiếu Chính phủ (TPCP) được giới thiệu vào đưa vào giao dịch tại TTCK phái sinh.

Không nằm ngoài sự phát triển của TTCK thế giới, TTCK phái sinh Việt Nam đã và đang được sự quan tâm từ các NĐT trong nước và nước ngoài. Sau 6 năm hoạt động, TTCK phái sinh đã có những bước tăng trưởng tốt và ổn định, giao dịch sôi động và thu hút ngày càng nhiều NĐT tham gia thị trường. Về quy mô thị trường và sức thanh khoản của HĐTL chỉ số VN30 có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng bình quân 38,65% (giai đoạn 2018-2022). Trong đó năm 2020 có tốc độ tăng trưởng cao nhất 79,9% so với năm 2019 và năm 2022 tăng trưởng 43,8% so với năm 2021.

Hiện nay, TTCK phái sinh đã dần trở thành một công cụ phòng ngừa rủi ro cho NĐT. Đặc biệt, khi TTCK cơ sở giảm điểm mạnh, TTCK phái sinh vẫn góp phần làm giảm áp lực “bán tháo” trên TTCK cơ sở. Thay vì phải bán cổ phiếu trên TTCK cơ sở để quản trị rủi ro danh mục đầu tư thì NĐT nắm giữ vị thế bán trên TTCK phái sinh. Điều này thể hiện rõ trong giai đoạn cuối đại dịch Covid – 19 năm 2011, thanh khoản TTCK phái sinh (cụ thể là HĐTL chỉ số VN30) ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân tăng mạnh 43,8% so với năm 2021. Sự kiện này phù hợp với tình hình chung thế giới khi các TTCK cơ sở trên thế giới giảm, giao dịch chứng khoán cơ sở vào xu hướng giảm, trong khi nhu cầu phòng vệ rủi ro đối với danh mục chứng khoán cơ sở tăng, và dòng tiền tất yếu sẽ tập trung vào TTCK phái sinh.

TTCK phái sinh tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển với sản phẩm đầu tiên là HĐTL chỉ số VN30 – sản phẩm duy nhất hiện nay mà NĐT cá nhân được tham gia. Bên cạnh những lợi ích về đầu tư và phòng ngừa rủi ro mà HĐTL chỉ số VN30 mang lại, các NĐT cá nhân tham gia đầu tư HĐTL chỉ số VN30 cũng phải đối mặt với những rủi ro từ các yếu tố khách quan trên thị trường và rủi ro từ chủ quan từ chính bản thân NĐT. Do chính bản thân đặc điểm của HĐTL chỉ số VN30 có khả năng mua cả hai chiều vị thế và nguyên tấc T+0, nên tính đầu cơ của sản phẩm này rất cao. Chính vì thế yếu tố thị trường ảnh hưởng đến giá HĐTL chỉ số VN30 hay cụ thể là sự dao động giá của HĐTL chỉ số VN30 ảnh hưởng rất lớn đến NĐT trong việc ra quyết định. Bên cạnh đó, các quy định của chính phủ về HĐTL vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện. Thêm vào đó, NĐT cá nhân chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư HĐTL, chưa có biện pháp quản trị rủi ro trong việc giao dịch khiến cho thua lỗ lớn, đặc biệt trong giai đoạn từ 2019 – 2022 khi TTCK phái sinh trong nước và thế giới có nhiều biến động mạnh. Những rủi ro này có thể gây ra những thiệt hại không thể kiểm soát được đối với các NĐT cá nhân, thậm chí có thể tác động mạnh đến toàn bộ thị trường dẫn đến nguy cơ sụp đổ về mặt vĩ mô đối với thị trường tài chính. Những tác động này không chỉ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế mà còn tác động mạnh đến đời sống và xã hội. Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng NĐT không chỉ cần am hiểu nền kinh tế và xu hướng chứng khoán mà còn cần có tâm lý vững vàng, và đánh giá được năng lực chấp nhận rủi ro để có được quyết định sáng suốt trong đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu rủi ro trong đầu tư HĐTL trên TTCK phái sinh đối với NĐT cá nhân là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, những lý luận về rủi ro trong đầu tư chứng khoán phái sinh của NĐT cá nhân nói chung và đầu tư HĐTL nói riêng vẫn còn phân mảng. Hiện nay mới chỉ có một số nghiên cứu về sự biến động của giá của HĐTL hoặc sự tác động của các yếu tố thị trường đến rủi ro trong đầu tư trên TTCK cơ sở. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến rủi ro và năng lực chấp nhận rủi ro trong đầu tư HĐTL của NĐT cá nhân trên TTCK phái sinh Việt Nam.

Do đó, đề tài luận án “Nghiên cứu rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam” được nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài nghiên cứu là cần thiết.

Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu rủi ro trong đầu tư HĐTL, cụ thể là HĐTL chỉ số VN30 trên TTCK phái sinh của NĐT cá nhân. Từ những kết quả nghiên cứu, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị giúp NĐT cá nhân phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển TTCK phái sinh của Nhà nước và ổn định thị trường tài chính cũng như đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ.

2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về rủi ro trong đầu tư, luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu rủi ro trong đầu tư HĐTL trên TTCK phái sinh Việt Nam của NĐT cá nhân. Trong đó, rủi ro được nghiên cứu tập trung các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới biến động giá của các loại HĐTL. Bên cạnh đó, để đưa ra được quyết định đầu tư và giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro, luận án nghiên cứu năng lực chấp nhận rủi ro của NĐT; các yếu tố xã hội học, khả năng chịu rủi ro và thái độ với rủi ro ảnh hưởng tới năng lực chấp nhận rủi ro của NĐT cá nhân. Từ kết quả của nghiên cứu, luận án hàm ý các khuyến nghị cho NĐT cá nhân với mục tiêu ngăn ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng rủi ro biến động giá trong đầu tư HĐTL trên TTCK phái sinh.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án là:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xác lập khung lý thuyết về rủi ro của NĐT cá nhân trong đầu tư HĐTL trên TTCK phái sinh.

– Phân tích thực trạng rủi ro trong đầu tư HĐTL của NĐT cá nhân, trong đó luận án tập trung nghiên cứu kỹ về rủi ro biến động giá của HĐTL chỉ số VN30 trên TTCK phái sinh Việt Nam và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro về giá (biến động giá) trong đầu tư HĐTL trên TTCK phái sinh của NĐT cá nhân tại Việt Nam

– Kiểm định mức độ tác động của các biến số xã hội học, thái độ và khả năng chịu rủi ro đến năng lực chấp nhận rủi ro của NĐT cá nhân HĐTL chỉ số VN30 trên TTCK phái sinh Việt Nam

– Đề xuất khuyến nghị đối với NĐT cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước dựa trên kết quả nghiên cứu.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro trong đầu tư HĐTL chỉ số VN30 của NĐT cá nhân trên TTCK phái sinh Việt Nam.

– Phạm vi nghiên cứu:

  • Về nội dung: Hiện nay trên TTCK phái sinh Việt Nam chỉ có sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 dành cho NĐT cá nhân. Do vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu rủi ro trong đầu tư HĐTL chỉ số VN30 trên TTCK phái sinh của NĐT cá nhân. Trong đó luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm, cơ chế giao dịch, tiêu chí đo lường; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong đầu tư HĐTL chỉ số VN30 trên TTCK phái sinh của NĐT cá nhân bao hàm cả tác động của các yếu tố xã hội học, thái độ và khả năng chịu rủi ro đến năng lực chấp nhận rủi ro của NĐT cá nhân hợp đồng tương lai trên TTCK phái sinh.
  • Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các NĐT hoạt động trên TTCK phái sinh Việt Nam. Nghiên cứu sinh sẽ thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp về HĐTL chỉ số VN30 gồm VN30F1M, VN30F2M, VN30F1Q và VN30F2Q. Luận án sẽ tiến hành khảo sát, phỏng vấn và thu thập số liệu đối với những NĐT cá nhân trong nước hoạt động trên trên TTCK phái sinh Việt Nam.
  • Về thời gian: Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp về HĐTL chỉ số VN30 thu thập trên TTCK phái sinh trong khoảng thời gian từ 1/8/2019 đến 31/7/2022; dữ liệu sơ cấp được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/1/2022 đến 31/6/2022 thông qua bảng hỏi đối với NĐT cá nhân HĐTL chỉ số VN30 tại Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng mô hình Vector tự động hồi quy VAR dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo giao dịch hàng ngày trên TTCK phái sinh Việt Nam để phân tích những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của NĐT cá nhân; Sử dụng mô hình SEM – PLS dựa trên dữ liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát NĐT cá nhân đầu tư hợp đồng tương lai trên TTCK phái sinh Việt Nam để phân tích những yếu tố chủ quan tác động đến năng lực chấp nhận rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của NĐT cá nhân.

5. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và phương pháp nghiên cứu rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán phái sinh

Chương 2: Cơ sở lý luận về rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

Chương 4: Một số khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu.

LA02.352_Nghiên cứu rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Chuyên Ngành

Năm

Nơi xuất bản

Định dạng file

Loại tài liệu

Rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh VN
Nghiên cứu rủi ro trong đầu tư hợp đồng tương lai của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam