Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai – thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Luật: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai – thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị

Mã: ThS30.026 Danh mục: , Từ khóa: , , , , , Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMChuyên Ngành: LuậtNăm: 2020Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩTên tác giả: Ngô Thị An
Số trang: 88

Download Luận văn thạc sĩ Luật: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai – thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị

Tranh chấp đất đai là một hiện tượng phổ biến hiện nay và có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng và cả mức độ phức tạp. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của những người sử dụng đất trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Việc xác định khái niệm, phạm vi tranh chấp đất đai là chìa khóa để xác định thẩm quyền cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp phù hợp.

Bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp và phân tích theo từng hình thức giải quyết tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân từ thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tác giả đã chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.

Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị, trong đó điển hình là kiến nghị bỏ quy định về thành phần bắt buộc trong Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại khu vực có đất tranh chấp; bổ sung quy định về thẩm quyền kiến nghị, căn cứ, thủ tục xem xét lại quyết định giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính khi phát hiện sai hoặc không thể thi hành được và bổ sung quy định về căn cứ để xác định số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ khi giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng.

HOT: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Uy Tín - Chuyên Nghiệp LIÊN HỆ

Ý kiến kiến nghị của tác giả hướng tới xây dựng hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai ngày càng hoàn thiện, việc giải quyết được kịp thời, triệt để.

Keywords: Pháp luật, Lĩnh vực đất đai, Law, Land sector

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………………………………………..1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI….6
1.1. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp đất đai……………………………6

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp đất đai…………………………………..6

1.1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai …………………………………………..6

1.1.1.2. Các dạng tranh chấp đất đai …………………………………………….9

1.1.1.3. Đặc điểm của tranh chấp đất đai …………………………………….10

1.1.1.4. Nguyên nhân tranh chấp đất đai……………………………………..12

1.1.2. Khái niệm, nguyên tắc GQ tranh chấp đất đai……………….15

1.1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai ………………………….15

1.1.2.2. Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp đất đai………………………..16

1.2. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ………..19

1.2.1. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai ……………………………………….19

1.2.1.1. Các bên tranh chấp tự thương lượng, hòa giải………………….19

1.2.1.2. Hòa giải ở cơ sở …………………………………………………………..20

1.2.1.3. Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã tại nơi có đất …….21

1.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ……………………………..27

1.2.2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND………..27

1.2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND………..31

1.2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai…………………………………….33

1.2.3.1. Thủ tục hành chính tại UBND ……………………………………….33

1.2.3.2. Thủ tục tố tụng tại TAND ……………………………………………..35

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
…………………………………………………………………………………………………………………..43

2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế – xã hội ở huyện Bắc Tân Uyên ……….43

2.2. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp đất đai tại huyện Bắc

Tân Uyên, tỉnh Bình Dương……………………………………………………….44

2.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên) ….46

2.3.1. Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã…………………………46

2.3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND huyện Bắc Tân

Uyên………………………………………………………………………………..48

2.3.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND huyện Bắc Tân

Uyên………………………………………………………………………………..49

2.3.4. Đánh giá chung việc giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bắc

Tân Uyên …………………………………………………………………………53

2.4. Những bất cập, hạn chế của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

……………………………………………………………………………………………….56

2.4.1. Những bất cập, hạn chế của pháp luật về hòa giải tại UBND cấp

xã ……………………………………………………………………………………56

2.4.2. Những bất cập, hạn chế của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất

đai tại UBND cấp huyện…………………………………………………….58

2.4.3. Những bất cập, hạn chế của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất

đai tại TAND cấp huyện…………………………………………………….61

2.5. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai…..64

2.5.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai …64

2.5.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ……………………………….68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

Bảng 2.1. Thống kê số liệu hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã trên địa bàn huyện

Bắc Tân Uyên………………………………………………………………………………………………46

Bảng 2.2. Thống kê số liệu hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương

…………………………………………………………………………………………………………………..47

Bảng 2.3. Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết các loại vụ việc (Từ ngày

01/10/2015 đến ngày 30/11/2019) ………………………………………………………………….50

Bảng 2.4. Thống kê số lượng án hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán tại TAND

huyện Bắc Tân Uyên (Từ 01/10/2015 đến 30/11/2019) …………………………………….51

Bảng 2.5. Thống kê hòa giải thành trong giải quyết tranh chấp đất đai ……………..54b

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

 

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TAND Tòa án nhân dân

UBND Uỷ ban nhân dân

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tranh chấp đất đai là một hiện tượng phổ biến hiện nay và có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng và cả mức độ phức tạp. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của những người sử dụng đất trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Việc xác định khái niệm, phạm vi tranh chấp đất đai là chìa khóa để xác định thẩm quyền cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp phù hợp. Bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp và phân tích theo từng hình thức giải quyết tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân từ thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tác giả đã chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị, trong đó điển hình là kiến nghị bỏ quy định về thành phần bắt buộc trong Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại khu vực có đất tranh chấp; bổ sung quy định về thẩm quyền kiến nghị, căn cứ, thủ tục xem xét lại quyết định giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính khi phát hiện sai hoặc không thể thi hành được và bổ sung quy định về căn cứ để xác định số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ khi giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng. Ý kiến kiến nghị của tác giả hướng tới xây dựng hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai ngày càng hoàn thiện, việc giải quyết được kịp thời, triệt để.

ABSTRACT

Land disputes are a common phenomenon today and tend to increase both in number and complexity. Land dispute means a dispute over rights and obligations of land users in determining who is a land user. Determining the concept and scope of land disputes is the key to determining the competence as well as the order and procedures for settling appropriate disputes. By using the methods of analyzing, comparing, comparing, summarizing and analyzing each form of dispute resolution between individuals and individuals from reality in Bac Tan Uyen district, Binh Duong province, the author has point out some inadequacies and limitations in the law on land dispute resolution. On that basis, proposed some recommendations, in particular, the proposal to remove regulations on compulsory components of the Land Dispute Reconciliation Council at the communal People’s Committee is representative of some households who have lived for a long time in disputed areas; supplementing provisions on the competence to propose, grounds and procedures for reviewing dispute settlement decisions according to administrative procedures when detecting wrong or impossible to implement and supplementing regulations on grounds for determination. amount of money advanced for property valuation, on-spot examination and evaluation expense when settling disputes according to procedural procedures. The author’s recommendations towards building a legal system for resolving land disputes are increasingly completed, the settlement is timely, thorough.
Key words: Land disputes; land dispute resolution; People’s Court of Bac
Tan Uyen district; Binh Duong Province.
1

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong bất kỳ xã hội nào thì đất đai luôn có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng đối với con người, góp phần quyết định sự phát triển phồn thịnh của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng đất của con người cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Trong quá trình sử dụng thì việc phát sinh tranh chấp là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay và ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp.

Tình trạng tranh chấp đất đai phát sinh gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội như ảnh hưởng đến mối quan hệ trong cộng đồng dân cư, đến phong tục, tập quán tốt đẹp của người Việt Nam, … “Thực tiễn cho thấy không ít những vụ việc tranh chấp đất đai, dân sự không được thụ lý, giải quyết đúng đắn, triệt để dẫn đến những vụ án đau lòng”1 như một số vụ án “thảm sát” trong thời gian gần đây giữa những người hàng xóm như vụ án xảy ra tại huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ, …. hay cả giữa những người thân trong gia đình như vụ án xảy ra tại Đan Phượng, Hà Nội làm 04 người tử vong có nguyên nhân xuất phát từ các tranh chấp đất đai. Vì vậy, việc GQ tranh chấp đất đai và pháp luật GQ tranh chấp đất đai là rất cần thiết và luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Hệ thống văn bản pháp luật đất đai ngày càng được sửa đổi, bổ sung và đi đến hoàn thiện nhằm mục đích hạn chế và giải quyết các tranh chấp đất đai phát

 

1 Đình Việt, 2019. Từ vụ thảm sát ở Đan Phượng, nghĩ đến nguồn cơn của mâu thuẫn.
<https://danviet.vn/tu-vu-tham-an-o-dan-phuong-nghi-ve-nguon-con-cua-mau-thuan-77771010768.htm>,
đăng ngày 02/9/2019 [truy cập ngày 01/3/2020].
2

 

 

sinh trên thực tế. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại sự chồng chéo và thiếu sót trong các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai dẫn đến việc giải quyết gặp nhiều khó khăn. Với số lượng văn bản pháp luật được xem là “đồ sộ” nhất trong các lĩnh vực thì việc khắc phục thiếu sót vẫn còn là quá trình khó khăn nhất và tiêu tốn nhiều giấy mực của cả các nhà lập pháp và các nhà nghiên cứu.

Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về GQ tranh chấp đất đai, thẩm quyền giải quyết cũng như thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai là việc làm cần thiết, từ đó có những kiến nghị góp phần sửa đổi, bổ sung pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp đất đai. Từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai – thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam về GQ tranh chấp đất đai. Việc giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay, tùy theo vụ việc cụ thể, thuộc thẩm quyền giải quyết tại cơ quan hành chính Nhà nước và tại cơ quan tư pháp giải quyết.

Tuy nhiên, đề tài xác định phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc GQ tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân, mang tính chất dân sự. Tuy vậy, ở phần lý luận chung luận văn vẫn phân tích, làm rõ về mặt chủ thể phát sinh tranh chấp đất đai bao gồm các chủ thể quản lý, sử dụng đất nói chung, nhưng đây không là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Tại phần phân tích số liệu thực tiễn tranh chấp, luận văn chỉ phân tích thực tiễn các vụ việc tranh chấp đất giữa các chủ thể là
cá nhân với cá nhân trong quá trình sử dụng đất, qua các hình thức giải quyết tranh chấp tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, phương pháp phân tích nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về khái niệm, đặc điểm tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính Nhà nước và tại cơ quan tư pháp.

Thứ hai, phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam theo thời gian để làm rõ những thay đổi, điểm mới của luật qua thời gian. Đồng thời, phương pháp này được sử dụng để phân tích, phản ánh thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Thứ ba, phương pháp tổng hợp, thống kê các nguồn tài liệu là các báo cáo, sổ thụ lý, giải quyết tại TAND huyện Bắc Tân Uyên và UBND huyện Bắc Tân Uyên qua các năm, các tạp chí chuyên ngành về vấn đề nghiên cứu về giải quyết tranh chấp đất đai và những vấn đề có liên quan nhằm bổ sung kiến thức về lý luận cũng như tìm hiểu pháp luật về GQ tranh chấp đất đai.

5. Câu hỏi nghiên cứu:

Việc nghiên cứu đề tài sẽ trả lời cho các câu hỏi sau:

Thứ nhất, tranh chấp đất đai là gì? Giải quyết tranh chấp đất đai là gì? Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam có những đặc điểm gì? Phải tuân thủ những nguyên tắc gì?

Thứ hai, có các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai nào, được tiến hành

theo những trình tự thủ tục ra sao?

Thứ ba, thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh

Bình Dương như thế nào? Có bộc lộ những hạn chế, bất cập gì? Từ đó, có những
5

 

 

kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả GQ tranh chấp đất đai?

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá qua thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai giữa chủ thể là cá nhân với cá nhân tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương qua các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai. Trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập, tồn tại của pháp luật đất đai về giải quyết tranh chấp đất đai, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật đất đai.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo cũng như sử dụng cho việc nghiên cứu. Một số kiến nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với cơ quan xây dựng và áp dụng pháp luật trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật đất đai nói chung và trong việc giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng.

7. Kết cấu của Luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục những từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn có kết cấu gồm 02 chương:

 

đai.
Chương 1. Lý luận chung về tranh chấp đất đai và GQ tranh chấp đất

Chương 2. Thực tiễn GQ tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị.
6

 

 

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

1.1. Khái quát chung về GQ tranh chấp đất đai

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp đất đai

1.1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với những chính sách pháp luật đất đai khác nhau, dù pháp luật có công nhận đất đai là tài sản thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu chung toàn dân mà Nhà nước là đại diện và giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình,… thì ở nước ta, hiện tượng tranh chấp đất đai trở thành một trong những vấn đề phức tạp nhất trong tất cả các loại tranh chấp. Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề nóng xảy ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và việc sử dụng đất nói riêng. “Sự kiện Bộ Tài nguyên – Môi trường từng đề xuất thành lập một cơ quan tài phán chuyên trách để giải quyết các tranh chấp đất đai đã phần nào cho thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề”2. Vậy những loại tranh chấp nào là tranh chấp đất đai, tại sao nó lại trở thành vấn đề thời sự như vậy, để trả lời những câu hỏi này thì trước hết phải hiểu khái niệm tranh chấp đất đai là gì. Việc làm rõ nội hàm của khái niệm tranh chấp đất đai là cần thiết và có ý nghĩa thực tế sâu sắc trong việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn vì không có định nghĩa chính xác về khái niệm tranh chấp đất đai thì không thể xác định được đối tượng tranh chấp trong tranh chấp đất đai, không xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như áp dụng trình tự, thủ tục giải quyết phù hợp. Tranh chấp đất đai được sử dụng trong đời sống xã hội để chỉ những bất đồng, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Còn dưới góc độ pháp lý thì khái niệm
“tranh chấp đất đai” được hiểu thế nào.

 

2 Th.s Lưu Quốc Thái, 2006. Bàn về khái niệm “Tranh chấp đất đai” trong Luật đất đai năm 2003.
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2006.
7

 

 

Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông: “Tranh chấp là đấu tranh, giằng co khi có ý kiến bất đồng thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên”3. Những bất đồng xảy ra giữa hai hoặc nhiều người trong quan hệ xã hội. Trong thực tiễn cuộc sống tồn tại nhiều loại tranh chấp khác nhau, tùy theo lĩnh vực và nội dung phát sinh mà nó được gọi là tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động, tranh chấp về thừa kế tài sản, …

Theo Từ điển Giải thích Thuật ngữ Luật học: “Tranh chấp đất đai là Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai”4.

Còn trong các văn bản pháp luật đất đai, cho đến trước khi Luật Đất đai năm

2003 ra đời, thuật ngữ “Tranh chấp đất đai” chưa một lần được giải thích chính thức mà chỉ được “hiểu ngầm” thông qua các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và các tranh chấp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất.

Đến Luật đất đai năm 2003, lần đầu tiên khái niệm tranh chấp đất đai được quy định “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”5. Theo đó, tranh chấp đất đai có nội hàm tương đối rộng và được định nghĩa một cách chung chung, không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về tranh chấp đất đai. Theo khái niệm này, đối tượng trong tranh chấp đất đai là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nhưng đây là tranh chấp tổng thể tất cả các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất hay chỉ là tranh chấp từng quyền và nghĩa vụ do pháp luật đất đai quy định, hay bao gồm cả tranh chấp những quyền và nghĩa vụ mà người sử dụng đất có được khi tham gia vào các quan hệ giao dịch dân sự khác như tặng cho, chuyển nhượng,…
Ngoài ra, chủ thể tranh chấp đất đai là hai hay nhiều bên cũng không được xác định

 

 

 

tr.74.
3 Viện Ngôn ngữ học, 2002. Từ điển tiếng Việt phổ thông.

4 Trường Đại học Luật Hà Nội, 1999. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học. Nxb. Công an nhân dân,

5 Khoản 26 Điều 4 Luật đất đai năm 2003.
8

 

 

cụ thể, đây chỉ là người sử dụng đất hay là còn tất cả các chủ thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ tranh chấp đất đai.

Tuy định nghĩa tranh chấp đất đai theo Luật đất đai năm 2003 còn gây ra nhiều ý kiến, quan điểm trong cách hiểu và áp dụng pháp luật nhưng đến Luật đất đai năm 2013 tại khoản 24 Điều 3 lại tiếp tục giữ nguyên khái niệm về tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, có sự thay đổi về cách sử dụng thuật ngữ tranh chấp đất đai. Bởi lẽ, nếu như Luật đất đai năm 2003 sử dụng cả hai khái niệm “Tranh chấp đất đai” và “Tranh chấp về quyền sử dụng đất” (Điều 135 và Điều 136) thì Luật đất đai năm
2013 lại sử dụng khái niệm “Tranh chấp đất đai” và “Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất” (Điều 203). Hay nói cách khác, tuy sử dụng cùng một khái niệm nhưng với việc sử dụng thuật ngữ tranh chấp đất đai đã xác định được đối tượng của tranh chấp đất đai là tranh chấp quyền sử dụng đất, phân biệt với tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Điều này là phù hợp với chính sách pháp luật về đất đai của nước ta, bởi lẽ:

Thứ nhất, chế độ sở hữu đất đai của Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013 là “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” và “Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất” (Điều 4 Luật đất đai năm 2013). Do đó, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai nên cái mà họ tranh chấp khi xảy ra tranh chấp đất đai chỉ có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Thứ hai, nhìn lại tổng thể các quy định của pháp luật đất đai từ khi ban hành Luật đất đai năm 1987 đến nay thì các thuật ngữ tranh chấp đất đai và tranh chấp quyền sử dụng đất đã được sử dụng như những thuật ngữ thay thế, cụ thể như sau6:
Tại Điều 21 Luật Đất đai năm 1987 quy định: “Các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai do UBND nơi có đất đai bị tranh chấp giải quyết theo quy định dưới đây:

 

6 Lê Thị Bích Chi, 2017. Khái niệm tranh chấp đất đai trong Luật đất đai năm 2013. Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt, tập 7, số 4.
9

 

 

1. UBND xã, thị trấn giải quyết các tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá

nhân…”.

Điều 38 Luật đất đai năm 1993 quy định: “1. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân… 2. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…”.

Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không thống nhất thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các đương sự có GCNQSDĐ…”.

Tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp đất đai mà các đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết…”.

Từ những phân tích trên đây đã cho thấy sự tương đồng trong khái niệm tranh chấp đất đai chỉ có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bao gồm tranh chấp tài sản gắn liền với đất và có thể định nghĩa về tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của những người sử dụng đất trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất”.

1.1.1.2. Các dạng tranh chấp đất đai

Trong điều kiện kinh tế hàng hóa, quyền sử dụng đất được coi là một loại tài sản, một loại hàng hóa đặc biệt được giao dịch phổ biến trên thị trường thì việc xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất là điều hiển nhiên. Ngoài tranh chấp “trực tiếp” quyền sử dụng đất, các chủ thể có thể tranh chấp tài sản gắn liền với đất đai mà con người đã đầu tư, tạo lập trên đất; tranh chấp khi thực hiện các giao dịch quyền sử
10

 

 

dụng đất7. Đây là các tranh chấp liên quan đến đất đai nên việc giải quyết ít nhiều cũng liên quan đến pháp luật đất đai, dù đối tượng tranh chấp không phải là đất đai. Việc phân định này có ý nghĩa quyết định trong việc phân định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.

Như vậy, có thể phân loại tranh chấp về đất đai gồm các dạng sau:

– Tranh chấp quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp đất đai trực tiếp nhất. Trong dạng tranh chấp này, chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh đất, tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn, tranh chấp thừa kế đất đai, tranh chấp đòi đất.

– Tranh chấp tài sản gắn liền với đất bao gồm công trình xây dựng, cây lâu

năm, cây rừng trên đất.

1.1.1.3. Đặc điểm của tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là hiện tượng phổ biến, xảy ra hàng ngày trong cuộc sống và là một lĩnh vực đặc biệt trong tranh chấp dân sự nói chung. Để phân biệt tranh chấp đất đai với các loại tranh chấp thông thường khác cần phân tích những đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý, sử dụng đất chứ không phải là chủ sở hữu đối với đất đai

Pháp luật về đất đai ở mỗi giai đoạn lịch sử lại có những đặc điểm khác nhau. Trước khi Hiến pháp năm 1980 ra đời thì ở Việt Nam công nhận 02 hình thức sở hữu về đất gồm: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Do vậy, chủ thể tham gia vào quan hệ tranh chấp đất đai chính là chủ sở hữu đối với đất. Tuy nhiên, sau Hiến pháp năm 1980 chỉ công nhận một hình thức sở hữu duy nhất
là sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Đến Luật đất đai năm 2013

 

 

7 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2016. Giáo trình Luật đất đai. Nhà xuất bản Hồng
Đức, tr.376.
11

 

 

điều này được tiếp tục khẳng định ngay tại Điều 4 về chế độ sở hữu đất đai là sở

hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện và thống nhất quản lý.

Trong các loại tài sản thì đất đai là loại tài sản đặc biệt, điều đặc biệt này còn được thể hiện ở việc tuy không phải là chủ sở hữu nhưng chủ thể quản lý, sử dụng cũng có những quyền định đoạt như việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn,… quyền sử dụng đất. Như vậy, thực chất người sử dụng đất cũng là chủ sở hữu nhưng bị hạn chế còn Nhà nước tuy là
đại diện chủ sở hữu nhưng lại không trực tiếp sử dụng đất.

 

sản
Thứ hai, đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu tài

Chủ thể phát sinh tranh chấp không phải là chủ sở hữu tài sản, chính vì vậy đối tượng trong quan hệ tranh chấp cũng không là tài sản mà chỉ là quyền quản lý, sử dụng tài sản. Đất đai là loại tài sản đặc biệt không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc quyền sở hữu toàn dân, không thuộc sở hữu riêng của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.

Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai của nước ta mang tính đặc thù, phù hợp với chế độ chính trị của nước ta bởi lẽ việc sở hữu tư nhân đối với đất đai trong điều kiện nước ta hiện nay có nguy cơ dẫn đến những hệ lụy tất yếu. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu sử dụng đất với diện tích lớn để làm công trình lớn, các dự án lớn trong khi trường hợp sở hữu tư nhân sẽ gây khó khăn cho công tác quy hoạch. Ngoài ra, có thể tạo điều kiện để phát sinh tầng lớp địa chủ có nhiều tiền thì gom đất còn người nghèo thì không có đất để canh tác, kéo theo sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng giai cấp.

Thứ ba, nội dung tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp

Hoạt động quản lý, sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường hiện nay diễn rất đa dạng, phong phú với việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, nhu cầu sử dụng khác nhau. Trong nền kinh tế hiện nay thì đất đai không còn chỉ đơn thuần là tư liệu sản xuất mà còn là một loại hàng hóa đặc biệt, quyền sử dụng đất đai là đối

ThS30.026_Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai – thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Năm

Loại tài liệu

ThS30.026_Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai - thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị
Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai – thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị