Download Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành của Sở Xây dựng và thực tiễn tại tỉnh Bình Dương
Với sự ra đời của Luật Xây dựng năm 2014, cơ chế quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này được chuyển sang chế độ hậu kiểm, vì vậy lực lượng Thanh tra xây dựng là rất quan trọng để đảm bảo trật tự xây dựng. Do đó, việc tăng cường về số lượng và chất lượng, hoàn thiện hoạt động cho đội ngũ thanh tra xây dựng là điều cần thiết được đặt ra.
Tuy nhiên, với cơ cấu tổ chức và hoạt động như hiện nay của Thanh tra Sở Xây dựng nói chung và Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương nói riêng theo Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ, Quyết định số 2490/QĐ-UBND ngày 14/10/2013 cuả UBND tỉnh Bình Dương và Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh Bình Dương vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: chồng chéo giữa các lực lượng kiểm tra xây dựng giữa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tình trạng xây dựng không phép vẫn diễn ra nhiều; sự buông lõng trong quản lý trật tự xây dựng ở một số địa phương… Việc một số văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp luật cho hoạt động của Thanh tra Xây dựng còn những bất cập, chưa rõ ràng, chưa có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể gây ra một số khó khăn nhất định trong việc áp dụng để thực hiện nhiệm vụ.
Luận văn nêu lên lý luận chung và cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở Xây dựng thực tiễn hoạt động để làm rõ hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hoạt động thanh tra tại Sở xây dựng tỉnh Bình Dương. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện về tổ chức, hoạt động, văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành…để hoạt động thanh tra, kiểm tra xây dựng được thực hiện một cách có hiệu lực, hiệu quả.
Keywords: Public administration, Inspection, Hành chính công, Thanh tra
TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN
TỪ KHÓA MỞ ĐẦU
1.Tinh cấp thiết của đề tài ………………………………………………………………………….1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ………………………………………………………………..3
3.Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..3
4.Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………………………..3
5.Phương Pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………3
6.Kết cấu của luận văn ………………………………………………………………………………4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THANH TRA XÂY DỰNG
………………………………………………………………………………………………………………….5
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA …………………………………………………5
1.1.1. Khái niệm thanh tra………………………………………………………………………..5
1.1.2. Vai trò, mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra; phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra……………………………………………………………………………………..6
1.1.2.1. Vai trò của hoạt động thanh tra………………………………………………..6
1.1.2.2. Mục đích hoạt động thanh tra ………………………………………………….7
1.1.2.3. Nguyên tắc của hoạt động thanh tra ………………………………………….7
1.1.2.4. Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra:…………………………………………8
1.2. Lý luận chung về thanh tra chuyên ngành …………………………………………….10
1.2.1. Khái niệm……………………………………………………………………………………10
1.2.2. Nguyên tắc tiến hành hoạt động của thanh tra chuyên ngành………………10
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO
1.2.3. Phân loại thanh tra ……………………………………………………………………….10
1.3. Thanh tra sở xây dựng……………………………………………………………………….11
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm thanh tra xây dựng………………………………………….11
1.3.1.1 Khái niệm thanh tra xây dựng………………………………………………..11
1.3.1.2. Đặc điểm của thanh tra xây dựng……………………………………………11
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ sở pháp lý hoạt động của thanh tra Sở Xây dựng. ………………………………………………………………………………………..13
1.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Xây dựng. …..13
1.3.2.2. Nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra viên Sở Xây dựng………………14
1.3.2.3. Cơ sở pháp lý hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng………………..14
1.3.3. Nội dung, đối tượng, vai trò, hình thức của thanh tra Sở Xây dựng……..15
1.3.3.1. Nội dung thanh tra xây dựng………………………………………………….15
1.3.3.2. Đối tượng thanh tra của cơ quan thanh tra Sở Xây dựng. …………..16
1.3.3.3. Vai trò của thanh tra Sở Xây dựng………………………………………….17
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THANH TRA XÂY DỰNG TỈNH BÌNH DƯƠNG ……………………………………………………………………………….21
2.1. Những yếu tố tác động đến hoạt động xây dựng và thanh tra xây dựng tỉnh
Bình Dương……………………………………………………………………………………………21
2.1.1. Tình hình bất động sản công nghiệp ……………………………………………….21
2.1.2. Tình hình thu hút nhập cư ……………………………………………………………..22
2.1.3. Tình hình bất động sản cho mục đích ở …………………………………………..23
2.1.4. Năng lực lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, cấp phép xây dựng. ………………………………………………………………………………………………………..24
2.1.4.1. Năng lực lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất …………………………24
2.1.4.2. Năng lực quy hoạch, cấp phép xây dựng …………………………………24
2.2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của sở xây dựng và thanh tra xây dựng tỉnh
Bình Dương……………………………………………………………………………………………26
2.2.1. Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ quyền hạng Sở Xây dựng…….26
2.2.1.1. Chức năng…………………………………………………………………………..27
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO
2.2.1.2. Nhiệm vụ ……………………………………………………………………………27
2.2.2. Thanh tra Sở Xây dựng …………………………………………………………………30
2.2.2.1. Nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Sở Xây dựng…………………………..35
2.2.2.2. Chế độ làm việc …………………………………………………………………..37
2.2.2.3. Quan hệ công tác của Thanh tra sở …………………………………………38
2.2.2.4. Biên chế. …………………………………………………………………………….38
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng và nhiệm vụ, quyền hạn của
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương …………………………………………….39
2.2.3.1. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng……………………………..39
2.2.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ………….39
2.3. Hoạt động thanh tra xây dựng tại sở xây dựng tỉnh Bình Dương …………….41
2.3.1. Công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Xây dựng thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương …………………………………………………………………………………..41
2.3.1.1. Công tác Thanh tra, kiểm tra (2017-2019) ……………………………….41
2.3.1.2 Những nguyên nhân, ưu điểm, nhược điểm ………………………………43
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác thanh tra xây dựng……………………………………………………………………………………………………53
2.3.2.1. Tồn tại hạn chế ……………………………………………………………………53
2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế ……………………………………………56
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA XÂY DỰNG TẠI SỞ XÂY DỰNG TỈNH BÌNH DƯƠNG. ………………………………………………………………………………………..62
3.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xây dựng tại sở xây dựng …………………………………………………………………………62
3.1.1. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng đặt trong bối cảnh tăng cường quản ký nhà nước với lĩnh vực xây dựng……………………………………….62
3.1.2. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng gắn với đổi mới hoạt
động thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra xây dựng nói riêng…………….63
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO
3.1.3. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng nhằm ổn định bộ máy, tổ chức, tính chuyên nghiệp thực hiện nhiệm vụ thanh tra xây dựng …………..64
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra xây dựng tại sở xây dựng tỉnh bình dương. ……………………………………………………………………………………..65
3.2.1. Hoàn thiện về văn bản quy phạm pháp luật. …………………………………….65
3.2.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo của chính quyền địa phương…………………………………………………………………………………………………67
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành xây dựng ……………………………………………………………..68
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu qủa, đa dạng hóa các nguồn thông tin các tổ chức chính trị-xã hội, mạng xã hội, báo chí, ứng dụng công nghệ thông tin. ……….70
3.2.5. Giải pháp đổi mới phương thức hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương…………………………………………………………………………………………71
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QPPL SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN PHỤ LỤC
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA
Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
KTS Kiến trúc sư
Sở Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương
Thanh tra Sở Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương
UBND Ủy ban nhân dân
UBND cấp huyện Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
UBND tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh
VPHC Vi phạm hành chính
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, PHỤ LỤC
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương……………………………..27
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương……………….37
Phụ lục: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2017, 2018, 2019 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Với sự ra đời của Luật Xây dựng năm 2014, cơ chế quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này được chuyển sang chế độ hậu kiểm, vì vậy lực lượng Thanh tra xây dựng là rất quan trọng để đảm bảo trật tự xây dựng. Do đó, việc tăng cường về số lượng và chất lượng, hoàn thiện hoạt động cho đội ngũ thanh tra xây dựng là điều cần thiết được đặt ra.
Tuy nhiên, với cơ cấu tổ chức và hoạt động như hiện nay của Thanh tra Sở Xây dựng nói chung và Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương nói riêng theo Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ, Quyết định số
2490/QĐ-UBND ngày 14/10/2013 cuả UBND tỉnh Bình Dương và Quyết định số
37/2015/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh Bình Dương vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: chồng chéo giữa các lực lượng kiểm tra xây dựng giữa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tình trạng xây dựng không phép vẫn diễn ra nhiều; sự buông lõng trong quản lý trật tự xây dựng ở một số địa phương…Việc một số văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp luật cho hoạt động của Thanh tra Xây dựng còn những bất cập, chưa rõ ràng, chưa có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể gây ra một số khó khăn nhất định trong việc áp dụng để thực hiện nhiệm vụ.
Luận văn nêu lên lý luận chung và cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở Xây dựng thực tiễn hoạt động để làm rõ hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hoạt động thanh tra tại Sở xây dựng tỉnh Bình Dương. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện về tổ chức, hoạt động, văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành…để hoạt động thanh tra, kiểm tra xây dựng được thực hiện
một cách có hiệu lực, hiệu quả.
TỪ KHÓA
Thanh tra Xây dựng; hoạt động thanh tra
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO
ABSTRACT SUMMARY
With the established Construction Law in 2014, the state management mechanism for this field was transferred to post-inspection mode, so the construction inspection force is very important to ensure the construction order. Therefore, the quantity and quality of the construction inspection team is essential.
However, with the current organizational structure and operation of the Inspectorate of the Department of Construction in general and the Inspectorate of Construction Department of Binh Duong province in particular according to Decree No. 26/2013/NĐ-CP of March 29, 2013. of the Government, the Decision No.
2490/ QĐ-UBND dated October 14, 2013 of the People’s Committee of Binh
Duong Province and the Decision No. 37/2015/QĐ-UBND dated September 7,
2015 of the People’s Committee of Binh Duong Province, still reveals a certain limitations such as: overlap between construction inspection forces between provincial, district and commune levels; Unlicensed construction status still takes place; the negligence in construction order management in some localities … The fact that some legal documents are the legal basis for the activities of the Construction Inspectorate is still inadequate, unclear, not yet There are clear and specific instructions that cause certain difficulties in applying to perform the task.
The thesis presents general theory and legal basis for organization and operation of Department of Construction inspectors, operational practices to clarify the limitations and causes of inspection activities at the Department of Construction of Binh Duong Province. Thereby, proposing a number of solutions to improve the organization, operation, legal documents in the field of industry … so that construction inspection and inspection activities can be effectively implemented, effective.
KEY WORD
Construction Inspection; inspection activities
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam chúng ta đã tranh thủ nắm bắt tình hình Quốc tế, tranh thủ cơ hội và có những thành quả đáng kể trong phát tiển về kinh tế, có tầm ảnh hưởng chính trị nhất định trên thế giới. Các nước đã nhìn thấy cơ hội đầu tư từ đất nước Việt Nam với con người cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo; với nền chính trị ổn định, đã đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Các công trình xây dựng để phục vụ sản xuất và phục vụ mục đích ở, kinh doanh…ngày càng nhiều, do đó công tác quản lý trật tự xây dựng đang là vấn đề quan tâm hiện nay.
Hòa nhập vào sự phát triển chung của toàn đất nước Việt Nam, tỉnh Bình Dương đang là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển về kinh tế cao, góp phần thu cho ngân sách nhà nước đứng nhóm hàng đầu cả nước. Với định hướng phát tiển kinh tế công nghiệp, dịch vụ đô thị Bình Dương đã đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, kết nối với các tỉnh lân cận, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư. Có thể nói trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa của tỉnh Bình Dương khá cao, nhiều khu đô thị, khu dân cư, khu cụm – công nghiệp1 được hình thành và không ngừng phát triển đây cũng là vấn đề đặt ra cho tỉnh Bình Dương trong công tác quản lý trật tự xây dựng. Nhìn chung, trong những năm qua, công tác quản lý xây dựng và đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều khu đô thị, khu dân cư, khu cụm – công nghiệp được hình thành và không ngừng phát triển. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị được Tỉnh hết sức quan tâm, với sự phát triển đó, Thanh tra Xây dựng góp phần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những biện pháp hàng đầu ngăn chặn những thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong xây dựng cơ bản, là việc làm vô cùng có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng vào công cuộc đấu tranh chung nhằm thực hiện tốt Nghị Quyết số 82/NQ-CP, ngày
06/12/2012 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện kết luận số 21-
KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 03 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường
1 Hiện nay tỉnh Bình Dương có 48 cụm, khu công nghiệp với 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư.
Trong đó đứng đầu là Đài Loan, kế đến là Hàn Quốc và Nhật Bản.
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 2
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, giai đoạn
2012-2016”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Tỉnh đảng bộ Bình Dương khóa X, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 05 năm (2010-2015) và những năm tiếp theo.
Với sự ra đời của Luật Xây dựng, cơ chế quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này được chuyển sang cơ chế hậu kiểm do đó việc tăng cường lực lượng (về số lượng cũng như chất lượng) cho cơ quan Thanh tra xây dựng là hết sức cần thiết. Phù hợp với nguyên tắc ở đâu có hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì ở đó có thanh tra. Thanh tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Vì Vậy, hoàn thiện, kiện toàn cơ cấu tổ chức, đổi mới cải tiến hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng, qua đó nâng cao chất lượng Thanh tra là việc làm hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay của ngành Xây Dựng nên tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng Bình Dương theo đúng quy định của pháp luật là điều rất cần thiết. Qua công tác thanh tra kiểm tra các dự án xây dựng thì một số dự án vi phạm quy định về thẩm định dự án; vi phạm quy chế đấu thầu; thi công sai thiết kế, không đúng chủng loại vật tư; vi phạm các quy định về trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng; về quản lý chất lượng; vi phạm về thiết kế, khảo sát thiết kế; vi phạm quy định trong giai đoạn đưa công trình vào khai thác sử dụng. Công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng vẫn còn nhiều tồn tại, việc kiểm tra thanh tra xây dựng theo giấy phép và quản lý trật tự xây dựng còn bị buông lỏng xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm minh, nên tình trạng xây dựng sai phép, không phép vẫn diễn ra. Đến khi phát hiện thì xử lý rất khó khăn, đặc biệt là trong công tác tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm và gây ra nhiều lãng phí của cải, vật chất cho xã hội.
Để khắc phục tình trạng trên nên việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng là một yêu cầu rất cấp thiết.
Vì vậy, Thanh tra xây dựng là một trong những cơ chế hữu hiệu trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân, bảo đảm sự tuân thủ trật tự pháp luật xây dựng trên thực tiễn, là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước, là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách, theo một trình tự, thủ tục, do pháp luật quy định nhằm: Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện
những s ơ hở trong cơ chế quản lý, chính s ác h, pháp luật để kiến nghị với N hà nước
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 3
các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Như vậy, hoạt động thanh tra giữ vai trò rất quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động quản lý Nhà nước.
Xuất phát từ những thực tiễn trên đề tài “Pháp luật về hoạt động Thanh tra chuyên ngành của Sở Xây dựng và thực tiễn tại tỉnh Bình Dương” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các quy định về hoạt động thanh tra xây dựng tại Sở Xây dựng Bình Dương.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra xây dựng công trình tại Sở Xây dựng Bình Dương. Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra xây dựng tại Sở xây dựng Bình Dương.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động Thanh tra Xây dựng của Sở quản lý chuyên ngành xây dựng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động Thanh tra Xây dựng tại Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương từ năm
2017 đến năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời có tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số thành tựu của khoa học quản lý, khoa học chính trị, pháp luật, kinh tế …
– Phương pháp nghiên cứu cụ thể được học viên sử dụng trong luận văn là các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội cơ bản như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
– Mô tả: tác giả dựa trên các văn bản QPPL làm cơ sở cho hoạt động thanh tra xây dựng và thực tiễn hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương qua việc tổng hợp, thống kê các số liệu để phân tích làm rõ những bất cập, hạn chế, nguyên nhân; từ đó đưa ra những kiện nghị, đề xuất và các giải pháp hoàn thiện. Cụ thể sử dụng phương pháp phân tích, so sánh tại chương 1; tổng hợp, phân tích tại
chương 2.
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 4
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về Thanh tra Xây dựng.
Chương 2: Thực tiễn hoạt động Thanh tra Xây dựng tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra
xây dựng tại Sở Xây Dựng Tỉnh Bình Bương.
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THANH TRA XÂY
DỰNG
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA
1.1.1. Khái niệm thanh tra
– Thanh tra, theo Đại từ điển tiếng việt thì thanh tra là điều tra, xem xét để làm rõ sự việc. Ngoài ra, thanh tra cũng có nghĩa là chỉ người làm nhiệm vụ thanh tra, theo đó người làm nhiệm vụ Thanh tra phải điều tra, xem xét để làm rõ vụ việc.
– Thanh tra, theo từ điển Tiếng việt là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, tổ chức để phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tiêu cực trong phạm vi nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền, thuật ngữ thanh tra cũng được dùng để chỉ người làm nhiệm vụ thanh tra.
– Nói cách khác thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ được giao của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân do các cơ quan thanh tra có thẩm quyền thực hiện nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
– Hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi các cơ quan chuyên trách. Cơ quan thanh tra tiến hành xem xét, đánh giá sự việc một cách khách quan, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của Nhà nước, tổ chức cá nhân. Vì vậy, để đảm bảo sự công minh trong hoạt động thanh tra thanh tra cũng phải tuân thủ pháp luật, đúng thẩm quyền, ra quyết định và kiến nghị thanh tra phải đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình, có quyền bảo lưu và báo cáo cấp có thẩm quyền. Tính độc lập tương đối của thanh tra được thể hiện thông qua những thẩm quyền, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra.
– Thanh tra còn được hiểu là chức năng quản lý nhà nước là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm xác định tính đúng, sai của sự việc, những hành vi vi phạm từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
– Ngoài ra, thanh tra còn được hiểu là hoạt động chuyên trách do bộ máy thanh
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 6
tra đảm nhiệm nhằm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, kết luận chính thức về việc thực hiện chính sách pháp luật nhiệm vụ kế hoạch của cơ quan tổ chức cá nhân trong quản lý hành chính nhà nước với mục đích phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
– Từ các khái niệm trên cho chúng ta thấy Thanh tra là một loại hình đặc biệt của hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước, mục đích của thanh tra là nhằm phục vụ cho quản lý nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Chủ thể của thanh tra là các cơ quan quản lý nhà nước, các cuộc thanh tra được tiến hành thông qua Đoàn thanh tra và thanh tra viên. Đối tượng thanh tra là những việc làm cụ thể được tiến hành theo các quy định của pháp luật, thực hiện quyền,nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước tổ chức và cá nhân.
1.1.2. Vai trò, mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra; phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra
1.1.2.1. Vai trò của hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra Nhà nước hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kiểm tra, giám sát qua thanh tra nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Qua thanh tra, cơ quan thanh tra cũng nhận được thông tin phản hồi để đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra thường xuyên diễn ra trong quá trình tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ quản lý cũng như thực hiện đường lối chính sách, pháp luật. Xét về vị trí, vai trò, đặc điểm và nội dung của hoạt động thanh tra trong quản lý nhà nước có thể thấy thanh tra là một trong ba khâu của chu trình quản lý nhà nước; là phương thức và nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; là một trong những phương tiện phòng ngừa có hiệu quả những những vi phạm pháp luật. Hoạt động của các cơ quan thanh tra trong thực thi nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích nhà nước phát huy dân chủ bảo vệ lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cơ quan tổ chức cải cách hành chính nhà nước nâng cao phòng ngừa có hiệu quả đấu tranh chống tham
nhũng hiện nay.
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 7
1.1.2.2. Mục đích hoạt động thanh tra
Nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.2
1.1.2.3. Nguyên tắc của hoạt động thanh tra
Được quy định cụ thể tại điều 8 của Luật Thanh tra năm 2010, theo đó:
Thứ nhất, tuân thủ theo quy định của pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phải được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về Thanh tra. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra. Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, cơ quan thanh tra được quyền tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc can thiệp không có căn cứ pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều là bất hợp pháp và tùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.
Thứ hai, không trùng lập về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Theo nguyên tắc này: Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cần nghiên cứu, xem xét kỹ các căn cứ và những điều kiện khác có liên quan trước khi ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để tránh trùng lặp, cố gắng tránh hiện tượng có thể xảy ra là một năm liên tiếp có nhiều Đoàn kiểm tra, thanh tra đến một quan, đơn vị, nhất là thanh tra, kiểm tra về cùng một nội dung. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn Thanh tra cần thực hiện đúng kế hoạch thanh tra, đúng quyền hạn, trình tự thủ tục và đúng thời gian, thời hiệu thanh tra.
Thực hiện hoạt động thanh tra nhằm góp phần đảm bảo tuân thủ pháp chế và
kỷ luật nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý hành chính nhà
2 Theo Điều 2 của Luật Thanh tra năm 2010;
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A
GVHD : PGS.TS VÕ TRÍ HẢO 8
nước. Pháp luật trao cho cơ quan thanh tra những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt để tiến hành hoạt động thanh tra nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nêu trên. Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động thanh tra, trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt này, cơ quan thanh tra phải đảm bảo không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối tượng thanh tra. Có như vậy, thanh tra mới thực sự là công cụ để củng cố và tăng cường pháp chế và kỷ luật nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt khi trên thực tế xuất hiện tình trạng một bộ phận cán bộ thanh tra lợi dụng việc thanh tra để thực hiện nhưng hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đối tượng thanh tra, đặc biệt là của các đơn vị thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nguyên tắc này cũng lấy nguyên tắc tuân theo pháp luật làm cơ sở để đảm bảo thực hiện. Luật Thanh tra đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, trong đó có những hành vi bị cấm nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra. Khoản 1, Điều 13 Luật Thanh tra cấm “ lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra”.
1.1.2.4. Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra:
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Có thể nói giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi và có nhiều điểm giao thoa nhau. Bởi vì kiểm tra và thanh tra đều là những công cụ quan trọng, một chức năng chung của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính chất phản hồi của “chu trình quản lý”. Qua kiểm tra, thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước có thể phân tích đánh theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra. Đây là mối quan hệ đan chéo nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra, ngược lại nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thanh tra lại bao hàm cả kiểm tra. Các hoạt động thao tác nghiệp vụ trong một cuộc thanh tra như việc kiểm tra sổ sách, tài liệu của đối tượng thanh tra; so sánh đối chiếu, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra…đó là kiểm tra. Chính vì vậy trong thực tiễn, nhiều người trong đó có cả một số doanh nghiệp thường hay nhầm lẫn, đồng nhất kiểm tra với thanh tra. Tuy nhiên với
HVTH : Trần Bảo Ân MSHV: 7701280377A