Download Luận án Kinh tế chính trị: Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang, đề xuất giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; chỉ ra giá trị của các công trình khoa học đã được tổng quan và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.
Làm rõ lý luận về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang (quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang); khảo cứu kinh nghiệm PTCNBV ở một số địa phương và rút ra những bài học có thể tham khảo cho PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang.
Đánh giá thành tựu và hạn chế trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 – 2022; chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, từ đó, rút ra những vấn đề cần tập trung giải quyết PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Đề xuất quan điểm và giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phát triển công nghiệp bền vững.
Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Luận án nghiên cứu PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang dưới góc độ kinh tế chính trị, trên các nội dung, PTCNBV về kinh tế, PTCNBV về xã hội và PTCNBV về môi trường.
– Về không gian: Luận án nghiên cứu ở tỉnh Bắc Giang.
– Về thời gian: Luận án khảo sát số liệu về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 – 2022; đề xuất quan điểm, giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PTCN nói chung và PTCNBV nói riêng; đồng thời, kế thừa ở kết quả của các nghiên cứu đã công bố có liên quan.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang thông qua các báo cáo và số liệu thống kê của cơ quan chức năng; tổng hợp của tác giả; đồng thời, kế thừa những số liệu về PTCNBV có liên quan đã được công bố.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê – so sánh, phương pháp kết hợp logic với lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Khi nghiên cứu, phân tích các nội dung của luận án, tác giả luôn quán triệt và xem xét từng vấn đề thuộc nội dung PT công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang trong quá trình vận động, phát triển và mối quan hệ tổng thể với phát triển KT – XH tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 2 của luận án để xây dựng quan niệm, xác định nội dung, tiêu chí đánh giá cùng các yếu tố ảnh hưởng đến PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang. Đồng thời, được tác giả sử dụng trong khảo cứu thực tiễn của một số địa phương về PTCNBV, từ đó, rút ra kinh nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Bắc Giang trong quá trình PT công nghiệp bền vững.
Phương pháp phân tích – tổng hợp được tác giả sử dụng ở tất cả các chương của luận án. Đối với chương 1 và chương 2, tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu đã công bố, có liên quan và từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu, đề ra những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết. Trên cơ sở đó, xây dựng khung lý luận làm cơ sở phân tích thực trạng PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang. Ở chương 3, từ nguồn số liệu thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát thành những luận điểm về thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế này. Trong chương 4, trên cơ sở thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang, những gợi ý kinh nghiệm của các địa phương khác trong PTCNBV, tác giả đề xuất quan điểm và giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.
Phương pháp thống kê – so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Dựa trên cơ sở thống kê các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành so sánh để thấy được mức độ PTCNBV theo từng năm và theo từng giai đoạn trong khoảng thời gian khảo sát số liệu. Từ đó, đưa ra những đánh giá đúng đắn về Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang, làm cơ sở chỉ ra những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết.
Phương pháp kết hợp logic với lịch sử được tác giả sử dụng trong toàn bộ các chương của luận án. Ở chương 1, phương pháp kết hợp logic với lịch sử được tác giả sử dụng trong tổng quan tình hình nghiên cứu theo từng nội dung và tiến trình thời gian công bố. Trong các chương còn lại, phương pháp này được tác giả sử dụng để khái quát kinh nghiệm, thành tựu, hạn chế, quan điểm, giải pháp thành các luận điểm, sau đó phân tích, luận giải, làm rõ các luận điểm đó.
5. Những đóng góp mới của luận án
Làm rõ những vấn đề lý luận về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang và kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương cấp tỉnh.
Chỉ rõ thực trạng, thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất quan điểm và giải pháp Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo, chỉ đạo thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học về về vấn đề PTCNBV ở địa bàn cấp tỉnh ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
LA07.068_Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang