Download Sách Phong Thuỷ Học Chính Thống Trung Quốc – Giáo Trình Tam Hợp Nhập Môn – Tác giả: Lý Định Tín
Phong Thuỷ Học của Cám Châu Dương Cứu Bần không phải là thuật phong thủy phong kiến mê tín, từ lý luận tới thực tiễn, không hề có màu sắc mê tín, là khoa học!
Dương Cứu Bần (834-906), tên Ích, tự Quân Tùng, hiệu Cứu Bần, người Cám Châu. (Có người nói là người Đậu Châu, thực ra vào năm Càn Long thứ bốn mươi ba đời nhà Thanh tức năm 1778, tri phủ Cám Châu Đậu Hân sửa “Cám Châu Phủ Chí”, “Địa Phương Chí” các nơi gọi “Cám Châu Phủ Chí” là “Đậu Chí”, Đậu Châu là do “Đậu Chí” mà nhầm). Đời Đường Hy Tông (năm 874-888), nắm giữ linh đài địa lý, quan chức làm đến Kim Tử Quang Lộc Đại Phu. Năm Càn Phù thứ sáu (năm 874) Vương Tiên Chi khởi nghĩa, Hoàng Sào hưởng ứng. Năm Quảng Minh Canh Tý (năm 880), Hoàng Sào chiếm Trường An (Tây An ngày nay), Dương Cứu Bần lấy trộm được “Cấm Trung Ngọc Hàm Bí Thuật”, tức “Táng Thư” của Quách Phác, trở về Cám Châu, tại Dương Tiên Lĩnh ngày nay nhận trò truyền thuật.
Xem thêm: Lục hào với thị trường chứng khoán
Dương Cứu Bần lấy “Táng Thư” của Quách Phác làm lý luận chủ đạo, biên soạn ra “Thanh Nang Áo Ngữ” làm quy tắc thực hành chi tiết, truyền thụ cho cao đồ Tăng Văn Đích. Tăng Văn Đích nhờ đó viết ra “Thiên Ngọc Kinh Tự”, xây dựng lên cổ pháp phong thủy thuật Quách Dương Tăng có hệ thống lý luận, có phương pháp thực tiễn cụ thể và thao tác quy phạm hóa. Thuật này được truyền khắp tỉnh Giang Tây, lan rộng tại Trung Quốc và đến tận nơi sinh sống của Hoa kiều trên toàn thế giới, có thể coi đây lại là một phát minh lớn khác bên cạnh tứ đại phát minh cổ đại Trung Hoa.
Cơ sở lý luận của Phong Thuỷ Học Dương Cứu Bần là “thừa sinh khí”, là duy vật. Mặt đối lập nội tại của sinh khí là ngũ thổ và thủy, tức nguyên tố và thủy. Tức là khí của “Hoa hướng dương lớn lên hướng về mặt trời”. Phương pháp của nó là biện chứng, “Táng thư” viết “ngoại khí cho nên tụ nội khí”, tức nhân tố bên ngoài ảnh hưởng nguyên tố bên trong. Nhân sinh quan của nó là cách mạng tích cực, “Táng thư” viết “quân tử đoạt thần công, cải thiên mệnh”. Thực tiễn của nó không hề có vẽ bùa, niệm chú, càng không treo bát quái, treo gương, lập Thạch cảm đương. Tại sao lại coi lý luận này là phong kiến mê tín được?
Thuật phong thủy Dương Cứu Bần là thuật phong thủy chính thống của Trung Quốc, từ cuối đời Đường, trải qua năm đời, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, tất cả hoàng cung, hoàng lăng, nơi ở dân gian, lăng mộ hay đền chùa miếu mạo, đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong thủy Dương Cứu Bần.
Tham khảo thêm bộ sách Năng lượng số
- Bát Cực Linh Số – Tác giả: Thẩm Lập Minh
- Luận Giải Số Điện Thoại Theo Phương Pháp Bát Cực Linh Số – Năng Lượng Số Theo Kinh Dịch – Tác giả: Thẩm Lập Minh
- Truyền Thuyết Về Những Con Số – Tác giả: Hứa Nghĩa Hào
- Bí Ẩn Năng Lượng Số – Tác giả: Lập Minh Đường
- Bí Quyết Thúc Đẩy Sự Giàu Có Qua Năng Lượng – Tác giả: Nguyễn Văn Khoa
- Trọn bộ 5 quyển Năng Lượng Số (FULL)
Dương Cứu Bần vào thời điểm nhận trò truyền thuật tại Cám Châu, cùng với cao đồ Lưu Giang Đông phò tá Châu Nhữ Vương Lư Quang Trù (năm 840-910) mở rộng thành cổ Cám Châu, mở năm cửa: Đông, Nam, Tây, Dũng Kim, Kiến Xuân, Hợp Đạo đài, Phủ đài, Bái Tướng đài cho đến Thọ Lượng Tự, đều do Dương Cứu Bần xây dựng lên.
Thời nhà Nguyên, đồ duệ của Dương Cứu Bần là Lưu Bỉnh Trung xây dựng thành Bắc Kinh.
Thời nhà Minh, đồ duệ Lưu Bá Ôn, Từ Củng xây thành Nam Kinh. Liêu Quân Khanh, Du Triều Tông, Lạc Dụng Khanh cùng xây dựng Thập Tam Lăng.
Tất cả những người kể trên, đều là vinh quang của nhân dân Cám Nam, vinh quang của nhân dân Giang Tây, và cũng là vinh quang của toàn thể một tỷ ba con cháu Viêm Hoàng. Chúng ta nên tiếp tục kế thừa, phát triển lớn mạnh, tại sao lại vu cho cổ nhân chúng ta là những kẻ mê tín?